KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang49/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 6057/BQP-CT ngày 29/7/2014

Sau hơn 4 năm tổ chức thực hiện, toàn quốc đã giải quyết chế độ cho gần 650.000 đối tượng; năm 2009 các đơn vị, địa phương và toàn quốc đã tiến hành tổng kết việc thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg.

Hiện nay còn một số ít đối tượng chưa được giải quyết do những nguyên nhân khác nhau, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo, đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát, giải quyết dứt điểm chế độ đối với các đối tượng trong năm 2014.

38. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị tăng mức phụ cấp đối với các đối tượng hưởng trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 6058/BQP-CT ngày 29/7/2014

Mức hưởng trợ cấp một lần và hàng tháng đối với các đối tượng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tương Chinh phủ đã được xem xét, trên cơ sở bảo đảm cân đối chung với chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg, đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg cua Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.



39. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Hiện nay, lợi dụng việc chưa giải mã phiên hiệu các đơn vị quân đội, chưa xác định được chính xác các vùng bị phun, rải chất độc hoá học, các khu vực có chứa chất độc dioxin nên nhiều địa phương đã có hiện tượng làm giả giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến ở vùng chịu ảnh hưởng chất độc hóa học để hưởng chế độ đối với người nhiễm chất độc hóa học. Đề nghị khẩn trương thực hiện việc giải mã phiên hiệu các đơn vị quân đội để có căn cứ xác định chính xác các đối tượng được thụ hưởng chính sách này.

Trả lời: Tại công văn số 6025/BQP-QL ngày 29/7/2014

Việc xác định các khu vực bị Quân đội Mỹ phun rải chất độc hóa học, các vùng bị nhiễm chất độc dioxin tại các tỉnh phía Nam được Thủ tướng Chính phủ giao cho Ban Chỉ đạo 33 gồm đại diện của các Bộ, ban ngành Trung ương và địa phương thực hiện. Hiện nay, Bộ Quốc phòng giao Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xác định các đơn vị đã hoạt động trong khu vực, địa bàn bị Quân đội Mỹ phun rải chât độc hóa học dioxin báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Việc giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị Bộ Quốc phòng giao Cục Quân lực chủ trì, giúp xác định các thông tin liên quan đến đơn vị như: Ký hiệu, phiên hiệu, mật danh, hòm thư, địa điểm đóng quân, khu vực tham gia chiến đấu. Tuy nhiên, việc xác định chính xác những đơn vị tham gia chiến đấu ở các khu vực, địa bàn bị Quân đội Mỹ phun rải chất độc dioxin đang gặp nhiều khó khăn. Bộ Quốc phòng đang tích cực, chủ động triển khai thực hiện việc giải mã ký hiệu đơn vị và xác định khu vực bị nhiễm chất độc dioxin; đồng thời, sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng phối họp chặt chẽ với các địa phương để xác minh, ngăn chặn hiện tượng làm giả hồ sơ để hưởng chế độ chính sách như cử tri nêu trên.

40. Cử tri các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang kiến nghị: Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ chỉ quy định chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Cử tri đề nghị quan tâm, xem xét bổ sung quy định chế độ trợ cấp một lần đối với các đối tượng trên khi được tặng hoặc truy tặng Huân, Huy chương.

Trả lời: Tại công văn số 6060/BQP-CT ngày 29/7/2014

Chế độ, chính sách đối với các đối tượng quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được các Bộ, ngành nghiên cứu kỹ, xin ý kiến chỉ đạo của Ban cán sự đảng Chính phủ và Bộ Chính trị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và cân đối chung với các chế độ, chính sách quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg, Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 142/2008QĐ-TTg.

Trường hợp đối tượng trên được khen thưởng, các chế độ được thực hiện theo Luật Thi đua - Khen thưởng.

41. Cử tri các tỉnh Bình Thuận, Cà Mau kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung đối tượng hoạt động cơ sở mật, là Tổ trưởng Tổ Đảng vào Quyết định 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trả lời: Tại công văn số 6039/BQP-CT ngày 29/7/2014

Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định này quy định: Đối tượng được xét hưởng chế độ, bao gồm cả lực lượng mật do các tổ chức đảng, quân sự, công an có thẩm quyền tổ chức, giao nhiệm vụ hoạt động trong khoảng thời gian tò tháng 7/1954 đến 4/1975 ở chiến trường B, C, K.

Như vậy, đối tượng hoạt động cơ sở mật (không phân biệt tổ trưởng Đảng hay đảng viên, tổ viên) đều thuộc đối tượng được xem xét, xét hưởng chế độ theo quy định.

Trường hợp còn tồn sót, đề nghị các địa phương kịp thời giải quyết dứt điểm trong năm 2014.



42. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: Cử tri phản ánh và cho rằng nhiều đơn vị quốc phòng trên địa bàn tỉnh sử dụng đất được giao lãng phí, có một số nơi đất để hoang không sử dụng, ranh giới chồng lấn với các hộ dân. Đề nghị Bộ Quốc phòng rà soát việc sử dụng đất quốc phòng trên địa bàn tỉnh, phần diện tích đất không có nhu cầu sử dụng thì giao lại cho địa phương phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Trả lời: Tại công văn số 6565/BQP-TM ngày 13/8/2014

Để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng theo đúng quy định của pháp luật, ngày 16/8/2012, Bộ trưởng Bộ Quôc phòng đã ban hành Chỉ thị số 90/CT-BQP về tăng cường công tác quản lý, sử dụng; chống lấn chiếm và giải quyết lấn chiếm đất quốc phòng. Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc phòng giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng 05 năm (2011-2015); trong đó, có nội dung bàn giao các điểm đất quốc phòng không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng cho địa phưong để phát triển kỉnh tế - xã hội.

Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri nêu trên và đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ các cơ quan, đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ góp phần cùng với địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

43. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ người có công khi khám bệnh BHYT phải đóng 20%, đề nghị đổi được hưởng 100% khi khám bệnh; đối tượng người có công theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ hiện nay chỉ hưởng chế độ BHYT, đề nghị được hưởng chế độ như các đối tượng có công khác theo quy định của pháp luật.

Trả lời: Tại công văn số 6036/BQP-CT ngày 29/7/2014

Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngàỵ 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ không quy định đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh phải đóng 20% tiền khám bệnh, chữa bệnh; mức hưởng bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều 6, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định: Các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách quy định tại Quyết định này nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì đượe hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Như vậy, các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg cũng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như cảc đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.



44. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đường tuần tra biên giới (ĐT 957) đang thi công, nhưng tiến độ còn quá chậm, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, nhất là vào thời điểm tới sẽ có mưa nhiều, đề nghị kiểm tra đôn đốc thi công.

Đề nghị giai đoạn 2014- 2015 Chính phủ tập trung đầu tư vốn để các địa phương có tuyến biên giới đường bộ, xây dựng các đồn, trạm biên phòng, công trình phục vụ chiến đấu với đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Đồng thời hỗ trợ xây dựng kè bờ sông biên giới trọng yếu phục vụ quản lý, bảo vệ biên giới kết hợp phát triển KT-XH khu vực (TW chưa hỗ trợ).

Trả lời: Tại công văn số 6570/BQP-KHĐT ngày 13/8/2014

- Đề nghị của cử tri An Giang về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công đường TTBG, xây dựng các đồn, trạm biên phòng, công trình chiến đấu, xây dựng kè bờ sông biên giới trọng yếu là chính đáng, nhằm mục đích ngoài việc phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ biên giới, còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân các xã biên giới, góp phần phát triển sản xuất, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ở khu vực biên giới.



- Về xây dựng tuyến đường TTBG: Trong giai đoạn 2014 - 2016 trên địa bàn tỉnh An Giang Bộ Quốc phòng triển khai xây dựng tuyến đường TTBG với tổng chiều dài 44,718km. Đến nay, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt xong bước dự án đầu tư, hiện tại đang tiến hành khảo sát thiết kế bản vẽ thi công - dự toán và dự kiến khoảng cuối năm 2014 sẽ triển khai thi công tuyến đường này. Trong quá trình triển khai Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh An Giang tổ chức thực hiện.

- Về xây dựng kè bờ sông biên giới trọng yếu: Trong quá trình triển khai xây dựng tuyến đường TTBG, Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo các đơn vị thiết kế và xây dựng đồng bộ, kiên cố hệ thống kè bờ sông để công trình ổn định lâu dài trong quá trình sử dụng.

- Về xây dựng các đồn, trạm biên phòng, công trình chiến đấu: Hiện nay, toàn tuyến Biên giới còn 185 Đồn Biên phòng doanh trại chưa được đầu tư xây dựng cơ bản, việc đầu tư xây dựng các đồn, trạm biên phòng, công trình chiến đấu từng bước đang được đầu tư cho các đồn trọng điểm theo thứ tự ưu tiên trước.

45. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối người tham gia kháng chiến khi hy sinh thì chỉ có cha, mẹ, vợ, con mới được hưởng chế độ. Đề nghị điều chỉnh lại cho anh, em hoặc người thân được hưởng với lý do là có nhiều trường hợp khi tham gia kháng chiến thì còn độc thân chưa có gia đình vợ con và cha, mẹ cũng đã mất.

Trả lời: Tại công văn số 6036/BQP-CT ngày 29/7/2014

Đối tượng hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được các Bộ, ngành nghiên cứu kỹ, xin ý kiến chỉ đạo của Ban Cán sự đảng Chính phủ và Bộ Chính trị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và cân đối chung với các đối tượng được hựởng chế độ theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, xem xét, đề xuất.



46. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi cơ chế vốn đầu tư theo Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ theo hướng ngân sách Trung ương đầu tư 100% vốn (thay vì 100% ngân sách địa phương) cho các công trình này đối với những tỉnh có nguồn thu ngân sách hằng năm chưa cân đối chi, phải hưởng trợ cấp từ ngân sách Trung ương.

Trả lời: Tại công văn số 6023/BQP-TC ngày 29/7/2014

Ngày 10/10/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2007/NĐ-CP về khu vực phòng thủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 152); để hướng dẫn thực hiện, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 25/2010/TT-BTC ngày 25/02/2010 qui định nội dung chi ngân sách nhà nước cho một số nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ. Qua thời gian thực hiện, các bộ, ngành, địa phương triển khai cho công tác bảo đảm xây dựng khu vực phòng thủ dần đi vào nề nếp và đạt hiệu quả; việc bố trí, sử dụng ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương đã chấp hành thực hiện đúng qui định của Luật ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn bộc lộ một số vướng mắc, bất cập; trong đó, có nội dung bảo đảm ngân sách như kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang nêu trên.

Ngày 09/01/2013, Bộ Quốc phòng đã có văn bản số 278/BQP-TC gửi Bộ Tài chính kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung (thay thế) Thông tư số 25/2010/TT-BTC cho phù hợp với tình hình mới. Ngày 28/01/2013, Bộ Tài chính đã có Công số 1464/BTC-VI trả lời các đề xuất, kiến nghị của Bộ Quốc phòng, trong đó có ý kiến: “Xin tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của Bộ Quốc phòng đế nghiên cứu, sửa đổi vào Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính sau khi Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định sổ 152/2007/NĐ-CP được Chính phủ ký ban hành”.

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ sửa đổi, bố sung (thay thế) Nghị định số 152 sau khi Quốc hội ban hành Luật Ngân sách.

Trong khi chờ Chính phủ sửa đổi bổ sung, để giảm khó khăn vê nguồn vốn bảo đảm tại những địa phương có nguồn thu ngân sách hàng năm chưa cân đối chi, phải hưởng trợ cấp từ ngân sách Trung ương theo kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, đề nghị các địa phương đưa nội dung chi cho xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ vào dự toán chi ngân sách Trung ương hàng năm báo cáo Nhà nước.

47. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Có ý kiến, băn khoăn về quân hàm: Quan điểm xưa nay quân hàm cấp trưởng phải cao hơn cấp phó một bậc, hiện tại cấp phó đại đội và cấp trưởng có quân hàm là đại úy; cấp phó và Chính ủy BCH QS tỉnh và sư đoàn bằng cấp trưởng và Chính ủy là đại tá. Nhưng theo dự thảo Luật Chủ nhiệm Chính trị cấp sư đoàn và tương đương trần quân hàm là đại tá sẽ cao hơn Phó chỉ huy trưởng, Phó chính ủy, như vậy, cấp dưới có quân hàm cao hơn cấp trên, dự thảo Luật cần giải thích rõ để giải tỏa tâm tư, tư tưởng của cán bộ trong toàn quân.

Trả lời: Tại công văn số 6010/BQP-CT ngày 29/7/2014

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ cơ bản của sĩ quan. Trong đó, cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tá đối với các chức vụ Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Vộ chỉ huv quân sự tỉnh...; là Thiếu tá đối với chức vụ Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội. Cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp Tá, cấp úy đối với chức vụ còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Do tính chất đặc thù, tổ chức của Quân đội có hơn 12.000 chức vụ nhưng chỉ có 12 bậc quân hàm, nên cấp bậc quân hàm cao nhất đối với một số chức vụ cấp phó được bố trí cùng bậc quân hàm với cấp tnrởng. Tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (tháng 7 năm 2013) quy định cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tá đối với Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh...; cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại úy đối với Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội.

Như vậy, Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không quy định cấp bậc quân hàm cao nhất của cấp dưới cao hơn cấp trên.



BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. Cử tri các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thái Bình và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh tình trạng tổ chức lễ hội trong thời gian vừa qua chưa giảm, gây tốn kém tiền bạc và thời gian của Nhà nước và nhân dân. Đề nghị quy định chặt chẽ việc tổ chức lễ hội trên phạm vi cả nước.

Trả lời: Tại công văn số 2849/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Theo thống kê, toàn quốc có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%) và các lễ hội khác (chiếm 0,5%). Lễ hội dân gian tập trung ở một số địa phương miền Bắc (Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn), miền Trung (Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng), miền Nam (Tây Ninh, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang).

Là loại hình sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian của dân tộc, các lễ hội truyền thống có vai trò và ý nghĩa tích cực trong đời sống nhân dân:

- Góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục, phát huy truyền thống tốt đẹp từ gia đình, dòng họ, quê hương và đất nước.

- Tăng nguồn thu từ xã hội hoá để tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội và phúc lợi công cộng.

- Quảng bá du lịch và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của dân tộc ta.

Thực hiện chức năng, vai trò quản lý nhà nước, những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo về lễ hội:

- Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- Thông báo số 83-TB/TW ngày 27 tháng 6 năm 2007 thông báo Kết luận của Ban Bí thư về tình hình lễ hội, tâm linh, ngoại cảm.

- Kết luận số 34-KL/TW ngày 20 tháng 12 năm 2008 của Bộ Chính trị khóa X về việc cưới, việc tang, lễ hội và tâm linh, ngoại cảm.

- Kết luận số 51-KL/TW ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và quản lý lễ hội; phối hợp ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều Thông tư, Thông tư liên tịch, Chỉ thị, Công điện để chỉ đạo việc tổ chức lễ hội (Phụ lục).

Hàng năm, Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp dẫn đầu các đoàn công tác tiến hành kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tại nhiều tỉnh/thành; chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ phối hợp với chính quyền sở tại thường xuyên kiểm tra, thanh tra đột xuất, chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực diễn ra tại lễ hội. Sau mỗi mùa lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều tổ chức sơ kết, đúc rút bài học kinh nghiệm. Nhờ đó, việc tổ chức lễ hội và công tác quản lý nhà nước về lễ hội những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các lễ hội được tổ chức phù hợp với thuần phong mỹ tục và điều kiện kinh tế của địa phương.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, tại một vài lễ hội vẫn không tránh khỏi những bất cập, hạn chế, như:

- Công tác quản lý và tổ chức lễ hội của địa phương còn mang tính hành chính, nhất là việc nâng cấp quy mô tổ chức.

- Việc tuyên truyền, hướng dẫn về thực hiện nếp sống văn minh, về ý nghĩa của lễ hội tại một số nơi còn đơn điệu, thiếu tính thuyết phục, dẫn đến thái độ, hành vi và ứng xử của một số du khách chưa phù hợp với không gian lễ hội (trang phục cẩu thả, đốt nhiều vàng mã, thắp hương, đặt tiền công đức, xả rác không đúng nơi quy định...).

- Tình trạng bán hàng rong, nâng giá, chèo kéo khách, các trò chơi cờ bạc trá hình, khấn thuê lễ mướn... chưa được khắc phục triệt để.

- Thông thường các lễ hội truyền thống diễn ra trong thời gian ngắn, trong khi số lượng người đến đông, tập trung trong không gian di tích chật hẹp, dẫn đến quả tải. Việc bố trí các công trình phụ trợ phục vụ du khách chưa được chú trọng đúng mức, hàng quán một số nơi chưa được sắp xếp khoa học, nên chưa đảm bảo về vệ sinh môi trường.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo đảm cho hoạt động lễ hội và công tác tổ chức lễ hội ngày càng văn minh hơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành để triển khai thực hiện:

- Quy hoạch lễ hội trong toàn quốc, tập trung vào các nội dung: giảm tần suất, quy mô, thời gian tổ chức lễ hội; quy định, phân cấp, xác định trách nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa các cấp, các ngành, ban tổ chức lễ hội và các lực lượng tham gia tổ chức lễ hội; phát huy hơn nữa vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư sở tại trong việc tổ chức lễ hội... Hiện dự thảo đang được thực hiện quy trình hoàn thiện để được ban hành.

- Quy chế tổ chức lễ hội (Festival) ngành nghề với nội dung chính sau: Tiến hành phân loại các loại hình Festival, trên cơ sở đó, quy định về quy mô tổ chức Festival ngành nghề (cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành); quy định về tần suất, thời gian tổ chức (cấp quốc gia không quá 7 ngày/sự kiện; cấp tỉnh/thành không quá 5 ngày/sự kiện); quy định về quy trình, thủ tục đăng ký tổ chức Festival; quy định về thẩm quyền cho phép tổ chức Festival; quy định ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần cho việc tổ chức Festival; nghiêm cấm các hình thức lợi dụng tổ chức Festival để huy động sai mục đích kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân... Hiện dự thảo Quy chế đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

2. Cử tri các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương kiến nghị: Hiện nay tình trạng các ca sĩ, diễn viên có lối ăn mặc, biểu diễn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, phản cảm, “khoe thân” đang diễn ra phổ biến, bên cạnh đó một số bài báo thường xuyên giật tít và đăng bài về việc ăn mặc phản cảm của các ca sĩ, diễn viên, làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của lứa tuổi thanh, thiếu niên. Cử tri đề nghị có các biện pháp xử lý nghiêm đối với các ca sĩ, diễn viên có cách ăn mặc, biểu diễn phản cảm.

Trả lời: Tại công văn số 2849/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

- Về việc ca sĩ, diễn viên sử dụng trang phục phản cảm trong khi biểu diễn nghệ thuật: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi nghệ sĩ sử dụng trang phục không phù hợp với thuần phong mỹ tục, gây phản cảm khi tham gia biểu diễn nghệ thuật. Nhờ đó, những hành vi này đã được hạn chế. Các nghệ sĩ đã có ý thức hơn khi sử dụng trang phục biểu diễn. Trong 8 tháng đầu năm 2014, trên toàn quốc chưa phát hiện, xử lý trường hợp nào về hành vi này.

Nhằm hạn chế các hành vi tương tự có thể tái diễn trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt hơn công tác thẩm định trước khi cấp phép tổ chức biểu diễn, tiến hành thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Về việc ca sĩ, diễn viên sử dụng trang phục phản cảm, khoe thân xuất hiện tại nơi công cộng: Nếu hành vi này không diễn ra trong quá trình ca sĩ, diễn viên tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù nghề nghiệp, ca sĩ, diễn viên là người được công chúng, nhất là giới trẻ quan tâm, chú ý. Do đó, khi xuất hiện tại nơi công cộng, với trang phục không phù hợp dễ dẫn đến những lệch lạc trong nhận thức và thẩm mỹ của lứa tuổi thanh niên, thiếu niên.

Nhằm khắc phục những hệ quả không mong muốn đó, cùng với việc làm tốt công tác thẩm định nghệ thuật trước khi cấp phép biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã yêu cầu cơ quan quản lý Ngành tại các địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, giúp các ca sĩ, diễn viên tự nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của bản thân, từ đó có hành vi ứng xử phù hợp khi xuất hiện tại nơi công cộng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và sẽ tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí không sa đà khai thác quá mức thông tin đời tư, xử lý kỹ thuật hình ảnh trước khi đăng tải, tuyệt đối không cho đăng tải hình ảnh ca sỹ, diễn viên trong trang phục, động tác biểu diễn gây phản cảm, tránh tình trạng tạo ra hiệu ứng ngược, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức thẩm mỹ của lứa tuổi thanh, thiếu niên.

3. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số nội dung về khu, điểm du lịch tại Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương