KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang2/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 9046/BGTVT-QLXD ngày 25/7/2014

Công tác thiết kế công trình xây dựng đều được thực hiện trên cơ sở danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật được duyệt của dự án. Đối với những dự án có quy mô, tính chất phức tạp và chi phí đầu tư lớn, các Chủ đầu tư đã thuê các đơn vị Tư vấn nước ngoài có uy tín để thực hiện thẩm tra. Ngoài ra, các dự án chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cơ quan thanh, kiểm tra như: Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Xây dựng,… trong quá trình thực hiện.

Công tác đảm bảo an toàn và tổ chức thi công xây dựng công trình hợp lý, đúng tiêu chuẩn luôn được đề cao. Bộ GTVT thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Nhà thầu, các đơn vị Tư vấn giám sát trong ngành GTVT nghiêm túc chấp hành các quy định về thiết kế, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ…, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến bà con, nhân dân trong khu vực, nơi công trình được triển khai, thi công xây dựng.

Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, đối với các đơn vị chưa chấp hành đầy đủ các yêu cầu, tùy theo mức độ vi phạm Bộ GTVT đã xử lý nghiêm bằng các hình thức như: nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo; đình chỉ thi công; yêu cầu đơn vị khắc phục, sửa chữa bằng kinh phí của mình; hạn chế, cấm đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kế, giám sát, thi công xây dựng vi phạm quy định tiếp tục thực hiện các dự án của ngành GTVT…

Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để công trình đạt chất lượng tốt và chi phí xây dựng hợp lý.

7. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị sớm thực hiện chủ trương di dời Ga đường sắt Quy Nhơn ra khỏi nội thành theo Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020, theo đó giai đoạn sau năm 2010 di dời Ga đường sắt Quy Nhơn và tinh thần kết luận của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định ngày 10/02/2012.

Trả lời: Tại công văn số 9963/BGTVT-KHĐT ngày 13/8/2014

Để sớm thực hiện việc di dời ga đường sắt Quy Nhơn khỏi nội thành, Bộ GTVT đã có quyết định số 1361/QĐ-BGTVT ngày 12/6/2012 giao nhiệm vụ cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (TCTĐSVN) tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình “Đường sắt Diêu Trì – Nhơn Bình – Cảng Nhơn Hội” trong đó có nội dung di dời ga Quy Nhơn ra vị trí mới là ga Nhơn Bình. Hiện nay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với nhiệm vụ chủ đầu tư dự án được giao đang triển khai lập dự án theo quy định. Theo đề xuất sơ bộ ban đầu của TCTĐSVN (Báo cáo số 428/BC-ĐS ngày 12/3/2012 của TCTĐSVN) thì vốn đầu tư cho dự án sẽ nghiên cứu theo hướng kết hợp vốn ngân sách Nhà nước và vốn thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng đất thu hồi khi bóc dỡ tuyến đường sắt và khu ga Quy Nhơn hiện nay.

Đặc điểm của các dự án xây dựng công trình giao thông vận tải mà đặc biệt là các dự án về đường sắt là thường cần một lượng vốn rất lớn, quỹ đất lớn, triển khai rất phức tạp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dự án của TCTĐSVN và đơn vị tư vấn, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với tỉnh Bình Định để xác định phương án bố trí nguồn vốn đầu tư cho dự án di dời ga Quy Nhơn ra khỏi nội thành, trong đó có nghiên cứu đến việc khai thác quỹ đất sau khi di dời ga và đóng góp của ngân sách địa phương cho dự án.

8. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị kiểm tra chặt chẽ việc mở rộng Quốc lộ 19 phải đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, tránh tình trạng công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng ngay khi đưa vào sử dụng.

Trả lời: Tại công văn số 9378/BGTVT-CQLXD ngày 01/8/2014

Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn Km17+027- Km50 trên địa phận tỉnh Bình Định và đoạn Km108+00-Km131+300 trên địa phận tỉnh Gia Lai theo hình thức Hợp đồng BOT được Bộ GTVT giao cho Tổng Công ty 36 - Bộ Quốc phòng là Nhà đầu tư (Công ty TNHH BOT 36.71 là Doanh nghiệp dự án). Dự án có tổng chiều dài: 55,726Km; Tiến độ thực hiện dự án từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2015.

Công tác giải phóng mặt bằng được giao cho địa phương làm chủ đầu tư tiểu dự án GPMB, hiện nay đang tiến hành đền bù GPMB, tính đến ngày 30/7/2014 đã bàn giao 37,14Km trên tổng số 55,726Km chiều dài tuyến. Tuy nhiên vẫn còn vướng mắc về công tác di dời các hộ dân và các công trình hạ tầng kỹ thuật, đề nghị địa phương tích cực chỉ đạo các ban ngành giải quyết các thủ tục sớm nhất trong công tác GPMB.

Công tác huy động vốn: Nhà đầu tư đã huy động đủ nguồn vốn (vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng) đáp ứng yêu cầu về nguồn vốn cho dự án.

Hiện nay Nhà đầu tư đang triển khai thực hiện dự án. Cụ thể tính đến ngày 30/7/2014 giá trị xây lắp khoảng 52,30/1.197,158 tỷ (đạt khoảng 4,37%), chậm khoảng 0,13% so với tiến độ theo kế hoạch đề ra (4,24%).

Để đảm bảo chất lượng thi công, tiến độ hoàn thành dự án Bộ GTVT đã chỉ đạo đại diện Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ban QLDA 5) thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Nhà đầu tư dự án tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản lý chất lượng theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định hiện hành của Bộ GTVT. Hàng tuần, hàng tháng Nhà đầu tư, đại diện Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức họp giao ban để đánh giá kiểm điểm tiến độ, chất lượng và đưa ra các giải pháp để xử lý các tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

Nhà đầu tư cam kết thực hiện dự án đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, hoàn thành dự án vào ngày 31/12/2015 (Văn bản số 883/CV-TCT ngày 5/7/2014 của Tổng công ty 36).

Bộ GTVT đề nghị Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ban ngành của Tỉnh xử lý các tồn tại vướng mắc trong công tác GPMB sớm, bàn giao phần mặt bằng còn lại, bàn giao cho Nhà đầu tư để thi công đảm bảo tiến độ chung của dự án.



9. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị bố trí các tuyến đường tránh, đường cứu hộ tại nơi giao nhau giữa đường bộ và đường sắt để tránh những vụ tai nạn có thể xảy ra.

Trả lời: Tại công văn số 9834/BGTVT-KCHT ngày 11/8/2014

Triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 (trước đây là Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ GTVT đang lập kế hoạch và lộ trình thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn, trong đó có nội dung tiếp tục xây dựng hàng rào, đường gom (với khối lượng khoảng 370Km) trên tất cả các tuyến đường sắt quốc gia để gom các đường ngang, đóng các lối đi dân sinh và kết nối giao thông đường bộ trong khu vực nhằm hạn chế thấp nhất các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn có thể xảy ra như kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Thuận.

Kế hoạch triển khai của Bộ GTVT sẽ được gửi đến các địa phương để phối hợp thực hiện, Bộ GTVT đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các cơ quan, chức năng của tỉnh phối hợp với Bộ GTVT nhằm góp phần đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh.

10. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm quy hoạch, mở rộng sân bay Cà Mau, để mở rộng đường bay Cà Mau - Phú Quốc, Cà Mau - Côn Đảo, nhằm khai thác có hiệu quả các điểm du lịch của các địa danh nêu trên.

Trả lời: Tại công văn số 10636/BGTVT-KHĐT ngày 26/8/2014

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn quốc nói chung, của Cà Mau nói riêng, Bộ GTVT đã xây dựng Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009. Trong đó, cảng hàng không Cà Mau có vai trò là một trong 16 cảng hàng không nội địa thuộc mạng cảng hàng không quốc gia.

Trước đây, Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không Cà Mau giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 979/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2006; với quy mô đảm bảo tiếp nhận 200.000 lượt hành khách/năm vào năm 2015, 300.000 lượt hành khách/năm vào năm 2025.

Hiện nay, để việc phát triển Cảng hàng không Cà Mau phù hợp với Quy hoạch phát triển GTVT chung của toàn tỉnh Cà Mau mới được phê duyệt (Quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của UBND tỉnh Cà Mau), Bộ GTVT đã cho lập điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Cà Mau giai đoạn đến năm 2030 và sau năm 2030. Hồ sơ Quy hoạch điều chỉnh đang được lấy ý kiến của các Bộ ngành và các cơ quan liên quan trước khi phê duyệt chính thức. Theo Hồ sơ Quy hoạch điều chỉnh, Cảng hàng không Cà Mau sẽ có quy mô đảm bảo tiếp nhận 300.000 lượt hành khách/năm vào năm 2030, giai đoạn sau năm 2030 sẽ tiếp tục đầu tư để đảm bảo tiếp nhận 500.000 lượt hành khách/năm.

Đối với việc phát triển các đường bay Cà Mau - Phú Quốc, Cà Mau - Côn Đảo, Bộ GTVT sẽ giao cho các cơ quan chức năng phối hợp với các doanh nghiệp vận tải hàng không nghiên cứu tìm hiểu thị trường để mở tuyến vào thời điểm thích hợp.

11. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu, xem xét đầu tư xây dựng mới cầu trên Quốc lộ 34, đoạn qua địa bàn thị trấn Bảo Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, vì cầu bắc qua đoạn cuối của con suối trước khi đổ vào sông Gâm, do cầu quá thấp nên vào mùa mưa lũ, khi nước của sông Gâm lên, cộng với lượng nước lớn từ trong suối đổ ra, gây hiện tượng ngập úng cục bộ, làm ngập hoàn toàn cây cầu trên (thường bị ngập 2 - 3 ngày mỗi đợt), làm cho các phương tiện giao thông không thể lưu thông qua địa bàn.

Trả lời: Tại công văn số 11131/BGTVT-KHĐT ngày 5/8/2014

Cầu Pắc Miầu Km83+250 thuộc địa bàn thị trấn Bảo Lâm chiều dài cầu 23m, bắc qua suối Nà Tro được xây dựng từ năm 1998, cầu dài 23m chỉ nằm trong phần lòng suối, thiết kế kiểu cầu tràn. Cao độ mặt đường hai bên bờ hiện tại cao hơn mặt cầu khoản 2,5 m, hàng năm với những đợt mưa lớn kéo dài nước sông Gâm dâng gây ngập úng toàn bộ cầu thời gian từ 2-3 giờ, có đợt mưa kéo dài, thời gian ngập đến 02 ngày (cơn lũ lịch sử) gây ách tác giao thông.

Hiện tại cầu vẫn đang khai thác bình thường, để đảm bảo an toàn giao thông và không gây ách tắc giao thông trong mùa mưa lũ, việc xây dựng cầu mới là rất cần thiết. Tuy nhiên, các nguồn vốn hiện nay rất khó khăn chưa thể đầu tư trong thời gian tới. Bộ Giao thông vận tải sẽ giao Tổng cục ĐBVN kiểm tra xem xét và đề xuất phương án đầu tư xây dựng cầu mới theo đề nghị của cử tri huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Bộ GTVT mong muốn cử tri chia sẻ khó khăn chung với Bộ GTVT và Chính phủ.

12. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Nhiều cử tri phản ảnh, nút giao thông IC4 (điểm giao nhau giữa đường dẫn cầu Cần Thơ với Quốc lộ 1A và Quốc lộ 61B) do bố trí chưa hợp lý nên thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Đề nghị sớm nghiên cứu, điều chỉnh nút giao thông IC4 cho phù hợp, để việc lưu thông được thuận lợi, hạn chế xảy ra tai nạn giao thông (có thể mở vòng xoay hoặc xây cầu vượt).

Trả lời: Tại công văn số 10712/BGTVT-KCHT ngày 27/8/2014

1. Nút giao IC4 là điểm giao cắt giữa QL1 cũ và đường vào cầu Cần Thơ tại Km2077+772, đã được thiết kế và tổ chức giao thông hợp lý với đầy đủ hệ thống đèn tín hiệu giao thông và biển báo hiệu giao thông. Nút giao IC4 được đưa vào sử dụng từ tháng 4 năm 2010. Theo thống kê, trong năm 2013 và 2014 không có tai nạn giao thông xảy ra tại vị trí nút giao IC4. Như vậy, nút giao IC4 đã được thiết kế hợp lý, đảm bảo thuận lợi và an toàn giao thông.

2. Dự án đầu tư xây dựng công trình đường nối Cần Thơ - Vị Thanh có điểm đầu giao cắt với QL.1 tại Km2078+160, cách nút giao IC4 là 388m. Hiện tại, giai đoạn I với quy mô 2 làn xe đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng từ 19/5/2012. Từ khi nút giao đấu nối với QL.1 tại Km2078+160 được đưa vào sử dụng đã phát sinh một số bất cập trong tổ chức giao thông, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông đi qua nút giao.

Theo báo cáo của Sở GTVT Cần Thơ tại Công văn số 506/BC-SGTVT ngày 27/8/2014, Dự án giai đoạn II theo quy mô hoàn chỉnh 4 làn xe đã được UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt tại Quyết định số 2024/QĐ-UBND ngày 30/7/2014; hiện đang được thẩm định, phê duyệt thiết kế; dự kiến thi công hoàn thành nút giao và đưa vào sử dụng cuối năm 2014.

Để đảm bảo giao thông được thuận lợi và an toàn tại khu vực nút giao IC4 và nút giao đường nối Cần Thơ – Vị Thanh với QL1 tại Km2078+160, Bộ GTVT giao các cơ quan tham mưu thuộc Bộ và Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp, tham gia ý kiến đối với hồ sơ thiết kế nút giao đấu nối với QL1 tại Km2078+160 (giai đoạn II thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình đường nối Cần Thơ – Vị Thanh) do do UBND thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư.

13. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ánh, dự án cụm cảng Liên Chiểu đã có quy hoạch từ nhiều năm nay nhưng chưa triển khai, theo phương án kéo dài đến năm 2050, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong khu vực. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải có phương án sớm triển khai thực hiện và hỗ trợ cho người dân.

Trả lời: Tại công văn số 10824/BGTVT-KHĐT ngày 29/8/2014

Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014, khu bến cảng Liên Chiểu thuộc cảng biển Đà Nẵng được quy hoạch với nội dung cụ thể như sau:

Khu bến Liên Chiểu trước mắt có chức năng chính là chuyên dùng hàng rời, hàng lỏng phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp dịch vụ tại đây. Về lâu dài (sau năm 2020) sẽ từng bước phát triển để đảm nhận vai trò khu bến chính của cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung (nếu có điều kiện), tiếp nhận tàu đến 100.000 tấn, 6.000 đến 8.000 TEU.”

Thực tế tại khu bến cảng Liên Chiểu đã có các bến cảng chuyên dùng hàng rời, hàng lỏng như bến cảng xăng dầu của quân đội, bến cảng xăng dầu của PVOil, bến xi măng Hải Vân... theo quy hoạch. Các bến hiện đều đang hoạt động phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Liên Chiểu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng và của khu vực.

Việc phát triển khu bến tổng hợp Liên Chiểu theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là hết sức phù hợp và cần thiết để đảm bảo không bị dư thừa năng lực cảng tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và của khu vực nói chung, đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp của đất nước, rất mong nhận được sự thống nhất, ủng hộ và chia sẻ của cử tri thành phố Đà Nẵng.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, khi khu bến cảng Liên Chiểu chưa được đầu tư xây dựng, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Đà Nẵng để xây dựng phương án sử dụng đất phù hợp, hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân tại khu vực quy hoạch xây dựng cảng.



14. Cử tri tỉnh Đăk Lắc kiến nghị: Quốc lộ 27, đoạn qua địa phận tỉnh Đắk Lắk dài 88,5km được xây dựng từ năm 1993. Hiện nay, một số đoạn tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, dọc theo tuyến có nhiều trường học, chợ, dân cư đông đúc, mặt đường hẹp... thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Đề nghị quan tâm, đầu tư cải tạo, nâng cấp một số đoạn (cấp bách) để đảm bảo việc đi lại của bà con được an toàn, như cầu Giang Sơn (Km23+912); đoạn từ Km 6 - Km 14+550 (đoạn nối thành phố Buôn Ma Thuật đến thị trấn Cư Knin); đoạn Km47 - Km 48 (đoạn qua thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk); đoạn Km 86+500 - Km 88+500 (đoạn cửa ngõ giáp ranh tỉnh Lâm Đồng và trung tâm xã Krông Nô, huyện Lắk).

Trả lời: Tại công văn số 10748/BGTVT-KHĐT ngày 28/8/2014

Quốc lộ 27 đoạn qua tỉnh Đắk Lắk, theo quy hoạch sẽ được đầu tư với quy mô đạt tiêu chuẩn cấp IV. Tuy nhiên, do nguồn lực của Bộ Giao thông vận tải có hạn nên phải triển khai kêu gọi đầu tư theo phương thức xã hội hóa, đến nay chưa có nhà đầu tư thực sự quan tâm. Trong khi chưa triển khai thực hiện đầu tư được ngay, Bộ Giao thông Vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác bảo trì đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.



15. Cử tri tỉnh Đăk Nông kiến nghị: Đề nghị điều chỉnh thiết kế đoạn đường QL14 qua địa phận thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút (chiều dài khoảng 2,5km) theo hướng: bổ sung thiết kế dải phân cách giữa có trồng cây xanh và bố trí hệ thống điện chiếu sáng nằm ở trên dải phân cách; bổ sung thiết kế xây dựng hệ thống cống thoát nước ngầm,vì đoạn đường này thường xuyên xảy ra ngập nước; bổ sung thiết kế nút giao thông vòng xuyến tại ngã 5 trung tâm thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút, nhằm đảm bảo giao thông khu vực này.

Trả lời: Tại công văn số 8534/BGTVT-CQLXD ngày 15/7/2014

Bộ GTVT đang triển khai đồng loạt các dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên để cơ bản hoàn thành vào năm 2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Để triển khai đồng bộ, đảm bảo tính thống nhất của các dự án, đồng thời đảm bảo tiết kiệm nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với chủ trương của Chính phủ về quy mô mở rộng QL1A đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên (QL14), Bộ GTVT đã thống nhất quy mô đầu tư mở rộng QL14 đối với đoạn thông thường với chiều rộng nền đường Bnền=12m cho 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ; các đoạn qua đô thị với chiều rộng nền đường Bnền=20,5m (quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ), hai bên xây dựng hệ thống thoát nước dọc; chưa đầu tư vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng. Quy mô đầu tư nêu trên đã được Bộ GTVT triển khai đồng bộ trên toàn bộ các dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên.

Bộ GTVT đã hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ khảo sát, thiết kế BVTC và triển khai thi công đối với các gói thầu của tất cả các dự án từ tháng 11/2013, với quy mô nêu trên phù hợp với chủ trương của Chính phủ về đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.

Việc bổ sung thiết kế, xây dựng hệ thống dải phân cách trồng cây xanh, vỉa hè và điện chiếu sáng đối với đoạn tuyến qua trung tâm huyện Cư Jút như đề nghị của cử tri huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông tại thời điểm hiện nay là chưa thực hiện được do làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, không đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án trong năm 2015 theo yêu cầu; làm thay đổi quy mô đầu tư so với chủ trương chung của Chính phủ, làm tăng Tổng mức đầu tư dự án.

Bộ GTVT cũng đã có văn bản số 4728/BGTVT-CQLXD ngày 26/4/2014 gửi UBND tỉnh Đắk Nông để thống nhất chủ trương việc đầu tư hệ thống dải phân cách trồng cây xanh, vỉa hè , điện chiếu sáng,... tại đoạn tuyến qua trung tâm các huyện Cư Jút, Đắk Song - Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Đắk Nông tại thời điểm hiện nay là chưa thực hiện được.

Đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông thông báo tới cử tri trên địa bàn tỉnh để biết và thống nhất với chủ trương đầu tư đường Hồ Chí Minh như nêu trên, đồng thời quan tâm có ý kiến với các ban ngành của Tỉnh xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác GPMB, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai thác, vận chuyển các loại vật liệu chủ yếu phục vụ cho thi công dự án đáp ứng tiến độ yêu cầu.



16. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị quan tâm, sớm có biện pháp giải quyết và thông báo lộ trình cụ thể cho cử tri biết việc đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông song hành với đường sắt (đường gom) trên địa bàn xã Thọ Xuân, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Trả lời: Tại công văn số 9835/BGTVT-KCHT ngày 11/8/2014

Triển khai thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt (nay là Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020); căn cứ Văn bản số 968/TTg-KTN ngày 16/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã thi công và hoàn thành việc xây dựng các đoạn đường gom từ Km1628+480-Km1629+500, Km1633+400-Km1634+500, Km1637+205-Km1639+219 trên địa bàn xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đối với đoạn đường gom từ Km1634+900-Km1636+700 hiện đang thi công dở dang (còn lại khoảng 150m) do công tác GPMB chưa được triển khai nên đang tạm dừng thi công.

Để tiếp tục triển khai việc đầu tư xây dựng hệ thống đường gom nêu trên, Bộ GTVT đang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó đoạn đường gom trên địa bàn xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai dự kiến sẽ thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2016.

Bộ GTVT đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan, chức năng của tỉnh phối hợp với Bộ GTVT trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ góp phần đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh.



17. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị xem xét, sớm có giải pháp triển khai xây dựng các cầu vượt trên tuyến Quốc lộ 1 ở các đoạn ngã tư Amata, vòng xoay Tam Hiệp (thành phố Biên Hòa), nhằm giảm ùn tắc giao thông ở khu vực này.

Trả lời: Tại công văn số 10254/BGTVT-KHĐT ngày 19/8/2014

Để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Amata và nút giao Tam Hiệp trên QL1 đoạn qua thành phố Biên Hòa, giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao hiệu quả đầu tư dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai theo hình thức BOT, Bộ GTVT đã đồng ý bổ sung hạng mục xây dựng nút giao vòng xoay Tam Hiệp và ngã tư Amata trên QL1 vào dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu để đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT.

Các hạng mục cầu vượt tại nút giao Amata và hầm chui tại nút giao Tam Hiệp đã được khởi công vào ngày 04/7/2014. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Nhà đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai, đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án.

18. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Đề nghị Hạt quản lý 717 thuộc Bộ GTVT cần xây dựng nút giao thông tại điểm giao nhau giữa QL.80 và ĐT.853 thuộc địa phận thành phố Sa Đéc, vì thời gian qua có nhiều vụ tai nạn giao thông chết người xảy ra tại đây.

Trả lời: Tại công văn số 10557/BGTVT-KCHT ngày 25/8/2014

Ngày 16/6/2014, Sở GTVT Đồng Tháp chủ trì, phối hợp với Ban ATGT tỉnh Đồng Tháp, UBND thành phố Sa Đéc và Công ty CP ĐT&XD 717 đã tiến hành kiểm tra tình trạng mất ATGT tại nút giao thông trên và thống nhất biện pháp xử lý trước mắt như sau: Lắp đặt đèn cảnh báo giao thông, bổ sung vạch giảm tốc, điều chỉnh, lắp đặt dải phân cách mềm phân làn xe, bổ sung biển báo hiệu đường bộ. Từ khi điều chỉnh đến nay, tình hình trật tự an toàn giao thông tại khu vực trên đã có chuyển biển tích cực, chưa có vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng nào xảy ra tại khu vực trên.



19. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị quan tâm tiếp tục đầu tư nâng cấp các đoạn, tuyến Quốc lộ 25 (từ đèo Tô Na đến thị xã AyunPa), Quốc lộ 19 (từ đèo An Khê đến đèo Mang Yang) và Quốc lộ 14C (kiên cố 80km còn lại) để đảm bảo việc đi lại của nhân dân, phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Trả lời: Tại công văn số 10751/BGTVT-KHĐT ngày 28/8/2014

1. Quốc lộ 25: Đoạn từ đèo Tô Na Km 113 đến thị xã AyunPa Km 123 nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp QL25 đoạn từ Km 21+600 – Km 99+432 và đoạn từ Km 113 – Km 123 đã khởi công từ đầu năm 2010 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án thuộc đối tượng phải tạm thời dừng dãn tiến độ, chỉ thực hiện theo nguồn vốn bố trí trái phiếu Chính phủ giai đoạn năm 2012 - 2015 khoảng 527 tỷ đồng để hoàn thành các đoạn đang thi công dở dang Km 37+775 - Km 43+500, Km 47+125 – Km 58, Km 69 – Km 76 (không kể cầu Tòa Lóa), Km 84 – Km 99+432 và các cầu số 5, cầu Klúi (kể cả 250m đường đầu cầu phía Phú Yên).

Như vậy, đoạn từ đèo Tô Na Km 113 đến thị xã AyunPa Km 123 chưa thể tiếp tục triển khai đầu tư nâng cấp được ngay, Bộ Giao thông vận tải đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác bảo trì đường bộ và đảm bảo an toà̀n giao thông trên tuyến, đồng thời tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư.

2. Quốc lộ 19: Đoạn từ đèo An Khê Km 59 đến thị trấn Mang Yang Km 108, tỉnh Gia Lai dài khoảng 49 km, chưa được đầu tư theo quy mô tiêu chuẩn cấp III (do nhà đầu tư BOT không huy động được nguồn lực để đầu tư). Trong thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục làm việc với các nhà tài trợ để đầu tư bằng nguồn vốn ODA, đồng thời tiếp tục giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác bảo trì đường bộ và đảm bảo an toà̀n giao thông trên tuyến.

3. Quốc lộ 14C: Đoạn qua Gia Lai, dài 98 km, quy mô tiêu chuẩn cấp IV miền núi, đến năm 2010 đã được đầu tư giai đoạn 1 cầu, cống vĩnh cửu và nhựa hóa mặt đường được 18km, còn lại khoảng 80km là đường đất cấp phối sỏi đồi chưa được nhựa hóa. Năm 2013 do nhu cầu cấp thiết, Bộ Giao thông vận tải đã bố trí vốn ngân sách và giao Sở Giao thông vận tải Gia Lai triển khai đầu tư nhựa hóa mặt đường khoảng 22km (các đoạn từ Km 124 - Km 130, Km 152 - Km 162 và đoạn Km 196 - Km 202), phấn đấu hoàn thành vào năm 2015. Các đoạn còn lại dài khoảng 58km, Bộ Giao thông vận tải đang triển khai làm việc với các nhà tài trợ để để đầu tư bằng nguồn vốn ODA.

20. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Trong thời gian qua và hiện nay tiến độ thi công nâng cấp tuyến đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) trên địa bàn tỉnh Gia Lai rất chậm và kéo dài, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân hai bên tuyến đường và an toàn giao thông. Cử tri đề nghị chỉ đạo Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương