KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang46/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 3045/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Trong những năm qua, Chính phủ, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các cấp rất quan tâm đến việc kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của lực lượng Công an xã nhằm tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự nông thôn. Chế độ, chính sách đối với Công an xã đã được quy định tại khoản 3, điều 23, chương IV Pháp lệnh Công an xã; Điều 7, Điều 8 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã; Khoản 2, Điều 15 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn, những hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP, ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP; theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với Công an xã thuộc địa phương mình quản lý. Vì vậy, đề nghị cử tri kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên để được giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện phụ cấp thâm niên, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với Công an xã.



60. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị xây dựng, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 của Chính phủ, cụ thể: tại khoản 2, Điều 45 quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc có quy định trách nhiệm của Bộ Công an:“Ban hành các văn bản hướng dẫn, nội quy trường giáo dưỡng, nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, các biểu mẫu cần thiết để tổ chức thực hiện”. Hiện nay, việc triển khai thực hiện xử lý vi phạm hành chính gặp khó khăn, chưa thực hiện được, do vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn về các loại biểu mẫu.

Trả lời: Tại công văn số 3040/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 và Nghị định số 02/2014/NĐ-CP, ngày 10/01/2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục bắt buộc; Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu, xây dựng các Thông tư của Bộ Công an hướng dẫn thi hành các biện pháp đưa vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục bắt buộc, gồm 06 Thông tư: Thông tư Quy định về Nội quy Cơ sở giáo dục bắt buộc; Thông tư Quy định về Nội quy Trường giáo dưỡng; Thông tư Quy định về tiêu chuẩn thi đua và xếp loại thi đua cho trại viên và học sinh trường giáo dưỡng; Thông tư Hướng dẫn học sinh, trại viên gặp thân nhân; nhận, gửi thu, tiền, quà, liên lạc bằng điện thoại; bán hàng căng tin cho học sinh, trại viên; Thông tư Quy định về công tác Cảnh sát phụ trách tổ, đội, trại viên; Thông tư Quy định về công tác giáo viên chủ nhiệm tổ, đội học sinh trường giáo dưỡng.

Đối với các biểu mẫu liên quan đến việc thi hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục bắt buộc, hiện nay Bộ Công an đang xây dựng 03 thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/2014/NĐ-CP, gồm: Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 02/2014/NĐ-CP, ngày 10/01/2014 quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc; Thông tư quy định về biểu mẫu để sử dụng khi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; Thông tư quy định về biểu mẫu để sử dụng khi áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Việc xây dựng, lấy ý kiến, chỉnh lý các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã hoàn thành, Bộ Công an đang hoàn thiện các thủ tục để ban hành và sớm tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian tới.



BỘ QUỐC PHÒNG
1. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Đề nghị xem xét có chế độ cộng thâm niên và năm công tác khi tính bảo hiểm cho các đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Trả lời: Tại công văn số 6049/BQP-CT ngày 29/7/2014

Khoản 8, Điều 1 Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhan quy định: Quân nhân phục viên xuất ngũ trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cả 5 chế độ mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiệm xã hội sau này để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.



2. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Cử tri phản ánh việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự cân phải nghiêm minh, ai cũng phải có trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự. Hiện nay việc tuyến nghĩa vụ quân sự không lấy nhũng thanh niên “có hình xăm trổ ” dẫn đến nhiều thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự bằng cách “xăm trổ ” lên người.

Trả lời: Tại công văn số 6030/BQP-QL ngày 29/7/2014

Tại Điểm d, Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 167/2010/TT-BQP ngày 19 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hằng năm, đã quy định: “Những công dân xăm da (bằng kim) có hình mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống), chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống), không gọi nhập ngũ vào Quân đội". Theo đó, các địa phương phải tổ chức tuyển chọn chặt chẽ, không để những công dân có hình xăm nêu trên nhập ngũ vào Quân đội gây phản cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”; những trường hợp khác có hình xăm không thuộc quy định nếu trên, nếu có đủ tiêu chuẩn vẫn được gọi nhập ngũ vào Quân đội.

Vì vậy, đề nghị các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ có nhận thức đúng, tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự để làm tròn bổn phận của công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng chưa quy định danh mục công trình thuộc lĩnh vực quôc phòng, an ninh theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ.

Trả lời: Tại công văn số 3024/BQP-TM ngày 29/7/2014

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 264/2013/TT-BQP quy định một số nội dung về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng. Mặt khác căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX thông qua ngày 19 tháng 5 năm 1994) và Nghị định số 04/CP ngày 16 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ ban hành Quy chế Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 175/2013/TT-BQP ngày 05 tháng 9 năm 2013 Quy định về quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự để hướng dẫn thực hiện. Các công trình quốc phòng và khu quân sự được phân nhóm và có danh mục chi tiết tại Phụ lục I, Thông tư 175/2013/TT-BQP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Bộ Quốc phòng.

Để quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng các công trình chuyên ngành trong lĩnh vực quốc phòng, Bộ Quốc phòng đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện như: Thông tư 123/2007/TT-BQP ngày 13 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù; Quyết định số 116/2008/QĐ-BQP ngày 12 tháng 8 năm 2008 về việc ban hành Quy chế xây dựng công trình chiến đấu; Thông tư số 01/2013/TT-BQP ngày 05 tháng 01 năm 2013 ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và điều hành sử dụng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện. Các văn bản quy phạm pháp luật nói trên được ban hành đúng thẩm quyền, triển khai thực hiện nghiêm túc đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình và quản lý chât lượng công trình xây dựng trong lĩnh vực quôc phòng nói chung, công trình quốc phòng nói riêng. Tuy nhiên do đặc thù nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước nên hầu hết các văn bản do Bộ Quốc phòng ban hành nêu trên được quản lý theo chế độ tài liệu "mật" không phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng vì vậy nên nhiều cử tri chưa được biết.

Trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quốc phòng thuộc phạm vi Bộ được giao quản lý để kịp thời điều chỉnh, ban hành, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương, bộ ngành liên quan triển khai thực hiện nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, củng cố Quốc phòng - An ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



4. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Cử tri kiến nghị sớm ban hành chính sách cho các đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia nhất là việc tặng huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng 3 cho các đối tượng này, đồng thời có chính sách hỗ trợ và giúp đỡ người có công là đối tượng dân công hoả tuyến và du kích, thanh niên xung phong.

Trả lời: Tại công văn số 6046/BQP-CT ngày 29/7/2014

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18/6/2014 Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã có Công văn số 1196/BTĐKT-VII hướng dẫn thực hiện khen thưởng thành tích kháng chiến, làm nhiệm vụ ở tuyến 1 biên giới, hải đảo xa và làm nhiệm vụ quốc tế. Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang xây dựng văn bản hướng dẫn nội dung chi tiết các hình thức khen thưởng nêu trên và phối hợp với các Bộ, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

Du kích và thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại các Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007, Quyết đĩnh so 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư (tại Công văn số 7134- CT/VPTW ngày 06/01/2014 của Văn phòng Trung ương Đảng) và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương triển khai, nghiên cứu xây dựng Đề án về chế độ, chính sách đối với lực lượng dân công hoả tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tố quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, sẽ trình Bộ Chính trị xem xét, cho chủ trương và Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thực hiện trong thời gian tới.



5. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Cử tri kiến nghị Khu Di tích khu Quân ủy Bộ Chỉ huy Miền thuộc căn cứ Tà Khiết huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nên giao cho Bộ Quốc phòng hoặc Quân khu 7 quản lý có đầu tư, nâng cấp ngang tầm với Địa đạo Củ Chỉ và căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Trả lời: Tại công văn số 6034/BQP-CT ngày 29/7/2014

1. Khu Di tích BCH Quân uỷ Miền tại ấp Tà Thiết, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước được xếp hạng Di tích Quốc gia theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988, là nơi lưu dấu những chứng tích, những sự kiện lịch sử, kỷ niệm đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Ngày 08/4/1975, đồng chí Lê Đức Thọ thay mặt Bộ Chính trị phổ biến Nghị quyết TW 7 về việc thành lập Bộ chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định: phổ biến bức điện lịch sử đổi tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định thành chiến dịch mang tên Bác - Chiến dịch Hồ Chí Minh; Nơi diễn ra các cuộc họp và tiếp các phái đoàn cao cấp của Trung ương Cục miền Nam; Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 4; Nơi làm việc của các đồng chí chỉ huy cao cấp trong Bộ Chỉ huy Miền... Như vậỵ Khu Bộ Chỉ huy Quân uỷ Miền thuộc căn cứ Tà Thiết được xác định là căn cứ cơ bản của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi vẻ vang của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phòng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

2. Khu Di tích BCH Quân uỷ Miền nằm trong thế trận Quốc phòng - An ninh khu vực biên giới, việc quản lý, khai thác và phát triến có giá trị lớn trong việc kết họp phát triển kinh tế gắn Quốc phòng - An ninh trên địa bàn chiến lược trọng yếu.

- Vkinh tế văn hoá xã hội: Nhằm tôn vinh giá trị lịch sử văn hoá, tạo hiệu quả giáo dục truyền thống liên hoàn giữa các tỉnh miền Đông Nam bộ với Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần phát triển hệ thống du lịch, thương mại, quản lý đất rừng, phát triển nông lâm nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội.

- Về Quốc phòng - An ninh: Thực hiện chủ trương đưa dân ra xây dựng các khu dân cư kinh tế biên giới, tạo nên thế trận bảo vệ biên giới tại chỗ; góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng biên giới Việt Nam - Campuchia hoà bình hữu nghị.

3. Theo Luật Đất đai (sửa đổi) số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29/11/2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Luật Di sản văn hoá năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá năm 2009 (Điều 10, Điều 33, Điều 55), Khu Di tích BCH Quân uỷ Miền hiện đang thuộc quyền quản lý của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước. Việe tham gia xây dựng, trùng tu tôn tạọ, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm chính thuộc cơ quan văn hoá tại địa phưong đang quản lý di tích.

Bộ Quốc phòng ủng hộ về chủ trương đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIII về việc giao Khu Di tích BCH Quân uỷ Miền cho Bộ Quốc phòng quản lý là kiến nghị hết sức có trách nhiệm nhằm bảo vệ và phát huy giá trị Di tích BCH Quân uỷ Miền.

Tuy nhiên việc chuyển quyền quản lý khu di tích nêu trên cần nghiên cứu thực hiện theo các quy định hiện hành.

Để có đầy đủ cơ sở pháp lý theo qui định, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước có văn bản báo cáo, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan quản lý Nhà nước về di sản văn hoá) nhất trí và chủ trì, thống nhất với Bộ Quốc phòng, UBNĐ tỉnh Bình Phước tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích, đề xuất phương án bẫo vệ, phát huy giá trị Khu Di tích BCH Quân uỷ Miền theo đúng trách nhiệm quản lý được giao.



6. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng rà soát lại diện tích đất không sử dụng mà hiện nay các hộ quân nhân đã làm nhà và sử dụng ổn định lâu năm trên các diện tích đât đó (thuộc Z113) ở tỉnh Tuyên Quang, cho địa phương quản lý, để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân. Đồng thời phối hợp tỉnh Tuyên Quang có phương án di chuyển các hộ dân đang sống trên đất của Bộ Quốc phòng, để bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 6564/BQP-TM ngày 13/8/2014

Nhà máy Z113 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng hiện đang quản lý 7.535.736 m2 đất quốc phòng; đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 15/11/2012. Trong khu đất đất nói trên, địa phương cấp chồng 380.600 m2 cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyên Văn Trỗi và có 3.830 m2 do các hộ dân lấn chiếm (hiện nay, Tổng cục CNQP đã làm việc với địa phương nhưng chưa giải quyết xong) gồm: Trụ sở UBND thị trấn Tân Bình; Trường Tiểu học Trần Phú và hơn 1.300 hộ gia đình cán bộ, công nhân viên đã và đang công tác tại nhà máy (do lịch sử để lại, Nhà máy cho các hộ gia đình mượn đất quốc phòng và tự xây nhà riêng để ổn định cuộc sống); trong đó, có hơn 750 hộ gia đình nằm trong Vành đai an toàn theo Nghị định 148/2006/NĐ-CP ngày 04/12/2006 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và bảo vệ Vành đai an toàn các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ do Bộ Quốc phòng quản lý (sau đây gọi tắt là Nghị định 148).

Để giải quyết những vấn đề tồn đọng nói trên, Bộ Quốc phòng đã có Công văn số 218/BQP-TM ngày 14/01/2009 gửi UBND tỉnh Tuyên Quang đề nghị địa phương giải quyết di chuyển số hộ gia đình của Nhà máy Z113 vi phạm Nghị định 148; nhưng đến nay chưa thực hiện xong.

Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri nêu trên, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng phối họp với ƯBND tỉnh Tuyên Quang và các cơ quan chức năng của địa phương để di chuyển các hộ dân ra khỏi Vành đai an toàn theo quy định của Nghị định 148. Thống nhất bàn giao khu đất Trụ sở UBND Thị trấn Tân Bình, Trường Tiểu học Trần Phú và phần diện tích đất khu gia đình quân nhân cho địa phương để các hộ gia đình được cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất và chịu sự quản lý hành chính của địa phương.

Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND tỉnh chỉ đạọ các cơ quan chức năng và chính quyền, địa phương tạo điều kiện giúp đỡ Nhà máy Z113 hoàn thành thủ tục giao, nhận các khu gia đình trên theo đúng quy định của pháp luật.

7. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị tổng rà soát việc sử dụng đất đất quốc phòng, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, về cả quy mô lẫn mục đích sử dụng nhằm công khai đế góp phần minh bạch hơn trong lĩnh vực đất đai.

Trả lời: Tại công văn số 6566/BQP-TM ngày 13/8/2014

Để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng theo đúng quy định của pháp luật, ngày 16/8/2012, Bộ trưởng Bộ Quôc phòng đã ban hành Chỉ thị số 90/CT-BQP về tăng cường công tác quản lý, sử dụng; chống lấn chiếm và giải quyết lấn chiếm đất quốc phòng. Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang phối họp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đât quôc phòng giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng 05 năm (2011-2015) và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng cho phù họp với quy định của Luật Đất đai.

Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri nêu trên và đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ các cơ quan, đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ góp phần cùng với địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

8. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng quan tâm và tăng cường công tác quản lý trong việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; có biện pháp chấn chỉnh hoạt động của các nhà ngoại cảm trá hình trong việc đi tìm hài cốt liệt sỹ.

Trả lời: Tại công văn số 6017/BQP-CT ngày 29/7/2014

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, Quân đội đặc biệt quan tâm công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; có nhiều chủ trương, giải pháp lớn trong tổ chức thực hiện. Theo đề nghị của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, ngày 15/5/2013, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 24-CT-TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; ngày 27/7/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1237/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; ngày 07/12/2013, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 214/2013/TT-BQP hướng dẫn về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; ngày 12/12/2013, Bộ Quốc phòng ban hành Chỉ thị số 91/2013/CT-BQP về việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Trong Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ nêu trên không xác định sử dụng thông tin do các nhà ngoại cảm cung cấp để tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Ngày 09/9/2013, Bộ Quốc phòng đã có Công văn số 7073/BQP-CT gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cáe đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng yêu cầu thực hiện thống nhất quản lý, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Lực lượng tìm kiếm quy tập do các quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức theo các quỵ định hướng dẫn của trên, là lực lượng nòng cốt tìm kiếm, quy tập trên địa bàn; các lực lượng khác có trách nhiệm phối hợp, không tùy tiện trực tiếp tổ chức lực lượng cất bốc, quy tập hài cốt liệt sỹ.

Đề nghị các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện.



9. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Biên giới quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại, đề nghị sớm xây dựmg và ban hành Chiến lược bảo vệ Biên giới quốc gia.

Trả lời: Tại công văn số 6019/BQP-BP ngày 29/7/2014

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại công văn số 40/TB-VPCP ngày 03/3/2011 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng); Bộ Quốc phòng đã phê duyệt kế hoach vả chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tiến hành nghiên cứu, xây dựng Đề án “Chiến lược biên giới quốc gia” và Đề án “Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đến năm 2020”. Đến nay, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, 19 Bộ, ngành liên quan và 44 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới đã góp ý kiến vào dự thảo 02 Đề án trên; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đang nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Đề án báo cáo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phờng thông qua để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện.



10. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định “Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viện, xuất ngũ về địa phương không được hưởng chế độ bảo hiếm y tế và trợ cấp mai táng phí (nếu từ trần)”. Trong khi đó, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tỏ quổc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì được hưởng bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí (nếu từ trần). Như vậy, cùng là đối tượng quân nhân xuất ngũ, có thời gian phục vụ dưới 20 năm nhưng chế độ, chính sách lại không công bằng. Đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142 cho các quân nhân xuất ngũ về địa phương được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí (nếu từ trần).

Trả lời: Tại công văn số 6045/BQP-CT ngày 29/7/2014

Tại Điểm d Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định: Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức, thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định pháp luật hiện hành về chính sách bảo hiểm xã hội.

Như vậy, quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước được hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ cũng như quân nhân tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 được hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đều thuôc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí theo quy định.

11. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị xem xét có chế độ mai táng phí cho những cựu thanh niên xung phong mất trước năm 2005.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương