KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang5/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 9945 /BGTVT-KCHT ngày 13/8/2014

Khu vực xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình không có cầu vượt, chỉ có đoạn đường gom từ Km 480 + 400 đến Km 481 + 434 tuyến đường sắt Hà Nội – tp. Hồ Chí Minh được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam triển khai thực hiện và hoàn thành công trình vào ngày 31 tháng 3 năm 2014. Đây là hạng mục thuộc công trình “Xây dựng các hạng mục công trình thuộc giai đoạn 2 kế hoạch 1856 theo lệnh khẩn cấp” được Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng công ty Đường sắt Việt Nam triển khai tại văn bản số 968/TTg – KTN ngày 16 tháng 7 năm 2012.

Đoạn đường gom từ Km 480 + 400 đến Km 481 + 434 (dài 1,034 km) xây dựng xong đã đóng được 12 đường dân sinh. Đoạn đường gom này được xây dựng kết nối giao thông với đường ngang có người gác tại Km 480 + 300 (cách 100m). Như vậy, việc đi lại của người dân trong khu vực tập trung qua đường ngang có người gác tại Km 480 + 300 tuyến đường sắt Hà Nội – tp. Hồ Chí Minh.

Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Bình : tiếp tục mở đường thô sơ để đi lại thuận tiện hơn tại khu vực đường gom sẽ gây mất an toàn giao thông, không thực hiện đúng mục tiêu của công trình, không phát huy hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước.

Để đảm bảo an toàn giao thông khu vực và an toàn chạy tàu, Bộ Giao thông vận tải sẽ không mở thêm lối đi qua đường sắt như kiến nghị của cử tri Quảng Bình.

46. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị có liên quan khi thiết kế, thi công tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua tỉnh Quảng Nam (đặc biệt là đoạn qua thôn Phú Nham, bPhú Nham Đông, xã Duy Sơn, Huyện Duy Xuyên), cần bố trí nhiều cầu, cống với khẩu độ rộng để tăng cường khả năng thoát nước, tránh tình trạng ngập sâu vào mùa mưa lũ; đồng thời có chính sách hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để làm đường cao tốc.

Trả lời: Tại công văn số 10265/BGTVT-CQLXD ngày 19/8/2014

1. Đoạn tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi qua địa phận xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên có chiều dài khoảng 3,6Km (Km22+840-Km26+460) đã được xác định là vùng ngập lụt rộng do chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ lũ trên sông Duy Lộc. Do đặc điểm địa hình, nghiên cứu thủy văn đã ghi nhận hiện tượng lũ trong khu vực với cao độ mực nước lũ lịch sử 2,0m (vào các năm 1964 và 1999). Mực nước lũ trung bình năm đạt khoảng 1,0m đến 1,5m. Xác định được nguy cơ ngập lụt, trong quá trình thiết kế, Tư vấn đã xây dựng mô hình tính toán phù hợp với các số liệu khảo sát thu thập được có xét đến ảnh hưởng của các công trình đường cao tốc và khẩu độ thoát nước cầu. Kết quả tính toán cho thấy, trong trường hợp bất lợi nhất, việc xây dựng đường cao tốc sẽ làm mực nước dâng cao nhất là 15cm so với trước khi xây dựng.

Theo hồ sơ thiết kế, trong phạm vi này được bố trí 3 cầu (cầu Km23+390 khẩu độ 54m, cầu Km23+930 khẩu độ 21m, cầu Km24+917 khẩu độ 48m); Bố trí 15 cống thoát nước ngang (1 cống hộp 2x2m; 1 cống hộp 2x(3x3)m; 2 cống hộp 2x(2,5x2,5)m; 1 cống hộp 2,5x2,5m; 10 cống tròn 1,5m) để đáp ứng khả năng thoát nước qua đường cao tốc, như vậy khẩu độ thoát nước các công trình trên đường cao tốc đã được bố trí bằng 1,5 lần khẩu độ thoát nước trên công trình đường sắt hiện hữu. Vì vậy, có thể nói, việc xây dựng đường cao tốc không làm tăng lên đáng kể mức độ ngập lụt của khu vực.

Mặc dù vậy, với mục tiêu đảm bảo đời sống sinh hoạt bình thường của người dân lân cận khu vực dự án, trong thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu VEC (chủ đầu tư) rà soát lại thiết kế, liên tục cập nhật các số liệu, diễn biến thủy văn, đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời.

2. Đối với chính sách hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để làm đường cao tốc:

Về việc này, Bộ GTVT đang chỉ đạo Chủ đầu tư (Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam) phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi có dự án đi qua để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ gia đình, các nhân bị thu hồi đất để xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và khung chính sách của Nhà tài trợ. Bộ GTVT sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với địa phương để giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc, các kiến nghị của cử tri liên quan đến công tác GPMB và quá trình thực hiện dự án. .



47. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị chỉ đạo, đầu tư hoàn thiện Dự án đường sắt Hà Nội - Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long (Cái Lân) để phát huy hiệu quả khai thác cảng Cái Lân, nhằm giảm tải cho hoạt động vận tải đường bộ, tránh dân cư tái lấn chiếm các khu vực đã giải phóng mặt bằng của Dự án và đặc biệt là công trình thi công dở dang dọc quốc lộ 18, gây bức xúc trong nhân dân và du khách.

Trả lời: Tại công văn số 10744/BGTVT-CQLXD ngày 28/8/2014

Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại văn bản số 75/CP-CN ngày 09/1/2004 có tổng chiều dài 128km, điểm đầu của Dự án là tim ga Yên Viên Bắc, điểm cuối của Dự án là Bãi xếp dỡ trong cảng Cái Lân. Dự án đi qua 4 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh. Toàn bộ Dự án được chia thành 4 Tiểu dự án (TDA) thành phần (Hạ Long - cảng Cái Lân, Lim - Phả Lại, Phả Lại - Hạ Long, Yên Viên - Lim).

Căn cứ Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, 03 Tiểu dự án (Yên Viên - Lim; Lim - Phả Lại; Phả Lại - Hạ Long) tạm dừng, giãn tiến độ. Riêng TDA Hạ Long - cảng Cái Lân (nằm trong thành phố Hạ Long) được bố trí vốn để hoàn thành toàn bộ TDA, hiện nay TDA đã thi công xong, Bộ GTVT đang chỉ đạo Cục ĐSVN, Tổng Công ty ĐSVN và Ban QLDAĐS làm thủ tục để nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng trong tháng 9 năm 2014.

03 TDA còn lại nằm trong danh mục đình hoãn, giãn tiến độ hoàn thành. Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban QLDA đường sắt và các đơn vị liên quan triển khai rà soát và thi công đến điểm dừng kỹ thuật và không làm ảnh hưởng đến giao thông trên QL18 và các vùng lân cận. Dự án sẽ được khởi công lại khi được bố trí vốn.



48. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị ngành chức năng xem xét mở dải phân cách trên QL.22B trước khu vực Trường tiểu học Bông Trang, xã Thạch Đức để thuận tiện cho phụ huynh đưa đón học sinh.

Trả lời: Tại công văn số 10769/BGTVT-KCHT ngày 28/8/2014

Vị trí kiến nghị mở dải phân cách trước Trường tiểu học Bông Trang, xã Thạnh Đức nằm tại lý trình Km14+040, QL.22B. Hiện nay, điểm mở dải phân cách hiện hữu tại lý trình Km14+150, cách vị trí kiến nghị mở dải phân cách khoảng 110m. Để đảm bảo an toàn giao thông trên QL22.B, Bộ GTVT giữ nguyên hiện trạng mở dải phân cách giữa như hiện nay, không mở thêm dải phân cách trước Trường tiểu học Bông Trang theo kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh.



49. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Xem xét mở dải phân một số nơi từ ngã ba An Thạnh (đường vào 3 xã cánh Tây) – đường vào ấp Bến, xã Thạnh An, huyện Bến Cầu thuộc đường Xuyên Á để người dân thuận tiện trong việc lưu thông.

Trả lời: Tại công văn số 10769/BGTVT-KCHT ngày 28/8/2014

Kiến nghị mở thêm một số điểm mở dải phân cách đoạn từ ngã ba An Thạnh (đường vào 3 xã cánh Tây) – đường vào ấp Bến, xã Thạnh An, huyện Bến Cầu thuộc trên QL.22 từ lý trình Km51+800 đến Km54+400.

- Hiện nay, trên đoạn tuyến QL.22 từ lý trình Km51+800 đến Km54+400, đã bố trí 03 điểm mở dải phân cách giữa tại lý trình Km51+100, Km51+717, Km53+570. Tại Văn bản số 327/SGTVT ngày 02/6/2014, Sở GTVT tỉnh Tây Ninh đề nghị bổ sung 02 điểm mở dải phân cách giữa trên QL.22 tại lý trình Km52+300 và Km54+400. Trên cơ sở báo cáo của Cục QLĐB IV tại Công văn số 1962/CQLĐB IV-QLBT ngày 06/8/2014, Bộ GTVT chấp thuận chủ trương bổ sung 02 điểm mở dài phân cách giữa trên QL.22 tại Km52+300 và Km54+400 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân trong khu vực.

- Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng trong tỉnh phối hợp với Cục QLĐB IV nghiên cứu, lập phương án thiết kế cải tạo nút giao, đề xuất các giải pháp ATGT và tổ chức thẩm định ATGT tại các điểm mở giải phân cách giữa bổ sung nêu trên nhằm đảm bảo ATGT trên QL.22.



50. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị sớm cho triển khai thảm tăng cường lớp bê tông nhựa của dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 22B, đoạn từ thị trấn Gò Dầu - cửa khẩu Xamát Tây Ninh (Km0+53 - Km84+162), nhằm tăng khả năng chịu lực, tuổi thọ công trình và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Trả lời: Tại công văn số 10259/BGTVT-KHĐT ngày 19/8/2014

Để khắc phục tình trạng ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung, việc đầu tư nâng cấp, cải tạo QL22B từ thị trấn Gò Dầu đến cửa khẩu Xa Mát là cần thiết.

Ngày 05/3/2014, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 90/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tây Ninh trong đó giao Bộ GTVT chủ động nghiên cứu, kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP, lập dự án và đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư theo quy định. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã giao các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư dự án theo hình thức Hợp đồng BOT. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để sớm triển khai dự án.

51. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị đầu tư ngân sách sớm hoàn thiện tuyến đường cao tốc Thái Hà, đi qua huyện Hưng Hà và hoàn thành xây dựng đường Quốc lộ 39.

Trả lời: Tại công văn số 10971/BGTVT-KHĐT ngày 3/9/2014

- Đầu tư tuyến đường cao tốc Thái Hà: Hiện nay trong quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam không có tuyến cao tốc này, Bộ GTVT hiểu rằng kiến nghị của cử tri liên quan đến việc thực hiện đầu tư tuyến đường Thái Bình – Hà Nam nối với tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

- Tuyến đường Thái Bình - Hà Nam như ý kiến của cử tri đã nêu là công trình giao thông địa phương do UBND tỉnh Thái Bình thực hiện đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi sang thực hiện đầu tư theo hình thức PPP. Dự án có quy mô đường cấp II đồng bằng, 4 làn xe được đầu tư thành 2 giai đoạn: giai đoạn I thực hiện năm 2010 – 2015 triển khai xây dựng theo quy mô đường cấp III, 2 làn xe; giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2015-2020 xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô đường cấp II, 4 làn xe. Bộ GTVT thống nhất với ý kiến của cử tri cần thiết sớm đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường để tạo nên hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ kết nối với hệ thống giao thông quốc gia, góp phần phát triển KTXH tỉnh Thái Bình và các tỉnh trong khu vực; đồng thời đề nghị tỉnh Thái Bình chủ động huy động mọi nguồn vốn hợp pháp đầu tư và báo cáo để các cử tri được rõ.

- Đối với QL.39: Bộ GTVT đã đưa vào dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam vốn vay Ngân hàng thế giới (dự án VRAM) để đầu tư, đã ký Hiệp định tháng 1/2014, dự kiến khởi công đầu năm 2015, hoàn thành năm 2017.



52. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị sớm triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển từ Ninh Bình đến Quảng Ninh theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, trước tiên đề nghị cho triển khai dự án tuyến đường Thái Bình - Hà Nam giai đoạn 2 (đoạn đi Hải Phòng theo tuyến quy hoạch quốc lộ ven biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), để giảm tải cho Quốc lộ 10 và tạo điều kiện cho các địa phương ven biển vùng phía Nam Đồng bằng sông Hồng phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời: Tại công văn số 10831/BGTVT-KHĐT ngày 29/8/2014

- Đường ven biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010 trong đó giao Bộ Giao thông vận tải thực hiện đầu tư các tuyến đường ven biển đi trùng quốc lộ, còn lại các địa phương đầu tư. Đoạn tuyến đường ven biển từ Ninh Bình đến Quảng Ninh qua địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định có chiều dài 366km, trong đó Bộ Giao thông vận tải thực hiện đầu tư 201,5km các đoạn tuyến đi trùng QL.18 đoạn qua tỉnh Quảng Ninh (167km), QL.10 đoạn Biểu Nghi - Quảng Yên (11,5km), cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (10km), QL.37 đoạn qua tỉnh Thái Bình (7km) và QL.21 đoạn qua tỉnh Nam Định (6km).

Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã chủ động huy động vốn thực hiện đầu tư các tuyến QL.18, QL.10, QL.21 đảm bảo quy mô quy hoạch đường ven biển. Các đoạn tuyến còn lại: 10km đi trùng với tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang được đầu tư, hoàn thành trước năm 2015; 7km đi trùng QL.37 đoạn qua Thái Bình đã đưa vào danh mục các dự án trình Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch năm 2015 để thực hiện đầu tư.

- Tuyến đường Thái Bình - Hà Nam như ý kiến của cử tri đã nêu là công trình giao thông địa phương do UBND tỉnh Thái Bình thực hiện đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi sang thực hiện đầu tư theo hình thức PPP. Dự án có quy mô đường cấp II đồng bằng, 4 làn xe được đầu tư thành 2 giai đoạn, giai đoạn I thực hiện năm 2010 – 2015 triển khai xây dựng theo quy mô đường cấp III, 2 làn xe; giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2015-2020 xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô đường cấp II, 4 làn xe. Bộ Giao thông vận tải thống nhất với ý kiến của cử tri cần thiết sớm đầu tư giai đoạn 2 của tuyến đường để tạo ra hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ kết nối với hệ thống giao thông quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình và các tỉnh trong khu vực; đồng thời đề nghị UBND tỉnh Thái Bình chủ động huy động mọi nguồn vốn hợp pháp đầu tư và báo cáo để các cử tri được rõ.



53. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Ban Quản lý dự án 2 xem xét, sớm thi công sửa chữa tuyến đường tỉnh 261 (ký hiệu đường ngang số 16) hiện đã xuống cấp nghiêm trọng do làm đường công vụ, phục vụ vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu để thi công đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.

Trả lời: Tại công văn số 10615/BGTVT-CQLXD ngày 26/8/2014

Theo thiết kế kỹ thuật đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2238/QĐ-BGTVT ngày 31/7/2008, đường ngang số 16 (ĐT.261) thuộc phạm vi Dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên sẽ được thi công hoàn trả với phạm vi xây dựng như sau:

- Điểm đầu tại ngã tư Ba Hàng, thị trấn Ba Hàng, huyện Phổ Yên; lý trình Km41+750 TL261.

- Điểm cuối tại Xóm Hắng, xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên; lý trình Km46+140 TL261.

- Chiều dài tuyến 4,39km;

- Nền đường rộng 7,5m; mặt đường rộng 5,5m bằng bê tông nhựa.

Do thời điểm khảo sát thiết kế đến nay đã lâu, hiện trạng tuyến đã có sự thay đổi, phát sinh mới nhiều nhà dân hai bên, ảnh hưởng đến việc thoát nước trên tuyến cần phải bổ sung rãnh dọc thoát nước. Mặt khác theo kiến nghị của địa phương (văn bản số 926/SGTVT-QLĐT ngày 31/7/2014 của Sở GTVT Thái Nguyên) đề nghị cho thi công hoàn trả cả đoạn tuyến ĐT.261 từ Km33-Km46+140 (kéo dài thêm phạm vi xây dựng, sửa chữa đoạn Km33-Km41+750, L= 8,7km so với phạm vi dự án được duyệt), ước tính kinh phí bổ sung cho phần bổ sung việc này khoảng 13,6 tỷ đồng.

Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 13074/BGTVT-CQLXD ngày 04/12/2013 chỉ đạo Ban QLDA2 thống nhất cụ thể với địa phương về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và phê duyệt để triển khai thi công với nguyên tắc kinh phí dự toán không vượt giá trị hạng mục này trong gói thầu của dự án và phù hợp với điều kiện thực tế về GPMB cũng như tiến độ chung của dự án.

Đồng thời Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban QLDA2, trong quá trình thực hiện luôn phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ thiết kế và tiến độ thực hiện nhằm tạo sự đồng thuận của người dân, khẩn trương triển khai thi công đáp ứng tiến độ yêu cầu của dự án.

54. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai thực hiện dự án đường Vành đai 5 - vùng thủ đô đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ, dài khoảng 28,9Km nhằm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 10614/BGTVT-KHĐT ngày 26/8/2014

Đường Vành đai 5 – Vùng thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2014, trong đó Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập dự án, huy động vốn, thực hiện đầu tư các đoạn đi trùng cao tốc, quốc lộ; UBND các tỉnh/thành phố liên quan tổ chức lập dự án, huy động vốn, thực hiện đầu tư các đoạn còn lại.

Theo quy hoạch, đường Vành đai 5 đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài khoảng 28,9km, quy mô đường cấp II, 4-6 làn xe, trong đó đoạn đi trùng cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên khoảng 12km, đi trùng QL3 cũ khoảng 2,5km. Đối với các đoạn tuyến đường Vành đai 5 đi trùng cao tốc, quốc lộ nêu trên đã được Bộ Giao thông vận tải đầu tư hoàn thành năm 2014, quy mô đường 4 làn xe phù hợp với quy hoạch đường Vành đai 5 được duyệt; các đoạn đường Vành đai 5 còn lại (14,5km) trên địa phận tỉnh Thái Nguyên do UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện đầu tư.

Đường Vành đai 5 là tuyến vành đai vùng có vai trò kết nối trực tiếp giữa các đô thị đối trọng xung quanh Thủ đô Hà Nội, liên kết các quốc lộ và cao tốc hướng tâm trong khu vực, Bộ Giao thông vận tải thống nhất với ý kiến của cử tri cần thiết sớm đầu tư tuyến đường Vành đai 5 nói chung, đoạn qua địa phận tỉnh Thái Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội vùng thủ đô, kết nối vùng kinh tế Tây Bắc với vùng kinh tế phía Nam thủ đô Hà Nội; đồng thời đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên chủ động huy động mọi nguồn vốn hợp pháp đầu tư và báo cáo để các cử tri được rõ.



55. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị quan tâm, sớm bố trí kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng đoạn đường Quốc lộ 3 cũ từ Km34+500-Km38+525 với chiều dài khoảng 4km đạt quy mô đường cấp III đồng bằng (TCVN 4054-05) với mặt đường rộng 1lm, nhằm đồng bộ với các đoạn tuyển đã triển khai.

Trả lời: Tại công văn số 10611/BGTVT-KHĐT ngày 26/8/2014

QL.3 cũ đoạn qua tỉnh Thái Nguyên (Km33-Km65) có vai trò quan trọng kết nối tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và thủ đô Hà Nội, kết nối các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh nên Bộ Giao thông vận tải đã ưu tiên tập trung đầu tư các đoạn có nhu cầu vận tải lớn, quy mô đường 4 làn xe các đoạn Km51-Km63+200 (hoàn thành tháng 3/2013), đoạn Km45-Km51 và đoạn Km63+200-Km64+500 (hoàn thành tháng 7/2014).

Đối với đoạn tuyến còn lại từ Km34+500-Km38+525, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành công tác lập dự án và phê duyệt thiết kế cơ sở tại Quyết định số 2042/QĐ-BGTVT ngày 15/7/2013, quy mô 2-4 làn xe, kinh phí khoảng 352 tỷ đồng (giai đoạn 1). Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước hàng năm rất khó khăn, nên chưa thể bố trí vốn để thực hiện đầu tư đoạn tuyến này. Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu sử dụng nguồn vốn bảo trì để sửa chữa, duy tu để đảm bảo khai thác an toàn và đồng bộ đoạn tuyến Km34+500-Km38+525 với các đoạn tuyển đã triển khai.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai đầu tư tuyến QL.3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, hoàn thành 2/2014. Khi đưa tuyến QL.3 mới vào khai thác, tuyến QL.3 hiện hữu chỉ phục vụ cho giao thông nội vùng. Do vậy Bộ Giao thông vận tải đề nghị tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư QL.3 mới đưa vào sử dụng



56. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Dự án nâng cấp Quốc lộ 49A đã được triển khai thực hiện từ nhiều năm nay nhưng do nguồn kinh phí còn hạn chế nên một số đoạn đường xung yếu chưa được nâng cấp, sửa chữa, vì vậy việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong mùa mưa lũ. Cử tri đề nghị quan tâm bổ sung vốn và cho phép triển khai trên toàn tuyến để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân (do đây là tuyến đường huyết mạch kết nối trục đô thị A Lưới với thành phố Huế).

Trả lời: Tại công văn số 9243/BGTVT-KHĐT ngày 30/7/2014

Dự án nâng cấp QL49:

- Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình QL49A tại Quyết định số 2050/QĐ-BGTVT ngày 14/7/2009 với tổng mức đầu tư 2.442 tỷ đồng (trong đó giai đoạn 1 là 1.892 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và Chỉ thị 1792/CT-TTg của Chính phủ dự án thuộc đối tượng tạm đình hoãn. Đến nay tổng nguồn vốn trái phiếu Chính Phủ phân bổ cho dự án là 353,8 tỷ đồng, do vậy Bộ GTVT đã chỉ đạo thi công dứt điểm các gói thầu từ Km65+00 đến Km78+00 và xử lý vuốt nối với đường hiện tại để khai thác và đảm bảo an toàn giao thông.

- Đối với việc triển khai thi công trên toàn tuyến, do nguồn vốn ngân sách bố trí cho Bộ GTVT từ nay đến 2016 rất hạn hẹp nên chưa thể cân đối cho dự án. Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tìm kiếm nguồn vốn để sớm triển khai hoàn thành dự án. Quốc lộ 49 là tuyến đường huyết mạch kết nối trục đô thị A Lưới với thành phố Huế, để đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông trên tuyến trước mắt Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường duy tu bảo dưỡng tuyến đường.



57. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Cử tri đề nghị quan tâm, sớm triển khai các dự án nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 49B (đồng thời là tuyến đường ven biển Tư Hiền - Cù Dù, Cảnh Dương - Quốc lộ 1A, Điền Hương - Quảng Ngạn đã được đưa vào Quy hoạch hệ thống đường ven biển theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam) theo tinh thần Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ về Chưong trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Đồng thời, xem xét, điều chỉnh tuyến Quốc lộ 49B qua địa bàn xã Điền Hải theo tuyến đường cũ để tạo thuận lợi cho người dân, vì hiện nay đoạn qua xã Điền Hải nằm trong khu dân cư nên ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân và nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất cao.

Trả lời: Tại công văn số 9243/BGTVT-KHĐT ngày 30/7/2014

Dự án nâng cấp, mở rộng QL49B:

- Quốc lộ 49B từ thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang đến QL1A dài 48km. Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư với quy mô đường cấp IV đồng bằng (Chiều rộng nền đường Bn=9m, chiều rộng mặt Bm=7m) tại Quyết định số 3114/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2009, với tổng mức đầu tư 762 tỷ đồng. Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP và Chỉ thị 1792/CT-TTg của Chính phủ, dự án thuộc đối tượng tạm đình hoãn do chưa bố trí được nguồn vốn. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của tuyến đường, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép triển khai đoạn Km73+400 - Km92+200 (văn bản số 861/VPCP-KTN ngày 25/01/2013) bằng nguồn vốn NSNN. Năm 2013 bố trí 5 tỷ đồng, năm 2014 là 30 tỷ đồng để triển khai và sẽ tiếp tục bố trí vốn các năm tiếp theo. Tại văn bản số 8739/BGTVT-KHĐT ngày 18/7/2014 về việc trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Bộ GTVT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bố trí vốn cho dự án trong kế hoạch năm 2015.

- Theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế được nâng cấp quy mô cấp III đồng bằng với tổng chiều dài 127,4km (36km nâng cấp, mở rộng và 91,4km giữ nguyên đường hiện tại). Trong đó có 74,4km (Km18+600 - Km93) đi trùng với QL49B, theo quy hoạch được duyệt sẽ được đầu tư nâng cấp sau năm 2020. Đến nay , do nhu cầu vận tải Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư đoạn Thuận An - Tư Hiền - QL1 (Km53+400 - Km104+800), tình hình triển khai như đã báo cáo ở trên. Đoạn từ Km18+600 - Km53+400, do nguồn lực khó khăn và nhu cầu vận tải chưa cao, nên chưa đầu tư nâng cấp theo quy hoạch được duyệt. Do vậy, Bộ GTVT ghi nhận ý kiến của cử tri về đoạn Quốc lộ 49B qua địa bàn xã Điền Hải (thuộc đoạn từ Km18+600 - Km53+400) và sẽ cập nhật vào dự án khi triển khai thực hiện.



58. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Thừa Thiên Huế là tỉnh có vị trí địa lý, kinh tế quan trọng, nằm trong tuyến hành lang Kinh tế Đông Tây. Nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế trong Vùng duyên hải miền Trung, cử tri đề nghị quan tâm đâu tư xây dựng đường băng thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Phú Bài để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân và du khách quốc tế. Đồng thời cần có cơ chế đặc thù trong việc huy động nguồn lực các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư hạ tầng CHKQT Phú Bài.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương