KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang63/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 2487/BTTTT-VP ngày 29/8/2014

Căn cứ Quyết định số 620/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2013 của Bộ trưởng Bộ TTTT về việc phê duyệt danh sách đơn vị hành chính cấp xã thuộc phạm vi địa bàn Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (sau đây gọi tắt là Chương trình) giai đoạn 2012-2015, tỉnh Bến Tre là một trong 06 tỉnh, thành phố mới bổ sung vào danh sách 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia thực hiện Chương trình (từ 31/5/2013). Tổng số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bến Tre thuộc phạm vi địa bàn của Chương trình là 16 xã và toàn bộ 16 xã này đều đã có đài truyền thanh xã. Do tỉnh Bến Tre mới được bổ sung tham gia thực hiện Chương trình từ ngày 31/5/2013, vì vậy tỉnh Bến Tre không được phân bổ từ ngân sách trung ương kinh phí thực hiện Chương trình trong các năm 2011, 2012 và 2013.

Năm 2014, do điều kiện ngân sách trung ương là hết sức hạn chế nên đã không thực hiện phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp cho các địa phương để thực hiện Dự án 1 “Tăng cường cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” và Dự án 3 “Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” như các năm trước đó. Vì vậy, tỉnh Bến Tre cũng như 53 tỉnh, thành phố còn lại đều không được phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Dự án 1 và Dự án 3 của Chương trình năm 2014. Đối với Dự án 2 “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” của Chương trình, do nguồn vốn đầu tư dành cho Chương trình năm 2014 là hết sức hạn chế (chỉ có 40 tỷ đồng), căn cứ nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012, Bộ TTTT đã đề xuất với Chính phủ ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư để đầu tư thiết lập mới đài truyền thanh xã cho các xã đảo, xã an toàn khu và thực hiện nâng cấp thiết bị cho một số đài truyền thanh huyện đảo và xã đảo thuộc phạm vi địa bàn của Chương trình. Do toàn bộ các xã của tỉnh Bến Tre thuộc phạm vi địa bàn của Chương trình đều đã có đài truyền thanh xã (đối tượng hỗ trợ thiết lập mới) và là tỉnh không có xã đảo (đối tượng hỗ trợ nâng cấp thiết bị đài truyền thanh) do đó tỉnh Bến Tre không thuộc đối tượng được phân bổ nguồn vốn này trong năm 2014.

Bộ TTTT kiến nghị với Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét cân đối nguồn vốn từ ngân sách trung ương để bố trí đủ vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trong năm 2015 để hoàn thành các mục tiêu thiết yếu của Chương trình đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt bao gồm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở; hỗ trợ thiết lập mới đài truyền thanh xã; nâng cấp một số đài phát thanh truyền hình cấp huyện; cung cấp phương tiện tác nghiệp trang bị cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; hỗ trợ sản xuất chương trình truyền hình; hỗ trợ phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình; sản xuất ấn phẩm truyền thông phục vụ đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống trên địa bàn khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Bộ TTTT sẽ xem xét và hỗ trợ tỉnh Bến Tre tham gia các chương trình/đề án/dự án của Bộ cũng như tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.

8. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri cho rằng hiện nay tình hình ở Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, người dân thể hiện lòng yêu nước một cách tự phát, dẫn đến nhiều thế lực thù địch lợi dụng để gây rối, phá hoại tài sản ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Đề nghị Chính phủ thông tin, tuyên truyền kịp thời, rõ ràng để người dân thực hiện tốt sứ mệnh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Trả lời: Tại công văn số 2487/BTTTT-VP ngày 29/8/2014

Vừa qua, sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, đưa một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã gây ra phẫn nộ trong nhân dân cả nước. Người dân nhiều địa phương đã tổ chức tuần hành để phản đối. Lợi dụng tình hình, một số tổ chức phản động ở trong và ngoài nước đã đứng ra lôi kéo các đối tượng xấu tham gia, xúi giục những người tuần hành đập phá tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam, UBND các địa phương đã có những biện pháp xử lý rất quyết liệt để bảo vệ nhà đầu tư và tài sản của doanh nghiệp. Hiện những phần tử gây rối, gây kích động đã bị bắt để xử lý theo pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Bộ TTTT đã chỉ đạo các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp viễn thông phổ biến tinh thần Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh, trật tự để tuyên truyền, vận động nhân dân không có những hành động, biểu tình trái pháp luật, không nghe theo kẻ xấu, cùng nhau giữ gìn an ninh, trật tự, đoàn kết, góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp trong nước và quốc tế.

Bộ TTTT đã đang và sẽ tiếp tục phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí tích cực, kịp thời thông tin, tuyên truyền để người dân và người lao động không nghe theo lời xúi giục của các phần tử quá khích, thấy rõ trách nhiệm bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư vì lợi ích của đất nước, vì lợi ích của chính mình và thực hiện tốt sứ mệnh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Qua đó khẳng định Việt Nam cam kết bảo đảm an toàn cho người và tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các doanh nghiệp nước ngoài đang làm ăn, kinh doanh trên đất nước Việt Nam. Đồng thời, xây dựng hình ảnh tốt đẹp, thân thiện của Việt Nam, của môi trường đầu tư Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.



9. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Đề nghị chỉ đạo cần nói rõ cụm từ “huyện đảo Hoàng Sa, huyện đảo Trường Sa” trong các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm góp phần tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của nước ta.

Trả lời: Tại công văn số 2487/BTTTT-VP ngày 29/8/2014

Bộ TTTT thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo, định hướng và cung cấp thông tin kịp thời và thường xuyên nhắc nhở các cơ quan báo chí hoạt động tuân thủ các quy định về báo chí trong thông tin, tuyên truyền trong đó có việc thông tin, tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.

Hiện nay, trong các bản tin dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam và nhiều cơ quan báo chí đã cập nhật thông tin dự báo thời tiết đối với địa danh hành chính là huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa.

Bộ TTTT sẽ tiếp tục lưu ý các cơ quan báo chí trong việc sử dụng tên gọi là huyện đảo Trường Sa và huyện đảo Hoàng Sa.



10. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị Nhà nước tăng cường biện pháp quản lý về Internet, dịch vụ viễn thông, quy hoạch và xây dựng trạm BTS cho hợp lý để nhân dân yên tâm.

Trả lời: Tại công văn số 2487/BTTTT-VP ngày 29/8/2014

Bộ TTTT luôn quan tâm tới quản lý về Internet, dịch vụ viễn thông và quản lý việc xây dựng trạm BTS nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ và an toàn, sức khỏe của nhân dân.

1. Đối với nội dung tăng cường biện pháp quản lý Internet

Sau hơn 15 năm phát triển, Internet đã đi vào cuộc sống của từng người dân, vào công việc của hầu hết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đã tác động khá toàn diện đến mọi mặt đời sống văn hoá - xã hội và tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Với quan điểm “Quản lý phải theo kịp phát triển”, Bộ TTTT đã chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành các văn bản quản lý theo từng thời kỳ phát triển của Internet, trong đó, các văn bản quan trọng là Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 và mới đây nhất là Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP tập trung điều chỉnh, bổ sung các nội dung quản lý mới so với văn bản về Internet trước đây như sau:

- Việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet được điều chỉnh bởi các quy định của Luật Viễn thông và Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011.

- Tăng cường phát triển và quản lý nội dung thông tin trên mạng, tạo điều kiện phát triển các loại hình thông tin trên mạng trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội…; quản lý việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới trên cơ sở bảo đảm pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; đồng thời tăng cường nhằm bảo vệ người sử dụng Internet.

- Tăng cường quản lý trò chơi điện tử trên mạng thông qua các biện pháp cấp phép, phê duyệt nội dung, kịch bản, đăng ký và thông báo cung cấp trò chơi điện tử theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoạt động, quản lý các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người chơi.

- Bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý về giải quyết tranh chấp tên miền và thúc đẩy phát triển công nghệ IPv6.

- Tăng cường quản lý an toàn thông tin và an ninh thông tin thông qua việc phân biệt khái niệm về an toàn thông tin và an ninh thông tin; đồng thời quy định cụ thể quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin, an ninh thông tin của Bộ TTTT, Bộ Công an và các bộ, ngành khác có liên quan; quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin công cộng trên mạng.

Với những điểm mới nêu trên, Bộ TTTT tin rằng Nghị định 72 sẽ tạo ra hành lang pháp lý mới thúc đẩy Internet Việt Nam phát triển trong giai đoạn tới.

Để Nghị định 72 được triển khai đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, góp phần làm lành mạnh môi trường Internet ở Việt Nam, các bộ, ngành liên quan tiếp tục phải phối hợp chặt chẽ. Trong đó, cần phải đồng bộ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và công tác thực thi pháp luật quy định tại Nghị định 72, cụ thể:



* Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thực hiện Nghị định 72.

Tại Nghị định 72, Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý cho nhiều bộ, ngành và địa phương. Vì vậy, các bộ, ngành có liên quan, các địa phương tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ TTTT xây dựng và ban hành và triển khai các nội dung có liên quan để hướng dẫn thực hiện Nghị định 72, cụ thể: Bộ Công an hướng dẫn các quy định về an ninh thông tin; Bộ Quốc phòng xây dựng văn bản hướng dẫn về cơ yếu, mật mã trong việc bảo đảm an toàn thông tin; Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc đưa nội dung về công nghệ IPv6 vào chương trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về Internet cho học sinh, sinh viên; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên tránh khỏi những nội dung thông tin, ứng dụng có hại trên Internet; Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí.



* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị định 72.

Nhằm bảo đảm cho việc triển khai Nghị định 72 được nhanh chóng, thuận lợi thì công tác thông tin, tuyền truyền phổ biến nội dung Nghị định 72 đến mọi người dân nói chung và các đối tượng có liên quan nói riêng là hết sức quan trọng. Do đó, Bộ TTTT đang đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biển rộng rãi Nghị định 72. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị định 72 cần định hướng cho người sử dụng Internet vào các hoạt động lành mạnh, có ích cho công việc học tập, sản xuất kinh doanh và cảnh giác với các nội dung có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, quyền lợi của cá nhân và lợi ích công cộng.



* Tăng cường công tác thực thi pháp luật quy định tại Nghị định 72.

Đồng thời với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Nghị định 72, để quản lý tốt dịch vụ Internet, ứng dụng Internet và thông tin trên mạng, Bộ TTTT đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tăng cường thực hiện và triển khai đồng bộ các quy định quản lý về Internet và thông tin trên mạng tại Nghị định 72 và các văn bản hướng dẫn. Trong đó, việc thực thi pháp luật cần tăng cường và phát huy vai trò, vị trí và trách nhiệm của cơ sở, chính quyền địa phương trong việc quản lý Internet nói chung và các điểm cung cấp dịch vụ công cộng nói riêng.

2. Đối với quản lý dịch vụ viễn thông

Các dịch vụ viễn thông đã được quản lý chặt chẽ theo quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của Bộ TTTT (Thông tư 08/2013/TT-BTTTT ngày 26/3/2013) với các nội dung: công bố chất lượng dịch vụ; báo cáo chất lượng dịch vụ, đo kiểm chất lượng dịch vụ, kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý chất lượng dịch vụ, giám sát chất lượng dịch vụ và công khai thông tin về chất lượng dịch vụ. Hàng năm Bộ TTTT và Sở TTTT tổ chức các đợt kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Bộ TTTT tổ chức các đợt đo kiểm chất lượng dịch vụ thực tế của doanh nghiệp (trung bình khoảng 10 đợt/năm trên các địa bàn khác nhau, với các dịch vụ trong danh mục bắt buộc phải quản lý chất lượng). Kết quả đo kiểm là căn cứ để thanh tra, xử phạt các vi phạm về chất lượng.

Thời gian qua, do sự phát triển mạnh mẽ của một số loại hình dịch vụ, nhất là từ khi dịch vụ truyền tải dữ liệu trên di động băng rộng phát triển, đã phát sinh một số bất cập, chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông (khó thiết lập cuộc gọi, rơi cuộc gọi, băng thông cho dịch vụ dữ liệu bị hạn chế…). Để tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, Bộ đã có Chỉ thị số 16/CT-BTTTT ngày 07/4/2014 về tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, trong đó yêu cầu các đơn vị quản lý nhà nước của Bộ TTTT tăng cường bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông; đồng thời tăng cường các nội dung quản lý theo Thông tư số 08/2013/TT-BTTTT. Triển khai Chỉ thị này trong thời gian qua Bộ đã tích cực xây dựng và đang chuẩn bị ban hành: quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ truy cập Internet qua 3G, quy chuẩn kỹ thuật về truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ nhắn tin ngắn SMS trên mạng di động. Bộ cũng đang nghiên cứu, hoàn chỉnh quy chuẩn kỹ thuật về độ chính xác ghi cước của mạng điện thoại cố định, di động để tăng cường quản lý trong lĩnh vực này.

3. Đối với việc quy hoạch và xây dựng trạm BTS

Để quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông một cách bền vững, thống nhất trên phạm vi toàn quốc, Bộ TTTT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các Sở TTTT và các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhiều biện pháp cụ thể như sau:

a. Bộ TTTT đã xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Viễn thông và Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2011/NĐ-CP có các chương quy định về công trình viễn thông (Chương IX Luật Viễn thông, Chương 6 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP). Trong đó, đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương (Điều 57, Điều 61 Luật Viễn thông và Điều 40, Điều 44 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP).

b. Thực hiện quy định tại Điều 40, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP, ngày 21/6/2013, Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT về việc hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương. Trong đó đã quy định chi tiết (Điều 8 và Điều 13) về mục tiêu và yêu cầu cụ thể đối với nội dung quy hoạch cột ăng ten (bao gồm cột ăng ten trạm thu phát sóng di động BTS).

c. Hiện nay, việc xây dựng các trạm thu, phát sóng thông tin di động đã được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 hướng dẫn về cấp phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị. Tuy nhiên, do được xây dựng và ban hành từ trước khi có Luật Viễn thông, nên một số thuật ngữ và quy định trong Thông tư liên tịch số 12/2007 hiện không còn phù hợp. Nhằm nâng cao an toàn cho người dân và cảnh quan môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc phát triển theo đúng các quy định của pháp luật, Bộ TTTT đang xây dựng Thông tư liên tịch với Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn việc cấp phép xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, dự kiến Thông tư liên tịch sẽ được ban hành trong năm 2014.



11. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang có chiều hướng tăng về lượng cũng như mức độ nghiêm trọng, chủ yếu là do ảnh hưởng của văn hóa phẩm độc hại, văn hóa mạng, từ các trò game online. Đề nghị Bộ TTTT cần có biện pháp xử lý hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của các em.

Trả lời: Tại công văn số 2487/BTTTT-VP ngày 29/8/2014

Ngày nay, với kỹ thuật và trình độ phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, Internet đã trở thành môi trường cung cấp thông tin không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Các nội dung thông tin được đưa lên mạng đều có tính hai mặt. Một mặt tạo điều kiện giúp chúng ta tiếp cận thông tin nhanh nhạy, đa dạng; mặt khác nó tác động xấu đến sự phát triển xã hội khi thông tin đưa lên mà không được kiểm chứng, dẫn đến thông tin sai lạc, thông tin thất thiệt, các dịch vụ nội dung (game bạo lực, văn hóa phẩm độc hại) không quản lý tốt, đã tác động không nhỏ tới xã hội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực nêu trên, trong thời gian qua, Bộ TTTT đã nỗ lực nghiên cứu và đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động này. Cụ thể:

Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý nội dung thông tin trên mạng, Bộ TTTT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng thay thế Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, trong đó quy định các nội dung cơ bản, mang tính nguyên tắc chung về quản lý nội dung thông tin trên mạng, cụ thể:

1. Tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng.

- Quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với việc đăng tải hoặc sử dụng thông tin trên mạng và các biện pháp tăng cường nhằm bảo vệ người sử dụng Internet, trong đó có quy định đối với người sử dụng dịch vụ mạng xã hội, dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định của Bộ TTTT.

- Quy định nhà cung cấp thông tin qua biên giới cho người sử dụng tại Việt Nam phải có trách nhiệm loại bỏ những thông tin vi phạm điều cấm của Nghị định 72/2013/NĐ-CP.

- Tăng cường công tác quản lý đối với mạng xã hội, theo đó chuyển từ hình thức đăng ký thành hình thức cấp phép trước khi hoạt động.

2. Tăng cường quản lý trò chơi điện tử trên mạng với các giải pháp.

- Mở rộng phạm vi quản lý, đối tượng điều chỉnh với 3 nhóm trò chơi.

- Phân loại trò chơi: Phân loại trò chơi theo độ tuổi, nội dung; phân loại trò chơi theo phương thức cung cấp.

- Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng trong việc quản lý chặt chẽ độ tuổi người chơi và giới hạn giờ chơi.

- Yêu cầu đối với người chơi: Người chơi phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định của Bộ Công an và lựa chọn các trò chơi điện tử trên mạng phù hợp với độ tuổi theo quy định.

- Nâng cấp Hội đồng tư vấn thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi điện tử trên mạng có tính đại diện cao hơn, đạt hiệu quả tốt nhằm bảo đảm kiểm soát tốt nhất nội dung, kịch bản trò chơi trước khi phát hành.

Riêng đối với nội dung, kịch bản của trò chơi điện tử, ngoài việc bảo đảm không vi phạm các điều cấm của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP còn phải đáp ứng các yêu cầu sau: Không có hình ảnh, âm thanh gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn; kích động bạo lực, thú tính; dung tục, khêu gợi, kích thích dâm ô, trụy lạc, vô luân, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử. Không có hình ảnh, âm thanh miêu tả hành động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố; hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán trẻ em và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác. Các yêu cầu khác theo quy định của Bộ TTTT.

Bộ đã ban hành Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng và đang tiếp tục khẩn trương xây dựng các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, trong đó sẽ cụ thể hóa về điều kiện, thủ tục và quy trình cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử và mạng xã hội; Giấy phép cung cấp dịch vụ, Quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi và đăng ký cung cấp trò chơi.

Nhằm tăng cường các biện pháp quản lý điểm kinh doanh Internet, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP đã tách riêng điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng với điểm truy nhập Internet công cộng và có các biện pháp quản lý tương ứng với hai loại hình này. Điều 8 và Điều 9 của Nghị định cũng quy định cụ thể điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng; quyền và nghĩa vụ của chủ điểm truy nhập Internet công cộng.

3. Tăng cường quản lý an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Bên cạnh đó, ngày 13/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thay thế Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, trong đó bổ sung các hành vi vi phạm mà Nghị định số 28/2009/NĐ-CP chưa đề cập đến, đồng thời tăng mức xử phạt nhằm bảo đảm tính răn đe và hiệu quả trong công tác quản lý lĩnh vực này.

12. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Facebook là trang mạng xã hội phổ biến, được nhiều người dùng, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên, tuy nhiên hiện nay trang mạng này xuất hiện một số trang mang tính chất không lành mạnh tự xâm nhập vào nhưng người dùng không thể chặn hoặc xóa kết bạn được, gây phiền hà cho người sử dụng. Đề nghị Bộ TTTT kiểm tra, khắc phục.

Trả lời: Tại công văn số 2487/BTTTT-VP ngày 29/8/2014

Đặc trưng của mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có nhiều tính năng như trò chuyện (qua messenger chat), gửi thư điện tử (e-mail), xem phim ảnh trên Internet, điện thoại trên Internet (voice chat), chia sẻ tập tin (files), nhật ký điện tử (blog), trò chơi (games)… Vì những tính năng tiện lợi đó, mạng xã hội đang trở thành một phần tất yếu trong đời sống xã hội của hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới, thu hút nhiều người tham gia, sử dụng nó như một tiện ích được ưa chuộng nhất, trong đó Facebook đang là mạng xã hội của nước ngoài có đông người sử dụng nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của Facbook lại chưa được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.

Ngày 15/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2013. Theo đó, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP đã quy định điều chỉnh việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới vào Việt Nam.

Hiện nay, Bộ TTTT đang tiến hành xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về hoạt động cung cấp thông tin công cộng qua biên giới của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam, trong đó sẽ quy định cụ thể trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài vào Việt Nam trong việc có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để loại bỏ thông tin sai trái, độc hại vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam.



13. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri phản ảnh tình trạng lừa đảo, quảng cáo rao vặt còn xảy ra tràn lan trên các thuê bao điện thoại di động do việc quản lý chưa được thực hiện chặt chẽ. Đề nghị làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc quản lý SIM điện thoại di động, sim rác, quản lý đầu số, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi sai phạm.

Cử tri các tỉnh Bình Dương, Hải Phòng, Phú Thọ, Thái Bình kiến nghị: Nhiều tin nhắn rác có nội dung không lành mạnh tồn tại phức tạp trên một số mạng điện thoại di động làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc trong nhân dân.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương