KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang33/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   86

37. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị có quy hoạch lâu dài để giải quyết ô nhiễm môi trường nguồn nước sông, rạch, vì hiện nay có rất nhiều hộ cất nhà trên sông, rạch


Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Trong thời gian qua đã có nhiều văn bản được ban hành nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nguồn nước sông, rạch trên cả nước, như: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó nêu mục tiêu tổng quát về bảo vệ môi trường đến năm 2020 là: “Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý”. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP nêu trên, Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Cầu đến năm 2030, Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 03/5/2013 phê duyệt Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030; Quyết định số 2211/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Cầu đến năm 2020,…

Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã quy định về việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cấp địa phương và quốc gia, trong đó có nội dung quản lý môi trường biển, hải đảo và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức lưu vực sông (tại Chương II, Mục 1 Quy hoạch bảo vệ môi trường). Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc xây dựng quy hoạch lâu dài để giải quyết ô nhiễm môi trường nguồn nước sông, rạch tại các địa phương có liên quan tới xây cất nhà trên sông hiện nay phải được xây dựng lồng ghép vào trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh và tuỳ theo từng giai đoạn, từng nhiệm kỳ; mỗi tỉnh xây dựng và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và sau đó tổ chức triển khai thực hiện trong phạm vi của địa phương thì mới mang tính khả thi, phù hợp với thực tế của địa phương đó và do các địa phương tự thực hiện.



38. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri phản ánh, chỉ hơn một tháng mà doanh nghiệp phải tiếp 03 đoàn đến kiểm tra môi trường: 01 đoàn của Sở Tài nguyên và Môi trường, 01 đoàn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 đoàn của Bộ Công an, đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp đã trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ môi trường, các đoàn chỉ phạt tiền những lỗi nhỏ không đáng phạt, không hướng dẫn, nhắc nhở hoặc cảnh báo, các đoàn kiểm tra không giúp đỡ gì cho doanh nghiệp. Cử tri đề nghị một năm chỉ kiểm tra một lần, nếu phát hiện có vi phạm thì kiểm tra đột xuất và kiểm tra để nhắc nhở, khắc phục chứ không kiểm tra chỉ để phạt tiền doanh nghiệp và không hướng dẫn, giúp đỡ gì

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên phạm vi cả nước. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều ban hành chương trình công tác của Bộ, trong đó có chương trình thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường và gửi cho các Bộ, ngành, các địa phương có liên quan để cùng phối hợp thực hiện nhằm tránh sự chồng chéo trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại các địa phương. Ngoài ra, trước khi triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường tại các địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có văn bản gửi cho các địa phương liên quan để rà soát nhằm thống nhất các đối tượng mà Bộ dự kiến thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề nghị các Bộ, ngành liên quan cũng như các Sở, ban, ngành của tỉnh biết và cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra theo quy định. Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan từ Trung ương đến địa phương trước khi triển khai công tác thanh tra, kiểm tra tại địa phương nhằm tránh chồng lặp đối tượng được thanh tra theo đúng quan điểm của Bộ (theo quy định, việc thanh tra thường xuyên về bảo vệ môi trường đối với mỗi cơ sở không quá 02 lần/năm).



39. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tham mưu Thủ tướng Chính phủ lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với thực tế ở Việt Nam, có quy mô công suất lớn, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiều tỉnh lân cận, giảm chi phí đầu tư, giảm mức phí đóng góp của người dân, tăng hiệu quả sử dụng công trình

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

1. Theo Thông báo số 01/TB-VPCP ngày 02 tháng 01 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về thực trạng, các giải pháp xử lý chất thải rắn và tình hình triển khai thực hiện Chương trình xử lý chất thải rắn, giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp, đánh giá các công nghệ xử lý chất thải rắn đang áp dụng tại Việt Nam (kể cả công nghệ trong nước và công nghệ nước ngoài); đề xuất giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực phối hợp với cơ quan chủ trì là Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và hoàn thiện tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn để hướng tới việc đánh giá lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam.

2. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ để đề xuất, lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của các vùng miền và địa phương.



40. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất thải nói chung, bao gồm: chất thải, nước thải, chất thải rắn nguy hại, phế liệu, chất thải rắn công nghiệp, xây dựng, chất thải rắn thông thường, sinh hoạt và chất thải, nước thải trong lĩnh vực y tế,...

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

1. Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu, như:

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu. Trong năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch số 34/2012/TT-BCT-BTNMT ngày 15/11/2102 hướng dẫn điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Đồng thời, để đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế của hoạt động nhập khẩu phế liệu và công tác bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, xây dựng và ban hành Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT ngày 28/01/2013 quy định về Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN) đối với phế liệu nhập khẩu cũng được từng bước hoàn thiện. Năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường như: QCVN 31:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với sắt, thép phế liệu nhập khẩu, QCVN 32:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nhựa phế liệu nhập khẩu, QCVN 33:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với giấy phế liệu nhập khẩu.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề về kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, có sự phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương, cơ quan Hải quan địa phương và lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, cơ bản hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý về môi trường ở địa phương đã tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu.

2. Trong thời gian tới, nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu; hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu.



41. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị tăng cường quản lý nhà nước về môi trường, vì các vụ xả thải, chôn rác thải chưa được xử lý nghiêm dẫn đến doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật, gây bất bình trong nhân dân

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương đã được tăng cường, hiệu quả quản lý đã ngày được nâng lên một cách rõ rệt, cụ thể:

1. Về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:

Để tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, cập nhật, bổ sung các vấn đề nổi cộm của công tác bảo vệ môi trường hiện nay cũng như phân cấp trách nhiệm rõ ràng giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; tăng cường tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, mở rộng đối tượng và hành vi xử phạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan dự thảo Luật bảo vệ môi trường 2014 và được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hiện nay, Bộ đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

2. Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường:

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc. Qua đó đã phát hiện nhiều cơ sở và Khu công nghiệp xả trực tiếp hàng ngàn m3 nước thải không qua xử lý ra môi trường, chôn lấp chất thải với các thủ đoạn tinh vi, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Điển hình là các trường hợp vi phạm của Công ty Tân Phát Tài (Biên Hòa, Đồng Nai); Công ty TNHH Long Tech Precision Việt Nam (Quế Võ, Bắc Ninh); Công ty Sonadezi Long Thành (Đồng Nai), KCN Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang (khoảng 1.500 m3/ngày), KCN Liên Chiểu và Công ty CP Gốm sứ Cosani (Tp.Đà Nẵng); Xí nghiệp chế biến thủy sản Cầu Quan - Công ty Nông sản Thực phẩm Trà Vinh (400 m3/ngày) và Công ty Thủy sản Cửu Long, tỉnh Trà Vinh (400 m3/ngày); Công ty TNHH Hùng Vương, Vĩnh Long (Chế biến thủy sản)...

Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường; phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục tập trung hoàn thiện các thể chế, chính sách có liên quan, dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm tăng cường hơn nữa tính răn đe của các chế tài xử lý vi phạm và phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015. Song song với các hoạt động này, Bộ sẽ làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương