KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang26/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 8103/BCT-KH ngày 21/8/2014

Trong thời gian qua Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã luôn chủ động và tích cực triển khai công tác điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đã điều tra và xử lý khoảng 140 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trên phạm vi toàn quốc với tổng số tiền phạt từ các vụ việc khoảng 5,5 tỷ đồng.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý khá đa dạng, bao gồm hầu hết các loại hành vi bị cấm: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh và bán hàng đa cấp bất chính. Trong đó, các hành vi bị xử lý nhiều nhất là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Các doanh nghiệp bị xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Số vụ việc liên quan đến các doanh nghiệp ở các tỉnh/thành phố khác rất ít.

Số lượng vụ việc bị xử lý và số tiền phạt thu được về hành vi cạnh tranh không lành mạnh có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong tổng số các vụ việc vi phạm trên thực tế. Trước đây, các vụ việc chủ yếu do Cục Quản lý cạnh tranh phát hiện, khởi xướng điều tra và xử lý, rất ít vụ việc xuất phát từ khiếu nại của doanh nghiệp. Hiện nay, số lượng vụ việc xuất phát từ đơn khiếu nại của doanh nghiệp ngày càng tăng, chứng tỏ các doanh nghiệp đã coi pháp luật về cạnh tranh là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Để xử lý tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh, kinh doanh không lành mạnh ngày càng tăng, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 Quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh để thay thế Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, trong đó đã điều chỉnh tăng mức tiền phạt lên tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh tích cực tăng cường công tác điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và tuyên truyền về pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh để doanh nghiệp biết và thực hiện.

35. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị có những động thái bằng đường ngoại giao, cơ sở chứng minh, ... để chính quyền Mỹ chấp nhận việc xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ.

Trả lời: Tại công văn số 8104/BCT-KH ngày 21/8/2014

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 22% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 vào thị trường này đạt 1,518 tỷ USD, tăng 27,4% so với năm 2012. Năm 2013, thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam, chiếm khoảng 21 - 22% tỷ trọng xuất khẩu cá tra Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ năm 2013 đạt 380,757 triệu USD, tăng 6,1% so với năm 2012; 6 tháng đầu năm 2014, đạt 151,7 triệu USD, chiếm 18,4% tỷ trọng xuất khẩu cá tra Việt Nam, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ đang gặp hai khó khăn chính là: thuế chống bán phá giá và Luật Nông nghiệp 2014. Thời gian qua, Việt Nam đã rất tích cực có những động thái bằng đường ngoại giao để tháo gỡ những khó khăn nêu trên đối với cá tra xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, cụ thể là:

1. Về thuế chống bán phá giá

Ngày 09 tháng 5 năm 2014, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra thông báo về Quyết định cuối cùng (bản chỉnh sửa) của đợt rà soát hành chính lần thứ 9 (POR 9) đối với mặt hàng cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam.

Quyết định sửa đổi này cho thấy, DOC chỉ chỉnh sửa mức áp thuế nhưng vẫn giữ nguyên quan điểm và lập luận trong việc chọn Indonesia là quốc gia tính giá trị thay thế, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ Việt Nam do Indonesia không nằm trong danh sách các nước có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam khi chọn làm quốc gia thay thế tính biên độ phá giá. Chỉ số GNI của Indonesia gấp đôi Việt Nam và GDP gấp bốn lần Việt Nam do đó các giá trị thay thế của Indonesia mà DOC áp dụng cho Việt Nam như giá cá sống con giống, thức ăn và phụ phẩm…có sự chênh lệch lớn giữa ngành nuôi cá Việt Nam và Indonesia ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 12/CT-BCT ngày 28 tháng 4 năm 2014 về việc tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, trong đó có việc giao cho các đơn vị thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan làm việc với Luật sư, Tư vấn, Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam để chuẩn bị cho đợt rà soát hành chính POR10 đối với cá tra và basa sắp tới.

2. Về Luật Nông nghiệp 2014

Ngày 07 tháng 02 năm 2014, Tổng thống Obama đã ký ban hành Luật Nông nghiệp 2014 (Agriculture Act of 2014) thay thế cho Luật Nông trại 2008 (Farm Bill 2008) trước đây của Hoa Kỳ, theo đó, có một số nội dung mới như sau:

-  Định nghĩa mới về cá da trơn: Luật Nông nghiệp 2014 áp dụng định nghĩa rộng (broad definition) về cá da trơn có bao gồm cả cá tra và basa của Việt Nam, theo đó, quy định cá da trơn của các nước xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngang hàng với mặt hàng này sản xuất tại Hoa Kỳ, từ quy trình sản xuất nuôi trồng, chất lượng sản phẩm đến việc đóng gói và xuất khẩu. Với các quy định mới này, người nuôi cá da trơn tại các nước khác, trong đó có Việt Nam sẽ gặp phải những kiểm soát ngặt nghèo và tốn kém khi phải xây dựng hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn như tại Hoa Kỳ.

 - Chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ: việc chuyển giao này được cho là một biện pháp thắt chặt quản lý nhập khẩu đối với các dòng cá da trơn, vì ở thời điểm hiện tại, FDA đánh giá cá da trơn là loại thực phẩm nguy cơ thấp và chỉ áp dụng các biện pháp kiểm soát ở mức độ trung bình.

Các biện pháp đã và đang triển khai

Kể từ năm 2008 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã triển khai các hoạt động vận động ngoại giao ở nhiều cấp độ và trong các khuôn khổ khác nhau về vấn đề định nghĩa cá da trơn cũng như Chương trình giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đã nêu vấn đề này với lãnh đạo các cấp của Hoa Kỳ trong các cuộc tiếp xúc song phương.

Tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đồng ký thư gửi tới Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cùng một số Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ trong Quốc hội Hoa Kỳ để phản đối và đề nghị Hoa Kỳ không triển khai Luật Nông nghiệp liên quan đến kiểm tra chất lượng cá da trơn.

Ngày 10 tháng 3 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã có thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ về vấn đề này.

Tháng 4 năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Đoàn công tác sang Hoa Kỳ vận động chính sách và kết hợp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông, thủy sản với Hoa Kỳ.

Tháng 6 năm 2014, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhân chuyến thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng nêu ra những quan ngại của các nhà xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam và bày tỏ mong muốn phía Hoa Kỳ sẽ có những động thái tích cực đối với vấn đề này. Sau chuyến thăm Việt Nam, trả lời phỏng vấn của tờ báo Politico, Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ khẳng định sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ để bảo đảm các quy định thực thi đạo Luật Farm Bill của Hoa Kỳ tuân thủ và phù hợp với các quy định của luật pháp thương mại quốc tế, cụ thể là của WTO.

Hiện tại, các cơ quan có liên quan vẫn đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Luật sư, Tư vấn và các Phòng chức năng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, tiếp tục vận động đại diện của các Cơ quan chính quyền và Nhà trắng để đạt kết quả tốt nhất là trì hoãn/xóa bỏ việc thực thi chương trình giám sát cá da trơn, đưa Chương trình này ra khỏi sự điều hành của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ để trở về Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ như trước đây hoặc trong trường hợp triển khai, cần đảm bảo Việt Nam sẽ có một khoảng thời gian phù hợp để có thể thực hiện các tiêu chuẩn, chính sách thực thi mà phía Hoa Kỳ ban hành.

Nhằm mục đích này, thời gian gần đây Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã phối hợp với Phòng Kinh tế Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ chuẩn bị dự thảo thư và vận động 9 Đại sứ quán của các nước ASEAN tại Hoa Kỳ đồng ký thư gửi các cấp chính quyền Hoa Kỳ và một số Nghị sỹ chủ chốt của Hoa Kỳ phản đối Chương trình Giám sát cá da trơn. Thương vụ Việt Nam cũng phối hợp với Luật sư và Tư vấn làm việc với các phóng viên báo chí tại Hoa Kỳ, cung cấp thông tin độc quyền cho phóng viên Ron Nixon viết bài trên báo The New York Times nhằm tranh thủ sự ủng hộ của dư luận trong chính giới cũng như giới Nghị sỹ của Hoa Kỳ. Bài báo của Ron Nixon ngày 27 tháng 6 năm 2014 trên The New York Times đã gây tiếng vang lớn và sẽ có tác dụng không nhỏ vào quyết định của Văn phòng Quản trị và Ngân sách của Nhà Trắng trong việc có cấp ngân sách hay không cho Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thực hiện Chương trình này.

Những đấu tranh vận động của Việt Nam đã được nhiều Nghị sỹ Hoa Kỳ ghi nhận và ủng hộ. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu cũng có những hoạt động vận động và quan hệ công chúng với các đối tác, bạn hàng và các nhóm doanh nghiệp Hoa Kỳ có cùng lợi ích với Việt Nam để ủng hộ Việt Nam trong quá trình đấu tranh này.

Bộ Công Thương cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị hữu quan của Bộ Công Thương (như Cục Quản lý cạnh tranh, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ) luôn theo dõi sát sao các diễn biến phức tạp của vụ việc để có hướng đấu tranh phù hợp, có lợi nhất cho các nhà xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ phối hợp chặt chẽ với các Luật sư, Tư vấn và các Phòng chức năng của Đại sứ quán tiếp tục vận động, đấu tranh để trì hoãn việc thực thi Chương trình Giám sát cá da trơn. Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với Bộ, ngành liên quan của Hoa Kỳ trong đó có Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại nhằm làm rõ về quy trình, thủ tục giám sát, các điều kiện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và có các biện pháp chuẩn bị cho doanh nghiệp Việt Nam, tránh để ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm thủy sản theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 250/CPVP-QHQT ngày 18 tháng 02 năm 2014.

36. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hiện còn một số bất cập, như chất lượng, mẫu mã, nhất là giá mặt hàng trong nước cao hơn hàng nhập khẩu, bên cạnh đó, cho nhập khẩu một số mặt hàng mà trong nước dư thừa không tiêu thụ hết, như nhập đường, muối công nghiệp... Đề nghị nghiên cứu có các giải pháp, chính sách đầu tư phát triển các ngành công nghiệp... để có sản phẩm chất lượng, giảm giá thành, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Trả lời: Tại công văn số 8020/BCT-KH ngày 20/8/2014

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" sau 5 năm triển khai thực hiện đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, với nhiệm vụ chính là tuyên truyền quảng bá hàng Việt, doanh nghiệp Việt; phát triển hệ thống phân phối hàng Việt bền vững, ổn định; chú trọng hỗ trợ hệ thống phân phối của doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt, hàng Việt. Các đơn vị trong ngành Công Thương đã bám sát chủ trương của Cuộc vận động và có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện, vì vậy đã thu được kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề cho việc triển khai hiệu quả Cuộc vận động trong những năm tiếp theo. Các hoạt động đã được tổ chức rộng khắp trên các lĩnh vực: thông tin tuyên truyền; rà soát, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất, định hướng tiêu dùng; hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại; đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động quản lý thị trường; tăng cường các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp và địa phương, và giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp phân phối, từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa. Hiện nhiều mặt hàng đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Về vấn đề cho nhập khẩu một số mặt hàng mà trong nước dư thừa không tiêu thụ hết, như nhập đường, muối công nghiệp: việc nhập khẩu hàng hóa đều phải dựa trên nguyên tắc cam kết Quốc tế và theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, hiện nay có bốn mặt hàng Việt Nam duy trì cơ chế hạn ngạch thuế quan là đường, muối, trứng, thuốc lá sợi; những mặt hàng nông sản khác, thực phẩm khác đều được tự do nhập khẩu nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.



Mức hạn ngạch nhập khẩu hàng năm được Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính thống nhất ngay từ đầu năm, trên cơ sở đảm bảo có thể sử dụng tối đa lượng sản phẩm sản xuất trong nước. Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường, muối, trứng gia cầm:

Mặt hàng đường: hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và thương nhân sản xuất đường thô để tinh luyện.

Mặt hàng muối: hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế.

Mặt hàng trứng gia cầm: hạn ngạch thuế quan xuất nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có nhu cầu nhập khẩu.



Những mặt hàng nằm trong hạn ngạch này không được mua bán trao đổi trên thị trường. Các doanh nghiệp khi được phân giao sẽ phải báo cáo hàng tháng, quý lên Bộ Công Thương về tình hình triển khai việc nhận, giao, tiêu thụ hàng hóa.

Đối với những loại sản phẩm trong nước đã sản xuất được và đáp ứng yêu cầu, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đều có chính sách hợp lý để khuyến khích sử dụng và bảo vệ sản xuất trong nước. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai các biện pháp nhằm tìm kiếm đầu ra, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước, góp phần giảm lượng hàng hóa tồn kho và giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Không ít mặt hàng chiếm lĩnh được thị trường nội địa, được người dân tin dùng, từng bước thay thế hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng trong nước đã sản xuất được nhưng vẫn phải nhập khẩu do sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu về chất lượng và/hoặc số lượng.

Để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có sản phẩm chất lượng cao, giảm giá thành, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao chất lượng hàng hóa trong nước nhằm khuyến khích người dân tin và dùng hàng Việt Nam, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:

- Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm như các vấn đề về vốn, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại....Tiếp tục có chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng hệ thống phân phối ở Việt Nam phù hợp với điều kiện mở cửa hệ thống bán lẻ theo cam kết gia nhập WTO giúp hàng hóa Việt Nam có thể đứng vững tại thị trường nội địa;

- Xây dựng và trình Thủ tướng Chinh phủ ban hành Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 làm định hướng phát triển ngành công nghiệp trong thời gian tới. Theo đó, tập trung chủ yếu vào các nội dung: đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Phát triển các ngành công nghiệp nền tảng để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, hướng đến sản xuất một số sản phẩm có thương hiệu tham gia vào chuỗi xuất khẩu trọng điểm của cả nước. Thực hiện phân bố không gian công nghiệp phù hợp nhằm phát huy lợi thế so sánh của các vùng, miền và tạo điều kiện liên kết có hiệu quả. Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp là điều kiện quyết định thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển công nghiệp theo các chuẩn mực về môi trường, tiến tới công nghệ xanh giai đoạn sau năm 2020;

          - Ưu tiên tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, hình thành sự phân công sản xuất, liên kết, hợp tác tham gia chế tạo trong từng công đoạn sản phẩm. Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; tập trung đầu tư và phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thay thế hàng nhập khẩu nhất là các loại máy móc, thiết bị, chi tiết, phụ tùng, nguyên vật liệu... phục vụ cho sản xuất, cũng như các hàng hóa tiêu dùng mà trong nước đã sản xuất được hoặc sẽ sản xuất;

- Nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện từng vùng, thị trường, phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp theo hướng tập trung, liên kết để khuyến khích các thành phần kinh tế tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Phát triển mạnh các vùng sản xuất để chủ động cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, thay thế dần nguyên liệu nhập khẩu;

- Triển khai các chương trình hợp tác, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp, các địa phương lân cận nhau để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, các ngành phụ trợ, liên kết sản xuất - chế biến tại chỗ nhằm giảm giá thành, chi phí trung gian và tăng sức cạnh tranh;

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam;

- Thông qua Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2013 - 2020, tập trung tăng cường triển khai chương trình liên kết Công Thương giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước, để hàng Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng thế mạnh địa phương, các sản phẩm của làng nghề được tiếp cận với người tiêu dùng của nhiều vùng, miền trên cả nước;

- Phát triển mạnh mẽ các hoạt động thương mại điện tử;

- Đẩy mạnh phổ biến thông tin, tuyền truyền và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức của doanh nghiệp, quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; tuyên truyền rộng rãi những mặt hàng kém chất lượng giúp người dân cảnh giác với các mặt hàng này; tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến uy tín của hàng Việt Nam; góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt.



37. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Công Thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường nghiên cứu và nắm thị trường để định hướng cho nông dân phát triển cây, con gì cho phù hợp, vì bản thân nông dân không tự định hướng được việc phải sản xuất, chăn nuôi cho có hiệu quả kinh tế.

Trả lời: Tại công văn số 7964/BCT-KH ngày 19/8/2014

Nông nghiệp là một ngành quan trọng có đóng góp lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đưa nước ta từ một quốc gia không đảm bảo lương thực cung ứng nội địa trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Để đạt được thành quả này, Bộ Công Thương đã luôn đồng hành và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc nghiên cứu và nắm bắt thị trường để định hướng cho nông dân phát triển cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với từng giai đoạn và từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong thời gian tới, nhằm định hướng hoạt động sản xuất, chăn nuôi cho nông dân có hiệu quả kinh tế, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững (theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. 

-  Rà soát nhu cầu tiêu dùng nông sản, thủy sản tại các thị trường; cơ chế và chính sách nhập khẩu của các nước; trên cơ sở đó, đề xuất đàm phán, ký kết các thỏa thuận về việc tạo thuận lợi cho xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm nhân rộng mô hình tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp, Hợp tác xã cung ứng vật tư, cây, con giống; chế biến, phân phối, xuất khẩu với người nông dân; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn để định hướng cho người nuôi, trồng sản xuất cây, con gì cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường mới, xây dựng thương hiệu rau quả; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng (theo Bản Ghi nhớ phối hợp công tác được ký kết giữa 2 Bộ vào ngày 03 tháng 6 năm 2014).

38. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Chất lượng gạo Việt Nam khó cạnh tranh với gạo Thái Lan, do chưa có nhiều thương hiệu. Đề nghị Bộ Công thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, tạo thương hiệu để cạnh tranh tốt trên thị trường.

Trả lời: Tại công văn số 8115/BCT-KH ngày 21/8/2014

Tại văn bản số 4023/VPCP-KTTH ngày 21 tháng 5 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá việc xây dựng, phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua, kiến nghị các giải pháp phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới…”. Tiếp đó, ngày 10 tháng 6 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp với định hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đây là những định hướng quan trọng, tạo tiền đề và thúc đẩy xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương đã và đang triển khai các công việc sau:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Ban hành và tổ chức triển khai Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” kèm theo Quyết định số 2765/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


  • Triển khai các đề tài nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng cao, phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu, với mục tiêu tạo ra các giống lúa để sản xuất gạo thương phẩm có giá trị cao đạt 600 – 800 USD/tấn.

  • Chỉ đạo các địa phương sử dụng cơ cấu giống lúa hợp lý nhằm tạo được độ đồng đều cao cho lúa gạo hàng hóa xuất khẩu; tăng cường sử dụng giống xác nhận, tăng diện tích lúa hạt dài chất lượng cao, lúa thơm; giảm diện tích lúa chất lượng trung bình; từng bước tiến tới cơ cấu giống lúa theo đặt hàng của doanh nghiệp theo nhu cầu thị trường tiêu thụ.

  • Xây dựng và đã ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm liên quan đến lúa gạo như: quy trình canh tác lúa tiên tiến phù hợp theo GAP, quy trình công nghệ sau thu hoạch quy mô công nghiệp.

  • Ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

2. Bộ Công Thương

- Có Công văn số 2978/BCT-XNK ngày 05 tháng 4 năm 2013 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam; phê duyệt Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để định hướng thương nhân đầu tư lâu dài phục vụ kinh doanh xuất khẩu gạo.

- Đang xây dựng Lộ trình thực hiện chủ trương thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với người sản xuất, góp phần tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu lúa gạo, nâng cao chất lượng, giá trị gao Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Thực hiện các bài viết trên trang thông tin điện tử của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương. Ngoài ra, Cục Xúc tiến thương mại còn ưu tiên các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam giới thiệu sản phẩm tại một số ấn phẩm của Cục và trên chuyên mục “Cơ hội kinh doanh” của trang thông tin điện tử www.vietrade.gov.vn cũng như trên trang www.buyvietnam.com.vn do Cục phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư, du lịch ASEAN -Nhật Bản (AJC) đồng quản lý.

- Đăng thông tin quảng bá về sản phẩm gạo Việt Nam trên tạp chí Heritage phát hành trên tất cả các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines số tháng 4 và tháng 9 năm 2014.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai xây dựng Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam bảo đảm tính toàn diện, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, xuất khẩu; ở các cấp độ thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm, có các chính sách khuyến khích cụ thể để phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam theo kết luận chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Văn bản số 239/TB-VPCP ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ.



39. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Tình trạng tiêu thụ lúa gạo trên thị trường thế giới hiệu quả chưa cao, giá thấp, nông dân không lãi. Đề nghị đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, nghiên cứu đổi mới phương thức kinh doanh lương thực để làm cho giá lúa, gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao so với các nước trong khu vực.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương