KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang3/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50

Thời gian tới cần điều hành giá xăng dầu sát với diễn biến giá xăng, dầu thế giới và các nước trong khu vực (Lào, Campuchia, Trung Quốc) để góp phần chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

3. Đối với các hàng hoá, dịch vụ khác:

Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành như Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương…có các biện pháp quản lý giá cả phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đối với những hàng hoá thiết yếu thuộc danh mục bình ổn giá, các doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký, kê khai giá; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch hàng hoá, cung ứng dịch vụ, Nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật như: Điều hoà cung - cầu hàng hoá, dịch vụ; mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia; kiểm soát hàng hoá tồn kho của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; các giải pháp tài chính, tiền tệ, các biện pháp kinh tế, hành chính khác (tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá; quyết định đình chỉ thực hiện mức giá hàng hoá, dịch vụ không hợp lý…

Ngoài ra, đối với việc quản lý giá trên địa bàn địa phương, theo quy định của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thì Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá tại địa phương; xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền…;

- Công bố các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền ở địa phương.

20. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị:Đề nghị Nhà nước có chính sách quản lý giá xăng dầu hợp lý, nhằm khắc phục tình trạng độc quyền của các công ty kinh doanh xăng dầu, gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Việc tăng giá xăng dầu cần được quản lý chặt chẽ, có lộ trình hợp lý.

Trả lời: (Tại Công văn số 11660/BTC-QLG ngày 31/8/2010)

Theo quy định của Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu thì kinh doanh xăng dầu là ngành kinh doanh có điều kiện. Ở nước ta, hiện nay đang có 11 Thương nhân đầu mối (Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và Thương nhân sản xuất xăng dầu) đủ điều kiện để nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh xăng dầu. Nhà nước không cấm hoặc hạn chế mà chủ trương khuyến khích các thương nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu tham gia xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và sản xuất xăng dầu.

Hiện nay giá xăng dầu và nhiều giá cả hàng hoá, dịch vụ khác đã được thực hiện theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới.

Do giá xăng dầu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội; mặt khác để hạn chế tính tự phát trong việc quy định giá bán xăng dầu của các Thương nhân đầu mối, Chính phủ đã ban hành riêng một Nghị định đối với kinh doanh xăng dầu (Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu), trong đó, quy định rõ các khoản chi phí được tính để hình thành giá bán xăng, dầu; các thương nhân đầu mối được quyền quy định giá theo nguyên tắc, trình tự nhất định; thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 10 ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá, tối đa là 10 ngày dương lịch đối với trường hợp giảm giá. Đồng thời, Chính phủ còn quy định khi thương nhân đầu mối điều chỉnh giá bán xăng, dầu đồng thời phải gửi quyết định giá và phương án giá của mình đến cơ quan có thẩm quyền được giao giám sát Thương nhân đầu mối thực hiện việc quy định giá bán xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật.

Để triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 3130/QĐ-BTC ngày 11/12/2009 thành lập Tổ Giám sát Liên Ngành về giá xăng dầu; theo quy định tại Điều 3 của Quyết định 3130/QĐ-BTC thì:

"Tổ giám sát Liên Ngành có nhiệm vụ giúp Lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương:

- Tiếp nhận Hồ sơ về giá xăng dầu của các Thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối...

- Theo dõi việc điều chỉnh giá xăng, dầu của các Thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối...

- Trường hợp các yếu tố cấu thành giá biến động làm cho giá cơ sở tăng (hoặc giảm) trên mười hai phần trăm (> 12%) so với giá bán lẻ hiện hành, hoặc điều chỉnh giá xăng, dầu có tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân, Tổ Giám sát phải kịp thời đề xuất các giải pháp bình ổn giá để lãnh đạo Liên Bộ (Tài chính, Công Thương) xử lý theo quy định của pháp luật".

Tổ giám sát Liên Ngành về giá xăng dầu có đại diện của một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnh tranh và Vụ Thị trường trong nước) đã thực hiện giám sát các lần tăng, giảm giá xăng dầu của Doanh nghiệp đầu mối theo nguyên tắc đã được Chính phủ quy định tại Điều 27 Nghị định số 84/2009/NĐ- CP; kịp thời đề xuất các biện pháp Bình ổn giá xăng dầu như: dãn thời gian điều chỉnh tăng giá xăng dầu, cho phép sử dụng Quỹ Bình ổn giá Xăng dầu, giảm thuế nhập khẩu xăng dầu để giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước khi giá thế giới tăng cao; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh giảm giá xăng dầu khi giá thế giới giảm. Các biện pháp điều hành giá xăng dầu nêu trên đã có tác dụng giữ chỉ số giá nhóm giao thông tăng thấp thậm chí giảm trong những tháng gần đây (mức tăng/giảm chỉ số giá nhóm giao thông các tháng từ tháng 1 đến tháng 7/2010 lần lượt là: 0,53%, 1,45%, 0,92%, 0,12%, 0,12%, - 0,71% và - 0,94%), góp phần bình ổn giá thị trường, kiềm chế lạm phát nói chung.

Hiện nay, giá xăng, dầu của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực từ 678 – 8.180 đồng/lít, cụ thể (đơn vị: đồng/lít,kg):

Sản phẩm

Việt Nam

Singapore

Lào

Cambodia

Thái Lan

Đài Loan

Trung Quốc

Xăng 92R

16.400

24.580

19.414

20.055

17.899

17.078

19.143

Diesel (0,05S%)

14.750

18.439

-

-

16.866

15.665

-

Diesel (0,25S%)

14.700




16.342

17.954







19.862

Thời gian tới cần điều hành giá xăng dầu sát với giá các nước trong khu vực (Lào, Campuchia, Trung Quốc) để góp phần chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

21. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Chính phủ qui định giá thu mua lúa 4.000đ/kg để nông dân có lãi trên 30%, cử tri cho rằng tính giá thành sản xuất lúa chưa đúng và chưa đủ, nhất là giá đất và công lao động. Đề nghị Chính phủ tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm lúa, qua đó nâng giá thu mua lúa từ 5.000đ/kg mới đảm bảo có lãi.

Trả lời: (Tại Công văn số 11657/BTC-QLG ngày 31/8/2010)

Theo quy định của Pháp lệnh Giá, sản phẩm của lúa (thóc) do nông dân sản xuất Chính phủ không quy định mức giá cụ thể để buộc người bán, người mua thực hiện; nhưng Nhà nước áp dụng các biện pháp bình ổn giá khi cần thiết để bình ổn giá và có những biện pháp hỗ trợ về điều hoà cung cầu, bình ổn giá đầu vào, khuyến nông, thuế, phí… góp phần giúp người sản xuất lúa giảm giá thành sản xuất. Để tính toán được giá thành lúa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, ngày 12/3/2010, tại Công văn 430/TTg-KTN, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm căn cứ phương pháp xác định chi phí sản xuất, giá thành lúa do các Bộ, Ngành hướng dẫn để điều tra, xác định chi phí, tính giá thành sản xuất lúa và công bố giá mua lúa hàng hoá trên địa bàn đảm bảo có lãi ít nhất 30% so với giá thành sản xuất.

Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phương pháp xác định giá thành lúa trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất của người dân, làm cơ sở công bố giá mua lúa trên địa bàn.

22. Cử tri tp Cần Thơ kiến nghị: Chính phủ, các bộ ngành cần tính toán kỹ lưỡng giá thành sản xuất lúa để ban hành giá sàn thích hợp. Bởi vì mỗi tỉnh, mỗi huyện ở vùng ĐBSCL có điều kiện địa lý, thổ nhưỡng khác nhau, nên mức đầu tư đầu vào khác nhau. Điều kiện sản xuất càng khó khăn thì mức đầu tư cao, nhưng năng suất thấp, do vậy cần đánh giá cụ thể từng vùng để đưa ra mức giá sàn phù hợp, đảm bảo người trồng lúa có lãi và ổn định cuộc sống,...

Trả lời: (Tại Công văn số 11659/BTC-QLG ngày 31/8/2010)

Sản xuất lúa nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung ở mỗi vùng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên (đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu...) và điều kiện kinh tế xã hội (tập quán sản xuất, thu nhập, chỉ tiêu và đầu tư...); Vì vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở mỗi vùng sẽ hình thành khác nhau. Để đảm bảo có mức giá thành sản xuất lúa và giá mua lúa sát với thực tế, phù hợp với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng của từng địa phương làm cơ sở để xách định giá định hướng mua lúa, đảm bảo người trồng lúa có lãi và ổn định cuộc sống, tại Công văn số 430/TTg-KTN ngày 12/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêu thụ lúa hàng hoá cho nông dân, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các Bộ, Ngành xây dựng, hướng dẫn phương pháp xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa, đồng thời giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm điều tra, xác định chi phí, tính giá thành sản xuất lúa và công bố giá mua lúa hàng hoá trên địa bàn đảm bảo có lãi ít nhất là 30% so với giá thành sản xuất.

Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phương pháp xác định giá thành lúa trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất của người dân, làm cơ sở công bố giá mua lúa trên địa bàn đảm bảo người nông dân có lãi ít nhất 30% như chủ trương của Đảng và Chính phủ.

23. Cử tri tp Cần Thơ kiến nghị: Hiện nay, giá nhiên liệu trong nước tăng cao so với giá thế giới, qua 3 kỳ họp Quốc hội gần đây, giá xăng dầu đều tăng dù các Bộ trưởng có hứa sẽ cố gắng bình ổn. Việc thu phí qua xăng dầu (300 đ/lít) là quá vô lý. Đề nghị Chính phủ xem xét lại quy định này.

Trả lời: (Tại Công văn số 11659/BTC-QLG ngày 31/8/2010)

Cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay:

Xăng dầu tiêu thụ trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu nên giá trong nước phụ thuộc và chịu sự tác động trực tiếp của giá thị trường thế giới mà giá thế giới thì luôn biến động. Việc điều hành kinh doanh xăng dầu nói chung trong đó có việc quản lý, điều hành giá xăng, dầu nói riêng được thực hiện theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Thực hiện cơ chế đó, giá xăng, dầu được điều hành bám theo tín hiệu của thị trường thế giới: có tăng, có giảm. Tuy nhiên, khi giá thế giới tăng cao làm cho giá vốn nhập khẩu tăng cao, để giảm thiểu những tác động bất lợi đến sản xuất, tiêu dùng, Nhà nước đều có những giải pháp cụ thể để bình ổn giá, không để giá tự phát tăng theo giá thế giới như: điều chỉnh linh hoạt (giảm) thuế, dãn thời gian điều chỉnh giá, sử dụng quỹ bình ổn giá…Khi giá thế giới giảm tạo cơ hội để giảm giá thì tiến hành giảm giá trong nước. Chỉ tính những tháng đầu năm 2010:

Giá xăng dầu thế giới trong bốn tháng đầu năm 2010 luôn giao động ở mức cao, đến cuối tuần đầu tháng 5/2010 giá xăng dầu thế giới đã bắt đầu giảm nhưng từ đầu tháng 6/2010 cho đến cuối tháng 7/2010, giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại. Phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới và đáp ứng mục tiêu kiềm chế lạm phát, kể từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 7/2010, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đã điều chỉnh tăng/giảm giá xăng dầu, cụ thể: xăng: 2 lần tăng giá (ngày 14/01/2010 tăng 450 đồng/lít và ngày 21/2/2010 tăng 590 đồng/lít), 2 lần giảm giá (giảm 500 đồng/lít vào ngày 27/5/2010 và ngày 08/6/2010); điêzen, dầu hoả: 1 lần tăng giá (ngày 14/01/2010 tăng 300 đồng/lít) và 2 lần giảm giá (ngày 03/3/2010 giảm 300 đồng/lít đến 500 đồng/lít và ngày 08/6/2010 giảm 200 đồng/lít đến 300 đồng/lít tuỳ theo từng chủng loại); dầu ma dút: 2 lần tăng giá (ngày 04/01/2010 tăng 400 đồng/kg và ngày 14/01/2010 tăng 300 đồng/kg) và 2 lần giảm giá (ngày 03/3/2010 giảm 300 đồng/kg và ngày 08/6/2010 giảm 500 đồng/kg).

Cũng trong thời gian này, các biện pháp bình ổn giá xăng dầu đã thực hiện như sau:

- Thực hiện dãn thời gian điều chỉnh tăng giá xăng dầu; sử dụng Quỹ BOG xăng dầu từ 400 - 500 đồng/lít, kg và giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ 3 - 5% tùy theo từng chủng loại xăng dầu nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trước biến động tăng của giá xăng dầu thế giới, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp kịp thời giảm giá dầu theo diễn biến của giá thế giới (ngày 3/3/2010).

- Từ tuần thứ 2 tháng 5/2010, giá xăng dầu thị trường thế giới giảm, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã có Thông báo yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện: giảm giá xăng (2 lần mỗi lần 500 đồng/lít) và giảm mức sử dụng Quỹ bình ổn giá từ 500 đồng/lít xuống còn 200 đồng/lít, giảm giá dầu từ 200 - 500 đồng/lít, kg tuỳ theo từng chủng loại; đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối ngừng sử dụng Quỹ BOG từ 0 giờ ngày 9/6/2010.

- Từ giữa tháng 6/2010 đến cuối tháng 7/2010, giá xăng dầu thị trường thế giới đã tăng trở lại, để bình ổn giá xăng dầu trong nước, Bộ Tài chính tiếp tục duy trì thuế nhập khẩu ở mức thấp hơn so với khung thuế suất từ 3% đến 5% tuỳ theo từng chủng loại xăng dầu.

Với chủ trương và thực tiễn điều hành như trên, giá xăng, dầu trong nước cơ bản vận động theo xu thế bình ổn (chứ không phải giữ ổn định giá bất chấp sự biến động tăng của giá thị trường thế giới và quay lại cơ chế bù giá, bù lỗ như trước đây), trong các lần điều chỉnh giá thì giá xăng, dầu trong nước luôn ở mức thấp hơn các nước trong khu vực từ 678 – 8.180 đồng/lít, cụ thể (đơn vị: đồng/lít,kg):



Sản phẩm

Việt Nam

Singapore

Lào

Cambodia

Thái Lan

Đài Loan

Trung Quốc

Xăng 92R

16.400

24.580

19.414

20.055

17.899

17.078

19.143

Diesel (0,05S%)

14.750

18.439

-

-

16.866

15.665

-

Diesel (0,25S%)

14.700




16.342

17.954







19.862

Về đề nghị xem xét lại việc thu phí qua xăng dầu 300 đồng/lít:

Khoản tiền quy định trong giá xăng dầu 300 đồng/lít hiện nay là khoản tiền trích lập Quỹ bình ổn giá (Quỹ BOG) để thực hiện bình ổn giá chứ không phải Nhà nước thu phí xăng dầu 300 đồng/lít. Sở dĩ Nhà nước quy định có khoản tiền trích, lập Quỹ bình ổn giá để thực hiện bình ổn giá là vì: giá xăng dầu luôn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, khó lường do nhiều nguyên nhân. Sự biến động của nó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế; xăng dầu tiêu dùng trong nước chủ yếu phải nhập khẩu từ thị trường thế giới nên giá phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới hiện đang biến động; Để bình ổn giá xăng dầu trong nước, hạn chế việc điều chỉnh giá thường xuyên khi giá thế giới thay đổi tác động bất lợi do giá xăng dầu tăng cao gây ra đối với nền kinh tế, các nước trên thế giới đều có các biện pháp (kinh tế, hành chính) can thiệp vào hoạt động kinh doanh xăng dầu tuỳ theo tiềm lực và cơ chế quản lý kinh tế của mỗi nước.

Ở nước ta, nền kinh tế đã và đang thực hiện cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cũng rất cần thiết phải có cơ chế can thiệp vào thị trường khi cần thiết để bình ổn giá (trong đó có giải pháp Quỹ BOG), việc sử dụng Qũy Bình ổn giá là để giãn cách các lần điều chỉnh giá.

Tại Điều 2 của Pháp lệnh Giá đã quy định: “Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết để bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước”.

Căn cứ vào Pháp lệnh Giá và xuất phát từ tình hình thực tiễn, để thực hiện điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, ngay từ giữa năm 2008 (ngày 23/6/2008) Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 147/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kinh doanh xăng dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác, trong đó có giao “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan cụ thể hoá điều kiện thực hiện, cơ chế quản lý, sử dụng, hạch toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp để áp dụng khi có điều kiện thuận lợi”.

Tiếp đến ngày 9/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 04/2009/QĐ-TTg về việc trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, trong đó Điều 2 quy định: "Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương:



1. Căn cứ vào diễn biến giá cả thế giới và trong nước, quy định mức trích cụ thể trong từng thời điểm cho phù hợp.

2.Hướng dẫn cơ chế hoạt động, quản lý, sử dụng Quỹ".

Để tạo được sự đồng thuận trong việc trích lập và sử dụng Quỹ BOG xăng dầu, ngày 15/10/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, trong đó quy định việc trích lập và sử dụng Quỹ BOG (Điều 26) như sau:



- Thương nhân đầu mối có nghĩa vụ trích lập Quỹ BOG để tham gia bình ổn giá (Khoản 1).

- Quỹ BOG được lập để tại doanh nghiệp, được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá (Khoản 2).

- Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ BOG (Khoản 3).

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành: Thông tư số 56/2009/TT-BTC ngày 23/3/2009 và Thông tư số 159/2009/TT-BTC ngày 6/8/2009 về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 56/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ BOG xăng dầu; Thông tư số 234/TT-BTC ngày 9/12/2009 hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ BOG xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; trong đó, quy định:

Quỹ BOG được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở theo quy định tại khoản 9, Điều 3, Chương I Nghị định số 84/2009/NĐ-CP là 300 đồng/lít (kg) của lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ và được xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá cơ sở của thương nhân đầu mối (Khoản 2 Điều 4).

Việc trích quỹ bình ổn giá như trên là nhằm tạo ra một nguồn lực tài chính để bình ổn giá và chỉ phục vụ mục tiêu bình ổn giá thị trường trong nước khi giá thế giới tăng cao, không sử dụng vào mục đích nào khác. Nhà nước quy định trích, lập quỹ bình ổn giá trong giá để góp phần vào việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát chung của nền kinh tế, doanh nghiệp không được sử dụng vào mục đích khác, không thu vào Ngân sách Nhà nước.

Thực tế những tháng đầu năm, khi giá thị trường thế giới tăng cao, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, các doanh nghiệp đã không tăng giá, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã thực hiện dãn thời gian điều chỉnh giá, giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ 3-5% tuỳ chủng loại xăng dầu, cho phép các doanh nghiệp sử dụng Quỹ BOG từ ngày 01/4/2010 đến ngày 09/6/2010 để bù đắp chênh lệch giữa giá cơ sở với giá bán hiện hành đối với xăng: 500 đồng/lít (từ ngày 28/5/2010 mức sử dụng từ Quỹ bình ổn giá giảm xuống còn 200 đồng/lít), diedel: 400 đồng/lít, dầu hoả: 400 đồng/lít.

Như vậy, việc hình thành và sử dụng Quỹ BOG là một biện pháp cần thiết, cùng với các giải pháp tài chính khác (thuế nhập khẩu) để điều hành giá xăng dầu trong thời gian qua nhằm bình ổn giá xăng dầu. Nếu không áp dụng các giải pháp nêu trên thì giá xăng, dầu trong nước không thể giữ bình ổn từ tháng 3/2010 đến ngày 9/8/2010 mà sẽ phải điều chỉnh tăng thêm từ 1.000 đồng/lít - 1.500 đồng/lít tuỳ theo chủng loại xăng, dầu (trừ madút, giá tăng thấp hơn).



24. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Cử tri phản ánh giá sữa trong những tháng đầu năm tiếp tục tăng cao từ 3 – 6% trong khi giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất sữa vẫn ở ngưỡng có thể chấp nhận được, do vậy việc các đơn vị sản xuất sữa nhanh chân tăng giá bán là không hợp lý. Đề nghị Chính phủ có biện pháp hữu hiệu, đồng thời kiểm tra và áp dụng các biện pháp yêu cầu giảm giá đối với các đơn vị tăng giá bán một cách vô lý.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương