KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang24/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 8055/BCT-KH ngày 20/8/2014

Việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn hàng nói chung (trong đó có các mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc) là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của lực lượng Quản lý thị trường nhằm góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước, đẩy lùi nạn buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp sau nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc hàng hóa:

a) Về cơ chế quản lý

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách không để các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại, cụ thể là:

+ Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg theo hướng phát huy được ưu thế đặc thù, linh hoạt và hiệu quả của thương mại biên giới, hạn chế kẽ hở để các đối tượng buôn lậu lợi dụng hợp thức hóa hàng nhập lậu;

+ Tiến hành sửa đổi Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA của liên bộ Tài chính - Công Thương - Công an quy định về hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường theo hướng giảm thời hạn xuất trình hoá đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá nhập khẩu tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang bày bán, để tại kho, bến, bãi xuống còn 24 giờ để các đối tượng buôn lậu không thể lợi dụng quay vòng hóa đơn, hợp thức hóa hàng lậu.

b) Về nâng cao năng lực thực thi công vụ của các lực lượng chức năng

- Làm tốt công tác xây dựng lực lượng, ngoài việc tăng cường biên chế, kinh phí, trang thiết bị làm việc cần chú trọng nhất là giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công chức, tổ chức công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ và củng cố bộ máy cơ sở; tăng cường kiểm tra nội bộ, chống hiện tượng tiêu cực, bảo kê cho buôn lậu, hàng giả, tiếp tay cho các hành vi gian lận thương mại.

c) Về kiểm tra, kiểm soát thị trường

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho mọi đối tượng, biến nhận thức về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thành ý thức tự giác thường trực và hành động cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân.

- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước triển khai việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc xử phạt các hành vi vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để góp phần nâng cao ý thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội trong việc phòng chống hàng giả.

- Làm tốt công tác dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường, hàng hóa - giá cả, nhất là các hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, làm rõ phương thức, thủ đoạn, rút ra các quy luật hoạt động của đối tượng để đề ra các phương án đối phó kịp thời với các tình huống xấu có thể diễn ra.

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm: xác định các mặt hàng, tuyến địa bàn trọng điểm về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại để xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát theo từng tuyến, từng khu vực trọng điểm và giải pháp tập trung đấu tranh, ngăn chặn. Tăng cường công tác trinh sát, phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, tài chính, ngân hàng...; các đường dây, ổ nhóm lớn.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân để chủ động phòng tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.



21. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: Đề nghị tăng cường kiểm tra, thanh tra, quản lý thị trường và xử lý nghiêm các trường hợp gian lận thương mại.

Trả lời: Tại công văn số 8056/BCT-KH ngày 20/8/2014

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 33/KH-BCĐ389 ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác quản lý thị trường, trong đó có Chỉ thị số 19/CT-BCT ngày 20 tháng 6 năm 2014 và Kế hoạch số 4992/KH-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2014 của Bộ Công Thương về triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương về công tác quản lý thị trường 6 tháng cuối năm 2014 nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tạo sự chuyển biến rõ nét về công tác quản lý thị trường trong từng ngành hàng, mặt hàng và trên những địa bàn cụ thể; góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, ổn định thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Công thư ngày 23 tháng 6 năm 2014 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng trên địa bàn phối hợp với Sở Công Thương xây dựng và triển khai Kế hoạch tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thực hiện cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm (trong đó đặc biệt lưu ý đến phân bón giả, mũ bảo hiểm, thuốc lá ngoại nhập lậu); đồng thời, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và trên diện rộng hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm tại các tuyến, địa bàn trọng điểm.

Những tháng đầu năm 2014, gian lận thương mại tập trung vào các lĩnh vực như: kinh doanh hàng đóng gói sẵn không đủ định lượng ghi trên bao bì; ghi nhãn hàng hóa sai hoặc không đủ nội dung bắt buộc theo quy định; bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu... Với sự nỗ lực của toàn ngành, trong 7 tháng đầu năm 2014, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra trên 106.800 vụ, xử lý trên 56.500 vụ vi phạm, với tổng số thu trên 234 tỷ đồng. Riêng vi phạm về gian lận thương mại, đã kiểm tra 41.856 vụ, xử lý 34.182 vụ, phạt vi phạm hành chính 75,5 tỷ đồng.

Nhằm tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi vi phạm pháp luật thương mại, trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:

- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước chủ động nắm diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, dự báo tình hình thị trường, nhất là đối với những hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng hàng ngày của người dân như xăng dầu, gas, lương thực, thực phẩm.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng đường dây nóng và các biện pháp thu thập, xử lý thông tin đảm bảo nắm bắt diễn biến thị trường chính xác, kịp thời phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát.

- Kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh trên thị trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại đã được phê duyệt.

- Tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện các kế hoạch kiểm tra chuyên đề.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và trên diện rộng hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Đánh giá hiệu quả công tác phối hợp của lực lượng quản lý thị trường giữa các tuyến, địa bàn với nhau; công tác phối hợp với các lực lượng chức năng; công tác phối hợp giữa Trung ương và địa phương. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao.



22. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung về phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm của các cơ quan trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường.

Trả lời: Tại công văn số 8051/BCT-KH ngày 20/8/2014

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có các Văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường, cụ thể như: Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; Thông báo số 302/TB-VPCP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại... Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao trách nhiệm quản lý cho các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và quy định người đứng đầu các cấp, các lực lượng chức năng phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại cùng các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác trên lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý; có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.



23. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Cử tri đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh, vận chuyển, nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trả lời: Tại công văn số 8053/BCT-KH ngày 20/8/2014

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, cấp ủy và chính quyền địa phương, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã có nhiều nỗ lực trong công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh, vận chuyển, nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đã mang lại những kết quả khả quan, tác động tích cực đối với thị trường.

7 tháng đầu năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 106.800 vụ, xử lý trên 56.500 vụ vi phạm, với tổng số thu trên 234 tỷ đồng.

Về đấu tranh phòng ngừa vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu bất hợp pháp: 7 tháng đầu năm 2014, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 621 vụ, phạt hành chính 937,7 triệu đồng, tịch thu 21.697 kg gà lông, 2.882 kg gà thịt, 979.261 quả trứng... trị giá hàng tịch thu tiêu hủy trên 1,54 tỷ đồng. Đến nay, hầu hết các đường dây lớn, các đối tượng thường xuyên kinh doanh, vận chuyển gia cầm nhập lậu đã ngừng hoạt động hoặc thay đổi nội dung kinh doanh, không phát hiện thêm các đường dây, tổ chức hoạt động với quy mô lớn. Tình trạng công khai kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép trước đây cơ bản đã được ngăn chặn, đẩy lùi. Qua đó góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm, sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước có điều kiện phát triển, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng, các hộ chăn nuôi cũng như của doanh nghiệp.

Về vận chuyển, kinh doanh thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý nhiều vụ có giá trị hàng hóa lớn như: Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ gần 6.000kg gà phế phẩm quá hạn sử dụng, biến chất (tại kho lạnh của Công ty TNHH thực phẩm tươi sống Hà Tiên), trên 3.000kg chim cút làm sẵn đã bốc mùi hôi thối (vận chuyển trên xe ô tô biển kiểm soát 70C-03851); Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ xe khách biển kiểm soát 53N-7039 vận chuyển 700kg lợn sữa đã ngả màu nâu sẫm, bốc mùi hôi thối; Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng An ninh kinh tế phát hiện, bắt giữ 230.000 ống hóa chất kích thích tăng trưởng thực vật có nguồn gốc Trung Quốc, không được phép sử dụng.

Mặc dù đạt được một số kết quả như trên nhưng kinh doanh, vận chuyển, nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp. Do vậy, để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, Bộ Công Thương đã và sẽ thực hiện các giải pháp như sau:



Công tác xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật

Chủ trì, phối hợp hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng theo quy định; tiếp tục tăng cường chất lượng công tác tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; gắn kết chặt chẽ hoạt động nghiệp vụ của đơn vị Quản lý thị trường các cấp với việc rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý hoạt động thương mại và quản lý thị trường, kịp thời nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Tập hợp, kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung để đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Bộ Công Thương.



Công tác kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi vi phạm pháp luật thương mại

Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước chủ động nắm diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, dự báo tình hình thị trường, nhất là đối với những hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng hàng ngày của người dân như xăng dầu, gas, lương thực, thực phẩm; nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng đường dây nóng và các biện pháp thu thập, xử lý thông tin đảm bảo nắm bắt diễn biến thị trường chính xác, kịp thời phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát; kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh, nổi cộm trên thị trường; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại đã được phê duyệt; tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện các kế hoạch kiểm tra chuyên đề; tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và trên diện rộng hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đánh giá hiệu quả công tác phối hợp của lực lượng quản lý thị trường giữa các tuyến, địa bàn với nhau; công tác phối hợp với các lực lượng chức năng; công tác phối hợp giữa Trung ương và địa phương. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Công tác phổ biến, tuyên truyền

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật thương mại tới người dân, thương nhân thông qua các chương trình phát thanh - truyền hình, hội thảo, tập huấn, các hội chợ triển lãm “hàng thật- hàng giả”, các đợt tiêu hủy hàng hóa vi phạm nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân; tuyên truyền thông qua các hình thức như xuất bản ấn phẩm, tài liệu, tờ rơi, phương tiện thông tin đại chúng...;

- Phối hợp các cơ quan chức năng tuyên truyền, cảnh báo sớm cho người dân các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng từ các hàng hóa không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng rau, củ, quả tiềm ẩn chất bảo quản và thực phẩm chứa chất phụ gia cấm sử dụng;

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thực hiện cam kết không kinh doanh hàng giả, phân bón giả, phân bón không bảo đảm chất lượng; mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng; hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm; thuốc lá ngoại nhập lậu.



Công tác xây dựng lực lượng

- Tiếp tục thực hiện các Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương số 14/CT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2012 về một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường và số 23/CT-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2013 về thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý thị trường; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để chấn chỉnh kịp thời những sai sót nghiệp vụ trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của tổ chức, cá nhân trong lực lượng Quản lý thị trường; có kế hoạch tiến hành tổ chức sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện các Chỉ thị nói trên để kịp thời biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích;

- Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng đối với công chức Quản lý thị trường cả nước; tổ chức phổ biến các Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thị trường nhằm nâng cao năng lực, trình độ và hiệu quả công tác của công chức Quản lý thị trường.

Công tác phối hợp

Xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389)



24. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Cử tri đề nghị ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể cách tính số tiền thu lợi bất hợp pháp quy định tại một số nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực như: tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

Trả lời: Tại công văn số 8052/BCT-KH ngày 20/8/2014

Về nội dung này, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Thông tư hướng dẫn cụ thể cách tính số tiền thu lợi bất hợp pháp quy định tại một số nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Hiện nay, dự thảo Thông tư đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan để hoàn thiện và ban hành.



25. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với lực lượng làm công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Trả lời: Tại công văn số 8057/BCT-KH ngày 20/8/2014

Ngày 19 tháng 3 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389), thay thế Ban Chỉ đạo 127/TW do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Phó Trưởng ban thường trực, Bộ trưởng Bộ Công Thương là Phó Trưởng ban Chỉ đạo.

Về kiến nghị của cử tri, Bộ Công Thương xin tiếp thu và sẽ báo cáo Ban Chỉ đạo 389 xem xét xây dựng cơ chế, chế độ, chính sách phù hợp cho các lực lượng làm công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

26. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Nghị định hướng dẫn trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại để thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.

Trả lời: Tại công văn số 8049/BCT-KH ngày 20/8/2014

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Nghị định hướng dẫn trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại để thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, Bộ Công Thương đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành các Văn bản sau:

- Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Nghị định định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Về sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp, Bộ Công Thương có Văn bản số 10732/BCT-HC ngày 22 tháng 11 năm 2013 gửi Thủ tướng Chính phủ, theo đó đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính cho lực lượng quản lý thị trường. Ngày 18 tháng 12 năm 2013, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 10698/VPCP gửi Bộ Công Thương thông báo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, sửa đổi Nghị định 163/2013/NĐ-CP. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát Nghị định và đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ để tiến hành xây dựng Nghị định theo quy định.

- Ngày 20 tháng 6 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 19/CT-BCT về việc “thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công Thương về công tác quản lý thị trường trong 6 tháng cuối năm 2014”, theo đó đã giao cho các đơn vị chức năng thuộc Bộ tiếp tục triển khai việc rà soát, đánh giá, phát hiện những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại, quản lý thị trường, xử lý vi phạm hành chính để tổng hợp kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.



27. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Hiện nay, công tác quản lý thị trường hiệu quả chưa cao, nên tình trạng sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm và tình trạng nhập lậu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng diễn ra còn nhiều, từ đó gây tâm lý bất an trong nhân dân. Cử tri tiếp tục đề nghị ngành chức năng tăng cường quản lý để khắc phục tình trạng trên, cần xử lý nghiêm người vi phạm, đồng thời quy trách nhiệm cá nhân đối với những người có trách nhiệm của ngành, địa phương để xảy ra vi phạm.

Trả lời: Tại công văn số 8048/BCT-KH ngày 20/8/2014

Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, cấp ủy và chính quyền địa phương; lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã có nhiều nỗ lực trong công tác đấu tranh ngăn chặn nạn hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc nói chung và tình trạng sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm và tình trạng nhập lậu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng nói riêng và đã đạt được kết quả khả quan, tác động tích cực đối với thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, các hành vi vi phạm ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp hơn nên việc xử lý chưa đạt như mong muốn và yêu cầu của người dân.



Về việc xử lý nghiêm và quy trách nhiệm cá nhân đối với những người có trách nhiệm của ngành, địa phương để xảy ra sai phạm.

Thủ tướng Chính phủ đã có các Văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường, cụ thể như: Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; Thông báo số 302/TB-VPCP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và quy định người đứng đầu các cấp, các lực lượng chức năng phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại cùng các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác trên lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý; có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý thị trường, giảm thiểu tối đa các hành vi vi phạm, Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp sau :

- Công tác xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật

Chủ trì, phối hợp hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng theo quy định; tiếp tục tăng cường chất lượng công tác tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; gắn kết chặt chẽ hoạt động nghiệp vụ của đơn vị Quản lý thị trường các cấp với việc rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý hoạt động thương mại và quản lý thị trường, kịp thời nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Tập hợp, kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung để đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Bộ Công Thương.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi vi phạm pháp luật thương mại

Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước chủ động nắm diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, dự báo tình hình thị trường, nhất là đối với những hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng hàng ngày của người dân như xăng dầu, gas, lương thực, thực phẩm; nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng đường dây nóng và các biện pháp thu thập, xử lý thông tin đảm bảo nắm bắt diễn biến thị trường chính xác, kịp thời phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát; kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh, nổi cộm trên thị trường; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại đã được phê duyệt; tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện các kế hoạch kiểm tra chuyên đề; tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và trên diện rộng hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đánh giá hiệu quả công tác phối hợp của lực lượng quản lý thị trường giữa các tuyến, địa bàn với nhau; công tác phối hợp với các lực lượng chức năng; công tác phối hợp giữa Trung ương và địa phương. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

- Công tác phổ biến, tuyên truyền

+ Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật thương mại tới người dân, thương nhân thông qua các chương trình phát thanh - truyền hình, hội thảo, tập huấn, các hội chợ triển lãm “hàng thật- hàng giả”, các đợt tiêu hủy hàng hóa vi phạm nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân; tuyên truyền thông qua các hình thức như xuất bản ấn phẩm, tài liệu, tờ rơi, phương tiện thông tin đại chúng...;

+ Phối hợp các cơ quan chức năng tuyên truyền, cảnh báo sớm cho người dân các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng từ các hàng hóa không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng rau, củ, quả tiềm ẩn chất bảo quản và thực phẩm chứa chất phụ gia cấm sử dụng;

+ Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thực hiện cam kết không kinh doanh hàng giả, phân bón giả, phân bón không bảo đảm chất lượng; mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng; hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm; thuốc lá ngoại nhập lậu.

- Công tác xây dựng lực lượng

+ Tiếp tục thực hiện các Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương số 14/CT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2012 về một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường và số 23/CT-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2013 về thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý thị trường; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để chấn chỉnh kịp thời những sai sót nghiệp vụ trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của tổ chức, cá nhân trong lực lượng Quản lý thị trường; có kế hoạch tiến hành tổ chức sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện các Chỉ thị nói trên để kịp thời biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích;

+ Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng đối với công chức Quản lý thị trường cả nước; tổ chức phổ biến các Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thị trường nhằm nâng cao năng lực, trình độ và hiệu quả công tác của công chức Quản lý thị trường.

- Công tác phối hợp

Xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389).



28. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Nghị định này, để tạo cơ sở pháp lý cho địa phương thực hiện tốt Nghị định và kịp thời xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các sản phẩm vật tư nông nghiệp ở các địa bàn nông thôn.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương