KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang52/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 2858/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Ghi nhận kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục đề nghị thành phố Hải Phòng nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng di tích những điểm di tích liên quan đến Chiến thắng Bạch Đằng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.



20. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Về tiêu chí công nhận làng, thôn, tổ dân phố văn hóa, cử tri cho rằng, cần xem xét lại tiêu chí sinh con thứ 3 vì thực tế cả tổ phấn đấu trong một năm, đạt các chỉ tiêu, chỉ cần có trường hợp sinh con thứ 3 không được công nhận danh hiệu “Văn hóa” là không hợp lý.

Trả lời: Tại công văn số 2859/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”. Tại điểm h, khoản 2, Điều 6 quy định để công nhận Danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa” phải thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.

Về quy định sinh con thứ 3, tại điểm a, khoản 2, Điều 4, điểm h, khoản 2, Điều 5 và điểm h, khoản 2, Điều 6 quy định để công nhận Danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa” Thông tư số 12/2001/TT-BVHTTDL nêu rõ việc phải thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 12/2001/TT-BVHTTDL quy định: “Trên cơ sở tiêu chuẩn công nhận Gia đình văn hoá; Khu dân cư văn hoá quy định tại Thông tư này, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành quy định tiêu chí, mức đạt của các tiêu chí cho phù hợp”.

Như vậy, quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL là phù hợp với chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình, với các quy định tại Pháp lệnh Dân số ngày 09/11/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Pháp lệnh số 06/2003/PL-UBTVQH11).

Đối với các trường hợp sinh con thứ 3, theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số thì không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con. Nếu trường hợp này sinh con thứ 3 thuộc 7 nội dung quy định tại Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ vẫn được xét công nhận các danh hiệu “Văn hoá”.

21. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Chương trình mục tiêu quốc gia văn hóa 2014 cắt giảm 50%, gây khó khăn cho công tác đưa văn hóa về vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn, các máy chiếu phim nhựa đã lỗi thời hoặc các nhà sản xuất không còn làm. Đề nghị có giải pháp tháo gỡ.

Trả lời: Tại công văn số 2860/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Những năm qua, tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng chậm, ngân sách quốc gia thâm hụt. Quốc hội và Chính phủ đã rà soát tổng thể các chương trình mục tiêu quốc gia (trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá) để cắt giảm chi tiêu công nhằm đảm bảo cán cân tài chính. Trước tình hình đó, Bộ đã tham mưu, việc bố trí kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2014 tập trung ưu tiên bố trí các dự án của chương trình đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, Bộ đã có văn bản hướng dẫn các địa phương ưu tiên dành ngân sách của địa phương cho hoạt động văn hóa đối với các vùng trên và có cơ chế, giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp của xã hội cùng tham gia.

- Mục 4, khoản III, Điều 1 của “Chiến lược Phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 11/11/2013) quy định:

Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi từ công nghệ sản xuất, phổ biến, lưu trữ phim nhựa 35mm sang công nghệ số phù hợp với hướng phát triển của điện ảnh thế giới” và “Nhà nước đầu tư trang thiết bị phù hợp cho Đội chiếu bóng lưu động ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”.

- Điểm a, mục 2, khoản III, Điều 1 của “Quy hoạch ngành điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014) quy định:

Các địa phương chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương kết hợp với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương (đối với địa phương nhận trợ cấp cân đối từ trung ương) để đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới các rạp chiếu phim, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị sự nghiệp điện ảnh, các Đội chiếu phim lưu động”.

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang hoàn thiện dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó có nội dung “Đầu tư trang thiết bị chiếu phim kỹ thuật số phù hợp cho Đội chiếu phim lưu động” trong năm 2014-2015, với quy định: Cơ quan chủ trì thực hiện là: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng dự án trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh phối hợp. Cơ quan phối hợp là: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

22. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm có chính sách khả thi trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện NQTW 5 khóa VIII.

Trả lời: Tại công văn số 2861/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Ngay sau khi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 1109/CP-VX ngày 15 tháng 9 năm 1998 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các Ban, Bộ, Ngành và địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động của Chính phủ.

 Với trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân, được sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã nghiêm túc chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tiến hành đánh giá, tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết. Ngày 08 tháng 8 năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Trên tinh thần khách quan, trung thực, nhìn thẳng vào sự thật, Ngành đã đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục; đúc rút những vấn đề bất cập về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp đột phá về chính sách nhằm phát triển nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã quyết nghị ban hành nghị quyết mới "Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước" (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014). Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang khẩn trương dự thảo, tham mưu, trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW. Trên cơ sở Chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai các chính sách về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thể chế hóa các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết để góp phần đạt được những mục tiêu Nghị quyết đã đề ra.



23. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 đề án xây dựng, rà soát các chế độ chính sách đối với hoạt động văn học nghệ thuật và văn nghệ sỹ; chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật; chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học nghệ thuật. Trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đề nghị xem xét lại tính khả thi trong quá trình thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 2861/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Ngày 01 tháng 3 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng, rà soát các chế độ chính sách đối với hoạt động văn học nghệ thuật và văn nghệ sĩ; chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật; chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học nghệ thuật”. Đây là đề án có phạm vi điều chỉnh rộng liên quan đến hoạt động văn học nghệ thuật và văn nghệ sĩ, đã được Thủ tướng Chính phủ phân công cho các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện.

Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khẩn trương tập trung xây dựng Đề án “Xây dựng chính sách, chế độ đặc thù đối với văn nghệ sĩ (bao gồm quy trình xét nâng, chuyển ngạch bậc lương, chế độ phụ cấp nghề, chế độ bồi dưỡng luyện tập biểu diễn, chế độ nghỉ hưu sớm, chế độ bảo hiểm xã hội cho nghệ sĩ, diễn viên)”. Ngày 05 tháng 12 năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án trên.

Tuy nhiên, một số đề xuất về chính sách, chế độ đặc thù của Đề án thời điểm hiện tại chưa thể tương thích với hệ thống chính sách chung của toàn xã hội nên chưa thể ban hành ngay. Cụ thể như: Chế độ nghỉ hưu của nghệ sĩ, diễn viên chưa được giải quyết dứt điểm do còn phụ thuộc vào việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và các quy định có liên quan; Chế độ tiền lương của nghệ sĩ, diễn viên phải chờ thông qua Đề án cải cách chính sách tiền lương...

Trước mắt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tập trung xây dựng các quy định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa. Bên cạnh đó, Bộ đang chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, làm căn cứ để xếp ngạch bậc lương cho nghệ sĩ, diễn viên; xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn về xét nâng ngạch không qua thi đối với nghệ sĩ, diễn viên đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Ngày 16 tháng 7 năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác (thay thế Nghị định số 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực văn hóa) để Chính phủ xem xét ban hành.



24. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Về chiến lược phát triển văn hóa 2010 - 2015 và tầm nhìn 20120, Đề nghị sớm hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 2861/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

“Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009. Để triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020”, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành và triển khai thực hiện Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020” (Quyết định số 1913/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2009). Ngày 22 tháng 5 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị số 79/CT-BVHTTDL về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020”, theo đó, Bộ trưởng yêu cầu đối với các địa phương, cụ thể là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành:

- Tổ chức nghiên cứu quán triệt toàn diện, sâu sắc nội dung của “Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020”; đặc biệt chú ý những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để thực hiện.

- Căn cứ Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1913/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẩn trương xây dựng chương trình hành động cụ thể, đề án, dự án, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ quy định; bám sát các nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện giai đoạn đến năm 2015 và giai đoạn đến năm 2020 để đưa vào kế hoạch công tác hàng năm, 5 năm của đơn vị.

- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo tham mưu cho Tỉnh uỷ, Thành uỷ để ban hành những nghị quyết, quyết định, chỉ thị về chủ trương, chính sách cụ thể, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển văn hoá 5 năm và hàng năm phù hợp với “Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020” và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

- Định kỳ báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào dịp Hội nghị triển khai công tác văn hoá, thể thao và du lịch hàng năm.

Như vậy, ngay sau khi “Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chủ động, tích cực trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược. Bộ cũng đã tập trung xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, tạo hành lang pháp lý để ngành hoạt động một cách thuận lợi, phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của đất nước và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Hàng năm, thông qua Hội nghị triển khai công tác văn hoá, thể thao và du lịch, Bộ đều tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược. Năm 2015, Bộ sẽ tổ chức sơ kết việc thực hiện để có căn cứ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện Chiến lược, đảm bảo hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

25. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa giai đoạn 2010-2015, hiện nay đã không còn chi hỗ trợ trang cấp xe thông tin lưu động cho các huyện biên giới, vùng sâu, vùng xa; không trang cấp thiết bị âm thanh cho các ấp văn hóa. Đề nghị xem xét tiếp tục hỗ trợ và trang cấp cho địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 2861/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

a) Về việc hỗ trợ trang cấp xe thông tin lưu động:

Việc trang bị xe thông tin lưu động tổng hợp cho các đội thông tin lưu động đã được triển khai thực hiện trong các giai đoạn 2000-2005, 2006-2010 và được đánh giá là một trong những dự án đặc biệt có hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá. Theo báo cáo của các địa phương cũng như thông qua kiểm tra cho thấy xe thông tin lưu động tổng hợp là một thiết chế văn hoá lưu động, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đội thông tin lưu động. Nhờ có xe thông tin lưu động nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa được giao lưu và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá. Xe thông tin lưu động cũng là phương tiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ trật tự an ninh xã hội đặc biệt ở những vùng biên giới. Năm 2011, Chương trình đã bố trí nốt 39 xe cho các đối tượng được hưởng lợi của dự án.

Tại Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015, từ năm 2012 dự án hỗ trợ trang thiết bị cho đội thông tin lưu động của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa không còn mục tiêu hỗ trợ xe thông tin lưu động mà tập trung hỗ trợ trang thiết bị cho các đội thông tin lưu động, nhà văn hóa huyện, tỉnh và các dự án mới như: Dự án hỗ trợ điểm vui chơi trẻ em, dự án đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống…

b) Về trang cấp thiết bị cho nhà văn hóa thôn, bản ấp:

Ngày 26 tháng 4 năm 2013, liên Bộ Tài chính - Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Thông tư liên tịch số 51/TTLT/BTC-BVHTTDL quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015, theo đó quy định tăng mức hỗ trợ đối với xây dựng nhà văn hóa thôn bản là 150 triệu đồng và hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nhà văn hóa thôn, bản là 40 triệu đồng.

Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015 vẫn tiếp tục hỗ trợ trang thiết bị âm thanh cho các thôn, ấp văn hóa thuộc Dự án tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo (mỗi nhà văn hóa thôn, bản, ấp được hỗ trợ 40 triệu đồng). Trong các năm 2012-2014, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã hỗ trợ trang thiết bị cho 1.361 nhà văn hóa thôn với tổng kinh phí 54,44 tỷ đồng.

26. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường công tác giáo dục và xử lý nghiêm đối với bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em.

Trả lời: Tại công văn số 2861/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Năm 2007, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

Kể từ khi Luật được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng tham mưu Chính phủ ban hành 03 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 01 Chỉ thị, ban hành theo thẩm quyền 06 Thông tư (Danh mục kèm theo). Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, đưa ra giải pháp đồng bộ trên cả hai phương diện phòng và chống đối với bạo lực gia đình.

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành hướng dẫn các cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành triển khai Chương trình này. Đồng thời, thực hiện nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang tập trung công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về phòng, chống bạo lực gia đình nói chung, bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em nói riêng, tập trung ưu tiên vào đối tượng là nam giới.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong phòng, chống bạo lực gia đình và sự quan tâm, giám sát chặt chẽ của các cử tri cả nước, tình trạng bạo lực gia đình sẽ có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

27. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh thiếu niên và nhi đồng nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới khó khăn.

Trả lời: Tại công văn số 2861/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho thanh thiếu niên và nhi đồng, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới khó khăn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó có quy định việc xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở phục vụ thanh thiếu niên, nhi đồng:

- Đối với các thiết chế văn hóa cấp thôn, xã: dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em;

- Đối với cấp huyện: 30% số đơn vị hành chính cấp huyện có Nhà Thiếu nhi.

- Đối với cấp tỉnh: 100% số đơn vị cấp tỉnh có Cung thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi hoặc Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi.

Ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện chuyên dùng, đào tạo cán bộ và đáp ứng một phần chi phí duy trì hoạt động đối với các Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh, Trung tâm Văn hóa-Thể thao cấp huyện và cấp xã; các Cung Văn hóa Lao động, Nhà Văn hóa Lao động; Cung Thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi.

Đối với Nhà Văn hóa-Khu thể thao ở thôn, ngân sách địa phương hỗ trợ tùy theo khả năng. Với những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và hỗ trợ một phần chi phí hoạt động.

Từ năm 2012, Dự án hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới và hải đảo nhằm xây dựng các hạng mục công trình, các thiết bị phục vụ riêng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho đối tượng thiếu nhi đã được triển khai trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, với mục tiêu đến năm 2015 hỗ trợ xây dựng 10 điểm vui chơi giải trí cho trẻ em tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Đến 2014, Dự án đã hỗ trợ xây dựng được 06 điểm vui chơi giải trí và hỗ trợ trang thiết bị cho 36 điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em trên cả nước.



28. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch theo quy định tại Luật du lịch để các địa phương căn cứ thành lập Quỹ, huy động các nguồn vốn đóng góp phát triển du lịch.

Trả lời: Tại công văn số 2862/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Việc thành lập Quỹ phát triển Du lịch liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật, thuộc nhiều lĩnh vực như thuế, tài chính, ngân sách, doanh nghiệp. Vấn đề này Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang nghiên cứu sẽ có văn bản trình cấp có thẩm quyền theo quyết định.



29. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị quan tâm, sớm công nhận Di tích Phật viện Đồng Dương (xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) là di tích quốc gia đặc biệt và đầu tư tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích (hiện nay đang trong tình trạng phế tích, xuống cấp nghiêm trọng).

Trả lời: Tại công văn số 2862/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang cùng Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia xem xét, nghiên cứu hệ thống di tích tháp Chăm khu vực miền Trung để trình Thủ tướng Chính phủ lựa chọn những di tích có đủ giá trị tiêu biểu xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Phật viện Đồng Dương là một di tích được xem xét trong kế hoạch này.

Do di tích Phật viện Đồng Dương có đặc điểm là phế tích kiến trúc, vì vậy trong năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thỏa thuận để Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt, triển khai dự án đầu tư tu bổ, bảo tồn cấp thiết di tích Phật viện Đồng Dương, trong đó thực hiện các công việc như nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, văn bản về di tích; cắm mốc giới bảo vệ di tích; thăm dò, khai quật khảo cổ; xây dựng mới nhà trưng bày hiện vật, nhà bảo vệ, hàng rào bảo vệ, hệ thống cấp điện, thoát nước. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí đầu tư thực hiện dự án.

30. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị ban hành văn bản quy định quản lý thống nhất đối với các di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt; đồng thời tăng cường đầu tư để bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích này.

Trả lời: Tại công văn số 2862/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

a) Về đề nghị ban hành văn bản quy định quản lý thống nhất đối với các di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt:

Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo về kiện toàn công tác quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại di tích. Đầu năm 2014, Bộ đã có công văn gửi Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham khảo ý kiến về việc kiện toàn bộ máy quản lý di tích ở địa phương. Bộ Nội vụ đã có Công văn trả lời, nêu rõ việc kiện toàn bộ máy di tích ở địa phương không thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tháng 5 năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo Quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam. Trên cơ sở kết quả Hội thảo, Bộ đang triển khai xây dựng Quy chế phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Ban, Bộ, ngành liên quan ở Trung ương và các Ban/Trung tâm quản lý Di sản thế giới, các cơ quan, Ban, ngành, cộng đồng ở địa phương để quản lý tốt nhất 8 di sản thế giới ở Việt Nam.

Ngày 11 tháng 3 năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 687/BVHTTDL-DSVH đề nghị Ủy ban nhân dân 6 tỉnh/thành, và 7 Ban/Trung tâm quản lý Di sản thế giới ban hành “Quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy di sản” và phổ biến rộng rãi tới các cơ quan, cộng đồng liên quan cùng thực hiện. Hiện nay các di sản thế giới như Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Khu phố cổ Hội An và Thành Nhà Hồ đã có quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy di sản; 3 di sản thế giới đang xây dựng quy chế gồm Quần thể di tích Cố đô Huế, Khu di tích Mỹ Sơn, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội.

Trong hai năm 2013-2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã phối hợp với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tổ chức kiểm tra một số di tích quốc gia đặc biệt. Cơ bản Hội đồng đánh giá tốt công tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt thời gian vừa qua. Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục phối hợp với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tổ chức đánh giá thực trạng quản lý hệ thống di tích quốc gia đặc biệt để xem xét sự cần thiết phải ban hành quy định quản lý riêng đối với loại hình di tích này.

b) Về việc tăng cường đầu tư để trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt:

Tính đến thời điểm hiện nay, hầu hết trong tổng số 48 di tích quốc gia đặc biệt đều đã và đang được lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể hoặc dự án đầu tư tu bổ, bảo tồn, tôn tạo. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương tăng cường đầu tư tu bổ, tôn tạo di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn theo thẩm quyền đã được phân cấp.



31. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị sớm triển khai thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với văn nghệ sĩ theo nội dung Thông báo số 237/TB-VPCP ngày 10 tháng 7 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp bàn về các cơ chế, chính sách thúc đẩy văn học, nghệ thuật nhằm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương