KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri


KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII



tải về 3.29 Mb.
trang4/30
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích3.29 Mb.
#10571
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII

THUỘC LĨNH VỰC CỦA CHÍNH PHỦ


STT

Nội dung

Địa phương

I- Công tác chỉ đạo, điều hành.



Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo có biện pháp chấn chỉnh việc cho phép thành lập tràn lan các trường Đại học đã dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho xã hội nói chung và bản thân ngành giáo dục nói riêng.

Cần Thơ



Cử tri hoan nghênh việc Quốc hội đã tiến hành giám sát và có Nghị quyết chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học tại kỳ họp thứ 7. Qua đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT và các Bộ, ngành hữu quan xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội nhằm nâng chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, thúc đẩy xã hội hoá trong quản lý giáo dục, góp phần vào sự phát triển chung ngành giáo dục của cả nước.

Tp Hồ Chí Minh



Tình trạng thanh, thiếu niên có hành vi vi phạm pháp luật ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Cử tri đề nghị các bộ ngành chức năng nên có biện pháp, giáo dục giới trẻ hữu hiệu hơn nữa. Nên có kế hoạch, chương trình tổ chức tuyên truyền, giáo dục thường xuyên về những tấm gương đạo đức tốt để thanh thiếu niên học tập và noi theo.

Ninh Thuận



Đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa vấn đề an ninh biển Đông, hải đảo; bảo vệ chủ quyền, bảo vệ biên giới, biển đảo quốc gia và bảo vệ nhân dân trước những hành động vi phạm của một số người nước ngoài, tàu thuyền nước ngoài tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa nước ta.

Quảng Bình



Việc cắm mốc trên đất liền, cử tri cơ bản yên tâm, việc phân chia ranh giới trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc và các nước khác, cử tri kiến nghị với nhà nước sớm đàm phán để phân định rõ ràng.

Lâm Đồng



Đề nghị Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc sát hơn các Bộ, ngành, thành viên Chính phủ thực hiện đúng các nội dung, thời gian những vấn đề mà các cơ quan của Chính phủ đã trả lời những kiến nghị của cử tri cũng như các chất vấn của đại biểu Quốc hội, nhất là các vấn đề về điện, giao thông, thủy lợi và các mặt hàng thiết yếu…

Lâm Đồng



Đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng các cơ chế lồng ghép, quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia sao cho việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia được thống nhất, có sự tác động hỗ trợ qua lại, phát huy được hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo chương trình tạo được sự chuyển biến nhanh theo hướng tích cực và bền vững.

Quảng Ngãi



Mặc dù nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động và sản xuất ra xăng dầu, khí đốt nhưng vẫn có nghịch lý là lượng hàng này còn tồn kho nhiều trong khi các doanh nghiệp trong nước vẫn nhập khẩu xăng dầu ở nước ngoài. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, chỉ cho nhập khẩu khi Nhà máy sản xuất không đủ, xem xét việc cân đối giá bán cho người tiêu dùng vì giá xăng dầu sản xuất trong nước có giá thành thấp hơn nhiều so với giá nhập khẩu.

Hải Phòng



Trong trả lời kiến nghị cử tri, Chính phủ và một số Bộ, ngành trả lời khá kịp thời, song nhìn chung các ý kiến trả lời vẫn còn chung chung, chủ yếu là tiếp thu để xem xét mà chưa đưa ra được các cơ chế, chính sách cụ thể để giải quyết kịp thời những kiến nghị của cử tri và nhân dân. Đề nghị Chính phủ quan tâm hơn công việc này thời gian tới.

Cần Thơ



Đề nghị Chính phủ bố trí nguồn lực để triển khai các chương trình, dự án theo Chương trình hành động của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, đồng thời có chủ trương chỉ đạo phân bố lực lượng sản xuất và định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án có quy mô lớn nhằm tạo động lực bứt phá kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phú Thọ



Đề nghị Chính phủ xem xét thành lập lực lượng cảnh sát kiểm lâm (thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng), nhằm đảm bảo đủ điều kiện và năng lực bảo vệ rừng, trấn áp lâm tặc phá rừng.

Tiền Giang



Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cần phải giải quyết căn cơ mối quan hệ hiện nay giữa thu nhập của công chức, hiệu quả công việc, đội ngũ công chức hưởng luơng từ ngân sách và nạn tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ;Tiến hành cải cách tiền lương phải được làm triệt để, ráo riết, làm thực chất chứ không chỉ là dăm ba cuộc “cải tiến” cầm chừng. Bời vì, theo lộ trình cải cách tiền lương từ 2001 đến 2010, lương tối thiểu đã tăng 6 lần, bình quân tăng 20%/năm, nhưng nhiều cử tri cho rằng lương thực tế không tăng, không có giải pháp cân bằng giá cả, lương tăng ít nhưng giá cả tăng cao, do đó công chức không ai sống đủ bằng lương, các đối tượng chính sách, gia đình có công và cán bộ hưu trí đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế trong cuộc sống.

Sóc Trăng, Tp Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Bắc Giang



Cử tri cho rằng một số ngành dọc như Bưu điện, Điện lực, Ngân hàng,.. thường ưu tiên tuyển dụng con em cán bộ, công chức trong ngành vào làm việc. Việc ưu tiên tuyển dụng con em trong ngành như vậy là không hợp lý và không đúng quy định tuyển dụng cán bộ, công chức hiện nay. Đề nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện tốt việc tuyển dụng cán bộ, công chức theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, tránh thiệt thòi cho các đối tượng dự tuyển cán bộ, công chức.

Bắc Kạn



Hiện nay, số lượng công chức chưa có nhà ở phải đi thuê chỗ ở rất lớn, trong khi đó đồng lương chưa đảm bảo cuộc sống của họ nhưng phải thuê nhà để ở, nên đời sống rất khó khăn. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu có chương trình xây dựng nhà ở công vụ cho công chức để giảm bớt khó khăn cho họ.

Lào Cai



Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm đến chính sách đối với người có công trong việc đấu tranh chống tham nhũng, tố giác kẻ tham nhũng. Thực tế chính sách này được quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng chưa được áp dụng khả thi và phát huy tác dụng trên thực tế.

Đà Nẵng, Lạng Sơn, Tp Hồ Chí Minh



Hiện nay thu nhập bình quân của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể hiện nay chưa công bằng. Đề nghị Chính phủ quan tâm, xem xét có chính sách cho phù hợp.

Yên Bái



Đề nghị sớm có giải pháp khắc phục tình trạng độc quyền trong kinh doanh điện cũng như một số ngành khác đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

Thái Bình



Giá bán điện nội bộ hiện nay do các Công ty phát điện hạch toán độc lập và Tập đoàn điện lực Việt Nam tự quy định. Thuế tài nguyên nước thuỷ điện lại căn cứ vào giá bán nội bộ này làm cơ sở tính thuế. Để tránh thất thoát nguồn thu về thuế của ngân sách nhà nước và phù hợp hơn với tình hình thực tế, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính thống nhất quản lý và quyết định giá bán điện, không giao cho các Công ty, tập đoàn tự quy định.

Lâm Đồng



Cử tri phản ánh đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà, tình trạng thất thoát trong đầu tư vẫn xảy ra nhiều, không ít công trình kém chất lượng; mặc dù đã kiến nghị nhiều lần nhưng chậm được khắc phục và xử lý trách nhiệm. Đề nghị Chính phủ cần rà soát và có giải pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Nghệ An



Đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ đối với việc xây dựng các công trình, nhà máy một cách có hiệu quả để tránh lãng phí, thất thoát tài sản của nhân dân.

Vĩnh Phúc



Cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành có liên quan thực hiện nghiêm túc kết luận của Thanh tra Chính phủ về những vi phạm trong quản lý đầu tư xây dựng tại khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính của Tổng công ty Vinaconex.

Hà Nội



Tình trạng các chung cư ở các thành phố lớn hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của người dân sinh sống trong chung cư và mọi người xung quanh. Vì vậy, cử tri đề nghị Nhà nước sớm có biện pháp tu sửa kịp thời để đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân.

Bình Dương



Cử tri kiến nghị trong khi tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường bất động sản thì đề nghị Nhà nước cần có biện pháp để kiểm soát chặt chẽ và quản lý thị trường bất động sản. Khổng để tình trạng “làm giá”, đẩy giá một cách bất hợp lý như thời gian vừa qua, ảnh hưởng chung đến nền kinh tế và đời sống nhân dân.


Quảng Bình



Đề nghị Chính phủ trước khi ban hành chính sách hỗ trợ cần phải khảo sát nắm rõ, cụ thể số đối tượng sẽ được hưởng, thủ tục giải quyết, ngân sách để chi trả,… đảm bảo khi chính sách đã được ban hành có đủ điều kiện triển khai kịp thời tránh tình trạng như hiện nay là chính sách đã ban hành nhưng tiền chi trả ở đâu thì cơ quan ban hành chính sách không cần biết.

Thái Bình



Cử tri phản ánh, các chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ được ban hành thời gian vừa qua, đa số người dân chưa thật sự được thụ hưởng (do thủ tục, giấy tờ, điều kiện khắt khe và không phù hợp thực tế). Đề nghị Chính phủ khi ban hành các chính sách hỗ trợ người dân cần có các biện pháp hỗ trợ hiệu quả để chính sách đưa ra đạt hiệu quả và tiếp cận được nhiều người. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục cho thực hiện chính sách trợ giá, hỗ trợ lãi suất cho việc đầu tư trang thiết bị, máy móc để thực hiện nhanh việc cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn.

Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Quảng Bình



Việc vay vốn ngân hàng để sản xuất hiện nay gặp khó khăn, do thời gian cho vay ngắn không đảm bảo chu trình thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu và chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chính sách tăng thời gian cho vay đối với hộ nông vay để phục vụ phát triển sản xuất.

Hoà Bình, Thái Nguyên



Đề nghị Chính phủ xem xét hạ mức lãi suất vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo xuống mức thấp hơn, vì mức lãi suất hiện nay 0,65%/tháng còn cao đối với vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.

Kon Tum



Đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi, phục vụ việc sản xuất, học tập và kinh doanh có hiệu quả trong gian đoạn kinh tế đang hồi phục

Long An



Đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy chế để các tổ chức, cá nhân phải thực hiện giao dịch bằng đồng tiền Việt Nam nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn để không mất giá đồng tiền như hiện nay và bảo tồn nền văn hoá Việt Nam.

Tây Ninh



Đề nghị có cơ chế tăng cường công tác quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp được Nhà nước giao vốn, đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước công khai, minh bạch hơn, tránh thất thoát, lãng phí như thời gian vừa qua.

Thái Bình



Để giúp các doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, vừa qua Chính phủ có nhiều giải pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng một số doanh nghiệp rất khó tiếp cận được nguồn vốn, vì muốn có nguồn vốn này doanh nghiệp phải có thế chấp đủ theo yêu cầu hoặc có dự án. Đề nghị Nhà nước xem xét để giúp các doanh nghiệp được vay vốn sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn, đó là tiền đề đem lại việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách.

Hải Dương



Đề nghị Chính phủ tiếp tục giữ nguyên các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho cả giai đoạn 2011 - 2015; đồng thời sớm ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù phát triển một số lĩnh vực nhiều tiềm năng của Tây Nguyên.

Kon Tum



Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố triển khai các chính sách, biện pháp cần thiết để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường như: tiếp tục có chính sách cho các doanh nghiệp trên địa bàn được tạm ứng vốn với lãi suất ưu đãi để dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân khi có biến động thị trường, mở rộng hệ thống các điểm bán hàng bình ổn giá, tăng cường bán hàng lưu động phục vụ cho người dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, các khu, cụm công nghiệp tập trung...; đồng thời triển khai nghiêm túc việc đăng ký và kê khai giá của các doanh nghiệp theo Thông tư số 22, cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thị trường, xử phạt nặng hành vi đầu cơ tăng giá.

Khánh Hoà



Đề nghị Chính phủ thay vì hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thu mua lúa tạm trữ, nên hỗ trợ vốn cho nông dân để trả nợ cho Ngân hàng và giữ được lúa trong lúc giá lúa đang xuống thấp. Vì nông dân vừa thu hoạch xong, dù giá lúa rất thấp cũng phải bán để có tiền trả nợ Ngân hàng và chi phí khác.

Đồng Tháp



Về chủ trương hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp vay vốn thu mua lúa của nông dân tạm trữ, phần lớn người được lợi là doanh nghiệp vì khi được áp dụng đến nông dân thì phần lớn lượng lúa trong dân đã bán hết. Đề nghị trong thời gian tới khi ban hành chủ trương, Chính phủ cần chỉ đạo chặt chẽ hơn công tác tổ chức thực hiện.

Cần Thơ



Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ (trợ giá, khoanh nợ, giãn nợ ngân hàng...) đối với các hộ nông dân nuôi trồng thuỷ, hải sản khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, Chính phủ mói có chủ trương hỗ trợ cho cây trồng, vật nuôi khác, chưa có chính sách cụ thể đối với những đối tượng nuôi trồng thuỷ, hải sản.

Thừa Thiên - Huế



Cử tri kiến nghị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nên có chính sách chương trình cho vay tín chấp và có lãi suất ưu đãi đối với sản xuất cây lương thực và cây ăn quả.

Vĩnh Long



Đề nghị cho tiếp tục thực hiện chính sách cho vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 29/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 16/9/2010, Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội có Công văn số 2287 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ thực hiện cho vay đối với các đối tượng là hộ nghèo theo quy định, các đối tượng còn lại nếu vay mới thì chỉ cho vay 01 năm, các đối tượng khác đang cho vay thì ngưng cho vay … làm cho các hộ dân có con em đang học Đại học và Cao đẳng gặp nhiều khó khăn, không có tiền để đi học. Nếu thực hiện chỉ đạo này thì không có bao nhiêu hộ được vay do các đối tượng hộ nghèo có con em học đến Đại học, Cao đẳng rất ít .

Tây Ninh, Bình Phước, Khánh Hoà, Gia Lai, Bình Thuận



Đề nghị có giải pháp trong việc quy hoạch đào tạo, sử dụng và phân bổ hợp lý số lượng, cơ cấu ngành nghề giữa các vùng, miền để hạn chế tình trạng sinh viên học xong tập trung ở thành thị nhưng không có việc làm, dẫn đến phát sinh tiêu cực trong chạy việc, chạy biên chế,… trong khi đó ở nông thôn, vùng xâu, vùng xa không tuyển được người có trình độ vào làm việc.

Thái Bình



Việc thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 theo quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn nhiều vướng mắc chưa đáp ứng được yêu cầu như: lớp học, giáo viên còn thiếu; trang thiết bị dạy học chưa đảm bảo,... Đề nghị Chính phủ cấp vốn kịp thời để thực hiện đề án và miễn học phí cho trẻ em 5 tuổi.


Lâm Đồng



Về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em: đề nghị nhà nước có chính sách cho cộng tác viên ở thôn, xóm, tiểu khu để giúp cho việc quản lý, theo dõi về công tác trẻ em.

Bắc Giang



Đề nghị sửa đổi bổ sung về thủ tục công nhận chế độ đối với nạn nhân chất độc da cam và cho kiểm tra tổng thể các trường hợp đã được hưởng chính sách này, đây là vấn đề bức xúc nhất ở nông thôn Thái Bình hiện nay. Đề nghị giao cho Bộ Quốc phòng thực hiện chính sách này thay vì Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Thái Bình



Đề nghị nghiên cứu, xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tránh tình trạng chồng chéo trong việc quản lý chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh.

Thái Bình



Đề nghị xem xét điều chỉnh nâng mức hỗ trợ cho các hộ gia đình phải di chuyển do thiên tai, lũ lụt và các hộ gia đình sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất, thiếu nước phải di chuyển đến nơi ở mới từ 20 triệu đồng hiện nay lên 30 triệu đồng để nhân dân ổn định đời sống và sản xuất.

Hà Giang



Đề nghị sớm triển khai thực hiện Phương án giải quyết đối với số người Lào hiện đang cư trú tại tỉnh Kon Tum nhập quốc tịch Việt Nam (Công văn số 316/BNG-LS ngày 01/02/2008 của Bộ Ngoại giao về việc trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến việc này) để tạo điều kiện cho những người này sớm ổn định cuộc sống, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của họ khi sinh sống tại Việt Nam.

Kon Tum



Hiện nay, giá cả sinh hoạt nói chung tăng mạnh, nhất là việc dự kiến tăng học phí, tăng giá điện, tăng viện phí (từ 10 đến 20 lần, cá biệt tăng 100 lần như sinh thiết tuỷ xương) sẽ tác động và gây không ít khó khăn cho đời sống của người dân, nhất là nông dân, người bệnh (đa phần là người nghèo), trong khi chất lượng phục vụ không được nâng cao, còn tồn tại vấn nạn “phí ngầm”. Đề nghị Chính phủ cần cân nhắc, xem xét trước khi quyết định những vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống của người dân, nhất là dân nghèo.


Tiền Giang

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương