KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang35/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   86

47. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản


Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Ngay sau khi ban hành Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 2019/BTNMT-TCMT ngày 31/5/2013 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.



Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg và đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân, đăng tải dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Văn bản số 3464/VPCP-KTN ngày 15/5/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì dự thảo, trình phê duyệt Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và môi trường đang nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg để trình Thủ tướng Chính phủ. Sau khi Quyết định sửa đổi được ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện.

48. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp; đảm bảo các dự án đầu tư phải đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trước khi cấp phép đầu tư

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụ thể:

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tăng cường hướng dẫn thực thi văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Năm 2013, 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Trong đó, nội dung về quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy định rất cụ thể tại các Điều 65, 66, 67 và các điều khoản liên quan khác.

Bên cạnh đó, hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN) thường xuyên được Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, điều chỉnh, bổ sung, đáp ứng yêu cầu quản lý và bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Trong năm 2013, Bộ đã ban hành các quy chuẩn như: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước; QCVN 51:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép; QCVN 52:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp, có sự phối hợp giữa Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ban quản lý các Khu công nghiệp và các cơ quan có liên quan, đã phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường hướng dẫn thực hiện quan trắc, giám sát môi trường định kỳ cũng như đầu tư hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các khu công nghiệp nhằm kịp thời phát hiện, xử lý sự cố môi trưởng xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp: Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan thường xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ban quản lý các Khu công nghiệp, các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp.

Mặc dù công tác quản lý và bảo vệ môi trường đã từng bước đi vào nề nếp, tuy nhiên do yêu cầu cấp bách về đầu tư hạ tầng phát triển hoạt động sản xuất phục vụ tăng trưởng kinh tế xã hội nên vẫn còn khoảng 20% số khu công nghiệp chưa được chủ đầu tư chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải, xảy ra tình trạng xả thải vượt quy chuẩn gây ô nhiễm môi trường mà cử tri cũng như báo chí đã phản ánh trong thời gian qua.

Thời gian tới, nhằm tăng cường hiệu quả hơn nữa công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014, trong đó, xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp bảo đảm phù hợp với tính chất phát triển và hoạt động sản xuất đặc thù của từng loại hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp; xây dựng các quy định hướng dẫn việc công khai thông tin, hồ sơ kỹ thuật vận hành công trình bảo vệ môi trường, hệ thống quan trắc môi trường tự động trong khu công nghiệp; tăng cường thanh, kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

49. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Đề nghị cần có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với phòng, chống biến đổi khí hậu như xây dựng trạm quan trắc tại địa phương

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

- Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu và trình Chính phủ ban hành các văn bản:

+ Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011. Trong Chiến lược đã đề ra 4 mục tiêu cụ thể, 10 nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện và quy định đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược tại địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan được phê duyệt trong Chiến lược; chủ động huy động nguồn lực và lồng ghép các hoạt động liên quan của các chương trình khác trên địa bàn để đạt được các mục tiêu của Chiến lược; định kỳ báo cáo về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định.

+ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015 tại Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012. Trong Chương trình đã đề ra 6 mục tiêu cụ thể và 9 nội dung, nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó nội dung “Xây dựng, ban hành kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành và địa phương” được ưu tiên hàng đầu.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, ban hành Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2009 và cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam vào năm 2012. Về ý nghĩa ứng dụng: các giá trị về nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng thì đã được tính toán, phân tích, đánh giá chi tiết cho 63 tỉnh, thành phố; các cực trị khí hậu được tính toán, phân tích và đánh giá để phục vụ việc tính toán thiết kế cho các công trình cấp, thoát nước đô thị, các công trình hồ chứa, đê điều, sức khỏe; xác định diện tích nguy cơ ngập cho tất cả các khu vực ven biển với mức độ chi tiết đến cấp huyện.

- Đối với tỉnh Sóc Trăng nói riêng:

+ Đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015 với 21 nhiệm vụ nhằm tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức cộng đồng; xây dựng cơ chế, chính sách và quản lý.

+ Đã được được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 03 dự án ưu tiên thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, gồm: Dự án “Xây dựng đê bao chống ngập úng vùng trũng Ngã Năm” với tổng vốn 236 tỷ đồng; Dự án “Nâng cấp đê biển ứng phó khí hậu và nước biển dâng huyện Cù Lao Dung” có tổng vốn 191 tỷ đồng và Dự án “Thí điểm trồng mới, phục hồi và bảo vệ rừng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn ven biển tỉnh Sóc Trăng” với tổng vốn 6 tỷ đồng.

- Việc xây dựng trạm quan trắc, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007, trong đó mạng lưới trạm quan trắc hiện có của tỉnh Sóc Trăng như sau: 01 Đài khí tượng thủy văn tỉnh và lưới trạm quan trắc; 01 Trạm Khí tượng Sóc Trăng thuộc hạng I, phát Báo Quốc tế; 05 Trạm đo mặn: Thạch Phú, Đại Ngải, Mỹ Thanh, Sóc Trăng, Long Phú; 02 Trạm Thủy văn: Đại Ngải và Mỹ Thanh; 08 Điểm đo mưa: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Vĩnh Châu, Hoàn Đức, Thạch Trị, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên.

Theo quy định tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020”, đến năm 2020, tỉnh Sóc Trăng sẽ có mạng lưới trạm quan trắc tăng lên về số lượng trong đó có các trạm giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng.



50. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước có giải pháp xử lý dứt điểm ô nhiễm ở các làng nghề

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Ô nhiễm môi trường làng nghề là một trong những vấn đề môi trường búc xúc và khó giải quyết nhất trong giai đoạn hiện nay. Ngay sau khi có Nghị quyết số 19/2011/QH13 của Quốc hội về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó đã xác định ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là một trong những vẫn đề “nóng” trong giai đoạn hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm khẩn trương, nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015, trong đó đã bố trí 2.420 tỷ đồng (1.420 tỷ đồng từ Ngân sách Trung ương, 700 tỷ đồng từ Ngân sách địa phương) cho việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng đã là một nỗ lực rất lớn trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, để Chương trình đạt được mục tiêu đề ra, vai trò và trách nhiệm rất lớn thuộc về địa phương trong việc xây dựng, phê duyệt các dự án để sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí đã được phê duyệt theo quy định.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề vay vốn ưu đãi để thay đổi công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ phù hợp để xử lý nước thải, khí thải, tiếng ồn và chất thải rắn, thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa các chính sách ưu đãi về thuê đất, thuế sử dụng đất... cho các đối tượng thuộc làng nghề truyền thống và các làng nghề đã được công nhận. Trước mắt, các Bộ đã thống nhất nội dung, cam kết phối hợp để triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề, kiến nghị Chính phủ xem xét và quy định lại định nghĩa về làng nghề, đối tượng sản xuất nghề, ngành nghề nông thôn và ngành nghề nông thôn truyền thống để có những biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng theo chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 19/2011/QH13.

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề tại các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội và Thái Bình, đã xác định các “lỗ hổng” trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề tại các địa phương để kiến nghị điều chỉnh. Tuy nhiên, việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề còn nhiều khó khăn. Trước mắt, cần triển khai từng bước theo lộ trình đã được xác định tại Đề án bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách về làng nghề nói chung và bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng tại địa phương; đặc biệt sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước như chương trình khuyến công, phát triển nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng (hệ thống thoát nước, khu xử lý nước thải tập trung,...) góp phần xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương