KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang58/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 2074/BXD-VLXD ngày 29/8/2014

Vật liệu xây không nung (VLXKN) có nhiều loại: Gạch bê tông khí chưng áp (AAC), gạch từ bê tông bọt, gạch xi măng - cốt liệu, gạch khác (đá chẻ, gạch đá ong, vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp, gạch silicát...). Trong đó chỉ có hai loại là gạch bê tông khí chưng áp và gạch từ bê tông bợt (hai loại này là gạch nhẹ) có giá thành cao hơn gạch nung.

Hiện tại các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng không cấm việc sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ lò nung tuynel, lò hoffman không sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Tùy theo điều kiện cụ thể, các địa phương có thể xây dựng lộ trình giảm dần việc sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ lò nung tuynel, lò hoffman không sử dụng nhiên liệu hoá thạch hoặc không cho phép đầu tư mới các nhà máy sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ trên. Thời gian tới, UBND tỉnh Tây Ninh cần xây dựng lộ trình chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến và lò vòng sử dụng nhiên liệu hoá thạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 về việc tăng cường sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung đồng thời tổ chức triển khai các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về phát triển VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất nung.

Việc sử dụng VLXKN vào trong các công trình xây dựng hiện nay đã đầy đủ các điều kiện về pháp lý như tiêu chuẩn cho các loại sản phẩm VLXKN; hướng dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu cho khối xây sử dụng VLXKN nhẹ; định mức kinh tế cho khối xây khi sử dụng VLXKN...



35. Cử tri tỉnh Tây Ninh và TP Hà Nội kiến nghị:

Trả lời: Tại công văn số

36. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Đề nghị có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cho huyện Phú Quốc trở thành đô thị loại II, đế Phú Quốc sớm là đặc khu vực hành chính kinh tế của cả nước.

Trả lời: Tại công văn số 2093/BXD-PTĐT ngày 29/8/2014

Phát triển huyện đảo Phú Quốc trở thành một đặc khu hành chính kinh tế đã được Bộ Chính trị chỉ đạo tại Kết Luận số 81-KL/TW ngày 31/12/2013. Trong thời gian qua Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm đến việc xây dựng một hành lang pháp lý để thúc đẩy sự phát triển, thu hút nguồn đầu tư để phát triển đô thị, đó là Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 về việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Theo đó, các cơ chế chính sách đặc thù tập trung vào ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, xuất nhập cảnh, cư trú đi lại, lựa chọn tư vấn lập quy hoạch, đầu tư các công trình trọng điểm trên đảo Phú Quốc, sử dụng vốn đầu tư vào các công trình trọng điểm. Đây sẽ là một thuận lợi và cơ hội để Phú Quốc có những bước tiến trong đầu tư và phát triển.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang có Tờ trình số 184/TTr-UBND ngày 26/12/2013 về việc thẩm định Đề án đề nghị công nhận huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là đô thị loại II và Đề án gửi kèm theo. Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội đồng thẩm định Đề án đề nghị công nhận huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là đô thị loại II và có Tờ trình số 73/TTr-BXD ngày 28/8/2014 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và ban hành quyết định đô thị II đối với huyện đảo Phú Quốc.

Tuy nhiên đế hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí của huyện đảo Phú Quốc cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội đô thị để xứng tầm với đô thị loại II, là thành phố trực thuộc tỉnh. Để được như vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang căn cứ trên quy hoạch chung đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 về Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 chỉ đạo xây dựng Chương trình phát triển đô thị nhằm xác định rõ lộ trình, danh mục và kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tập trung đầu tư vào các dự án ưu tiên, công trình đầu mối và hạ tầng kỹ thuật khung làm cơ sở phát triển hệ thống đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, đồng thời xác định rõ các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị. Xác định khu vực phát triển đô thị để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư trước mắt làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư và phát triển hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại II phù hợp định hướng quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.



37. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị có kế hoạch cụ thể về đầu tư nâng cấp các đô thị, làm cơ sở để bố trí vốn thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 2066/BXD-PTĐT ngày 29/8/2014

Trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đánh giá nhu cầu nâng cấp đô thị trên toàn quốc để xây dựng một kế hoạch chiến lược đầu tư nâng cấp đô thị giai đoạn 2009-2020 cho các đô thị từ loại IV trở lên trên toàn quốc (gồm 95 thành phố/thị xã). Ngày 08/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn 2009-2020 tại Quyết định số 758/QĐ-TTg (gọi tắt là Chương trình 758). Theo đó, tổng nhu cầu vốn để thực hiện ước khoảng 175.000 tỷ đồng (11 tỷ USD); nguồn vốn để thực hiện Chương trình sẽ gồm: nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn vốn huy động trong nước và quốc tế khác.

Thực hiện Chương trình 758, từ 2009 đến nay, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành vận động các Nhà tài trợ đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), một số nhà tài trợ song phương quốc tế triển khai thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp cho các đô thị. Nhiều dự án đã được triển khai, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như cải thiện điều kiện sống tại các khu nghèo đô thị, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội, cải thiện điều kiện ở v.v... Hiện nay, Bộ Xây dựng đang trực tiếp triển khai nhiệm vụ điều phối đối với các dự án do WB tài trợ: Dự án “Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long” triển khai tại 6 thành phố Cần Thơ, Cà Mau, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Rạch Giá và Trà Vinh với tổng vốn tài trợ là 292 triệu USD và Dự án “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc” triển khai tại 7 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái với tổng vốn tài trợ là 250 triệu USD. Nhìn chung, các dự án đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chât lượng cuộc sống, giảm chênh lệch khoảng cách giàu, nghèo cho người dân đô thị, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Để tổ chức thực hiện phát triển hệ thống đô thị đồng bộ theo quy hoạch và kế hoạch, Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012. Theo đó, nhiệm vụ nâng câp đô thị là một nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triên đô thị quôc gia, được đặt trong tổng thể kế hoạch phát triển đô thị của từng tỉnh.

Trong khuôn khổ “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc”, tỉnh Tuyên Quang đã được bố trí 40,142 triệu USD trong đó vốn ODA là 31,99 triệu USD; vốn đối ứng là 8,152 triệu USD để thực hiện việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho thành phố Tuyên Quang.

Do đặc thù lịch sử phát triển của hệ thống đô thị của nước ta nên nhu cầu đầu tư xây dựng nâng cấp đô thị là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn vay ưu đãi ODA đang ngày càng hạn chế nên việc chủ động xây dựng kế hoạch nâng cấp đô thị có nhiều khó khăn. Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư số 1809/BXD-PTĐT ngày 16/10/2012; văn bản số 453/BXD-HTQT ngày 18/3/2014; văn bản số 935/BXD-HTQT ngày 12/5/2014 rà soát và tổng họp nhu cầu đầu tư tại một số đô thị theo các vùng, chủ động phối hợp làm việc với các nhà tài trợ để tiếp tục xem xét hỗ trợ chương trình. Đồng thời, Bộ Xây dựng đang tích cực phối hợp với các bên liên quan nghiên cứu cải tiến mô hình đầu tư và quản lý, áp dụng các phương pháp tiếp cận mới để có thể huy động các nguồn lực khác trong việc triển khai các dự án thuộc lĩnh vực đô thị. Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo các địa phương nghiên cứu xây dựng Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và Chương trình phát triển đô thị của từng đô thị, căn cứ các định hướng phát trien và nguồn lực để xác định các chương trình, kế hoạch ưu tiên đầu tư nâng cấp và phát triển cho từng đô thị phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Trong thời gian tới đây, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các điạ phương để tổ chức triên khai có hiệu quả Chương trình phát triển đô thị quốc gia và Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia.



38. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị xem xét điều chỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ “hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở”. Cụ thể như sau: Xem xét điều chỉnh hướng dẫn thực hiện đảm bảo linh hoạt và thuận lợi cho các đối tượng đã được Hội đồng thẩm định là đúng đối tượng của chính sách nhưng khi thực hiện nếu làm nhà mới yêu cầu phải phá nhà cũ là không hợp lỷ, việc hỗ trợ sửa nhà yêu cầu phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà trong khi kinh phỉ hỗ trợ 20 triệu đồng là khó thực hiện, nên quy định tùy nhu cầu cổ thế thay mái hoặc sửa chữa khung hoặc tường nhà.

Việc quy định mức hỗ trợ để xây nhà mới là 40 triệu đồng/hộ và mức hỗ trợ sửa chữa là 20 triệu đồng/hộ là chưa phù hợp, đề nghị mức hô trợ tính theo từng đối tượng người có công.

Trả lời: Tại công văn số 2093/BXD-QLN ngày 21/8/2014

Ngày 26/4/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, với mục tiêu thực hiện hỗ trợ cho những hộ gia đình người có công với cách mạng đang thực sự có khó khăn về nhà ở, để họ có điều kiện xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, cải thiện điều kiện sống cho bản thân và gia đình. Vì vậy, chỉ những người có công đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng cần phải xây dựng lại nhà ở hoặc phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà, mới thuộc đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Những đối tượng không phải phá dỡ để xây mới nhà ở hoặc chỉ sửa chữa nhỏ (không thay mới mái nhà) thì không thuộc diện được hỗ trợ. Do số lượng người có công của cả nước là rất lớn, nên nếu linh hoạt chính sách hỗ trợ như kiến nghị của cử tri sẽ dễ dẫn đến người không ở nhà tạm hoặc nhà không bị hư hỏng nặng, chỉ phải sửa chữa nhỏ cũng được hỗ trợ, sẽ gây áp lực lớn cho ngân sách Nhà nước.

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, cũng như các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo ở khu vực nông thôn, khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai trong thời gian vừa qua, được thiết kế theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ và tham gia đóng góp của bản thân hộ gia đình. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với trường hợp phải phá dỡ nhà ở để xây mới là 40 triệu đồng/hộ, đối với trường họp sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà là 20 triệu đồng/hộ, ngoài ra tùy theo điều kiện các địa phương có thể hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương và tham gia đóng góp của gia đình người có công. Mức hỗ trợ nêu trên được đánh giá là phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và bảo đảm xây dựng được một căn nhà có diện tích tối thiểu là 30m2, 3 cứng (nền cứng, khung-tường cứng, mái cứng), cũng như sửa chữa khung tường và thay mới mái nhà. Qua báo cáo của các địa phương và kiểm tra thực tế, đến nay đã có 30.000 hộ người có công đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phần lớn số hộ có mức đầu tư thực tế cao hơn mức được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, thế hiện sự tham gia tích cực của cộng đồng và bản thân hộ gia đình người có công để nâng cao chất lượng nhà ở của mình, không quá phụ thuộc vào hỗ trợ của Nhà nước. Mặt khác, Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/ỌĐ- TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ là hỗ trợ trực tiếp vào xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, không phân biệt công lao của từng đối tượng người có công, vì vậy mức hỗ trợ cũng không căn cứ vào công lao của từng đối tượng người có công.

39. Cử tri tỉnh Tây Ninh và TP Hà Nội kiến nghị: Tại Khoản 3, Điều 11 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chỉ xử phạt hành chính và để công trình sai phép được tồn tại là chưa phù hợp, tạo tiền lệ xấu cho những trường hợp vỉ phạm về sau, gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, ban hành các quy định về chế tài xử phạt đổi với các chủ thể có liên quan đến những dự án, công trình xây dựng cơ bản khi có sai sót.

Trả lời: Tại công văn số 2072/BXD-Ttra ngày 29/8/2014

Ngày 10/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (viết tắt là Nghị định số 121/2013/NĐ-CP), thay thế Nghị định số 23/2009/NĐ-CP. Trong đó, ngoài việc sửa đổi, bổ sung và quy định chi tiết các hành vi vi phạm, đồng thời tăng nặng mức tiền xử phạt để có tác dụng phòng ngừa, răn đe các trường hợp vi phạm pháp luật, tăng cường quản lý trật tự xây dựng đô thị, tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP còn có điểm mới so với Nghị định số 23/2009/NĐ-CP trong việc quy định về xử lý vi phạm đối với một số trường họp thi công xây dựng công trình sai phép, không phép, cụ thể là:



Tại Khoản 9, Điều 13 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định: “Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không cỏ tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chỉnh, còn bị buộc nộp lại số lợi bẩt hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đi với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng. ”

Quy định mới này nhằm để xử lý một số trường hợp xây dựng sai phép, không phép, sau khi hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng mới bị phát hiện, trong trường hợp nếu buộc phá dỡ thì cũng gây lãng phí lớn cho xã hội, có những trường họp kéo dài nhiều năm nhưng cũng chưa xử lý được triệt để. Ví dụ tại Thành phố Hà Nội, khu vực Tứ Liên, Bãi rác Thành Công, có hàng trăm hộ dân xây nhà kiên cố từ 2-3 tầng, không có giấy phép, nhưng chính quyền địa phương không thực hiện cưỡng chế phá dỡ được. Các công trình áp dụng quy định này phải đảm bảo không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp, chứ quy định mới này không áp dụng đối với tất cả các công trình xây dựng sai phép, không phép.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, ngày 12/02/2014, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BXD hướng dẫn một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP

Trên thực tế, Thông tư số 02/2014/TT-BXD không quy định thêm hoặc quy định khác so với Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về các trường hợp xây dựng sai phép, không phép được nộp tiền phạt và không bị cưỡng chế phá dỡ đã được quy định tại Khoản 9, Điều 13 Nghị định này.

Tuy nhiên, sau khi Thông tư số 02/2014/TT-BXD được ban hành, đã có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có ý kiến không đồng tình với quy định phạt tiền và “cho tồn tại” đối với những trường hợp xây dựng sai phép, không phép quy định tại Khoản 9, Điều 13 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể tại Điều 8, Điều 11 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD, quan ngại việc thực hiện những quy định này có thể làm gia tăng các trường hợp vi phạm, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Với trách nhiệm là cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định số 121/2013/NĐ- CP và là cơ quan ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BXD, Bộ Xây dựng trân trọng lắng nghe và tập hợp các ý kiến phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội, người dân, đồng thời tích cực phối hợp với các bộ, ngành hữu quan rà soát lại các quy định có liên quan tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và Thông tư số 02/2014/TT-BXD để báo cáo, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP theo hướng: những công trình xây dựng sai phép, không phép mà đã hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng trước ngày Nghị định số 121/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, nhưng đến nay cơ quan có thẩm quyền mới phát hiện hành vi vi phạm thì xem xét áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đồng thời với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp và cho không bị cưỡng chế phá dỡ nếu đáp ứng được các điều kiện bắt buộc theo quy định. Các điều kiện này là: không vi phạm chỉ giới xây dựng; không gây ảnh hưởng các công trình lân cận hoặc đã hoàn thành việc khắc phục các ảnh hưởng do công trình xây dựng gây ra; xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp, không có tranh chấp; công trình được xây dựng trên đất phù họp với chức năng sử dụng đất theo đồ án quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chiều cao công trình xây dựng không vượt quá chiều cao tối đa cho phép theo quy hoạch được duyệt.

Hiện nay, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 13 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP đang được Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành theo quy định. Đồng thời, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các quy định để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình xây dựng các nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng 2014.

BỘ TƯ PHÁP
1. Cử tri các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Trị, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Nhà nước tăng cường công tác tuyên truyền nội dung Hiến pháp 2013 mới được thông qua, in ấn gửi đến tận thôn bản, khối phố cho nhân dân đọc và tìm hiểu.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

Sau khi Hiến pháp được thông qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao xây dựng tài liệu tuyên truyền về Hiến pháp; tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc giới thiệu, phổ biến về nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cho báo cáo viên, tuyên truyền viên các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh. Ở các Bộ, cơ quan, địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu, tập huấn về nội dung của Hiến pháp trong ngành, địa phương mình được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức như: (i) Đăng tải toàn văn Hiến pháp và các văn bản, tài liệu triển khai thi hành Hiến pháp trên Cổng thông tin điện tử, báo, tạp chí; (ii) Mở chuyên trang, chuyên mục về Hiến pháp và triển khai thi hành Hiến pháp hoặc chương trình, phóng sự giới thiệu về nội dung Hiến pháp; (iii) Tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến, giới thiệu tập huấn về nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp (bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc truyền hình phát thanh trực tiếp) với quy mô và đối tượng khác nhau... (iv) Tổ chức các hội thảo, tọa đàm để nghiên cứu, bình luận về nội dung Hiến pháp, tạo cách hiểu thống nhất về các quy định của Hiến pháp...

Đối với việc in và phát tài liệu tuyên truyền về Hiến pháp, trên cơ sở tài liệu tuyên truyền về Hiến pháp do Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương soạn thảo, Bộ Tư pháp đã tổ chức in và phát hành đến các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương in nối bản, cấp phát cho Bộ, ngành, địa phương mình. Hiện nay, ở nhiều địa phương tài liệu tuyên truyền Hiến pháp đã được cung cấp rộng rãi đến cán bộ, người dân...

Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp, pháp luật nhằm nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật, góp phần đưa Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục triển khai một số hoạt động như: tổ chức tập huấn chuyên sâu về nội dung của Hiến pháp cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, cán bộ pháp chế các Bộ, ngành ở Trung ương; tổ chức rà soát, biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp và pháp luật; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội với nội dung và hình thức phù hợp gắn với việc tổ chức Ngày pháp luật năm 2014, phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên phạm vi toàn quốc...



2. Cử tri các tỉnh/thành phố An Giang, Bến Tre, Bình Định, Điện Biên, Hải Dương, Long An, Phú Thọ, Quảng Nam, Tây Ninh, Tiền Giang, Ninh Thuận, Hải Phòng, Hồ Chí Minh kiến nghị:

Về sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự:

- Hiện nay, tội phạm lợi dụng pháp luật để gây án ngày càng nhiều, nhất là tội phạm trộm cắp. Đề nghị hạ mức vi phạm từ 2 triệu xuống 1 triệu (hoặc 500.000 đồng) là bị xử lý hình sự đối với đối tượng vi phạm;

- Xem xét giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ đủ 18 tuổi xuống còn đủ 16 tuổi) của người chưa thành niên để xử lý nghiêm các đối tượng phạm tội vị thành niên với mức hình phạt như quy định đối với người đã thành niên nhằm hạn chế tình trạng “trẻ hóa” các đối tượng phạm tội như hiện nay, đảm bảo trật tự an ninh xã hội;

- Xem xét sửa đổi theo hướng giảm khoảng cách trong khung hình phạt, vì Bộ luật Hình sự quy định khung hình phạt rộng, dễ dẫn đến thiếu khách quan trong công tác xét xử;

- Có quy định chi tiết và cụ thể về số lượng hàng cấm làm định lượng cấu thành tội phạm, định khung tăng nặng đối với tội phạm liên quan đến hàng cấm;

- Đề nghị rà soát tổng thể lại các quy định của Bộ luật Hình sự, trong đó cần giải thích cụ thể, rõ ràng một số thuật ngữ pháp lý các quy định trong cấu thành của một số tội phạm, cụ thể hóa về các định lượng, như: “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “hàng phạm pháp có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”, “thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”, “số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”, “gây thiệt hại rất lớn”…. được quy định tại các Điều: 86, 87, 120, 123, 127, 131, 151, 154, 155, 173… để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất;

- Xem xét, sửa đổi một số quy định đối với người chưa thành niên phạm tội (Chương X, Bộ luật Hình sự) sao cho có tính phòng ngừa hiệu quả hơn; như tăng khung hình phạt đối với tội phạm vị thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, dã man, côn đồ hung hãn lên 30 năm tù giam;

- Tăng mức hình phạt đối với các nhóm tội liên quan tới chức vụ, nhóm tội về lừa đảo, trộm cắp tài sản, phá hoại môi trường, tài nguyên rừng và các hành vi vi phạm pháp luật;

- Tăng mức hình phạt đối với tội buôn bán phụ nữ, trẻ em;

- Tăng mức hình phạt đối với hành vi dùng axít để giải quyết mâu thuẫn;

- Đối với tội xâm phạm tài sản của nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của nhà nước để xác định đúng tội danh cần có hướng dẫn như thế nào là tham ô, như thế nào là lạm dụng, lừa đảo đối với đơn vị kinh tế là cổ phần;

- Đối với những tội phạm xâm phạm sở hữu có định lượng bằng tiền để xác định khung hình phạt do quy định này đã lâu, tiền bị trượt giá qua từng năm nhưng sau nhiều năm vẫn áp dụng quy định này để xử lý là không còn phù hợp. Đề nghị xem xét, sửa đổi. Ví dụ quy định tại khoản 4 các tội trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên có khung hình phạt từ 12 năm tù đến 20 năm tù hoặc chung thân, trong khi đó nếu 500 triệu ở thời điểm hiện nay là không lớn so với những năm trước đây;

- Điều 187, 189 tội phạm về môi trường chỉ quy định đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì cấu thành tội phạm mà không quy định đối với người đã bị kết án về một trong các tội này là chưa phù hợp;…

- Xử lý các tội phạm về tham nhũng căn cứ theo giá trị tài sản tham nhũng. Cụ thể: người tham nhũng từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ bị xử phạt tử hình, thu hồi tài sản do tham nhũng mà có; đối với người tham nhũng dưới 1 tỷ đồng thì tùy mức độ mà áp dụng hình phạt tù tương xứng…

Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Tình trạng vi phạm pháp luật, côn đồ chống người thi hành công vụ, đặc biệt là ở đối tượng vị thành niên chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ, tính chất vi phạm, nhưng khung hình phạt còn thấp, chế tài chưa đủ sức răn đe. Đề nghị có những biện pháp chỉ đạo xử lý kiên quyết, có khung hình phạt cao hơn.

Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự. Sớm có văn bản hướng dẫn trong từng lĩnh vực cụ thể, tránh sự nhận thức khác nhau giữa cơ quan thực hiện và cơ quan kiểm tra, giám sát.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

Thực hiện Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tiến hành soạn thảo dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Dân sự (sửa đổi).



a) Về việc sửa đổi Bộ luật Hình sự:

Thời gian qua, để chuẩn bị cho việc xây dựng dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Tư pháp đã thực hiện việc khảo sát thực tiễn, tổ chức các hội thảo khoa học và đề nghị các Bộ, ngành, địa phương báo cáo về thực tiễn thi hành Bộ luật. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã tổng hợp các vấn đề cần được nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Bộ luật này. Bộ Tư pháp nhận thấy, các kiến nghị của cử tri liên quan đến việc sửa đổi Bộ luật hình sự như đã nêu trên đều là những vấn đề được nhiều Bộ, ngành và địa phương quan tâm, trong đó có thể khái quát thành các vấn đề như: tuổi chịu trách nhiệm hình sự; chính sách hình sự đối với người chưa thành niên; hệ thống hình phạt; vấn đề hình sự hóa, phi hình sự hóa; vấn đề định tính, định lượng trong các quy định của Bộ luật; chính sách hình sự đối với một số tội phạm cụ thể như tội phạm về tham nhũng, môi trường, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xâm phạm sở hữu, tội phạm kinh tế...

Trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ Tư pháp đã báo cáo Chính phủ cho ý kiến về những định hướng lớn xây dựng dự án Bộ luật này tại phiên họp Chính phủ tháng 3/2014 và hiện đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Bộ luật. Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu, tiếp thu một cách nghiêm túc các đề xuất, kiến nghị của cử tri và mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý của cử tri đối với dự thảo Bộ luật quan trọng này.

b) Về việc sửa đổi Bộ luật Dân sự:

Thực hiện nhiệm vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ giao, Bộ Tư pháp đã tiến hành các hoạt động xây dựng dự án Bộ luật như: tổ chức tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005; báo cáo Chính phủ về mục tiêu, quan điểm và một số định hướng lớn cơ bản sửa đổi Bộ luật dân sự; xây dựng dự thảo Bộ luật trình Chính phủ cho ý kiến tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2014. Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chỉnh lý, hoàn thiện dự án Bộ luật và Chính phủ đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, dự kiến dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến qua 03 kỳ họp và sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII. Các nghị định quy định chi tiết thi hành Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cũng sẽ được triển khai soạn thảo sớm để bảo đảm có hiệu lực cùng với thời điểm có hiệu lực của Bộ luật này



3. Cử tri các tỉnh Tây Ninh, Ninh Thuận kiến nghị: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án dân sự năm 2008 quan tâm đến một số quy định sau:

- Thời hạn theo khoản 2 Điều 39 của Luật thi hành án dân sự là 03 ngày làm việc là quá ngắn, do có một số bản án tuyên một người phải thi hành cho nhiều người, cụ thể như vụ hụi gây khó khăn cho Chấp hành viên trong việc thông báo cho đương sự.

- Điều 59 Luật thi hành án dân sự quy định “Trường hợp theo bản án, quyết định mà một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi và một trong các bên đương sự có yêu cầu định giá tài sản đó thì tài sản được định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật này để thi hành án”. Tuy nhiên, Điều 98 không quy định cụ thể việc định giá để thi hành án chia theo tỷ lệ như thế nào, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự cũng chưa quy định chi tiết.

- Việc đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án theo khoản 2, 3 Điều 61 Luật Thi hành án dân sự và tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 58 ngày 13/7/2009 quy định người phải thi hành … nộp ít nhất 1/20 khoản phải thi hành nhưng giá trị không thấp hơn mức án phí không có giá ngạch thì được xét miễn giảm thi hành án…, nhưng giá ngạch trước đây là 50.000 đồng còn hiện nay là 200.000 đồng việc quy định trên có một số việc đủ điều kiện miễn giảm nghĩa vụ thi hành án nhưng không đáp ứng được yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ ít nhất bằng 1/20 khoản phải thi hành án.

- Quyền ưu tiên mua tài sản chung chưa được quy định cụ thể về điều kiện bán tài sản, giá bán tài sản chung, cách thức thực hiện quyền ưu tiên, Chấp hành viên khi giải quyết vấn đề này phải dẫn chiếu đến Điều 223 Bộ luật Dân sự năm 2005.

- Quy định việc xác minh “có xác nhận của Tổ trưởng tổ dân phố” gây ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thi hành án do các địa bàn vùng sâu, vùng xa việc tìm gặp Tổ trưởng tổ dân phố, tổ trưởng tổ tự quản là rất khó khăn, cán bộ Thi hành án phải đi lại nhiều lần mới gặp được dẫn đển mất nhiều thời gian.

- Điều 99 Luật thi hành án dân sự năm 2008, quy định đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản mà chưa có hướng dẫn hay quy định số lần đương sự được quyền yêu cầu định giá lại tài sản để tránh việc đương sự lợi dụng định giá lại tài sản nhằm kéo dài thời gian thi hành nghĩa vụ; và hạn chế số lần giảm giá tài sản nhằm rút ngắn thời gian tổ chức thi hành bản án.

- Điều 31 Luật thi hành án dân sự hiện hành quy định người yêu cầu thi hành án có nghĩa vụ cung cấp thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là chưa phù hợp, gây khó khăn cho người yêu cầu thi hành án, vì thực tế người yêu cầu thi hành án không thể tự xác minh vấn đề này.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương