KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)


Trả lời: Tại công văn số 3252/VKSTC-V11 ngày 24/9/2014 Về



tải về 6.12 Mb.
trang80/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   76   77   78   79   80   81   82   83   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 3252/VKSTC-V11 ngày 24/9/2014

  • Vchế độ tiền lương, phụ cấp:

Chế độ tiền lương, phụ cấp của ngành đang thực hiện theo quy định chung của Nhà nước. Ngành Kiểm sát đang nghiên cứu xây dựng chế độ tiền lương, phụ cấp phù hợp với đặc thù công việc của ngành và trong mối tương quan về tiền lương với các ngành khác, trình cấp có thẩm quyền.

  • Về chế độ chi đặc thù:

+ Chế độ bồi dưỡng đối với kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự: Ngành Kiểm sát đã cùng với Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với các Bộ, ngành đề nghị nâng mức bồi dưỡng phiên tòa, phiên họp dân sự và đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự. Theo quyết định này mức bồi dưỡng cho kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự đã được nâng lên.

+ Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp: Thực hiện theo mức quy định tại Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2014. Theo đó, mức chi bồi dưỡng đã tăng hơn mức cũ khoảng 1,5 lần.

+ Chế độ trực nghiệp vụ đã lạc hậu, mức chi quá thấp, ngành Kiểm sát đã xây dựng dự thảo văn bản xin ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền đề nghị nâng mức chi. Các chế độ đặc thù khác như chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, kiểm sát viên chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; chế độ đối với cán bộ, kiểm sát viên trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm sát tại nơi giam giữ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đề nghị nhưng chưa được xem xét do Nhà nước đang nghiên cứu tổng thể về cải cách tiền lương.

9. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị sớm nghiên cứu, sửa đổi Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP-BTP ngày 10/8/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự về khiếu nại, tố cáo theo hướng không xem xét, trả lời đối với những khiếu nại trong tố tụng hình sự mà đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, tránh trường hợp công dân do nhận thức pháp luật hạn chế, đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng vẫn làm đơn gửi nhiều nơi, gửi vượt cấp….

Trả lời: Tại công văn số 3247/VKSTC-V8 ngày 24/9/2014

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, VKSND tối cao được giao trách nhiệm chủ trì soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). Dự án BLTTHS (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến trong năm 2015. Đến nay, VKSND tối cao đã hoàn thành Dự thảo 1 BLTTHS (sửa đổi), trong đó sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP-BTP theo hướng làm rõ hơn tính chất “cuối cùng” trong quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.

Trên đây là báo cáo của VKSND tối cao đối với kiến nghị liên quan sửa đổi, bổ sung BLTTHS và sửa đổi Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP-BTP về việc không xem xét, trả lời khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, VKSND tối cao xin được gửi đến Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ để tổng hợp, trả lời cử tri.

10. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao rà soát, đánh giá và xem xét lại Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC – BCA - BQP ngày 07/9/2005 quy định thời hạn Viện kiểm sát xem xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với người đang bị tam giữ là trong thời hạn 12 giờ là rất khó thực hiện, trong khi Bộ luật tố tụng hình sự cho phép 03 ngày.

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao rà soát đánh giá và xem xét lại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trong đó có quy định khi Tòa án và Viện kiểm sát cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ để nghiên cứu đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm thì ưu tiên cho Tòa án nghiên cứu trước, điều đó dẫn đến đơn thuộc thẩm quyền (đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm) của Viện kiểm sát còn tồn nhiều, giải quyết đạt tỷ lệ thấp.

Trả lời: Tại công văn số 3246/VKSTC-V8 ngày 24/9/2014

1. Về thời hạn xem xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với người đang bị tạm giữ



Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, VKSND tối cao được giao trách nhiệm chủ trì soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), theo ý kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2015). Hiện nay, VKSND tối cao đã hoàn thành việc xây dựng dự thảo 1 BLTTHS (sửa đổi) và đang tổ chức triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật, trong đó có nội dung rà soát quy định hiện hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Quá trình soạn thảo, VKSND tối cao đã tổ chức nghiên cứu các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTHS năm 2003 trong đó có Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để hoàn thiện dự án Bộ luật. Về thời hạn phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, dự thảo BLTTHS đã quy định chi tiết cho từng trường hợp để một mặt bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đồng thời bảo đảm thời gian để Viện kiểm sát xem xét các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn.

2. Về quy định chuyển hồ sơ để nghiên cứu đơn đề nghị giám đốc thẩm

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 thì “khi Tòa án và Viện kiểm sát cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ để nghiên cứu đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm thì ưu tiên cho Tòa án nghiên cứu trước”. Quy định này xuất phát từ thực tiễn người có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm có thể cùng lúc gửi đơn đến cả Tòa án và Viện kiểm sát hoặc các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có thể yêu cầu cả Tòa án và Viện kiểm sát xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.

Theo Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự thì những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm có: Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Khi Tòa án và Viện kiểm sát cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án được ưu tiên nghiên cứu trước để phát huy cơ chế giám sát trong chính hệ thống Tòa án theo tinh thần quy định về giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới tại Điều 18 Bộ luật tố tụng dân sự; đồng thời, bảo đảm thuận tiện trong việc chuyển hồ sơ vụ án, vụ việc dân sự. Thông tư trên cũng quy định trong trường hợp hết thời hạn mà Tòa án không kháng nghị, nếu Viện kiểm sát vẫn tiếp tục có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc kháng nghị.

Do vậy, trong trường hợp Viện kiểm sát xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trên cơ sở đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của đương sự mà hồ sơ đã được ưu tiên chuyển cho Tòa án nghiên cứu trước thì Viện kiểm sát sau khi nhận được thông báo của Tòa án đã chuyển hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch này có trách nhiệm thông báo cho người đã gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm biết về việc vụ án đang được Tòa án xem xét. Trong trường hợp này, đơn đề nghị giám đốc thẩm phải coi là đã được xem xét, giải quyết chứ không phải là đơn tồn đọng như kiến nghị đã nêu. Khi hết thời hạn được quy định mà Tòa án không kháng nghị, nếu đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị thì Viện kiểm sát tiếp nhận đơn mới và tiến hành các thủ tục xem xét theo quy định chung.

11. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao sớm trình Quốc hội xem xét, thông qua các dự án luật và các quy định pháp luật phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi) lần này để Hiến pháp sớm đi vào thực tế đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân thực hiện tốt nghĩa vụ “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” của mình, góp phần ổn định và phát triển đất nước.

Trả lời: Tại công văn số 3244/VKSTC-V8 ngày 24/9/2014

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, VKSND tối cao được giao trách nhiệm chủ trì soạn thảo 02 dự án Luật, gồm: Luật tổ chức VKSND (sửa đổi) và Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Dự án Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi) đã được Quốc hội thảo luận cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2014). Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2015). VKSND tối cao xác định việc xây dựng 02 dự án Luật này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành và đang tích cực triển khai nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng các dự án Luật.



12. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Cử tri phản ánh công tác phòng chống tham nhũng còn kém hiệu quả do các ngành tư pháp cũng tham nhũng, nên xử lý các vụ tham nhũng không nghiêm, đề nghị có giải pháp khắc phục.

Trả lời: Tại công văn số 3220/VKSTC-V1B ngày 24/9/2014

Trong thời gian qua, VKSND tối cao đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; thực hiện nghiêm túc các kết luận, chỉ đạo của BCĐTWVPCTN; đã chủ động, tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp thực hiện nghị quyết của Quốc hội; phối hợp chặt chẽ với liên ngành tư pháp TW, Ban Nội chính TW, tỉnh ủy, thành ủy giải quyết nhiều vụ án tham nhũng lớn, phức tạp; kịp thời ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo toàn Ngành thực hiện các biện pháp tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án tham nhũng đặc biệt là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là đối với 53 vụ án và 27 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng phức tạp thuộc diện BCĐTWVPCTN, Ban Nội chính TW, tỉnh ủy, thành ủy theo dõi, chỉ đạo.

Kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng đạt được những kết quả tích cực. Công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, công tác khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng đã có sự chuyển biến tích cực, số vụ án được phát hiện khởi tố ngày càng tăng; chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nhìn chung được đảm bảo; tiến độ giải quyết án tham nhũng được nâng lên; trách nhiệm công tố được thế hiện rõ hơn. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố còn hạn chế; tiến độ giải quyết vụ án về tham nhung còn chậm, nhất là đối với những vụ án tham nhũng lớn; chất lượng điều tra, công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết nhiều vụ án về tham nhũng chưa đạt yêu cầu, việc xử lý một số vụ án tham nhũng còn chưa thật nghiêm minh, một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đó là tội phạm tham nhũng còn xảy ra ngay trong các cơ quan tư pháp (theo báo cáo của Cục điều tra VKSND tối cao, trong kỳ báo cáo Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã thụ lý, điều tra 14 vụ án về tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp, chiếm 43,7% tổng số án do Cơ quan điều tra VKS tối cao thụ lý, giải quyết). Để công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay các cơ quan chức năng cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, các tổ chức đảng, chính quyền đối với công tác PCTN;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về PCTN;

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về PCTN (Đề án thực trạng, giải pháp PCTN, tiêu cực trong hoạt động tư pháp; Đề án cơ chế chính sách để đấu tranh, xử lý có hiệu quả các vụ án tham nhũng, đặc biệt là tội tham ô, hối lộ; Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của BLHS về: gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn…);

- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như: Công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Kê khai minh bạch tài sản, thu nhập...;

- Khẩn trương sửa đổi các quy định của BLHS liên quan đến tội phạm nhũng: bổ sung 1 số hành vi tham nhũng được quy định trong Luật PCTN vào BLHS...hoàn thiện chế định giám định tư pháp phục vụ phòng, chống tham nhũng;

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, khởi tố, điều tra, truy và xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, coi đây là khâu đột phá trong công tác PCTN. Tăng cường công tác giám sát, chống tham nhũng ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, khi đã xảy ra tham nhũng thì phải xử lý nghiêm minh;

Tiếp tục kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban nội chính TW, tỉnh uỷ, thành uỷ, các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng ở TW và địa phương, nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ ĐTV, KSV, Thẩm phán trực tiếp làm công tác xứ lý các vụ án tham nhũng (có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết, tận tuỵ, có năng lực chuyên môn, có dũng khí và bản lĩnh, dám đương đầu với công tác chống tham nhũng...).



NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Cử tri tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng; thực hiện tốt việc tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Trả lời: Tại công văn số 5878/NHNN-VP ngày 14/8/2014

Về ý kiến: Tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng”

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, NHNN luôn quan tâm chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các TCTD, đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Từ cuối năm 2011 đến nay, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đã có những đổi mới mạnh mẽ theo hướng thanh tra, giám sát pháp nhân, kết hợp giữa thanh tra, giám sát tuân thủ với thanh tra, giám sát rủi ro và được chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trung ương đến các địa phương; nội dung thanh tra, giám sát đối với các TCTD tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng và đầu tư tài chính. Qua thanh tra, kiểm tra, NHNN đã phát hiện và chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp với cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm pháp luật của TCTD như cho vay vượt giới hạn an toàn, cho vay không đúng đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích;...

Trong năm 2014, để đảm bảo các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành và chỉ đạo triển khai Kế hoạch thanh tra chuyên ngành ngân hàng năm 2014 đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó đã xác định nhiệm vụ quan trọng là làm rõ chất lượng tín dụng của hệ thống cùng với việc chấp hành các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD.

Cụ thể, trong 06 tháng đầu năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành 469 cuộc thanh tra chuyên ngành. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã đưa ra 4.229 kiến nghị, yêu cầu TCTD khắc phục tồn tại, sai phạm. Căn cứ kết quả thanh tra, NHNN đã ban hành: 04 Quyết định cảnh báo vi phạm, 86 quyết định xử phạt vi phạm hành chính11, 01 Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 500 triệu đồng, 02 Quyết định xử lý sau thanh tra, 01 Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.



Về ý kiến: “Thực hiện tốt việc tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng”

- Về cơ cấu lại hệ thống TCTD:

Tiếp tục bám sát các nội dung nhiệm vụ nêu trong Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đầu năm 2014, NHNN đã ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống các TCTD năm 2014 và quán triệt, chỉ đạo các đơn vị trong Ngành triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, NHNN đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tích cực phối hợp triển khai các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, đồng thời, sớm nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của NHNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD trong năm 2014 và năm 2015. NHNN cũng đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành, địa phương đôn đốc, chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tích cực tái cơ cấu các công ty con, công ty liên kết là TCTD và thực hiện thoái vốn khỏi các TCTD này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại các TCTD, NHNN đã có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ các TCTD tự chấn chỉnh, củng cố hoặc sáp nhập, hợp nhất, đồng thời đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phương án NHNN hoặc NHTM Nhà nước được chỉ định mua lại phần vốn thoái của doanh nghiệp nhà nước tại TCTD theo Nghị quyết 15/NQ-CP.

Có thể khẳng định, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp cơ cấu lại quy định tại Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ theo đúng lộ trình, kế hoạch đặt ra của Đề án. Nếu như năm 2012 việc cơ cấu lại chủ yếu mang tính bắt buộc đối với ngân hàng yếu kém có nguy cơ đổ vỡ thì kể từ năm 2013, việc cơ cấu lại các TCTD đã mang tính chủ động và tự nguyện từ các TCTD. Điều này chứng tỏ các chủ trương, chính sách, biện pháp cơ cấu lại ngân hàng là thực tế, có hiệu quả và các chủ sở hữu TCTD đã có sự thay đổi căn bản về nhận thức theo hướng thừa nhận sự tất yếu khách quan phải cơ cấu lại để vượt qua những hạn chế, yếu kém và tăng cường năng lực cạnh tranh.



- Về xử lý nợ xấu:

Từ đầu năm 2014, NHNN tiếp tục tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xử lý nợ xấu, như: (i) Yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (ii) Triển khai thanh tra, kiểm toán độc lập về chất lượng tín dụng đối với các NHTM theo chuẩn mực phân loại nợ mới để đánh giá chính xác hơn nợ xấu và có giải pháp xử lý phù hợp; (iii) Làm việc trực tiếp và có văn bản chỉ đạo đến từng TCTD yêu cầu xây dựng phương án và kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2014 theo hướng đẩy mạnh xử lý nợ xấu và bán nợ xấu cho VAMC; (iv) Có biện pháp xử lý đối với trường hợp TCTD không tích cực xử lý nợ xấu (như: hạn chế tăng trưởng tín dụng, mở chi nhánh, phòng giao dịch và cung ứng dịch vụ ngân hàng mới).

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, tốc độ tăng nợ xấu có chiều hướng giảm dần12. Mô hình Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) bước đầu phát huy hiệu quả tích cực trong việc kiềm chế và xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, việc xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD vẫn còn nhiều khó khăn do: thiếu nguồn lực tài chính công để hỗ trợ cho việc xử lý nợ xấu; thị trường bất động sản chưa phục hồi, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, tiêu thụ hàng hóa chậm; năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn thấp; cơ chế, chính sách xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập, làm kéo dài thời gian thu hồi nợ, xử lý nợ xấu… Do vậy, để đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu trong thời gian tới, bên cạnh những nỗ lực, cố gắng của hệ thống ngân hàng, cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ và sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các Bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu các TCTD và đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, trong thời gian tới, NHNN sẽ tập trung chỉ đạo triển khai các nội dung sau:

(1)- Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc và giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại, kế hoạch xử lý nợ xấu của các TCTD theo đúng mục tiêu, lộ trình đã đề ra. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát và kiểm toán độc lập về chất lượng tín dụng, nợ xấu theo kế hoạch đề ra. Kiên quyết áp dụng các giải pháp xử lý đối với TCTD cố tình che giấu nợ xấu, không thực hiện nghiêm túc các giải pháp xử lý nợ xấu. Tiếp tục đánh giá, phân loại và nhận diện nhóm các TCTD yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro trên cơ sở số liệu giám sát, kết quả thanh tra và kiểm toán độc lập để có các biện pháp cơ cấu lại phù hợp, kịp thời.

(2)- Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại tài chính của TCTD, tăng quy mô, chất lượng vốn tự có của TCTD và cơ cấu lại hoạt động.

(3)- Xây dựng thể chế hỗ trợ cơ cấu lại, xử lý nợ xấu và hoàn thiện các thiết chế an toàn hoạt động ngân hàng; Tập trung đẩy mạnh phối hợp và triển khai đồng bộ 06 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD” ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg.

(4)- Tiếp tục tập trung xử lý vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong lĩnh vực ngân hàng.

(5)- Phối hợp các Bộ, ngành liên quan đẩy nhanh việc hoàn thiện khung pháp lý về mua, bán, xử lý nợ, tài sản đảm bảo, cơ chế hoạt động của VAMC nhằm đẩy mạnh hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm để VAMC thực sự trở thành công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu.

(6)- VAMC từng bước triển khai phương thức mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Nghiên cứu bổ sung nguồn lực tài chính cho VAMC để thực hiện mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường và triển khai các hoạt động bảo lãnh, đầu tư, hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay hoàn thiện dự án đầu tư có tính khả thi.



2. Cử tri các tỉnh Bình Thuận, Hà Tĩnh kiến nghị: Mô hình QTDND cấp xã hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu vay vốn sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định về tái cấu trúc các tổ chức QTDND thì không cho phép mở rộng địa bàn hoạt động. Đề nghị NHNN Việt Nam sớm cho phép thành lập mới QTDND ở những nơi đủ điều kiện theo quy định nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận vốn tín dụng phát triển sản xuất, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trên địa bàn nông thôn.

Trả lời: Tại công văn số 5877/NHNN-VP ngày 14/8/2014

- Về việc cấp phép thành lập mới Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND):

Ngày 05/12/2013, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Bộ Chính trị về kết quả tổng kết thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất Bộ Chính trị cho phép thành lập mới QTDND trên nguyên tắc bảo đảm an toàn, hiệu quả, tập trung ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn và những nơi có nhu cầu và đủ điều kiện (về cán bộ, công nghệ và tài chính).

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định về QTDND, trong đó có các quy định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ cấp phép thành lập QTDND theo định hướng, giải pháp đã báo cáo Bộ Chính trị. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét cấp phép mới QTDND sau khi Thông tư quy định về QTDND được ban hành.

- Về việc cho phép QTDND được tiếp tục hoạt động trên địa bàn liên xã, phường, thị trấn:

Vừa qua, ở nhiều địa phương, một số QTDND hoạt động với quy mô lớn, trên nhiều địa bàn xã, phường đã vượt quá năng lực quản trị, điều hành của QTDND dẫn đến vi phạm pháp luật, rủi ro cao, mất an toàn hoạt động, một số QTDND đã phải giải thể, phá sản. Do đó, để đảm bảo cho các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả, cùng với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường năng lực quản trị, điều hành của QTDND, việc quản lý chặt chẽ địa bàn hoạt động của QTDND là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu công tác quản lý và thực tiễn quản trị, điều hành của các QTDND hiện nay.



3. Cử tri các tỉnh Cà Mau, Tây Ninh kiến nghị: Cử tri phản ánh, giá trị đồng tiền Việt Nam hiện nay rất thấp so với giá trị đồng tiền của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đề nghị xem xét, có giải pháp kiềm chế lạm phát và nâng cao giá trị đồng tiền Việt Nam, tránh việc bị mất giá, vì hiện nay tiền có mệnh giá 500 đồng rất ít được sử dụng trên thị trường.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   76   77   78   79   80   81   82   83   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương