KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang11/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với kiến nghị của cử tri. Thực tế cho thấy tỷ lệ giường bệnh viện trên 10.000 dân của nước ta hiện còn thấp, mới đạt 20,5 giường/10.000 dân, trong đó giường công lập là 19,7/10.000 dân, thấp hơn so với một số nước trong khu vực. Vì vậy, các chính sách của Đảng, Chính phủ đều xác định cần ưu tiên tăng ngân sách đầu tư cho y tế nói chung và cho nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện, cơ sở y tế các tuyến. Vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách địa phương với tổng số vốn khoảng 17.000 tỷ đồng được đầu tư để thực hiện Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 2/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực sử dụng trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010; và khoảng 45.000 tỷ đồng được đầu tư để thực hiện Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi sử dụng vốn trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Bộ Y tế đang tiếp tục đề nghị Chính phủ tiếp tục cấp vốn trái phiếu Chính phủ cho việc thực hiện hai Quyết định trên trong thời gian tới, và chỉ đạo các địa phương đảm bảo tỷ lệ đầu tư từ ngân sách địa phương theo quy định. Đồng thời, cần đảm bảo mức đầu tư cho y tế dự phòng theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 của Quốc hội và kinh phí sự nghiệp để đào tạo cán bộ.

9. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ xem xét việc xây dựng, quy hoạch các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương không nên chỉ tập trung ở Hà Nội mà có thể phân bổ ở một số tỉnh, thành phố khác, tránh tình trạng tập trung quá đông bệnh nhân tại Hà Nội.”



Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Hiện nay ngành y tế đang thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 theo Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên quan điểm phân cấp mạnh cho các địa phương. Các bệnh viện tỉnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân địa phương. Các bệnh viện tuyến trung ương và một số bệnh viện thuộc thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là các trung tâm y tế chuyên sâu, được tập trung thành cụm để tập trung đầu tư phát triển kỹ thuật cao, có quan hệ tương hỗ để giải quyết các vấn đề chuyên sâu của mạng lưới khám, chữa bệnh.

Theo Quy hoạch này ngành y tế sẽ đầu tư 4 Trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, Huế-Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ bao gồm các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý và 10 bệnh viện vùng gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La cho vùng Tây Bắc; Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho vùng Đông Bắc; Bệnh viện đa khoa Việt-Tiệp Hải Phòng cho vùng Bắc đồng bằng Sông Hồng; Bệnh viện tỉnh Nam Định cho vùng Nam đồng bằng sông Hồng; Bệnh viện đa khoa Nghệ An cho vùng Bắc Trung bộ; Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa và bệnh viện đa khoa Qui Nhơn tỉnh Bình Định cho vùng Nam Trung Bộ; Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắc cho vùng Tây Nguyên; Bệnh viện đa khoa Tiền Giang và bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Kiên Giang cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

10. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: “Đề nghị Bộ Y tế xem xét xây dựng đề án đào tạo phát triển tin học ứng dụng cho hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là cán bộ y tế tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đây là nhu cầu thiết thực nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý số liệu, cơ sở dữ liệu y tế.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác y tế được Bộ Y tế rất coi trọng. Bộ Y tế đã dành những ưu đãi cần thiết và tích cực chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác này. Thời gian qua, Bộ Y tế đã kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về công nghệ thông tin tại tuyến trung ương, hướng dẫn, chỉ đạo hoàn thiện tổ chức công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị y tế ở địa phương. Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 02/CT-BYT ngày 25/02/2009 yêu cầu các địa phương, đơn vị dành những ưu tiên cần thiết cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong công tác y tế. Bộ Y tế cũng đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và đang triển khai thực hiện dự án thí điểm “Phát triển Internet cho cộng đồng nông thôn” tại tỉnh Hoà Bình; đang xây dựng dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống y tế dự phòng, dự án xây dựng bệnh án điện tử, dự án Telemedicine... Đồng thời tiến hành đào tạo, xây dựng và thực hiện các ứng dụng công nghệ thông tin cho hệ thống y tế cơ sở, y tế các vùng khó khăn đã được lồng nghép trong các dự án nói trên.



11. Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Quảng Nam kiến nghị: “Nhân lực đối với ngành y tế các huyện vùng sâu vùng xa đang thiếu trầm trọng do đào tạo khó và thời gian đào tạo lâu. Cử tri đề nghị Nhà nước cần có thái độ ưu đãi đặc biệt cho các bác sĩ đến công tác ở vùng sâu, vùng xa để công tác chăm sóc sức khỏe được tốt hơn và giảm thiểu áp lực đối với các bệnh viện tuyến trên”.

Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét và quan tâm cán bộ ngành y tế công tác ở vùng sâu, vùng xa được hưởng phụ cấp 70% như ngành giáo dục”.

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Để bảo đảm chế độ chính sách đối với cán bộ y tế công tác tại các vùng miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao, trong nhiều năm qua, Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng và đề nghị Chính phủ ban hành chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ngày 30/7/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2009/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo quy định tại Nghị định này, kể từ ngày 15/9/2009 cán bộ, viên chức y tế, cán bộ, nhân viên quân y công tác ở các cơ sở y tế của Nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi bằng 70% và phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hoặc cấp bậc quân hàm hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); được hưởng trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trợ cấp tiền mua, vận chuyển nước ngọt và sạch. Theo hướng dẫn của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính tại Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 22/3/2010, chính sách này cũng được áp dụng đối với viên chức y tế, cán bộ, nhân viên quân y công tác tại các xã thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.



12. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương có cơ chế áp dụng mức lương phù hợp cho đội ngũ cán bộ công tác trong ngành y theo tinh thần nghị quyết số 46/NQ/TW của Bộ chính trị để thu hút bù đắp công sức lao động ngành đặc thù. Đây cũng chính là sự đãi ngộ và cơ chế để giữ cán bộ có trình độ, tài năng phục vụ trong các cơ sở y tế công lập”.

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang chỉ quy định 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Chế độ đãi ngộ đặc thù của các ngành nghề, các chuyên khoa được thực hiện bằng các chế độ phụ cấp như: Phụ cấp độc hại, phụ cấp ưu đãi theo nghề... Tuy nhiên, một số chế độ phụ cấp của công chức, viên chức ngành y tế đến nay đã không còn phù hợp, nên Bộ Y tế đã và đang trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, bổ sung, sửa đổi một số chế độ phụ cấp của ngành y tế, cụ thể như sau:

- Quy định đối với bác sĩ nội trú được xếp lương bậc 2 ngay sau khi hết thời gian tập sự;

- Xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề thực hiện theo Quyết định 276/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005 với mức phụ cấp từ 15 đến 50% cho 87% cán bộ, viên chức ngành y tế được hưởng;

- Xây dựng chế độ phụ cấp đối với 3 bệnh viện cán bộ và các phòng bảo vệ sức khỏe trung ương, gồm: phụ cấp đặc thù từ 1 đến 3 lần lương tối thiểu (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 46/2009/QĐ-TTg);

- Xây dựng Chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 64/2009/NĐ-CP;

- Xây dựng chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản với mức phụ cấp 0,5 và 0,3 mức lương tối thiểu (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 75/2009/QĐ-TTg).

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức viên chức công tác tại các cơ sở y tế của Nhà nước, với mức phụ cấp từ 20 đến 70% (thay thế Quyết định 276/2005/QĐ-TTg) và đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp phẫu thuật, thường trực, chống dịch và nghiên cứu xây dựng chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với công chức, viên chức ngành y tế .



13. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: “Nghị định 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 về chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế –xã hội khó khăn đã có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2009 nhưng đến này cán bộ công chức y tế thuộc diện hưởng chính sách vẫn chưa được hưởng chế độ theo qui định.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Triển khai thực hiện Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ, Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính đã có Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 22/3/2010 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 15/5/2010, các chế độ quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng từ ngày 15/9/2009. Bộ Y tế trân trọng đề nghị cử tri kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Thông tư số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ở tỉnh Lai Châu để cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ của Nhà nước đã ban hành.



14. Cử tri hai tỉnh Hà Nam, Gia Lai kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ sớm có chính sách viện phí mới cho phù hợp, điều chính mức phụ cấp đặc thù cho cán bộ y tế, nhất là trong môi trường y tế đặc biệt như: pháp y, giải phẫu bệnh, phong, lao, tâm thần...tăng chế độ trực bệnh viện, trực dự phòng theo nguyên tắc: công tác tuyến càng thấp thì phục cấp đặc thù càng cao; các ngành độc hại nguy hiểm phụ cấp cao hơn ngành khác và mức phụ cấp ít nhất cũng bằng với ngành giáo dục (70% phụ cấp đặc thù theo lương cơ bản).”



Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Về chính sách viện phí, hiện nay các cơ sở khám, chữa bệnh đang thực hiện chính sách thu một phần viện phí, được quy định tại Thông tư số 14/TTLB ngày 30/9/1995 với khoảng 300 loại dịch vụ. Mức viện phí này đã thực hiện được 14 năm. Trong khi chờ Chính phủ ban hành chính sách viện phí mới, liên tịch Bộ Y tế-Bộ Tài chính-Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội đã ban hành Thông tư số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB& XH ngày 26/01/2006 bổ sung mức thu của một số dịch vụ kỹ thuật y tế mới.

Thực hiện Kết luận số 42/KL-TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng Nghị định về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó có việc sửa đổi chính sách viện phí theo hướng giá dịch vụ y tế được tính đủ chi phí, trừ phần đã được ngân sách nhà nước đảm bảo, giá dịch vụ phải tương xứng và phù hợp với chất lượng dịch vụ, phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Khi Nghị định này được ban hành sẽ khắc phục những hạn chế của chính sách thu một phần viện phí như hiện nay.

Về việc điều chỉnh mức phụ cấp đặc thù cho cán bộ y tế: Thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏa nhân dân, Bộ Y tế đang tích cực trình Chính phủ điều chỉnh, bổ sung chế độ phụ cấp đặc thù cho cán bộ y tế như phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp trực, phụ cấp Phẫu thuật, thủ thuật... Ngày 28/6/2010, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế của Nhà nước, trong đó Bộ Y tế đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi theo nghề chia thành 6 mức (70%, 60%, 50%, 40%, 30% và 20%) mức 70% áp dụng cho các cán bộ làm công tác xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh, phòng chống bệnh truyền nhiễm và Kiểm dịch biên giới. Đối với phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật ... Bộ Y tế cũng đã xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi phụ cấp đặc thù theo Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 và đang xin ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ đối với dự thảo này.



15. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Ngày 11/5/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg qui định về phụ cấp đối với nhân viên y tế tổ dân phố như trước khi có Quyết định 75/2009/QĐ-TTg. Đề nghị Bộ tham mưu với Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn bổ sung chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế của tổ dân phố.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Trong quá trình xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản, Bộ Tài chính có ý kiến đề nghị không áp dụng đối với nhân viên y tế tại các tổ dân phố thuộc các phường, thị trấn do mạng lưới y tế tại các địa bàn này đã hoàn thiện và dễ tiếp cận đối với người dân.

Trong khi triển khai thực hiện Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg, đã có một số tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế tổ dân phố. Mức phụ cấp tùy theo tình hình thực tế của mỗi địa phương.

Bộ Y tế xin ghi nhận ý kiến của cử tri tỉnh Gia Lai về việc đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế tổ dân phố, Bộ Y tế sẽ tổng hợp ý kiến của các tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg để cùng Liên Bộ nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Trong khi chờ sửa đổi, bổ sung định số 75/2009/QĐ-TTg đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai xem xét quyết định theo thẩm quyền chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế tổ dân phố như một số tỉnh đã làm.



16. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: “Để ổn định mức chi cho sự nghiệp y tế (giai đoạn 2011 – 2015), đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế có phương án điều chỉnh hệ số định mức mới cho các tỉnh vùng cao-biên giới-hải đảo theo hướng tăng 3,5 lần so với định mức chi cảu vùng đồng bằng tính theo mức lương tối thiểu 730.000 đồng theo Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 (định mức trên chưa bao gồm chế độ thu hút, ưu đãi theo nghị định số 64/2009/NĐ-CP.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Hiện tại, Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011. Trong quá trình soạn thảo, Bộ Y tế cũng đã có văn bản tham gia với Bộ Tài chính về một số nguyên tắc điều chỉnh như sau:

- Đối với ngân sách địa phương: tiếp tục phân thành 4 vùng địa lý (vùng đô thị, đồng bằng, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, và vùng sâu, vùng cao-hải đảo) và định mức phân bổ xác định theo các tiêu chí chính (lấy tiêu chí dân số) và tiêu chí bổ sung đối với từng lĩnh vực chi ngân sách để đảm bảo tính đặc thù đối với từng vùng, từng địa phương.

- Đối với chi sự nghiệp y tế: tiêu chí xác định định mức bổ sung gồm: kinh phí mua thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; kinh phí mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; kinh phí hỗ trợ đối tượng thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên ... mua thẻ BHYT theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

Như vậy, đối với các tỉnh vùng cao, biên giới, hải đảo, do số hộ nghèo nhiều và số lượng người dân tộc thiểu số lớn hơn vùng đồng bằng, đô thị, mặt khác khác mức đóng mua thẻ BHYT cho các đối tượng tăng dần theo lộ trình của Luật BHYT nên tính tổng định mức chi sự nghiệp y tế tính bình quân trên đầu dân (tính trên tiêu chí dân số và tiêu chí bổ sung) sẽ đảm bảo dần theo hướng tăng 3,5 lần so với định mức chi của vùng đồng bằng, đô thị.

17. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: “Đối với chế độ trực chuyên môn y tế 24/24 giờ, đề nghị điều chỉnh tăng 3 lần theo phân hạng bệnh viện tương đương các mức phụ cấp tại quyết định 155/2003/QĐ-TTg. Về mức phụ cấp phẫu thuật, đề nghị điều chỉnh tăng 4 lần theo phân loại phẫu thuật đã qui định tại thông tư liên tịch số 09/1003/TTLT-BYT-BTC-BNV ngày 29/3/2003 hướng dẫn thực hiện Quyết định 155/2203/QĐ-TTg.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo lần thứ 7 về việc sửa đổi Quyết định 155/2003/QĐ-TTg, trong dự thảo Bộ Y tế có đề nghị tăng 3 lần các mức phụ cấp quy định tại Thông tư 09/2003/TTLT-BYT-BTC-BNV ngày 29/3/2003 hướng dẫn thực hiện Quyết định 155/2203/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với tốc độ trượt giá và tốc độ tăng tiền lương tối thiểu từ năm 2003 đến nay. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã có ý kiến trả lời bằng văn bản là chỉ tăng 1,78 lần. Hiện nay, Bộ Y tế đang tiếp tục trao đổi thêm với Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ để thống nhất trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.



18. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ nghiên cứu có chế độ thâm niên áp dụng đối với ngành y tế.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Hiện tại, Bộ Y tế đang xây dựng Đề án trình Chính phủ về việc chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ quản lý và viên chức ngành y tế.



19. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: “Đề nghị Bộ Y tế điều chỉnh mức khoán công tác phí cho cán bộ y tế thường xuyên đi lưu động trên 10 ngày trong tháng đến các huyện, xã, thôn, bản qui định tại Thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 với mức khoán tối đa là 200.000 đồng/tháng như hiện nay chưa phù hợp với thực tế. Đề nghị nâng mức khoán theo tháng lên 600.000 đồng/tháng đối với công tác lưu động dự phòng, chống dịch y tế ở khu vực miền núi, biên giới.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Bộ Y tế nhất trí với cử tri là với mức khoán 200.000 đồng/tháng đối với cán bộ đi công tác thường xuyên lưu động trên 10 ngày trong tháng như hiện nay là chưa phù hợp với thực tế. Ngày 06/7/2010 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 97/2010/TT-BTC Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007, trong đó có nâng mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động thường xuyên trên 10 ngày trong tháng là 300.000 đồng/tháng. Theo quy định, căn cứ vào khả năng ngân sách và giá cả thực tế: Bộ trưởng được quy định các mức chi cụ thể về công tác phí đối với các đơn vị trực thuộc; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi cụ thể về công tác phí đối với các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương cho phù hợp nhưng không vượt quá 20% mức chi tối đa quy định tại Thông tư 97/2010/TT-BTC nêu trên và tự sắp xếp trong phạm vi nguồn kinh phí thường xuyên được giao để thực hiện.



20. Cử tri các tỉnh Phú Yên, Tiền Giang, Bắc Giang kiến nghị: “Đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh danh mục thuốc điều trị vì: việc khám chữa bệnh theo hình thức sử dụng bảo hiểm y tế, người bệnh chỉ được thanh toán thuốc điều trị theo danh mục thuốc qui định sẵn và không chấp nhận thành toán các loại thuốc ngoài danh mục, qui định như vậy là chưa bình đẳng trong cơ chế thị trường hiện nay, đồng thời phân bổ thêm danh mục thuốc cho các tuyến cơ sở.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Trong những năm qua, với mục tiêu mở rộng danh mục thuốc, đáp ứng ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, đồng thời đảm bảo thuận lợi trong quản lý, cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế, từ năm 2001 đến nay, Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) đã liên tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung (4 lần) và gần đây nhất là Danh mục thuốc ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008.

Sau khi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) ban hành, để đảm bảo quyền lợi của người bệnh, Bộ Y tế ban hành bổ sung Danh mục thuốc sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BYT ngày 15/01/2010; Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở KCB kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010. Các Danh mục thuốc này tương đối đầy đủ, toàn diện, được dùng chung cho cả người tự chi trả viện phí và người có thẻ BHYT và khá mở rộng so với mức phí đóng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Hiện nay, Bộ Y tế tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 theo hướng mở rộng danh mục thuốc cho các tuyến cơ sở, phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu điều trị và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.



21. Cử tri các tỉnh Yên Bái, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai kiến nghị: “Đề nghị Bộ Y tế cần có qui định thống nhất về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện....”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Để thống nhất việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế các tuyến, cùng với việc thực hiện Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ Y tế ban hành phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh, ngày 14/8/2009, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BYT hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT.

Trên cơ sở 2 văn bản này, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố thực hiện:

- Xác định các cơ sở y tế có đủ điều kiện tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu; Quy định việc chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các cơ sở y tế trong phạm vi tỉnh, thành phố; việc chuyển tuyến đối với một số cơ sở khám chữa bệnh ở địa bàn giáp ranh trong tỉnh và giữa các tỉnh bảo đảm phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật, khả năng đáp ứng của cơ sở y tế thuận lợi cho người bệnh và phù hợp với việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT

- Quy định các đối tượng, số lượng người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu trên cơ sở căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và khả năng đáp ứng của cơ sở y tế để bảo đảm chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, tránh quá tải.

Bộ Y tế đề nghị cử tri tiếp tục giám sát, phát hiện những bất cập trong quy định về chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và nêu ý kiến để Bộ tiếp tục sửa đổi hoàn thiện chính sách.



22. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành phác đồ điều trị chuẩn và định mức vật tư tiêu hao sử dụng trong khám chữa bệnh làm cơ sở thực hiện việc giám sát sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Bộ Y tế đang chỉ đạo triển khai hoạt động này. Cụ thể, ngày 01/4/2010 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1025/QĐ-BYT về việc thành lập Ban chỉ đạo soạn thảo quy trình kỹ thuật trong khám chữa bệnh; ngày 5/7/2010 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2387/QĐ-BYT về việc thành lập Ban soạn thảo hướng dẫn điều trị. Trên cơ sở 2 Quyết định này, 40 tiểu ban xây dựng Quy trình kỹ thuật trong khám chữa bệnh và 4 tiểu ban xây dựng Hướng dẫn điều trị đối với các chuyên khoa, chuyên ngành về chuyên môn kỹ thuật y tế như Ngoại thần kinh, Ngoại chấn thương, Ngoại bụng, Ung bướu... đã được thành lập nhằm thống nhất về quy trình kỹ thuật và hướng dẫn điều trị.



23. Cử tri các tỉnh Bình Phước, Trà Vinh, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Kạn kiến nghị: Việc thực hiện đồng chi trả 5%, 20% của các nhóm đối tượng theo Luật Bảo hiểm y tế gây nhiều khó khăn cho những bệnh nhân nghèo mắc các bệnh hiểm nghèo. Đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế sớm có giải pháp khắc phục tình trạng trên, đồng thời xem xét, có chính sách miễn đồng chi trả 5% trong bảo hiểm y tế cho các đối tượng là thương binh, bệnh binh và hưu trí là người có công”

Cử tri các tỉnh Gia Lai, Nghệ An, Tây Ninh, Cao Bằng kiến nghị: “Đề nghị Bộ trình chính phủ xem xét hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn (thay mức 95% qui định tại điều 7 Nghị định 62/2009/NĐ-CP). Bởi vì, thực hiện Luật bảo hiểm y tế người bệnh phải thanh toán 5%. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế đồng chi trả với đối tượng này rất phức tạp; đối tượng bệnh nhân này chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc đồng chi trả, không giám sát được và thường khó khăn về kinh tế nên thường thắc mắc khi phải đóng tiền viện phí, mặc dù mức độ thanh toán rất ít, số tiền thu được của các đối tượng này rất thấp; một số trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc chính sách này.”

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương