KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang4/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 10747/BGTVT-KHĐT ngày 28/8/2014

Trước đây Quốc lộ 40B là tuyến đường Nam Quảng Nam (Tam Thanh - Tam Kỳ - Trà My - Tắc Pỏ - Đắc Tô), dài khoảng 209 km đi qua hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Với vai trò quan trọng của tuyến đường, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ một số đoạn xung yếu và giao cho tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum thực hiện quản lý đầu tư từ năm 2006.

Đến nay, đoạn qua tỉnh Kon Tum đã đầu tư được 37,32km đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi (Cầu Kon Treo, đoạn tránh đèo Văn Rơi, đường và kè chống sạt lở bờ suối Đăk Têr, đoạn qua trung tâm huyện Tu Mơ Rông). Còn lại khoảng 31,33Km là đường cấp VI miền núi đã bị xuống cấp, lưu thông đi lại rất khó khăn chưa có vốn để đầu tư cải tạo, nâng cấp.

Để tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực và các huyện theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (huyện Tu Mơ Rông). Bộ Giao thông vận tải đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam bố trí vốn duy tu bảo dưỡng đường hàng năm để đảm bảo an toàn giao thông; Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đề xuất nguồn vốn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Thông báo số 295/TB-VPCP ngày 29/7/2014 của Văn phòng Chính phủ), trong đó có 2,5km nêu trên. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Kon Tum làm việc trực tiếp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đưa vào Chương trình hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện.



32. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị xem xét, quy hoạch, ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống cầu qua sông (nhất là cầu treo vì phù hợp với địa hình bị chia cắt mạnh) đối với các vùng miền núi, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như việc đi lại của nhân dân được thuận lợi.

Trả lời: Tại công văn số 10613/BGTVT-KHĐT ngày 26/8/2014

Trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nhằm tạo bước đột phá để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, theo Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 (Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013): việc phát triển kinh tế - xã hội phải toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 (Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 4/2/2013), trong đó giao Bộ Giao thông vận tải triển khai lập Đề án xây dựng cầu dân sinh quy mô nhỏ đảm bảo an toàn giao thông để phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Để đáp ứng yêu cầu trước mắt, Bộ GTVT đã trình Chính phủ Đề án xây dựng trước 186 cầu treo đảm bảo an toàn đi lại cho bà con dân tộc thiểu số 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, trong đó trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 7 cầu; Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đề nghị của Bộ GTVT cho phép dùng một phần ngân sách Nhà nước để xây cầu tại các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao, nhu cầu đi lại lớn (văn bản số 570/TTg-KTN ngày 28/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ), nguồn vốn còn lại có thể huy động từ nhiều nguồn như kêu gọi nhà tài trợ, vay vốn thương mại.

Sau khi thực hiện đầu tư 186 cầu treo tại 28 tỉnh nêu trên, Bộ GTVT sẽ tiếp tục trình đề án xây cầu dân sinh trên phạm vi 50 tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số theo chỉ đạo của Chính phủ, yêu cầu của Ủy ban Dân tộc nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như việc đi lại của nhân dân được thuận lợi.



33. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, hiện nay do nhu cầu vận tải hàng hóa quá lớn nhiều phương tiện tải trọng lớn với mật độ ngày càng gia tăng trên Quốc lộ 70 đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai, vì vậy đoạn tuyến này đã xuống cấp trầm trọng. Cùng với đó, bình diện tuyến quanh co, độ dốc dọc lớn nên nhiều xe vận tải thường xuyên bị tai nạn gây nguy hiểm tính mạng, thiệt hại tài sản của nhân dân và ách tắc giao thông. Đề nghị bố trí vốn để triển khai nâng cấp tuyến đường này theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi để đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại của nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 11134/BGTVT-KHĐT ngày 5/9/2014

Quốc lộ 70 được cải tạo sửa chữa hoàn thành năm 2009 với tiêu chuẩn đường cấp IV châm chước. Do yếu tố hình học thấp, mặt đường hẹp, lưu lượng xe qua lại lớn, nhiều đoạn đã bị hư hỏng đòi hỏi phải đầu tư sửa chữa lớn. Hiện tại, các nguồn vốn phân bổ hàng năm cho Bộ GTVT là hết sức khó khăn, nguồn vốn ngân sách không đủ bố trí cho các dự án đang triển khai nên việc triển khai đầu tư tuyến đường này đạt tiêu chuẩn đường cấp III là hết sức khó khăn. Tổng cục ĐBVN đã bố trí vốn cho công tác duy tu bảo dưỡng. Nhưng do lưu lượng xe quá lớn nên việc sửa chữa chưa khắc phục được hết hư hỏng, khai thác bị hạn chế. Tuy nhiên, cuối năm 2014, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai sẽ được hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, sẽ giảm tải nhiều cho quốc lộ 70, Bộ GTVT sẽ giao Tổng cục ĐBVN bố trí vốn để duy tu bảo dưỡng quốc lộ 70 đảm bảo cho người và phương tiện tham gia giao thông được an toàn và êm thuận.



34. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm bố trí vốn thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4D đoạn Bản Phiệt - Mường Khương (Km150 - Km200) theo Quyết định số 1501/QĐ-BGTVT ngày 29/5/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Trong thời gian chờ triển khai, đề nghị bố trí kinh phí sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện đi lại trong mùa mưa sắp tới.

Trả lời: Tại công văn số 11133/BGTVT-KHĐT ngày 5/9/2014

Quốc lộ 4D đoạn km149 - km200 (Bản Phiệt – Mường Khương) đã được đầu tư xây dựng hoàn thành năm 1998 với tiêu chuẩn cấp V miền núi, đến nay đã bắt đầu xuống cấp, lưu thông bị hạn chế. Bộ GTVT đã cho lập dự án đầu tư và giao Sở GTVT Lào Cai làm chủ đầu tư, đã hoàn thành công tác thẩm định dự án nhưng chưa phê duyệt vì chưa bố trí được nguồn, hiện tại các nguồn vốn phân bổ cho Bộ GTVT hết sức khó khăn.Trước mắt, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ VN tăng cường công tác duy bảo dưỡng để đảm bảo an toàn giao thông. Bộ GTVT ghi nhận ý kiến của cử tri, sẽ phối hợp với các Bộ, ngành tìm kiếm nguồn vốn để có thể sớm đầu tư dự án khi điều kiện cho phép. Bộ GTVT mong muốn cử tri chia sẻ khó khăn chung với Bộ GTVT và Chính phủ.



35. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, phục vụ cho nhu cầu vận tải, phát triển kinh tế - xã hội của khu vực kinh tế Tây Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.

Trả lời: Tại công văn số 11132/BGTVT-KHĐT ngày 5/9/2014

Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai được chia làm 04 gói thầu xây lắp, tiến độ hoàn thành của dự án theo hợp đồng vào tháng 9/2015. Trong thời gian vừa qua Bộ GTVT đã yêu cầu Chủ đầu tư (Tổng Công ty ĐSVN) chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung nhân lực máy móc, thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công. Theo chỉ đạo của Bộ GTVT toàn bộ dự án sẽ phải hoàn thành vào Quý I/2015, rút ngắn tiến độ 06 tháng.

Hiện nay công tác GPMB đã cơ bản hoàn thành, riêng khu vực ga Lào Cai vẫn còn vướng khoảng 01ha, Bộ GTVT đã làm việc với UBND tỉnh Lào Cai để giải quyết dứt điểm công tác GPMB, tuy nhiên do địa phương không có kinh phí hỗ trợ tái định cư nên tiến độ GPMB bị chậm lại. Bộ GTVT đã tích cực phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí tái định cư để giải quyết dứt điểm công tác GPMB.

36. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, đoạn đường Quốc lộ 4E từ Bắc Ngầm (Km0) - Xuân Giao (Km18) đã xuống cấp nghiêm trọng, xe ô tô gầm thấp không thể lưu thông được, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống của nhân dân. Đề nghị tiếp tục bố trí vốn để triển khai xây dựng Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 4E đoạn Bắc Ngầm - Xuân Giao hoặc bố trí vốn đảm bảo duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Trả lời: Tại công văn số 11132/BGTVT-KHĐT ngày 5/9/2014

Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án cải tạo nâng cấp QL4E đoạn km0 - km44+600 với TMĐT là: 750 tỷ đồng bằng vốn ngân sách, khởi công 2011, dự kiến hoàn thành năm 2015. Từ khi khởi công đến nay mới bố trí được 100 tỷ/750 tỷ đồng (năm 2013 là 70 tỷ, năm 2014 là 30 tỷ, bằng 13% nhu cầu vốn của dự án). Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ là rất khó khăn. Bộ GTVT sẽ giao Tổng cục đường bộ Việt Nam chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, cân đối nguồn vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ duy tu bảo dưỡng quốc lộ 4E để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường cũng như tránh phát sinh thêm hư hỏng.



37. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn Phố Ràng – Khau Co (Km67-Km158). Hiện nay đang triển khai nâng cấp, đoạn tuyến từ Tân An – Khau Co (Km92-Km158) chưa bố trí được nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa. Cử tri đề nghị bố trí vốn trong năm 2014 để láng nhựa mặt đường những vị trí bị hư hỏng và bổ sung kinh phí để thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng.

Trả lời: Tại công văn số 9536/BGTVT-KCHT ngày 5/8/2014

1. Về Dự án cải tạo nâng cấp QL.279 đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai:

Quốc lộ 279 đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai có tổng chiều dài là 122 Km. Điểm đầu tại Km36 thuộc xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (giáp với tỉnh Hà Giang), điểm cuối tại Km158 đèo Khau Co (giáp với tỉnh Lai Châu). Trong đó:

- Đoạn từ Km36 - Km67: Đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2012;

- Đoạn từ Km67 – Km158: Đã được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư xây dựng tại Quyết định số 3206/QĐ-BGTVT ngày 12/12/2012, với quy mô đường cấp IV miền núi, mặt đường bê tông nhựa và được phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng đoạn Km67-Km92 (Phố Ràng – Tân An). Hiện đang triển khai xây dựng, tiến độ gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp, chưa được cung cấp đủ;

+ Giao đoạn 2: Đầu tư xây dựng đoạn Km92-158 (Tân An – Khau Co): Chưa được bố trí vốn.

2. Về bố trí vốn sửa chữa đoạn Tân An – Khau Co (Km92-Km158):

Trước tình hình khó khăn về vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ GTVT đã bố trí kinh phí khắc phục sửa chữa những vị trí hư hỏng nặng nền, mặt đường đoạn Tân An – Khau Co (Km92-Km158) để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện đi lại, cụ thể:

- Năm 2013: Sửa chữa hư hỏng cục bộ nền, mặt đường đoạn Km92 – Km101, Km108+705 – Km109+855 và lắp đặt bổ sung hộ lan tôn lượn sóng những vị trí nguy hiểm đoạn Km112 – Km126, với kinh phí 8,128 tỷ đồng;

- Năm 2014: Sửa chữa hư hỏng cục bộ nền, mặt đường đoạn Km92 – Km101, với kinh phí 6,451 tỷ đồng;

- Năm 2015: Đã xây dựng Kế hoạch bảo trì, sửa chữa các đoạn Km101 – Km108+750, Km109+855 – Km133, Km137+500 – Km146, sửa chữa hư hỏng cầu Km152+481; xử lý các vị trí nguy hiểm tại Km94+800 và Km105+250; bổ sung hộ lan mềm và rãnh dọc các vị trí xung yếu đoạn Km113 – Km157. Tổng kinh phí dự kiến khoảng 65,415 tỷ đồng.



38. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị đưa đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư từ năm 2015 và Chính phủ có cơ chế ưu tiên hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, phần còn lại sẽ kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư theo hình thức BOT,PPP.

Trả lời: Tại công văn số 10394/BGTVT-ĐTCT ngày 21/8/2014

Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (sau đây gọi tắt là Dự án) đã được Bộ GTVT triển khai lập dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 65.365 tỷ đồng (khoảng 3,2 tỷ USD) được chia làm 02 giai đoạn (giai đoạn 1 đầu tư xây dựng đoạn Dầu Giây - Bảo Lộc, chiều dài khoảng 127km, quy mô 4 làn xe cao tốc, tổng mức đầu tư khoảng 41.120 tỷ đồng; giai đoạn 2 đầu tư xây dựng đoạn Bảo Lộc - Liên Khương, chiều dài khoảng 73km, Tổng mức đầu tư khoảng 24.245 tỷ đồng).

Do điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước là rất khó khăn, Bộ GTVT đã có văn bản số 3555/BGTVT-ĐTCT ngày 02/04/2014 gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020, trong đó có dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Quyết định số 631/QĐ-TTg ngày 29/4/2014).

Tuy nhiên theo tính toán, nếu đầu tư ngay với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, Nhà nước phải hỗ trợ khoảng 39.219 tỷ (Giai đoạn 1 khoảng 24.672 tỷ đồng, giai đoạn 2 khoảng 14.547 tỷ đồng). Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND tỉnh nghiên cứu phân kỳ đầu tư theo hướng thu hẹp quy mô mặt cắt ngang, đầu tư trước những đoạn tuyến có lưu lượng xe cao, có nhu cầu phải xây dựng trước. Dự kiến phương án phân kỳ đầu tư sẽ hoàn thành sớm trình Chính phủ xin chủ trương kêu gọi đầu tư cũng như hỗ trợ của Nhà nước.

Hiện Chính phủ đã có chủ trương và Bộ GTVT đang triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo QL20 từ Đồng Nai - Lâm Đồng với tổng chiều dài khoảng 268 Km, tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (Vtk=80km/h) theo hình thức Hợp đồng BT kết hợp BOT. Theo dự kiến khi hoàn thành vào năm 2016, dự án sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại trong giai đoạn trước mắt.

39. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT quan tâm, chỉ đạo các cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng các tuyến quốc lộ đi qua tỉnh Lâm Đồng đã hư hỏng, xuống cấp để đảm bảo lưu thông an toàn và tính mạng, sức khỏe của người dân (cụ thể QL.20, QL.27). Đồng thời, tăng cường việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thi công, tránh tình trạng đường sá mới làm xong đã hỏng.

Trả lời: Tại công văn số 10515/BGTVT-KCHT ngày 25/8/2014

Qua kiểm tra, theo dõi công tác quản lý bảo trì trên các tuyến QL.20, QL.27 thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng, các cơ quan đơn vị được giao quản lý, bảo trì còn thực hiện chưa tốt công tác duy tu, sửa chữa các tuyến quốc nêu trên như ý kiến phản ánh của cử tri tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 04/7/2014, Bộ trưởng Đinh La Thăng kiểm tra hiện trường QL.20, QL.27 và làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng, đã yêu cầu Nhà đầu tư BOT phải đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trong quá trình nâng cấp, cải tạo QL.20. Đối với QL.27 sẽ bố trí nguồn vốn để sửa chữa, đảm bảo chất lượng, phục vụ giao thông đi lại êm thuận và an toàn cho người dân và du khách.

Ngày 14/7/2014, Tổng cục ĐBVN đã có Công văn số 3397/TCĐBVN-QLBT về việc chấn chỉnh khắc phục tồn tại trong công tác quản lý, bảo trì công trình BOT QL.20, tỉnh Lâm Đồng. Đối với QL.27, Tổng cục ĐBVN đang tiến hành thanh tra công tác quản lý, bảo trì để trấn chỉnh triệt để, góp phần đảm bảo cho người dân và các phương tiện lưu thông qua đoạn đường này được an toàn theo kiến nghị của cử tri tỉnh Lâm Đồng.



40. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Dự án Quốc lộ 27 đoạn qua Km 83 và Km 174 từ K’Rông Nô (giáp Đắk Lắk) đến Liên Khương được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư 1.354 tỷ đồng, do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, đến nay chưa thực hiện do chưa có vốn. Đoạn tránh sân bay Liên Khương được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt với tổng mức vốn 121 tỷ đồng, đang thi công nhưng bị đình hoãn do cắt vốn. Đề nghị bố trí vốn để hoàn thành dự án.

Trả lời: Tại công văn số 10750/BGTVT-KHĐT ngày 28/8/2014

- Quốc lộ 27 đoạn từ K’Rông Nô đến Liên Khương(Km 83 – Km 174): Tuyến dài khoảng 91km, quy mô tiêu chuẩn cấp IV miền núi, có tæng møc ®Çu t­ khoảng 1.354 tû ®ång (đã triển khai phª duyÖt Dự án t¹i QuyÕt ®Þnh sè 3111/Q§-BGTVT ngµy 28/10/2010). Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất với UBND tỉnh Lâm Đồng đưa vào kế hoạch năm 2016 - 2020 để đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh dự án. Trong khi chưa triển khai thực hiện đầu tư được ngay, trước mắt năm 2014 Bộ Giao thông vận tải đã bố trí 43,57 tỷ đồng từ nguồn vốn sửa chữa đường bộ để sửa chữa mặt đường và hệ thống thoát nước các đoạn xung yếu (Văn bản số 9153/BGTVT - KCHT ngày 29/7/2014).

- Quốc lộ 27 đoạn tránh sân bay Liên Khương đã được phê duyệt tại Quyết định số 1051/QĐ - BGTVT ngày 16/4/20008, với quy mô tiêu chuẩn cấp III MN, có tổng mức đầu tư là 121 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; Dự án mới triển khai đầu tư xây dựng 01 cầu vượt và nút giao từ tháng 11/2009, còn lại 01 gói thầu phần đường dài khoảng 6,2 km phải tạm thời đình hoãn do thực hiện Nghị quyết số 11/NQ - CP ngày 24/02/2011, Chỉ thị 1792/CT - TTg ngày 15/10/2011. Với khối lượng đình hoãn này, Bộ Giao thông vận tải sẽ trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục đầu tư để hoàn dự án vào những năm tới.

41. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Đề nghị sớm đầu tư tuyến đường bộ ven biển từ Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Thanh Hóa, vì vừa có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã các tỉnh ven biển, vừa là tuyến phòng thủ bờ biển, bảo vệ an ninh quốc gia.

Trả lời: Tại công văn số 10834/BGTVT-KHĐT ngày 29/8/2014

Đường ven biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010 trong đó giao Bộ GTVT thực hiện đầu tư các đoạn đi trùng quốc lộ, còn lại các địa phương đầu tư. Đoạn tuyến đường ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh qua địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, dài 445,5km, trong đó Bộ GTVT đầu tư 201,5km (QL.18: 167km, QL.10: 11,5km, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: 10km, QL.37: 7km, QL.21: 6km).

Bộ GTVT thống nhất với đánh giá của cử tri về vai trò của tuyến đường bộ ven biển. Vì vậy, trong thời gian qua, Bộ GTVT đã chủ động huy động vốn thực hiện đầu tư các tuyến QL.18, QL10, QL.21 đảm bảo quy mô quy hoạch đường ven biển. Riêng đối với các đoạn 10km qua địa phận TP Hải Phòng đi trùng với tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang được đầu tư, hoàn thành trước năm 2015 và QL.37 đoạn qua Thái Bình đã được Bộ GTVT đưa vào danh mục các dự án bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước kế hoạch năm 2015 trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để thực hiện đầu tư.

Các đoạn tuyến còn lại trên tuyến đường ven biển do địa phương đầu tư, Bộ GTVT đề nghị các địa phương chủ động huy động mọi nguồn vốn hợp pháp đầu tư và báo cáo để các cử tri được rõ.



42. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Hiện nay, dự án đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 7 kéo dài, ảnh hưởng hưởng tới đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Đề nghị chỉ đạo đẩy nhanh xây dựng các công trình nêu trên.

Trả lời: Tại công văn số 10705/BGTVT-CQLXD ngày 27/8/2014

Quốc lộ 7 là tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Nghệ An, nối biên giới Việt Lào với trục QL1, đi qua nhiều huyện, xã, thị trấn của Tỉnh. Xác định tầm quan trọng của tuyến QL7, những năm qua, Bộ GTVT đã đầu tư xây dựng 3 dự án bằng nguồn vốn Trái phiếu chính phủ, với mục tiêu sau khi hoàn thành đưa vào khai thác cơ bản đáp ứng nhu cầu cao về giao thông vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Khái quát tình hình triển khai thực hiện các dự án như sau :

Các đoạn Tây Đô Lương - Khe Thơi (Km36 - Km120) và đoạn Khe Thơi - Nậm Cắn (Km120 - Km225) đã cơ bản hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2010. Do ảnh hưởng mưa lũ lớn bất thường vào các tháng 6 và tháng 11 năm 2011, một số vị trí trên đoạn Khe Thơi - Nậm Cắn bị sụt trượt, hư hỏng khá nghiêm trọng, đặc biệt trên đoạn qua các huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Hiện Bộ GTVT đang cho triển khai dự án đầu tư xử lý khắc phục các vị trí này.

Đoạn Diễn Châu - Đô Lương (Km0 - Km36) được triển khai xây dựng cuối năm 2010. Trong quá trình thực hiện dự án, do gặp khó khăn về nguồn vốn nên phải tạm dừng, giãn tiến độ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, chỉ hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác các đoạn Km15+593 - Km16+640 và Km27 - Km33+036. Các đoạn còn lại đã thực hiện sửa chữa bảo đảm an toàn giao thông và Bộ GTVT dự kiến tiếp tục triển khai sau năm 2015 theo kế hoạch.

Do những khó khăn về vốn nên việc thực hiện các dự án trên tuyến QL7 không hoàn thành đúng kế hoạch, có phần ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân trong khu vực, Bộ GTVT rất mong nhận được sự chia sẻ của cử tri. Đồng thời yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT Nghệ An và các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, có giải pháp xử lý để hạn chế những ảnh hưởng nêu trên.

43. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Đề nghị cần sớm phóng tuyến, xác định vị trí cụ thể Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa đoạn đi qua xã Yên Khánh, huyện Yên Khánh để nhân dân sớm ổn định đời sống, yên tâm sản xuất.

Trả lời: Tại công văn số 10510/BGTVT-ĐTCT ngày 25/8/2014

Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa nằm trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, hoàn thành trong giai đoạn 2013-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTG ngày 25/02/2013. Từ năm 2009, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức lập báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án nói trên với chiều dài 121km, quy mô đường cao tốc 06 làn xe, tốc độ thiết kế 100-120km/h.

Dự án có TMĐT rất lớn (khoảng 37.000 tỷ đồng), vốn Nhà nước hỗ trợ nhiều, trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP. Tuy nhiên, do chưa thống nhất được với WB về mô hình đầu tư, nguồn vốn hỗ trợ,...nên dự án chưa thể triển khai.

Hiện tại, Bộ Giao thông vận tải đang tích cực đàm phán với WB để thống nhất mô hình, phương thức đầu tư dự án. Sau khi có ý kiến của WB, Bộ Giao thông vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để triển khai. Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Thủ tướng chính phủ và dự án đầu tư được phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tư vấn khẩn trương xác định phạm vi GPMB và bàn giao cho địa phương, các cơ quan liên quan để triển khai công tác GPMB, khởi công dự án (dự kiến năm 2015).



44. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Công trình cầu chui tại tuyến đường sắt Ga Lâm Thao (đường rẽ vào xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao) đã được Tổng cục đường sắt phê duyệt từ năm 1982 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai thi công gây khó khăn, mất an toàn trong việc tham gia giao thông của người dân. Để giúp người dân tham gia giao thông được thuận lợi, đề nghị sớm triển khai thi công công trình.

Trả lời: Tại công văn số 9966/BGTVT-KHĐT ngày 13/8/2014

Hạng mục công trình xây dựng cầu chui như ý kiến cử tri nêu trên thuộc nhánh đường sắt từ ga Tiên Kiên đến ga Lâm Thao là đường sắt chuyên dùng (không phải đường sắt quốc gia), thuộc tài sản của Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao. Việc đầu tư xây dựng công trình cầu chui trên đoạn đường sắt này thuộc thẩm quyền của Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, đề nghị cử tri liên hệ với Công ty hóa chất Lâm Thao để xem xét, giải quyết.



45. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cầu vượt đường sắt đi qua địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trước đây nằm trên địa bàn của 3 thôn và có trên 12 đường dân sinh, được Bộ Giao thông vận tải cho xây dựng đường gom nhưng sau khi xây dựng đã gây một số phiền hà cho nhân dân trong vùng khi đi làm công việc đồng áng phải đi vòng hơn 3 km mới đến nơi. Đề nghị có giải pháp mở đường thô sơ cho dân để thuận tiện hơn khi đi lại qua đường sắt.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương