KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang48/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 6013/BQP ngày 29/7/2014

- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định: Đối tượng được xét hưởng chế độ, bao gồm cả lực lượng mật do các tổ chức đảng, quân sự, công an có thẩm quyền tổ chức, giao nhiệm vụ hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 4/1975 ở chiến trường B, C, K.

- Theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công thì người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế được hưởng chế độ trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế và khi từ trần người tổ chức mai táng được hưởng chế độ mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, người tham gia cách mạng được tổ chức phân công làm biệt động nội thành, làm công tác binh vận trước 30/4/1975 và người có công với cách mạng đã được hưởng chế độ, chính sách theo các quy định nêu trên.

27. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Cử tri đề nghị sửa đổi Thông tư số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/01/2013 về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ theo hướng ưu tiên giấy báo nhập học, tạo điều kiện cho các sinh viên được đi học trước và thực hiện nghĩa vụ quân sự sau.

Trả lời: Tại công văn số 6027/BQP-QL ngày 29/7/2014

Tại Điểm e, Khoản 1, Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành đã quy định công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ thời bình: Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung hoc chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại hoc do Chính phủ quy định; theo đó, công dân chưa vào học tại các trường (có giấy báo nhập học) thì không được tạm hoãn gọi ngập ngũ.

Theo quy định nêu trên thì đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ hiện nay là quá rộng; vì do yêu cầu xây dụng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu học tập của công dân, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân phát triển đa dạng với nhiều loại hình đào tạo; nhiều ngành nghề đào tạo chỉ thực hiện xét tuyển (không thi tuyển) nên số lượng công dân tham gia học tập ngày càng tăng. Do đó, công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ hằng năm chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, gây khó khăn cho địa phương trong quá trình xét duyệt gọi nhập ngũ và bảo đảm sự công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân có trình độ học vấn trung học phổ thông, cao đẳng, đại học nhập ngũ vào Quân đội không nhiều; một số công dân lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ, gây bất bình trong nhân dân và ảnh hưởng đến chất lượng tuyến quân.

Đẻ khắc phục tình trạng trên, Bộ Quốc phòng đã triển khai Đề án xây dựng Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) theo lộ trình từ năm 2013 - 2015. Đến nay, Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đối) đã cơ bản hoàn thành và nhận được nhiều ý kiến tham gia của các Bộ, ban, ngành, địa phương, nhân dân trong cả nước; Bộ Quốc phòng xin tiếp thu kiến nghị nêu trên của cử tri và sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu hoàn chỉnh dự thảo để trình Quốc hội Khóa XIII tại Kỳ họp thứ 8 và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2015). Mong các Đoàn ĐBQH và cử tri cả nước tiếp tục quan tâm, tham gia góp ý kiến xây dựng trong các kỳ họp tới để Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đối) phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.



28. Cử tri tỉnh Sơn La và TP Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri đề nghị rà soát giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, tặng kỷ niệm chương một số đối tượng thuộc lực lượng thanh niên xung phong để kịp thời ghi nhận ghi nhận sự cống hiến của họ. Vì thực tế hiện nay còn một số đối tượng tham gia lực lượng thanh niên xung phong trước đây chưa được xem xét, giải quyết.

Trả lời: Tại công văn số 7047/BQP-CT ngày 27/8/2014

1. Về việc rà soát giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.

Nội dung này, cử tri kiến nghị chưa rõ về chế độ bảo hiểm gì, nên chưa có đủ cơ sở để trả lời; tuy nhiên, Bộ Quốc phòng xin cung cấp một số văn bản có liên quan để cử tri nghiên cứu, tham khảo:

a)Thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ hướng dẫn và quy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức nhà nước (để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội), tại Khoản 9, Mục II đã quy định:



  • Thanh niên xung phong thoát ly do Trung ương Đoàn thanh niên tổ chức khi hết thời hạn, được chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp nhà nước hoặc đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp, đều được cộng cả thời gian phục vụ ở Đoàn thanh niên xung phong với thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp tính là thời gian công tác liên tục;

    1. Thời gian tham gia các Đoàn thanh niên xung phong ở Liên khu 5 trước đây, do kinh phí nhà nước đài thọ và đã phục vụ công tác kháng chiến liên tục cho đến khi ra Bắc tập kết thì cũng được tính là thời gian công tác liên tục;

    2. Thời gian tham gia các Đoàn thanh niên do địa phương tổ chức để làm các công tác ở địa phương, không thoát ly kinh tế gia đình thì không được tính.

Thời gian phục vụ ở các đơn vị, do Đoàn thanh niên tổ chức để phục vụ công tác đột xuất rồi lại giải tán về địa phương thì xem như đi nghĩa vụ mà không được tính là thời gian công tác.

b) Công văn số 3634/LĐ-TBXH ngày 09/10/1997 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tính thời gian công tác của thanh niên xung phong: “Kể từ năm 1995, thanh niên xung phong tham gia xây dựng kinh tế thuộc đối tượng quy định tại Chỉ thị số 460/TTg ngày 23/9/1978 của Thủ tướng Chính phủ (về việc tổ chức lực lượng thanh niên xung phong xây dựng kinh tế ở các tỉnh và thành phố miền Nam) thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội...”

c) Được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí theo quy định tại các văn bản sau:

Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp;

Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

2. Về việc tặng kỷ niệm chương một số đối tượng tham gia lực lượng thanh niên xung phong trước đây chưa được xem xét, giải quyết.

Ngày 09/8/2011, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã có Công văn số 60/HD/TWĐTN về việc hướng dẫn tặng kỷ niệm chương cho thanh niên xung phong.



  • Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức thì đối tượng thanh niên xung phong không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng mà do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quản lý; vì vậy, đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố hướng dẫn cử tri liên hệ với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

29. Cử tri TP Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri kiến nghị cần nghiên cứu, bổ sung trường hợp được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” khi bản thân bà mẹ được đề nghị xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu là liệt sỹ và có chồng cũng là liệt sĩ.

Trả lời: Tại công văn số 3012/BQP-CS ngày 29/7/2014

Căn cứ Khoản 1, Điều 1, Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” quy định: Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”: 1) Có 2 con trở lên là liệt sĩ; 2) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; 3) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ; 4) Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; 5) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị đối với những bà mẹ đã cống hiến, hy sinh bản thân, người chồng, những người con cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc; thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, nét văn hóa của dân tộc Việt Nam là tôn vinh vai trò người mẹ với quan hệ Mẹ - Con là quan hệ cơ bản, trung tâm để vinh danh; các quan hệ khác là bổ trợ.

30. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Cử tri kiến nghị quan tâm nghiên cứu, xem xét nâng chế độ bồi dưỡng cho thời gian làm việc tăng thêm đối với lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới trên biển, hải đảo và vùng trời của Tổ quốc, nhất là đối với Quân chủng Phòng không – Không quân và Quân chủng Hải quân; nhằm động viên tinh thần chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia của đối tượng này.

Trả lời: Tại công văn số 6032/BQP-CT ngày 29/7/2014

Để phù hợp với tình hình thực tiễn, ngày 04 tháng 6 năm 2014, Bộ Quốc phòng đã có văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của Việt Nam. Theo đó, lực lượng làm nhiệm vụ nêu trên được hưởng phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực và được bảo đảm tiền ăn, nhu yếu phẩm. Hiện nay, các đơn vị trong Quân đội đang triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo quy định nêu trên.



31. Cử tri các tỉnh Long An, Tuyên Quang kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm có hướng dẫn việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người có công đối với các trường hợp "Mất hồ sơ gốc không còn nhân chứng để xác nhận công lao của đối tượng có công" theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính Phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Trả lời: Tại công văn số 6043/BQP-CT ngày 29/7/2014

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH- BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì đối tượng không còn giấy tờ gốc, giấy tờ liên quan vẫn được xem xét, giải quyết chế độ trợ cấp một lần. Trên cơ sở bản tự kê khai của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng từ trần), Hội đồng chính sách cấp xã tổ chức xét duyệt, đề nghị trên quyết định hưởng chế độ (không quy định và yêu cầu người làm chứng).



32. Cử tri các tỉnh Hải Dương, Thái Bình kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị nghiên cứu sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự theo hướng: Hạn chế những người được miễn, hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự; bãi bỏ quy định thanh niên nộp tiền thay thế nghĩa vụ quân sự vì như vậy thì chỉ con những gia đình nghèo mới nhập ngũ; nghiên cứu rút ngắn độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 25 tuổi xuống 22 tuổi, đồng thời cũng rút ngắn thời gian tại ngũ từ 18 tháng xuống 16 tháng cho phù hợp với tình hình đất nước thời bình.

Trả lời: Tại công văn số 6026/BQP-QL ngày 29/7/2014

Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1990, năm 1994, năm 2005 đã quy định: về độ tuổi nhập ngũ từ đủ 18 đến 25 và thời hạn phục vụ của hạ sĩ qua binh sĩ (HSQ-BS) là 18 tháng; hạ sĩ quan chỉ huy, HSQ-BS chuyên môn kỹ thuật do Quân đội đào tạo, chiến sĩ trên tàu Hải quân là 24 tháng. Những năm qua, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành đoàn thế các cấp và nhân dân cả nước trong việc triển khai thực hiện Luật NVQS đã góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Tuy nhiên, do Luật NVQS ban hành đã lâu, có nội dung không còn phù hợp, cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp như: Diện tạm hoãn, miễn làm nghĩa vụ quân sự; độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ... nhằm thu hút nhân tài vào phục vụ Quân đội, đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới. Vì vậy, Bộ Quốc phòng đã triển khai Đề án xây dựng Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) theo lộ trình từ năm 2013 - 2015.

Bộ Quốc phòng khẳng định: Luật NVQS hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan, cũng như trong dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đối) không có quy định nào về việc thanh niên nộp tiền thay thế nghĩa vu quân sự.

Đến nay, Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) đã cơ bản hoàn thành và nhận được nhiều ý kiến tham gia của các Bộ, ban, ngành, địa phương, nhân dân trong cả nước; Bộ Quốc phòng xin tiếp thu kiến nghị nêu trên của cử tri và sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu hoàn chỉnh dự thảo để trình Quốc hội Khóa XIII tại Kỳ họp thứ 8 và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2015). Mong các Đoàn ĐBQH và cử tri cả nước tiếp tục quan tâm, tham gia góp ý kiến xây dựng trong các kỳ hợp tới để Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.



33. Cử tri các tỉnh Tuyên Quang, Khánh Hòa kiến nghị: Đề nghị đơn giản hóa các bước khi làm thủ tục hưởng chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Trả lời: Tại công văn số 6043/BQP-CT ngày 29/7/2014

Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được thống nhất theo nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính kèm theo Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 10/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, thuộc phạm vi chức năng của Bộ Quốc phòng. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quỵết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, việc lập hồ sơ xét hưởng chế độ đối với các đối tượng bảo đảm chặt chẽ nhưng đơn giản, thuận tiện; đối tượng hoặc thân nhân đối tượng chỉ cần làm một bản kê khai theo mẫu, kèm theo một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (nếu có), nộp cho trưởng thôn hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú, sau đó nhận kết quả do cấp xã thông báo.



34. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Xem xét, bổ sung đối tượng là bệnh binh cũng được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Hiện nay, các đối tượng này chưa được hưởng chế độ theo Quyết định trên.

Trả lời: Tại công văn số 6043/BQP-CT ngày 29/7/2014

Đối tượng hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được các Bộ, ngành nghiên cứu kỹ, xin ý kiến Ban Cán sự đảng Chính phủ và Bộ Chính trị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và cân đối chung với các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 142/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri để phối họp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, xem xét, đề xuất.

35. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Về việc thực hiện Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), cử tri kiến nghị:



- Về chủ thể được ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can: Đề nghị giữ nguyên chủ thể được giao quyền hạn điều tra của Bộ đội Biên phòng theo ba cấp như hiện nay;

- Về quyền hạn điều tra: Giữ nguyên như quy định hiện hành về quyền hạn điều tra của BĐBP;

- Về các tội phạm BĐBP được tiến hành điều tra: Đề nghị giữ nguyên như hiện nay và bổ sung thêm một số loại tội phạm trong thực tế công tác BĐBP hay gặp như: Hành vi chống người thi hành công vụ, cướp tài sản, trộm cướp tài sản có yếu tố nước ngoài hoặc tài sản trộm cắp để đưa sang nước khác tiêu thụ;

- Hoàn thiện quy định về áp đụng biện pháp ngăn chặn: đề nghị bổ sung Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thầm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ người; thẩm quyền ra lệnh khám xét để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở khu vực biên giới đạt hiệu quả.

Trả lời: Tại công văn số 6021/BQP-BP ngày 29/7/2014

Theo quy định của Luật Biên giới quốc gia, Luật an ninh quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng: BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới và tại các cửa khẩu. Vì vậy, việc giao cho BĐBP được tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho BĐBP hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Sau hơn 23 năm (từ 1990 - 2014) thực hiện quyền hạn điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, các đơn vị BĐBP đã khởi tố, điều tra hàng nghìn vụ án hình sự; việc khởi tố, điều tra được thực hiện theo đúng quyền hạn do pháp luật quy định, đảm bảo đúng thủ tục tố tụng, không có oan sai. Những kêt quả đạt được đã góp phần đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; đồng thời, khẳng định BĐBP có khả năng thực hiện ngày càng tốt hơn quyền hạn điều tra theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, một số quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự còn bất cập, thiếu đồng bộ tạo ra những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quyền hạn điều tra của BĐBP, ảnh hường không nhỏ đến hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khu-vực biên giới.

Trên cơ sở Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW cửa Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: “Giữ nguyên quyền hạn và quy định rõ hơn nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra của BĐBP, Cảnh sát Biển..Quán triệt tư tưởng chỉ đạo này trong quá trình dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) và Luật tổ chức Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ (trong đó có BĐBP) đề xuất nhũng nội dung sửa đổi liên quan đến quyền hạn điều tra hình sự của BĐBP theo hướng:


  • Giữ nguyên chủ thể được ra quyết định khởi tố vụ án, khỏi tố bị can như quy định hiện hành. Đồng thời, quy định rõ hơn: Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng có quyền hạn tiến hành một số hoạt động điều tra; bổ sung quyền hạn điều tra cho Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Cục Phòng chống tội phạm ma túy BĐBP.

  • Giữ nguyên quyền hạn điều tra của Bộ đội Biên phòng như hiện nay, theo 2 mức độ: Khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hô sơ cho cơ quan có thấm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra, kết thúc điều tra, hoàn chỉnh hồ sơ vụ án, chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát truy tố trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

  • Giữ nguyên phạm vi điều tra các tội phạm như hiện nay; đồng thời, bổ sung thêm một số loại tội phạm trong thực tế xảy ra ở khu vực biên giới đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của BĐBP và BĐBP có khả năng điều tra kịp thời, có hiệu quả như tội “Chống người thi hành công vụ”, “Cướp tài sản”, “Trộm cắp tài sản”..v..v.

  • Bố sung các chủ thể được áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, khám xét, tạm giữ người theo hướng: Những người có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can có thấm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ, khám xét. Đồng thời, đề nghị bố sung: “Đồn trưởng Đồn Biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đê đảm bảo cho Đồn trưởng Đồn Biên phòng thực hiện quyền hạn điều tra, hoàn chỉnh hô sơ vụ án trong thời hạn 20 ngày đôi với những tội phạm nhất định.

36. Cử tri TP Cần Thơ kiến nghị: Cử tri phản ảnh về Trường bắn đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Chi huy Quân sự thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư được triển khai từ năm 2006 với diện tích qui hoạch 119 ha, kinh phí khoảng 150 tỉ đồng. Tuy nhiên đến nay chủ đầu tư chỉ mới bồi hoàn được 43,5 ha với số tiền 50 tỉ đồng. Đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải quyết tốt chế độ bồi hoàn phần diện tích còn lại để tạo điều kiện cho Nhân dân (đa số là đồng bào dân tộc Khơ Me) sớm ổn định cuộc sống.

Trả lời: Tại công văn số 6572/BQP-KHĐT ngày 13/8/2014

Dự án đầu tư xây dựng Trường bắn đồng bằng sông cửu Long được phê duyệt năm 2006 với tổng mức đầu tư là 142.669 triệu đồng, bằng hai nguồn vốn: Trung ương hỗ trợ cho địa phương là 48.142 triệu đồns: và vốn tự cân đối của địa phương là 94.527 triệu đồng. Do nguồn vốn địa phương sặp khó khăn không bảo đảm được để thực hiện đúng tiến độ dự án; vì vậy năm 2014, dự án đã được điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn: Trung ương hỗ trợ cho địa phương là 142.000 triệu đồng và vốn tự cân đối của địa phương là 669 triệu đồng.

Tiếp thu ỷ kiến của cử tri nêu trên, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục phối hợp địa phương đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm đẩy nhanh tiến độ cho dự án này, để sớm đưa vào sử dụng nhằm phục vụ công tác huấn luyện quân sự, bắn đạn thật và tạo điều kiện thuận lợi cho cho nhân dân ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

37. Cử tri các tỉnh Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, TP Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh việc thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước, đến nay còn nhiều trường hợp chưa được giải quyết. Đề nghị cơ quan chức năng rà soát và có biện pháp tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện; đồng thời, nâng mức hưởng trợ cấp cao hơn để phù hợp với tình hình giá cả hiện nay.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương