KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang59/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   55   56   57   58   59   60   61   62   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

Luật thi hành án dân sự được Quốc hội thông qua năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Quá trình triển khai thực hiện, Luật thi hành án dân sự đã góp phần khắc phục được nhiều tồn tại, hạn chế của Pháp lệnh thi hành án dân sự trước đây; kết quả thi hành án về việc và về giá trị luôn đạt cao, góp phẩn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và công dân.

Tuy nhiên, qua tổng kết quá trình triển khai thực hiện Luật cũng cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật thi hành án dân sự năm 2008 cũng đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc, làm cản trở hoặc gây khó khăn cho quá trình tổ chức thi hành án. Nhận thức được điều này, Bộ Tư pháp đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét việc sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án dân sự năm 2008 và đã được Quốc hội đồng ý đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự đã được kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII cho ý kiến và dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII.

Quá trình triển khai xây dựng dự án Luật, Bộ Tư pháp đã tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật, trong đó có các nội dung như cử tri đã phản ánh. Mặt khác, quá trình hoàn thiện dự án Luật, Bộ Tư pháp cũng đã thực hiện việc lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tích cực phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 để trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII xem xét thông qua dự án Luật.

4. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị quan tâm, khắc phục một số bất hợp lý giữa đăng ký kết hôn và đăng ký khai sinh trong Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch để bảo đảm quyền lợi cho trẻ em. Cụ thể như sau:

- Theo Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì đăng ký khai sinh cho trẻ em tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha.

- Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì đăng ký kết hôn có quyền được lựa chọn nơi cư trú của người nam hoặc người nữ, nhưng đăng ký khai sinh cho trẻ em không có quvền lựa chọn nơi cư trú của vợ hoặc chồng. Điều bất hợp lý này phần nào đã ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ em.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

Việc quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh hiện nay được dựa trên cơ sở thực tế là đa số trẻ sơ sinh gắn liền với người mẹ và được sự chăm sóc trực tiếp của người mẹ, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh cho những trường hợp trẻ em là con ngoài giá thú. Bên cạnh quy định xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh theo hướng ưu tiên nơi cư trú của người mẹ, nhằm bảo đảm quyền khai sinh cho trẻ em trong mọi trường hợp, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Thông tư số 01/2008/TT-BTP đã quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi cư trú của người cha hoặc theo nơi sinh sống trên thực tế của trẻ em.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân theo kiến nghị của cử tri, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu và đưa vào dự thảo Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ theo hướng có thể lựa chọn theo nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha, dự thảo Luật đã được Quốc hội khóa XIII cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2014).

5. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét lại một số quy định của pháp luật liên quan đến nhập quốc tịch Việt Nam để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định của Luật Hộ tịch. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì người nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau không cần phải có điều kiện “đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam”:

1. Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

3. Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong khi đó khoản 2 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quốc tịch Việt Nam lại quy định:

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Ọuốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ cư trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp thẻ cư trú”.



Từ các quy định nêu trên đã nảy sinh vướng mắc là theo khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch thì các đối tượng quy định tại khoản này không cần điều kiện về cư trú nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP lại buộc phải có điều kiện về cư trú. Điều này cho thấy giữa Luật và Nghị định của Chính phủ không đồng nhất về điều kiện nhập quốc tịch.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

Khoản 2, Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam quy định “Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Và khoản 1 Điều này quy định “Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam”

Khoản 2, Điều 5 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật quốc tịch Việt Nam quy định “Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú”

Bộ Tư pháp nhận thấy, để được xem xét nhập quốc tịch Việt Nam, người xin nhập quốc tịch phải là người đang thường trú ở Việt Nam. Quy định tại khoản 2, Điều 19, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 và khoản 2, Điều 5, Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 hoàn toàn phù hợp, thống nhất mà không có sự mẫu thuẫn giữa các quy định này.



6. Cử tri các tỉnh Ninh Bình, Lào Cai, Hưng Yên, Tây Ninh thành phố Hà Nội kiến nghị: Trong những năm gần đây, hoạt động lập pháp được nhà nước đặc biệt quan tâm, mỗi năm có gần 20 dự án luật các loại được thông qua, tuy nhiên việc tuyên truyền, PBGDPL còn rất hạn chế. Cử tri kiến nghị nhà nước tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL đến cộng đồng dân cư và từng người dân, để người dân được biết, hiểu và thực thi pháp luật đầy đủ.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thời gian qua số lượng các luật được Quốc hội thông qua là tương đối lớn. Để các luật sau khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, công tác PBGDPL là khâu đầu tiên và có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, như cử tri đã phản ánh, thời gian qua công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL chưa đầy đủ, chưa tương xứng, một số nơi còn xem nhẹ công tác này. Chất lượng, hiệu quả của công tác này chưa đồng đều, có những nơi, công tác này chưa thật sự đi về cơ sở, nội dung PBGDPL chưa sâu, còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Hình thức PBGDPL tuy có nhiều đổi mới song vẫn chưa theo kịp tình hình thực tiễn, nhất là cấp cơ sở. Kinh phí phục vụ công tác này hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở những địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.

Để giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, góp phần tăng cường công tác PBGDPL, nhất là các luật liên quan mật thiết đến đời sống người dân, doanh nghiệp, các luật mới được ban hành để người dân được biết, hiểu và thực thi pháp luật đầy đủ, Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp như: phát huy hơn nữa vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp; chú trọng bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ, cán bộ, công chức tham gia PBGDPL; tích cực nghiên cứu, xem xét, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL có hiệu quả để phù hợp với thực tế; tiếp tục dành nguồn lực tập trung, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm để triển khai thực hiện công tác PBGDPL một cách toàn diện, đồng đều, phù hợp với từng địa bàn và đối tượng cụ thể, đặc biệt là tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án PBGDPL cho các đối tượng, địa bàn cụ thể, nhất là các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật PBGDPL; quan tâm, đầu tư nguồn lực hợp lý phục vụ việc triển khai thực hiện công tác PBGDPL, trong đó có việc bố trí kinh phí phục vụ công tác này; đồng thời, đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác PBGDPL, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền, PBGDPL…

7. Cử tri tỉnh Tiền Giang, An Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm ban hành đầy đủ các văn bản quy định để tổ chức triển khai Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013 vừa qua; nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan thực thi pháp luật thuận tiện trong việc áp dụng và xử lý hành chính với mức phạt nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nhất là đối với các hành vi trộm cắp tài sản (trộm gà, trộm chó, cây kiểng…).

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

Ngày 20/6/2012, Quốc hội ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) và Nghị quyết số 24/2012/QH13 về việc thi hành Luật XLVPHC. Để triển khai thi hành Luật XLVPHC, ngày 05/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1473/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai và Danh mục Nghị định quy định chi tiết Luật XLVPHC. Trên cơ sở đó, tính đến ngày 15/7/2014, Chính phủ đã ban hành 52 nghị định. Hiện tại, còn 02 nghị định chưa được ban hành là Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Đối với hai nghị định này, thời gian dự kiến trình Chính phủ xem xét, ban hành vào tháng 9/2014.

Bên cạnh các nghị định do Chính phủ ban hành, tính đến ngày 15/7/2014, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành 16 thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn các nghị định quy định chi tiết Luật XLVPHC. Trong thời gian tới, sau một thời gian áp dụng Luật XLVPHC, nghị định quy định chi tiết Luật XLVPHC và thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn, qua công tác theo dõi thi hành pháp luật, trong trường hợp cần thiết, các Bộ, cơ quan ngang Bộ sẽ tiếp tục đề xuất trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định đã ban hành và ban hành theo thẩm quyền các thông tư hướng dẫn cần thiết để các văn bản ban hành thật sự có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi.

Như vậy, với sự tập trung, nỗ lực của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ với Bộ Tư pháp, tính đến thời điểm này, nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy định chi tiết Luật XLVPHC về cơ bản đã hoàn thành, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng, thực thi pháp luật.

Riêng đối với hành vi trộm cắp tài sản, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (trộm gà, trộm chó, cây kiểng…), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, tại Điều 15 của Nghị định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác đã quy định rất cụ thể hành vi vi phạm (trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bổ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác) và mức xử phạt cụ thể đối với từng hành vi. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt cần căn cứ vào Nghị định số 167/2013/NĐ-CP để xử phạt đối với các hành vi trộm cắp tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

8. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ xem xét sửa đổi quy định về các tổ chức thực hiện chức năng trợ giúp pháp lý theo hướng là cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo sự công bằng giữa các tổ chức có cùng chức năng, nhiệm vụ; sớm ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát trang phục của Trợ giúp viên pháp lý.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

a) Về việc nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ xem xét sửa đổi quy định về các tổ chức thực hiện chức năng trợ giúp pháp lý theo hướng là cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo sự công bằng giữa các tổ chức có cùng chức năng, nhiệm vụ.

Theo quy định tại Điều 13 Luật trợ giúp pháp lý thì các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (là tổ chức hành nghề luật sư và tổ chức tư vấn pháp luật). Về bản chất các tổ chức này chỉ thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Do đó, Bộ Tư pháp nhận thấy việc sửa đổi các quy định về tổ chức thực hiện chức năng trợ giúp pháp lý theo hướng là cơ quan quản lý nhà nước là không thực sự cần thiết.



b) Về việc sớm ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát trang phục của Trợ giúp viên pháp lý.

Ngày 08/5/2014, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 58/2014/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát trang phục Trợ giúp viên pháp lý, Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đang chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu trang phục, việc quản lý, sử dụng trang phục của Trợ giúp viên pháp lý trên cơ sở ý kiến tư vấn thẩm định để ban hành trong thời gian tới.



9. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Tại các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp đều có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật (bao gồm công tác xây dựng VBQPPL) như tại Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được thay thế bằng Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014). Tuy nhiên, trong các luật về ban hành VBQPPL đều chưa có quy định về các nhiệm vụ trên. Đề nghị bổ sung các quy định cụ thể về nội dung quản lý nhà nước về công tác xây dựng VBQPPL trong các đạo luật về ban hành VBQPPL.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

Đúng như cử tri nêu, trên cơ sở Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2013/NĐ-CP quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp trong lĩnh vực xây dựng pháp luật đã được quy định khá cụ thể.

Đối với Luật ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, đây là các luật mang tính chất chuyên ngành, có phạm vi điều chỉnh là hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL, trong đó quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL; trách nhiệm của các có quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng VBQPPL, bao gồm cả trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc giúp Chính phủ, trách nhiệm của cơ quan tư pháp địa phương trong việc giúp HĐND, UBND cùng cấp trong công tác xây dựng pháp luật... Do đó, để tránh trùng lặp, chồng chéo, trong các Luật ban hành VBQPPL từ trước đến nay đều không đặt ra vấn đề có quy định riêng về quản lý nhà nước trong xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Luật ban hành VBQPPL (hợp nhất), Bộ Tư pháp sẽ rà soát kỹ các quy định có liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng pháp luật để đề xuất bổ sung vào dự án Luật một cách phù hợp.

10. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có phương án bổ sung biên chế, thành lập bộ phận chuyên trách về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL ở Sở Tư pháp, sớm ban hành các chế độ, chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL tại các cơ quan tư pháp hoặc cán bộ pháp chế chuyên trách, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ yên tâm công tác. Đồng thời có văn bản quy định về kinh phí hỗ trợ hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản QPPL để công tác này được tiến hành có chất lượng và hiệu quả.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

a) Về việc bổ sung biên chế, thành lập bộ phận chuyên trách về rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL ở Sở Tư pháp:

Bộ Tư pháp nhận thấy, nhiệm vụ rà soát, hệ thống hoá VBQPPL là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Sở Tư pháp. Căn cứ Luật ban hành VBQPPL, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 về rà soát, hệ thống hoá VBQPPL, trong đó đặt ra những yêu cầu, nội dung nhiệm vụ mới đối với công tác rà soát, hệ thống hoá VBQPPL nói chung và của Sở Tư pháp nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới được giao, việc kiện toàn tổ chức, biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ là hết sức cần thiết.



Về vấn đề tổ chức, theo Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và công tác tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã, bao gồm Thanh tra, Văn phòng Sở và các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm quản lý của công tác tư pháp cụ thể của địa phương, Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể tên gọi và số lượng các phòng nghiệp vụ để bao quát các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở, nhưng số lượng các phòng nghiệp vụ không quá 05 đối với các tỉnh, không quá 07 đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, qua theo dõi, các địa phương đã giao nhiệm vụ rà soát, hệ thống hoá văn bản cho Phòng Kiểm tra VBQPPL hoặc Phòng Xây dựng văn bản của Sở Tư pháp. Việc phân công nhiệm vụ nêu trên cơ bản là hợp lý trong điều kiện thực hiện quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (số lượng các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở là 27 lĩnh vực công tác pháp luât và tư pháp), bảo đảm được thuận lợi trong tổ chức công việc, tạo sự liên kết, hỗ trợ giữa mảng việc xây dựng, kiểm tra và rà soát, hệ thống hoá VBQPPL.



Về vấn đề biên chế, biên chế và quyết định biên chế đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức trên cơ sở Luật cán bộ, công chức. Theo đó, việc quyết định biên chế được thực hiện trên cơ sở các căn cứ về vị trí việc làm, quy mô, khối lượng công việc tại địa phương… và theo đề xuất cụ thể của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, đề nghị các địa phương cần chủ động rà soát lại khối lượng công việc, tình hình đội ngũ cán bộ hiện có để có đề xuất về việc bổ sung biên chế.

Mặt khác, Bộ Tư pháp cũng đã, đang và sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ trong việc tham mưu, trình Chính phủ quyết định phương án biên chế theo quy định của pháp luật để bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.



b) Về việc sớm ban hành chế độ đặc thù cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hoá văn bản QPPL tại các cơ quan tư pháp hoặc cán bộ pháp chế chuyên trách, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ này yên tâm công tác:

Trong thời gian qua, việc nghiên cứu, xây dựng các chế độ, chính sách đặc thù đối với cán bộ của ngành Tư pháp nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hoá văn bản QPPL tại các cơ quan tư pháp hoặc cán bộ pháp chế chuyên trách luôn được quan tâm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ yên tâm công tác. Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, thì người làm công tác pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chế độ ưu đãi nghề đối với cán bộ làm công tác pháp chế.

Tuy nhiên, theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa IX về một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020, vấn đề về chính sách tiền lương sẽ được nghiên cứu, xây dựng trong tổng thể chung. Và trong thời gian Trung ương chưa thông qua Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp nói chung thì sẽ “không bổ sung các loại phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm, đặc thù theo ngành, nghề”, trong đó có chế độ ưu đãi theo nghề đối với cán bộ làm công tác pháp chế.

Do vậy, hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa thể ban hành các quy định về quy định chế độ đặc thù cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hoá văn bản QPPL tại các cơ quan tư pháp hoặc cán bộ pháp chế chuyên trách. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tích cực phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục đề xuất quy định về phụ cấp ưu đãi nghề cho các công chức, viên chức ngành Tư pháp, trong đó có công chức làm nhiệm vụ xây dựng, kiểm tra VBQPPL.



c) Về việc có văn bản quy định về kinh phí hỗ trợ hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản QPPL để công tác này được tiến hành có chất lượng, hiệu quả:

Để bảo đảm điều kiện triển khai công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá VBQPPL, căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý VBQPPL, Bộ Tư pháp đã phối hợp cùng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá VBQPPL.

Thông tư số 122/2011/TTLT-BTC-BTP cũng quy định: căn cứ khả năng ngân sách, tình hình thực tế địa phương và tính chất mỗi hoạt động kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể mức chi đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản tại địa phương; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào dự toán ngân sách được giao quy định cụ thể mức chi của cơ quan, đơn vị trực thuộc nhưng không được vượt quá mức chi tối đa quy định hoặc khung mức chi quy định tại Thông tư liên tịch này.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tư pháp trả lời 37 kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIII (28 kiến nghị do Ban Dân nguyện - Ủy ban thường vụ Quốc hội chuyển; 09 kiến nghị do Văn phòng Chính phủ chuyển) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, xin kính gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Dân nguyện - Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, trả lời cử tri



11. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ ban hành quy định hướng dẫn việc quản lý và sử dụng cộng tác viên kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa VBQPPL để hướng dẫn cụ thể, thống nhất việc xây dựng và sử dụng Cộng tác viên trên cả nước.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   55   56   57   58   59   60   61   62   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương