KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang37/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Trong những năm gần đây, diễn biến nguồn nước trên các sông, suối thuộc hệ thống sông miền Trung nói chung và Vu Gia - Thu Bồn nói riêng rất phức tạp và đang chịu nhiều tác động do biến đổi khí hậu cũng như việc khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn. Bên cạnh đó với việc các hồ chứa hiện có trên lưu vực có dung tích tương đối nhỏ so với tổng lượng dòng chảy trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn nên việc tham gia chống lũ trong mùa lũ và cấp nước cho hạ du trong mùa cạn là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và các đơn vị quản lý các hồ chứa A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 và các Bộ, ngành có liên quan để xem xét, đánh giá hiện trạng và nhu cầu dùng nước của các ngành ở hạ du các hồ chứa, thống nhất xác định các điểm kiểm soát trong mùa cạn và đã thống nhất chọn các trạm thủy văn Ái Nghĩa và Giao Thủy là điểm kiểm soát mực nước dưới hạ du để quyết định phương án vận hành các hồ chứa. Trên nguyên tắc vận hành hồ chứa trong mùa cạn phải đảm bảo nhu cầu sử dụng nước tối thiểu hạ du là ưu tiên hàng đầu sau đó mới là hiệu quả phát điện, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng các cơ quan, đơn vị liên quan và các chuyên gia khẩn trương nghiên cứu, tính toán các phương án phối hợp vận hành các hồ chứa trong mùa cạn để điều tiết cấp nước cho hạ du và dự thảo các nội dung quy định vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn nhằm đảm bảo hài hòa giữa nhu cầu dùng nước hạ du và hiệu quả phát điện theo các thời kỳ dùng nước.

Để giải quyết triệt để tình trạng thiếu nước ở hạ du sông Vu Gia trong mùa cạn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ ngành, địa phương trong việc lập kế hoạch sử dụng nước. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong mùa lũ hàng năm (Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2014). Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục rà soát, nghiên cứu một số ý kiến góp ý cho quy trình vận hành mùa cạn, trong đó có ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, hiện nay công trình thủy điện Sông Bung 4 đang chuẩn bị tích nước và đi vào vận hành sẽ tăng dung tích phòng lũ và cấp nước cho hạ du trong mùa cạn, do đó, Bộ đang tập trung tính toán, bổ sung phương án vận hành trong điều kiện hồ Sông Bung 4 vận hành trên hệ thống để hoàn thiện quy trình vận hành mùa cạn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



65. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri cho rằng, công tác dự báo khí tượng thủy văn hiện nay còn hạn chế, ảnh hưởng lớn về người và tài sản ở một số địa phương khi có bão lũ. Đề nghị tăng cường kinh phí, trang thiết bị, công nghệ hiện đại cho công tác dự báo khí tượng thủy văn

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Bão, lũ là hai loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra ở nước ta. Hàng năm, nước ta phải chịu ảnh hưởng của 10 - 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 5 - 7 cơn ảnh hưởng trực tiếp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai ở nước ta ngày càng bất thường và không ngừng gia tăng cả về tần suất, quy mô và mức độ ác liệt gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020 nhằm đưa ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020 đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực Châu Á. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 phê duyệt Đề án hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn giai đoạn 2010 - 2012 với mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn, trọng tâm là công tác dự báo bằng mô hình số trị và dự báo cực ngắn. Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, ngành khí tượng thủy văn đã có những thay đổi tích cực, độ chính xác của bản tin dự báo bão, lũ ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Quốc hội và Chính phủ tiếp tục quan tâm, bổ sung kinh phí, trang thiết bị, công nghệ hiện đại cho công tác dự báo khí tượng thủy văn.

66. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị đầu tư xây dựng các trạm quan trắc nước trên sông, suối biên giới và trên hệ thống sông Hồng, sông Chảy

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Hiện nay, có 2 trạm thủy văn cấp I đặt gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc, gồm: trạm Lào Cai trên sông Hồng (tại Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) và trạm Bảo Hà trên sông Chảy (đặt tại Long Phúc, Bảo Yên, Lào Cai).

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” (quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007), theo đó đã bổ sung vào quy hoạch 2 trạm quan trắc nguồn nước mặt xuyên biên giới trên sông Hồng và sông Chảy (trên sông Hồng dự kiến đặt tại xã A Mú Sung - Bát Xát - Lào Cai; trên sông Chảy dự kiến đặt tại Tả Gia Khâu - Mường Khương - Lào Cai).

Hiện tại, các trạm quan trắc bổ sung nêu trên đã được triển khai xây dựng trong dự án “Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát nguồn nước xuyên biên giới - giai đoạn 1 Việt Nam - Trung Quốc” (dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1753/QĐ-BTNMT ngày 23/10/2012), trong đó: Trạm Trịnh Tường (trên sông Hồng) đặt tại thôn Trung Tâm, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, trạm Tả Gia Khâu (trên sông Chảy) tại thôn Cu Dế, xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Các trạm này dự kiến hoành thành trong giai đoạn 2015 - 2017.



67. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị tiếp tục đầu tư kinh phí điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất ở những vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn II tại các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Chương trình “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở vùng núi cao, vùng khan hiếm nước”, vì vậy, Bộ sẽ nghiên cứu đưa các khu vực điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất như đề nghị của cử tri vào Chương trình này.



68. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị đầu tư kinh phí thực hiện Đề án “Bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn thành phố Lào Cai” giai đoạn từ 2016 - 2020 theo Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Theo Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ nước dưới đất đô thị lớn”, trong đó nêu rõ thời gian, phạm vi thực hiện Đề án là: Giai đoạn I (2013 - 2015) thực hiện tại 9 đô thị trọng điểm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Mỹ Tho; Giai đoạn II (2016 - 2020): Triển khai tiếp ở các đô thị lớn còn lại”. Vì vậy, việc thực hiện đề án “Bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn thành phố Lào Cai” sẽ được triển khai thực hiện ở Giai đoạn II (2016 - 2020).



69. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị thông qua con đường ngoại giao tiến hành hợp tác song phương với Trung Quốc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, kiểm soát chất thải, quản lý lưu vực sông biên giới, trao đổi cơ sở dữ liệu về môi trường và có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh có chung đường biên giới xúc tiến hợp tác thường xuyên, trao đổi những vấn đề phát sinh trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý lưu vực sông

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Bộ Tài nguyên và Môi trường nhất trí với ý kiến của cử tri về hợp tác song phương với Trung Quốc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, kiểm soát chất thải, quản lý lưu vực sông biên giới, trao đổi cơ sở dữ liệu về môi trường và có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh có chung đường biên giới xúc tiến hợp tác thường xuyên, trao đổi những vấn đề phát sinh trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý lưu vực sông. Để làm rõ nội dung này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:

1. Nội dung hợp tác đang triển khai: Hiện nay, Bộ đang triển khai một số nội dung hợp tác đã ký kết với Trung Quốc, cụ thể:

a) Về Khí tượng

Năm 1993, Tổng cục Khí tượng Thủy văn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Cục Khí tượng Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (nay là Tổng cục Khí tượng Trung Quốc) đã ký “Thỏa thuận về hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Tổng cục Khí tượng Thủy văn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Khí tượng Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Căn cứ Thỏa thuận, Hội nghị Tổ công tác Liên hợp của hai bên sẽ họp định kỳ 02 năm/lần để tổng kết và định hướng các hoạt động cho giai đoạn tiếp theo và được ghi nhận thông qua Biên bản Hội nghị do Lãnh đạo hai bên đồng ký. Hội nghị lần thứ 11 Tổ công tác liên hợp hợp tác khoa học kỹ thuật khí tượng Việt-Trung dự kiến sẽ được tổ chức trong năm 2014 tại Việt Nam. Nội dung chính của khuôn khổ hợp tác bao gồm: khí tượng nhiệt đới và khí tượng nông nghiệp; dự báo thời tiết và trao đổi, giao lưu thông tin khí tượng; nghiên cứu khoa học tại khu vực lân cận; giám sát, dự báo khí hậu và nghiên cứu biến đổi khí hậu; máy và thiết bị khí tượng; dịch vụ khí tượng thủy văn; tổ chức quản lý nghiệp vụ và đào tạo nguồn nhân lực; các lĩnh vực hợp tác khác do hai Bên cùng thỏa thuận;



b) Về thủy văn

Năm 2002, Tổng Cục Khí tượng Thuỷ văn trước đây (hiện nay đã sáp nhập về Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về trao đổi số liệu thủy văn mùa lũ. Theo MOU, Việt Nam cung cấp các số liệu về mực nước, lượng mưa và lưu lượng của 02 trạm thủy văn Lạng Sơn và Bằng Giang cho phía Trung Quốc 02 lần/ngày từ 15/5 đến 15/9 hàng năm; Trung Quốc cung cấp số liệu về mực nước, lượng mưa và lưu lượng của 04 trạm Nguyên Giang, Mạn Hảo, Tukake và Trung Ái Kiều cho phía Việt Nam 02 lần/ngày từ 15/6 đến 15/10 hàng năm.

Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc) và ký lại MOU hợp tác về trao đổi số liệu thuỷ văn mùa lũ với phía Trung Quốc. Bản MOU mới về cơ bản giống với các nội dung của bản MOU đã ký năm 2002, tuy nhiên có bổ sung thêm số liệu của một số trạm của hai bên và bổ sung thêm số liệu của 01 tháng, cụ thể: (1). Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam số liệu thủy văn trong mùa lũ của lưu vực sông Nguyên (thượng nguồn sông Hồng của Việt Nam) tại các trạm thủy văn: Nguyên Giang (Yuanjiang), Mạn Hảo (Manhao), Thổ Khả Hà (Tukahe), Trung Ái Kiều (Zhong’aiqiao) và Kim Giang (Kimjiang) thuộc tỉnh Vân Nam; (2). Việt Nam cung cấp cho Trung Quốc số liệu thủy văn trong mùa lũ của lưu vực sông Bằng Giang, sông Bắc Giang và sông Kỳ Cùng (thượng nguồn sông Zuojiang của Trung quốc) tại các trạm thủy văn Bằng Giang thuộc tỉnh Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Vân Mịch thuộc tỉnh Lạng Sơn; (3). Hàng năm, từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 15 tháng 10, Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam ít nhất hai lần mỗi ngày số liệu mực nước, lưu lượng nước và lượng mưa đo lúc 0h00 và 12h00 giờ GMT (8h00 và 20h00 giờ Bắc Kinh /7h00 và 19h00 giờ Hà Nội) và gửi cho Việt Nam vào lúc 0h30 và 12h30 giờ GMT (8h30 và 20h30 giờ Bắc Kinh /7h30 và 19h30 giờ Hà Nội) của các trạm thuỷ văn Nguyên Giang, Mạn Hảo, Thổ Khả Hà, Trung Ái Kiều và Kim Giang; (4). Hàng năm, từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 15 tháng 10, Việt Nam cung cấp cho Trung Quốc ít nhất hai lần mỗi ngày số liệu mực nước, lưu lượng nước và lượng mưa tại trạm thuỷ văn Lạng Sơn; số liệu mực nước và lượng mưa tại các trạm thuỷ văn Bằng Giang, Vân Mịch đo lúc 0h00 và 12h00 giờ GMT (8h00 và 20h00 giờ Bắc Kinh/7h00 và 19h00 giờ Hà Nội) và gửi cho Trung Quốc vào lúc 0h30 và 12h30 giờ GMT (8h30 và 20h30 giờ Bắc Kinh/ 7h30 và 19h30 giờ Hà Nội). Trạm thuỷ văn Vân Mịch sẽ được nâng cấp để cung cấp cho Trung Quốc số liệu lưu lượng nước từ năm 2011.

c) Về tài nguyên đất

Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý đất đai. Nội dung chính trong khuôn khổ hợp tác gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; định giá đất, tài chính đất đai; bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; tổ chức phát triển quỹ đất; chính sách đất đai thu hút đầu tư nước ngoài; các quyền của người sử dụng đất; học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ, công tác thanh tra đất đai, giải quyết khiếu nại, khiếu tố, đền bù, giải phóng mặt bằng…

2. Định hướng hợp tác thời gian tới

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; Quán triệt tinh thần Tuyên bố chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam-Trung Quốc ra ngày 21/6/2013 tại Bắc Kinh trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tuyên bố chung ra ngày 15/10/2013 tại Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định một số nội dung cần triển khai trong thời gian tới gồm:

- Tiếp tục duy trì và củng cố các hoạt động hợp tác hiện có; mở mới các hoạt động hợp tác về: tăng cường đối thoại về chính sách, xây dựng thể chế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; chia sẻ thông tin tài nguyên và môi trường; tăng cường các hợp tác nghiên cứu chung về quy hoạch, xây dựng và chuyển giao công nghệ về xử lý nước thải cho các thành phố lớn và các lưu vực sông lớn.

- Đối với vấn đề quản lý lưu vực sông xuyên biên giới, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai xây dựng mạng quan trắc giám sát nguồn nước xuyên biên giới, với quy mô đầu tư gồm 08 trạm quan trắc trên các sông biên giới (sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Nậm La, sông Quây Sơn, sông Chảy, sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng) thuộc 05 tỉnh miền núi phía Bắc giáp Trung Quốc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu) phục vụ kịp thời cho công tác quản lý tài nguyên nước, phòng tránh rủi ro do nước gây ra đồng thời làm cơ sở để trao đổi dữ liệu về nguồn nước, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quản lý lưu vực sông.

- Nghiên cứu, xem xét việc báo cáo Chính phủ về xây dựng một chương tình hợp tác song phương về quản lý lưu vực sông Hồng nói riêng và các sông suối tiếp giáp chung giữa hai nước nói chung về các nội dung: điều tiết dòng chảy, quản lý về chất lượng nguồn nước, trao đổi thông tin về các nguồn thải…

- Nghiên cứu, xem xét tiếp tục hỗ trợ một số tỉnh biên giới theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng nguồn nước, nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị kỹ thuật về quan trắc và phân tích môi trường, đầu tư thêm các trạm quan trắc chất lượng nước trên sông Hồng và các sông suối khác tiếp giáp với Trung Quốc để theo dõi kịp thời chất lượng nguồn nước để có giải pháp quản lý phù hợp.

- Các tỉnh biên giới phía Bắc, trước mắt là Lào Cai cân nhắc, nghiên cứu các nội dung hợp tác hiện có về tài nguyên và môi trường, đồng thời căn cứ nhu cầu thực tế hiện nay của tỉnh về bảo vệ môi trường, kiểm soát chất thải, quản lý lưu vực sông biên giới, có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất các nội dung cụ thể để đưa vào các khuôn khổ hợp tác sẵn có hoặc mở mới đồng thời cần tăng cường hoạt động kiểm soát các nguồn thải trên địa bàn tỉnh thải trực tiếp ra sông, suối.

70. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Hiện nay, quy trình vận hành liên hồ chứa các công trình thủy điện trên sông Ba đã được ban hành, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, còn nhiều bất cập, nhất là vấn đề xả lũ, thời gian báo xả đang áp dụng không đủ để người dân vùng hạ du chủ động chuẩn bị di dời đến nơi an toàn. Cử tri tiếp tục kiến nghị nghiên cứu, xem xét, giải quyết

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Do mạng lưới trạm Khí tượng thủy văn trên các lưu vực sông ở miền Trung nói chung và trên lưu vực sông Ba nói riêng còn thưa và chất lượng công tác dự báo phục vụ vận hành các hồ chứa còn nhiều hạn chế. Nếu tăng thời gian thông báo, trong khi chất lượng công tác dự báo lũ đến hồ hiện nay còn hạn chế sẽ dẫn đến tình trạng thông báo nhưng có thể lại không thực hiện việc mở cửa xả lũ, nếu việc này lặp đi lặp lại sẽ gây tâm lý hoang mang cho nhân dân vùng hạ du. Ngày 7/7/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1077/QĐ-TTg về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba bao gồm cả mùa lũ và mùa cạn trong đó quy định thẩm quyền ban hành lệnh vận hành hồ do Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên và Gia Lai quyết định và phải thông báo đến các cấp, người dân ít nhất 04 giờ trước khi thực hiện xả nước. Điều này sẽ giúp địa phương các cấp và người dân ở hạ du các hồ chứa chủ động phòng ngừa, ứng phó, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt gây ra. Ngoài ra, Quy trình còn quy định trách nhiệm của chủ hồ phải lắp đặt hệ thống báo động, thông tin đến các hộ dân vùng hạ lưu nhận biết các tín hiệu khi các hồ chứa thủy điện xả lũ.



BỘ CÔNG AN
1. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị thống nhất ban hành Luật Căn cước công dân, cần bỏ chế độ quản lý bằng hộ khẩu như hiện nay để nước ta sớm hòa nhập chung với các nước tiên tiến trong việc quản lý hành chính bằng công nghệ thông tin.

Trả lời: Tại công văn số 3019/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Dự thảo Luật Căn cước công dân đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII. Sau khi Luật Căn cước công dân được Quốc hội thông qua, công dân sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân (có đầy đủ thông tin về họ, tên khai sinh và họ, tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc - được tích hợp từ Cơ sỡ dữ liệu quốc gia về dân cư), là loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân mà không cần phải sử dụng một số giấy tờ khác.

Sau khi xây dựng và tích hợp đầy đủ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an sẽ báo cáo Chính phủ bỏ chế độ quản lý bằng sổ hộ khẩu như hiện nay, để nước ta sớm hòa nhập chung với các nước tiên tiến trong việc quản lý hành chính bằng công nghệ thông tin.

2. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh, gia đình có một xe chỉ chủ hộ là chính chủ, các thành viên khác trong gia đình có được sử dụng phương tiện và bị xử lý theo luật không, đề nghị giải thích.

Trả lời: Tại công văn số 3019/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 4, Điều 30 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định “Chỉ xử phạt đối với cá nhân, tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô; chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô”.

Như vậy, trong gia đình có một chiếc xe do chủ hộ đứng tên trong Giấy đăng ký xe, mà không thực hiện việc mua, bán hoặc cho, tặng, điều chuyển, thừa kế tài sản là chiếc xe này cho các thành viên khác trong gia đình, thì các thành viên này vẫn hoàn toàn có thể sử dụng phương tiện đó tham gia giao thông mà không bị xử phạt về hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 4, Điều 30 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP.

3. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị thủ tục hành chính đăng ký giấy xe nên đơn giản hơn, nhằm tạo thuận lợi cho nhân dân tham gia đăng ký dễ dàng.

Trả lời: Tại công văn số 3019/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đăng ký cấp biển số xe theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục điều kiện đăng ký, sang tên, chuyển quyền sở hữu và cấp biển số xe, kể cả đối với phương tiện đã qua mua bán nhiều lần; ngày 01/3/2013, Bộ Công an ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BCA, sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 20 Thông tư số 36/2010/TT-BCA, ngày 12/10/2010, quy định về đăng ký xe, hướng dẫn thủ tục đăng ký, sang tên, chuyển quyền sở hữu phương tiện là ô tô xe máy. Ngày 04/04/2014, Bộ Công an ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA, quy định về đăng ký xe có hiệu lực từ ngày 01/6/2014, thay thế Thông tư số 36/2010/TT-BCA, ngày 12/10/2010, Thông tư số 75/2011/TT-BCA, ngày 17/11/2011 và Thông tư số 12/2013/TT-BCA, ngày 01/3/2013; Thông tư số 15/2014/TT-BCA, đã quy định cụ thể và rút ngắn, đơn giản các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong đăng ký, chuyển quyền sở hữu phương tiện ôtô, xe máy. Đơn giản hóa các thủ tục về sang tên, chuyển quyền sở hữu phương tiện đối với các trường hợp không tìm thấy chủ sở hữu ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện việc đăng ký, sang tên, chuyển quyền sở hữu phương tiện. Đồng thời tháo gỡ vướng mắc đối với trường hợp xe đã đăng ký được mua bán qua nhiều người, nhưng do người đang sử dụng xe không thể liên hệ để bổ sung chứng từ chuyển nhượng xe, dẫn đến không có đủ hoặc không có chứng từ chuyển nhượng xe. Cả hai trường hợp này đều được giải quyết đăng ký sang tên di chuyển theo thủ tục đơn giản hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân: chỉ cần tờ khai theo mẫu, có dán bản cà số máy, số khung và có xác nhận của Công an xã, phường, giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và chứng từ nộp lệ phí trước bạ; việc đăng ký sang tên di chuyển khác huyện trong cùng tỉnh, người dân không phải rút hồ sơ gốc....

Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 15/2014/TT-BCA, tạo được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân.

Về ý kiến đóng góp của cử tri, Bộ Công an sẽ nghiên cứu, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký, sang tên, chuyển quyền sở hữu phương tiện là ô tô xe máy, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đồng thời bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.



4. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri cho rằng, gần đây các vụ án tham nhũng lớn là một nguy cơ, đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, nhất là trong nhân dân rất bức xúc, nhưng xử lý còn chậm, và còn nhẹ. Đề nghị thời gian tới tất cả những vụ án tham nhũng lớn hay nhỏ phải xử lý nhanh, không nên kéo dài và xử lý nghiêm minh có tính chất răn đe để ngăn chặn, cần ngăn chặn cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ nhũng nhiễu nhân dân để hối lộ.

Trả lời: Tại công văn số 3019/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lực lượng Công an nhân dân đã quán triệt, nhận thức sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm chính trị và phát huy vai trò nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Bộ Công an đã chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng; đồng thời, tập trung chỉ đạo đấu tranh quyết liệt với tội phạm tham nhũng và đạt được những kết quả tích cực: năm 2013, lực lượng Công an đã phát hiện, khởi tố 272 vụ, 648 bị can, tăng 29 vụ, 128 bị can so với năm 2012; tài sản thu hồi ước tính trên 2.000 tỷ đồng, tăng 7 lần so với năm 2012; 6 tháng đầu năm 2014, phát hiện, khởi tố 131 vụ, 306 bị can, tăng 28 vụ (27,18%) so với cùng kỳ 2013, tài sản thu hồi ước tính trên 500 tỷ đồng. Nhiều vụ án lớn đã được phát hiện, điều tra, đưa ra xét xử như: vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines; vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Công ty cho thuê tài chính II... với các mức án rất nghiêm khắc. Quá trình xét xử các vụ án diễn ra công khai và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân theo dõi, giám sát.

Tuy nhiên, tình hình tham nhũng ở nước ta vẫn còn diễn biến phức tạp; xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài có chiều hướng gia tăng; phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi; gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng, Nhà nước và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện còn hạn chế; quá trình điều tra, xử lý một số vụ án tham nhũng còn kéo dài, chủ yếu là do một số nguyên nhân sau:

- Tội phạm về tham nhũng là loại tội phạm có chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ chuyên môn, quan hệ rộng và có nhiều thủ đoạn tinh vi để che dấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra của các cơ quan chức năng.

- Các vụ án tham nhũng thường do nhiều đối tượng thực hiện có tổ chức, thời gian xảy ra khá lâu mới bị phát hiện, hành vi tham nhũng được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau. Các vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng, có nhiều đối tượng tham gia, có quan hệ chặt chẽ với nhau, thông tin khép kín trong phạm vi nhất định, nên rất khó phát hiện. Trong quá trình phạm tội, các đối tượng thường cất giấu tài sản, hợp lý hóa hoặc tiêu hủy tài liệu, chứng cứ dẫn đến việc điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ gặp nhiều khó khăn, thời gian điều tra phải kéo dài.

- Việc điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự hoặc đã ký hiệp định nhưng chưa có hiệu lực hoặc có hiệu lực nhưng phía nước ngoài không hợp tác; việc thu thập thông tin, tài liệu ở nước ngoài qua hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, dẫn đến thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến thời hạn điều tra vụ án.

- Công tác giám định tư pháp, nhất là giám định tài chính, kế toán, xây dựng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thời gian giám định dài, kinh phí chi trả giám định lớn. Một số cơ quan, cá nhân được trưng cầu giám định với nhiều lý do khác nhau đã từ chối giám định hoặc kéo dài thời gian giám định. Trình độ chuyên môn của một số giám định viên chưa đáp ứng yêu cầu, kết luận giám định không chính xác, phải quyết định trưng cầu giám định nhiều lần, dẫn đến thời hạn điều tra một số vụ án bị kéo dài, thậm chí có vụ không xử lý được.

- Quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về một số vụ án chưa thống nhất cao, còn có sự khác nhau trong việc đánh giá chứng cứ và đường lối xử lý.

- Một số văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn thiếu, chưa chặt chẽ, nhất là các văn bản hướng dẫn, dẫn đến khó khăn trong việc thống nhất đánh giá chứng cứ và đường lối xử lý giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, như: chưa quy định cụ thể thế nào là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng... dẫn đến phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần.

- Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa mang lại hiệu quả cao, nhất là việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; chưa công khai kết quả kê khai, chưa có cơ chế kiểm soát thu nhập, tài sản; việc kiểm tra, xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai chưa hiệu quả dẫn đến khó khăn trong việc xác định tài sản tham nhũng và chứng minh hành vi tham nhũng.

Trước tình hình trên, Bộ Công an đã và đang tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng với những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như sau:

(1) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 37/2012/NQ13, ngày 23/11/2012; Nghị quyết số 63/2013/QH13, ngày 27/11/2013 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và Chương trình hành động của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tội phạm tham nhũng, ngăn chặn tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu nhân dân khi thi hành nhiệm vụ để tham nhũng.

(2) Tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng lớn được nhân dân quan tâm; tăng cường công tác bảo vệ, biểu dương, khen thưởng người tố giác tội phạm, xử lý các hành vi trả thù người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng.

(3) Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát và các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra các vụ án tham nhũng, tạo sự thống nhất trong việc đánh giá chứng cứ để đưa các đối tượng ra truy tố trước pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

(4) Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về tham nhũng và tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về tham nhũng. Trước mắt, tập trung đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, trong đó sửa đổi các điều luật quy định về tội tham nhũng theo hướng bổ sung một số hành vi tham nhũng được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng vào Bộ luật hình sự nhằm nâng cao tính răn đe, phòng ngừa tội phạm; xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng, xây dựng...; ban hành hướng dẫn áp dụng thống nhất các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”, “đất có diện tích lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” trong các quy định về tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng của Bộ luật hình sự; hướng dẫn áp dụng các tình tiết “Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm”, “Lợi ích vật chất khác”, “Số lượng lớn”, “Giá trị lớn”, “Tư lợi hoặc động cơ cá nhân khác”; xác định hành vi phạm tội của các tội phạm xâm phạm tài sản trong các doanh nghiệp có cổ phần của Nhà nước.

(5) Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng, nâng cao hiệu quả việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm về tham nhũng; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về tham nhũng.

(6) Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, tạo cơ chế phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài.

5. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội như sau: “Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản tại kho bạc Nhà nước và trích lại 30% để lại cơ quan có thẩm quyền sử dụng”. Qua thực tế hoạt động số tiền trích lại 30% địa phương chi cho hoạt động không đủ. Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2010/NĐ-CP cho địa phương được giữ lại 100% tiền xử phạt vi phạm hành chính chi cho hoạt động của lực lượng công an để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương