KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang29/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 8030/BCT-KH ngày 20/8/2014

Tư vấn áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp (gồm Tư vấn đánh giá nhanh và đánh giá chi tiết về sản xuất sạch hơn) là hoạt động được Nhà nước hỗ trợ thực hiện từ nguồn kinh phí thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 và từ nguồn Quỹ khuyến công (gồm quỹ khuyến công quốc gia và quỹ khuyến công địa phương).

Nhằm hướng dẫn định mức kinh tế cho hoạt động đánh giá nhanh, đánh giá chi tiết về sản xuất sạch hơn và định mức hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước, Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương đã ban hành 2 Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể bao gồm:

- Thông tư liên tịch số 221/2012/TTLT-BTC-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2012 giữa Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020.

- Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18 tháng 2 năm 2014 về hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.

Theo quy định tại 2 Thông tư này, mức chi hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp tối đa không quá 50% chi phí tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/1 cơ sở.

Mức chi cụ thể cho từng nội dung/hoạt động nhằm thực hiện hoạt động tư vấn áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính của các văn bản hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Về hướng dẫn kỹ thuật thực hiện hoạt động tư vấn đánh giá sản xuất sạch hơn

Hàng năm, Văn phòng giúp việc Ban điều hành Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 - Bộ Công Thương đều tổ chức khóa tập huấn kỹ thuật về tư vấn hướng dẫn và đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cán bộ thuộc các đơn vị đầu mối về sản xuất sạch hơn ở địa phương (tại các Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng) để trang bị kiến thức chuyên môn cũng như hướng dẫn cụ thể về các yêu cầu/nội dung của hoạt động đánh giá sản xuất sạch hơn cho doanh nghiêp. Cụ thể:

Trong các năm từ 2009 đến 2011, bằng nguồn hỗ trợ từ Dự án sản xuất sạch hơn trong công nghiệp do Đan Mạch tài trợ, Bộ Công Thương đã tổ chức 3 khóa đào tạo tư vấn với chương trình chuyên sâu (kéo dài trong vòng 1 năm). Tổng số tư vấn đã được đào tạo là 85 học viên.

Từ năm 2012 đến nay, từ nguồn ngân sách thực Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, Bộ Công Thương đã tổ chức 4 khóa đào tạo cho các cán bộ của các địa phương về kỹ năng hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp. Số lượng cán bộ tham gia các khóa này trên 102 học viên.

Theo thống kê của Văn phòng giúp việc Ban điều hành Chiến lược, tất cả các địa phương trong cả nước đều có các cán bộ của Sở Công Thương/Trung tâm khuyến công được tham gia các khóa tập huấn trên (bao gồm cả các khóa tập huấn cơ bản và đào tạo nâng cao).

Ngoài ra, Bộ Công Thương đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện 2 văn bản hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động đánh giá nhanh, đánh giá chi tiết sản xuất sạch hơn. Dự kiến, sau khi ban hành 2 hướng dẫn này sẽ được đăng tải trên Trang thông tin sản xuất sạch hơn - Trang tin của Văn phòng giúp việc Ban điều hành Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 (http://sxsh.vn) để các đơn vị có liên quan tham khảo trong quá trình thực hiện.



53. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị ban hành Thông tư liên tịch quy định về việc tập huấn và cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; ban hành văn bản hướng dẫn về phân cấp, uỷ quyền quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực công thương cho địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 8029/BCT-KH ngày 20/8/2014

Triển khai Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và ban hành Thông tư số 15/2012/TT-BYT, ngày 12 tháng 9 năm 2012 quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Thông tư số 15/2012/TT-BYT).

Trên cơ sở những văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đã ban hành, ngày 09 tháng 4 năm 2014, Liên bộ Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tại Thông tư liên tịch này đã quy định rõ nguyên tắc phân công, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm; phối hợp trong thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm.

Về xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, theo Thông tư liên tịch nói trên, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm của ngành Công Thương thực hiện việc xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo phân công, nhằm hướng dẫn việc tập huấn và cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; phân cấp, uỷ quyền quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương cho các địa phương, Bộ Công Thương đã hoàn thành Dự thảo lần 2 các Quyết định:

- Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương trong đó quy định thủ tục và quy trình kiểm tra, cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;

- Quyết định về việc ban hành danh mục tài liệu, bộ câu hỏi kiểm tra kèm theo đáp án trả lời và chỉ định cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Các Quyết định trên đã nêu rõ giao Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm tra, cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hiên nay, Bộ đang hoàn thiện các bước theo quy trình để ban hành các Quyết định trong tháng 8 năm 2014.

Ngoài ra, để khai thác hiệu quả đầu tư và tiềm lực hiện có của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm theo hướng công khai và xã hội hóa, Bộ Công Thương sẽ xem xét và chỉ định các đơn vị có đủ điều kiện để tổ chức tập huấn kiểm tra và cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

54. Cử tri tỉnh kiến nghị: Thông tư 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ Công Thương về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định một số đối tượng không phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (2 lao động trở xuống), kinh doanh ban đầu nhỏ lẻ (2 nhân viên trở xuống). Thực tế có một số cơ sở quy mô trên 5 lao động nhưng là lao động thời vụ, không có hợp đồng lao động; mặt khác trong Thông tư chưa quy định trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đề nghị nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung thông tư phù hợp với tình hình hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai, quản lý.

Trả lời: Tại công văn số 8029/BCT-KH ngày 20/8/2014

Việc xác định cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (Nghị định số 38/2012/NĐ-CP).

Tuy nhiên, tại Điều 22 Luật An toàn thực phẩm đã quy định các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Trong đó có điều kiện “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đạt các yêu cầu về sức khỏe và kiến thức về an toàn thực phẩm và được cấp Giấy khám sức khoẻ định kỳ và Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 3 Thông tư số 15/2012/TT–BYT nói trên.

Người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm các đối tượng lao động trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm không có sự phân biệt lao động thời vụ hay lao động có hợp đồng ngắn hạn hoặc lao động có hợp đồng dài hạn.

Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ tại các địa phương cụ thể như sau:

- Tại Khoản 3, Điều 22 Luật An toàn thực phẩm quy định “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ đối với thực phẩm đặc thù trên địa bàn tỉnh”.

- Tại Điểm e, Khoản 3 Điều 23 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định “Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ”.

Như vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ mặc dù không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và chịu sự kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Về việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư 29/2012/TT-BCT, Bộ Công Thương đã tiếp thu ý kiến và đang cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung Thông tư số 29/2012/TT-BCT để phù hợp với các nhiệm vụ được quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Dự kiến Thông tư 29/2012/TT-BCT sửa đổi sẽ được ban hành trong Quý IV năm 2014.

55. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có một số cửa hàng xăng dầu được xây dựng trước năm 2004, hiện đang đạt tiêu chuẩn theo quy định và kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 186/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì các cửa hàng này chưa phù hợp về khoảng cách tối thiểu giữa các cửa hàng với nhau nên không được đưa vào quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh xăng dầu và không có cơ sở để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu xem xét, rà soát tình hình thực tiễn của các địa phương hiện nay để bổ sung quy hoạch đối với các cửa hàng này.

Trả lời: Tại công văn số 8124/BCT-KH ngày 21/8/2014

Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 đã được thay thế bằng Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ.

Tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT quy định khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề (tính từ điểm giữa của cửa hàng) đấu nối đường dẫn ra, vào với quốc lộ, vừa phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối được quy định tại Điểm a khoản này4, đồng thời vừa phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu như sau:

- Trong khu vực nội thành, nội thị các đô thị (theo quy định của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị): Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên đường không nhỏ hơn 2000m.

- Ngoài khu vực nội thành, nội thị các đô thị: Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên của đoạn quốc lộ không nhỏ hơn 12.000m.

Bộ Công Thương đã lập và phê duyệt Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 1 đến năm 2020, có xét đến năm 2025 (Quyết định số 1665/QĐ-BCT ngày 05 tháng 4 năm 2012 và Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn I đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 (Quyết định số 0794/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2010). Tại các Quy hoạch này, Bộ Công Thương đã quy định tiêu chí khoảng cách đối với các cửa hàng xăng dầu, cụ thể, khoảng cách giữa 2 cửa hàng loại I tối thiểu 40.000m, khoảng cách giữa 2 cửa hàng loại II tối thiểu 20.000m, khoảng cách giữa cửa hàng xăng dầu loại III với nhau và với cửa hàng loại I, II: trong khu vực đô thị tối thiểu 2.000m, ngoài khu vực đô thị tối thiểu 12.000m.

Tại các Quy hoạch nêu trên, Bộ Công Thương đã xác định các cửa hàng xăng dầu xây dựng và kinh doanh trước thời điểm Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải có hiệu lực nếu đạt các tiêu chí về diện tích, mặt tiền, số cột bơm, dung tích bể chứa xăng dầu đạt tiêu chí tối thiểu cửa hàng loại III được xem xét tồn tại trong Quy hoạch; các cửa hàng xăng dầu xây mới, ngoài đáp ứng các điều kiện tối thiểu cửa hàng xăng dầu loại III phải đáp ứng quy định về khoảng cách theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT.

56. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh có một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên tàu thuyền tại các lạch, những nơi cư dân neo đậu tàu thuyền. Đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan có văn bản quy định hướng dẫn địa phương quản lý đối với hoạt động này.

Trả lời: Tại công văn số 7883/BCT-KH ngày 18/8/2014

Để quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên mặt nước, Bộ Công Thương xây dựng và trình Chính phủ Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu (thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009), trong đó đã quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành: Bộ Công Thương “chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu (trên bộ, trên mặt nước), quy định thực hiện thống nhất trong cả nước” tại Khoản 1 Điều 40 Dự thảo Nghị định; Bộ Giao thông vận tải “chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan quy định tiêu chuẩn, điều kiện điểm đấu nối của hệ thống giao thông với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Điều 5 Nghị định này và quy định vùng nước hoạt động của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên mặt nước tại Khoản 4 Điều 40.

Hiện nay Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu đang trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

57. Cử tri TP Hải Phòng kiến nghị: Tình trạng vi phạm quy định về vành đai nguy hiểm của một số công ty sản xuất xi măng, khai thác đá, vật liệu trên địa bàn huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đặc biệt là Công ty xi măng Phúc Sơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, nguy hiểm đến cuộc sống và tính mạng nhiều người dân hai xã An Sơn và Lại Xuân (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Mặc dù cử tri đã nhiều lần kiến nghị Bộ Công Thương nhưng việc di dời các hộ dân nằm trong khu vực bán kính nguy hiểm đến nay vẫn chưa được tiến hành. Cử tri tiếp tục kiến nghị Bộ Công Thương có ý kiến chỉ đạo xử lý dứt điểm vấn đề này.

Trả lời: Tại công văn số 8134/BCT-KH ngày 21/8/2014

Công ty Xi măng Phúc Sơn là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài nên quản lý trực tiếp theo địa bàn là Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và quản lý nhà nước là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Liên quan đến việc di dời các hộ dân nằm trong khu vực bán kính nguy hiểm như kiến nghị của cử tri, năm 2013, với trách nhiệm là cơ quan quản lý về kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công Thương Thành phố Hải Phòng giải quyết khiếu kiện của nhân dân xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên về ảnh hưởng do nổ mìn khai thác đá của Công ty Xi măng Phúc Sơn. Sau nhiều báo cáo của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng đã có Thông báo số 12/TB-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2014 về ý kiến kết luận tại cuộc làm việc với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên về hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Xi măng Phúc Sơn tại núi Trại Sơn, huyện Thủy Nguyên và giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên tiếp tục giải quyết.

Ngày 15 tháng 01 năm 2014, Sở Công Thương Thành phố Hải Phòng đã chủ trì, cùng các Sở, ngành liên quan của Thành phố và Bộ Công Thương tổ chức kiểm tra thực địa, thống nhất phạm vi, chỉ giới hành lang an toàn trong hoạt động nổ mìn, khai thác khoáng sản đá vôi tại khai trường các khu: A, C núi Trại Sơn, xã An Sơn, huyện Thuỷ Nguyên của Công ty Xi măng Phúc Sơn để xác định các điểm góc, ranh giới và vị trí đóng cọc mốc giới hạn khu vực an toàn.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tại Công văn số 3343/UBND-KS ngày 15 tháng 5 năm 2014 về việc giải quyết Đơn kiến nghị của đại diện một số hộ dân thôn 11, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, Sở Công Thương đã chủ trì cùng các Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên, Ủy ban nhân dân xã An Sơn và Công ty Xi măng Phúc Sơn tổ chức buổi làm việc với đại diện một số hộ dân thôn 10 và một số hộ dân thôn 11, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên vào ngày 02 tháng 6 năm 2014. Tại cuộc họp, sau khi nghe kiến nghị của đại diện một số hộ dân thôn 10, thôn 11 và ý kiến của các thành viên tham dự, buổi làm việc đã thống nhất một số nội dung sau:

- Công ty Xi măng Phúc Sơn đã có những cố gắng trong việc giải quyết các kiến nghị của nhân dân xung quanh khu vực khai thác, tuy nhiên, tiến độ giải quyết vẫn còn chậm so với ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng.

- Ghi nhận và đồng thuận với kiến nghị của nhân dân thôn 11, xã An Sơn về việc xin cam kết không cần bố trí khu vực tái định cư, nhân dân thôn 11 sẽ nhận tiền đền bù di dời của Công ty Xi măng Phúc Sơn để tự lo chỗ ở mới. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ sở đảm bảo được các hộ dân sau khi nhận tiền đền bù sẽ có chỗ ở ổn định theo quy định.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên:

+ Trên cơ sở bản đồ hiện trạng xác định vành đai an toàn nổ mìn do Công ty Xi măng Phúc Sơn lập, tổ chức xác định các hộ dân nằm trong phạm vi ảnh hưởng do hoạt động khai thác đá, trước mắt là các hộ dân thôn 10 và một số hộ dân thôn 11 nằm trong phạm vi này; báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng hướng giải quyết theo Đơn kiến nghị ngày 06 tháng 5 năm 2014 của các hộ dân thôn 11; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét các điều kiện đảm bảo chỗ ở cho các hộ dân khi nhận tiền đền bù di dời và có văn bản báo cáo Sở Công Thương Thành phố Hải Phòng trong tháng 6 năm 2014 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng.

+ Báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tiến độ thực hiện theo Thông báo số 17/TB-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng.

+ Ghi nhận kiến nghị của nhân dân thôn 10, trong thời gian tới Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên sẽ cùng các ngành tiếp tục giải quyết.

+ Yêu cầu Công ty Xi măng Phúc Sơn chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân xã An Sơn xây dựng kế hoạch, phương án khai thác và chủ động thông báo lộ trình di dời các hộ dân nằm trong bán kính an toàn và phương án hỗ trợ các hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng.

Ngày 23 tháng 5 năm 2014, Công ty xi măng Phúc Sơn đã nộp Bản đồ hiện trạng vành đai an toàn phía Nam mỏ đá vôi khu A núi Trại Sơn về Sở Công Thương Thành phố Hải Phòng. Ngày 05 tháng 6 năm 2014, Sở Công Thương đã có Công văn số 569/SCT-KT chỉ đạo Công ty Xi măng Phúc Sơn triển khai các bước tiếp theo để đền bù, di dời các hộ dân trong bán kính an toàn theo quy định.

Đến nay, Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên đã tiến hành đo, kiểm toàn bộ các hộ dân nằm trong bán kính an toàn (300m), tuy nhiên các hộ dân trong bán kính an toàn và Công ty Xi măng Phúc Sơn vẫn chưa thống nhất được phương án đền bù, di dời.



58. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Cử tri kiến nghị Bộ Công Thương cho biết dự án xây dựng đường ống dẫn khí của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đi qua các xã Vị Tân, Hoả Tiên thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang có tiếp tục thực hiện không và khi nào thực hiện, vì các hộ dân đã được kiểm kê vật kiến trúc, cây trồng từ nhiều năm nay chưa được đền bù, rất bức xúc về dự án này.

Trả lời: Tại công văn số 8023/BCT-KH ngày 20/8/2014

Dự án xây dựng đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn do Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PVGas) và các đối tác nước ngoài làm chủ đầu tư có tuyến ống đi qua địa bàn các xã Vị Tân, Hòa Tiên thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với tổng chiều dài 17km. Đây là Dự án trọng điểm quốc gia, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phê duyệt quy hoạch đất tại Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2010. Do khó khăn về kinh phí, Tổng công ty Khí Việt Nam đã đề nghị điều chỉnh theo hướng thu hẹp quy mô diện tích đất, giảm chi phí bồi thường và được Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 1981/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2012. Ngày 27 tháng 02 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã có Quyết định số 241/QĐ-UBND về việc chấp thuận gia hạn đối với diện tích đã quy hoạch đất và thông báo thu hồi đất để thực hiện tiểu dự án giải phóng mặt bằng đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn.

Ngày 02 tháng 4 năm 2014, Công ty Điều hành đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam đã bàn giao mốc ranh giải phóng mặt bằng cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Hậu Giang để tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định hiện hành. Đến thời điểm hiện tại, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã phê duyệt dự toán chi phí, bắt đầu thực hiện công tác đo đạc, kiểm đếm từ tháng 7 năm 2014. Sau khi hoàn thành công tác đo đạc, kiểm đếm, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang sẽ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Nhà nước để chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn.


  1. 59. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ tiếp tục có những chính sách cụ thể cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; đồng thời quan tâm, thúc đẩy nhanh việc mở cửa khẩu song phương Mường Khương - Kiều Đầu (Trung Quốc).

Trả lời: Tại công văn số 7965/BCT-KH ngày 19/8/2014

Về những chính sách cụ thể cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã rất quan tâm đến phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nói chung và phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới nói riêng. Theo đó, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, trong đó nêu rõ hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của chợ; hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ biên giới và chợ dân sinh xã của các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn có những tồn tại như: việc phát triển và quản lý chợ còn nhiều hạn chế, số lượng chợ tăng nhanh nhưng phân bố không đồng đều, ở vùng nông thôn, vùng biên giới nơi cần thiết có chợ thì chủ yếu là chợ có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn sơ sài, lạc hậu, tình trạng chợ hoạt động kém hoặc không hiệu quả. Để khắc phục những tồn tại trên và để thực hiện đầy đủ Nghị định 114/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương ban hành các Thông tư hướng dẫn liên quan đến phát triển chợ để có căn cứ thực hiện. Về phía các địa phương, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh quan tâm ưu tiên bố trí ngân sách của tỉnh cho phát triển chợ trên địa bàn, đặc biệt là chợ vùng biên, vùng sâu, vùng xa.

Về thúc đẩy nhanh việc mở cửa khẩu song phương Mường Khương - Kiều Đầu (Trung Quốc)

Theo Hiệp định và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 18 tháng 11 năm 2009, hai nước công nhận 9 cặp cửa khẩu đã được mở (5 cặp cửa khẩu quốc tế và 4 cặp cửa khẩu song phương) và 13 cặp cửa khẩu sẽ được mở khi có đủ điều kiện. Cửa khẩu Mường Khương nằm trong danh sách các cặp cửa khẩu sẽ được mở khi có đủ điều kiện. Việc nâng cấp cửa khẩu cần tuân theo trình tự được quy định tại Thông tư 04/2012/TT-BNG ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Bộ Ngoại giao.



60. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón nêu rõ: Việc quản lý phân bón vô cơ thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương, phân bón hữu cơ và phân bón khác thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn. Đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành văn bản hướng dẫn để các địa phương căn cứ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu phân bón phục vụ sản xuất của nhân dân.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương