KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang16/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 3515/BNV-CQĐP ngày 29/8/2014

1. Về việc tăng lương, phụ cấp cho cán bộ làm công tác ở cơ sở và bảo đảm kinh phí hoạt động

Tại Nghị định số 92/2009/NĐ ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ nêu trên đã quy định cụ thể về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, bảo đảm tương quan hợp lý với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên; đồng thời đã quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tuy nhiên, chế độ tiền lương, phụ cấp hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết, điều chỉnh nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Căn cứ Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khoá XI) về “Một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó có vấn đề cử tri nêu để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp.

2. Về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

a) Về chế độ bảo hiểm xã hội: Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố không thuộc đối tượng hưởng lương nên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 mà thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

b) Về chế độ bảo hiểm y tế: Tại Khoản 4 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã quy định người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

42. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri phản ánh Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, quy định hưởng phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã đối với cán bộ, mà không quy định đối với công chức là không phù hợp. Kiến nghị bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp theo loại đơn vị hành chính có cả công chức.

Cử tri phản ánh theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 8 của Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2010 quy định cán bộ cấp xã giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP có thời gian gián đoạn trước tháng 01 năm 1998 quá 12 tháng thì không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. Quy định trên là chưa phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở, mất quyền lợi của cán bộ cấp xã. Cử tri kiến nghị Trung ương cần xem xét, điều chỉnh tăng thời gian gián đoạn do luân chuyển, điều động cán bộ của cơ sở để được tính bảo hiểm xã hội hoặc nếu nghỉ gián đoạn trước đó đã làm việc có chức danh được hưởng bảo hiểm phải được hưởng một lần tổng thời gian trước đó.

Trả lời: Tại công văn số 3514/BNV-CQĐP ngày 29/8/2014

1. Về phụ cấp theo loại xã

Chế độ phụ cấp theo loại xã áp dụng đối với cán bộ cấp xã quy định tại Điều 9 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên là để giảm bớt bất hợp lý trong việc xếp lương và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ bầu cử giữa cấp xã với cấp huyện trở lên trong chế độ tiền lương hiện hành, cụ thể là:

- Cán bộ bầu cử cấp tỉnh cùng chức danh có 2 mức phụ cấp chức vụ phân biệt theo 2 loại cấp tỉnh như sau: (1) Đô thị loại đặc biệt, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; (2) Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

- Cán bộ bầu cử cấp huyện cùng chức danh có 4 mức phụ cấp chức vụ phân biệt theo 4 loại cấp huyện như sau: (1) Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I; (2) thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II; (3) thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội và quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh; (4) huyện, thị xã và các quận còn lại.

- Cán bộ bầu cử cấp xã: Đối với cán bộ có trình độ dưới trung cấp thực hiện xếp lương chức vụ; đối với cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương chuyên môn như công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (từ 0,15 đối với Trưởng đoàn thể cấp xã đến 0,30 đối với Bí thư đảng ủy cấp xã) được áp dụng thống nhất, không phân biệt theo loại xã. Theo đó, việc quy định chế độ phụ cấp theo loại xã áp dụng đối với cán bộ cấp xã tại Điều 9 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP là phù hợp.

- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp huyện trở lên thực hiện xếp lương chuyên môn theo ngạch, bậc công chức, không hưởng phụ cấp theo phân loại cấp tỉnh, cấp huyện. Theo đó, công chức cấp xã được xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính, không hưởng phụ cấp theo loại xã là phù hợp.

2. Về thời gian đảm nhiệm chức danh cán bộ cấp xã trước năm 1998

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1998, cán bộ cấp xã hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50-CP được đóng bảo hiểm xã hội. Để giải quyết tồn tại trong việc tính cộng nối thời gian công tác liên tục trước ngày 01 tháng 01 năm 1998 chưa hưởng trợ cấp một lần để tính bảo hiểm xã hội, tại điểm đ khoản 6 Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã quy định cán bộ cấp xã giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP nêu trên có thời gian gián đoạn không quá 12 tháng được cộng nối thời gian công tác trước đó với thời gian công tác sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó, trường hợp có thời gian gián đoạn trên 12 tháng thì không được tính là thời gian công tác liên tục để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Chế độ tiền lương, phụ cấp và bảo hiểm xã hội hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết, điều chỉnh nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Căn cứ Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về “Một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó có vấn đề cử tri nêu để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp.



43. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Hiện nay ở cấp xã, cán bộ nông nghiệp kiêm nhiệm rất nhiều công việc nên làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của lĩnh vực nông nghiệp nói chung và hoạt động của mạng lưới thú y cơ sở nói riêng, từ đó việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở cơ sở bị hạn chế. Kiến nghị nghiên cứu bổ sung thêm chức danh Trưởng Thú y cấp xã nhằm giúp cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đạt hiêu quả tốt hơn.

Trả lời: Tại công văn số 3127/BNV-CQĐP ngày 08/8/2014

Tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y đã quy định “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp.” (Điểm c Khoản 2 Điều 3) và “ Ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) có nhân viên thú y. Phụ cấp cho nhân viên thú y cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, kinh phí này được lấy từ nguồn ngân sách của địa phương.” (Khoản 1 Điều 4).

Tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp “Quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ”. Theo đó, việc quy định chức danh thú y cấp xã là người hoạt động không chuyên trách, hưởng phụ cấp thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

44. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị sớm có chế độ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách làm công tác dân tộc cấp xã đối với những xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Trả lời: Tại công văn số 3128/BNV-CQĐP ngày 08/8/2014

Tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp “Quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ”. Theo đó, chế độ phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách làm công tác dân tộc cấp xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.



45. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Nội vụ sớm tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/01/2013 theo hướng giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm HTX nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở những xã có từ hai HTX trở lên cho phù hợp với thực tế ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Kiến nghị trên đã được Bộ Nội vụ ghi nhận qua một số buổi tiếp xúc, nay cử tri tiếp tục kiến nghị.

Trả lời: Tại công văn số 3176/BNV-CQĐP ngày 11/8/2014

Tại Điều 1 Quyết định số 250/QĐ -TTg ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước đã quy định rõ phạm vi và đối tượng được hưởng chế độ, chính sách đối với thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã. Các trường hợp khác không thuộc phạm vi và đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định số 250/QĐ -TTg nêu trên.



46. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Cử tri kiến nghị Bộ xem xét, điều chỉnh lại quy định về chế độ nghỉ việc của cán bộ không chuyên trách. Theo quy định hiện tại thì 02 năm công tác mới được hưởng ½ tháng lương là thấp.

Trả lời: Tại công văn số 3177/BNV-CQĐP ngày 11/8/2014

Tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định “Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế…” và Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định “Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”. Theo đó, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng phụ cấp, không thuộc đối tượng hưởng lương nên không thuộc đối tượng hưởng chế độ trợ cấp thôi việc hoặc chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc.



47. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị có chính sách tăng hỗ trợ chế độ phụ cấp đối với cán bộ ở ấp như Đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ để đội ngũ làm công tác này an tâm trong công tác và phục vụ địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 2940/BNV-CQĐP ngày 04/8/2014

Tại điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp “Quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ”. Theo đó, chế độ phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở ấp (thôn, tổ dân phố) như Đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.



48. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có chế độ hỗ trợ cho đối tượng là Kế toán hợp tác xã như Chủ nhiệm hợp tác xã theo Quyết định số 250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước.

Trả lời: Tại công văn số 2915/BNV-CQĐP ngày 01/8/2014

Tại Điều 1 Quyết định số 250/QĐ -TTg ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước đã quy định rõ phạm vi và đối tượng được hưởng chế độ, chính sách đối với thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã. Các trường hợp khác không thuộc phạm vi và đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định số 250/QĐ -TTg nêu trên.



49. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Ngày 14/02/2014, UBND tỉnh Gia Lai đã có Công văn số 388/UBND-NC gửi Bộ Nội vụ xin ý kiến việc chuyển xếp lương cho cán bộ, công chức cấp xã trong quá trình công tác có thay đổi bằng cấp chuyên môn theo Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Đề nghị Bộ Nội vụ sớm có văn bản trả lời để tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 3129/BNV-CQĐP ngày 08/8/2014

Tại Điểm c Khoản 1 của Văn bản số 1544/TB-BNV ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nội vụ gửi Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai về việc Thông báo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đối với các kiến nghị, phản ánh của tỉnh Gia Lai (kèm theo) đã trả lời kiến nghị này, cụ thể như sau:

Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định việc xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể là: “Cán bộ cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới” (Điểm đ Khoản 2 Điều 2) và “Công chức cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại khoản 1 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới” (Khoản 4 Điều 3).

Căn cứ quy định nêu trên thì chỉ những cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo mới được thực hiện việc chuyển xếp lương theo quy định này.



50. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Bộ Nội vụ, phối hợp các bộ liên quan để rà soát việc thực hiện Công văn 3292-CV/BTCTW ngày 30/10/2012 và Công văn 4188-CV/BTCTW ngày 6/2/2013 của BTC Trung ương về việc xếp ngạch bậc lương đối với cán bộ cấp xã có trình độ lý luận chính trị. Bởi vì, hiện nay có một số cán bộ đã về hưu có trình độ lý luận chính trị nhưng chưa được hưởng chế độ bằng trung cấp, rất thiệt thòi khi nghỉ hưu.

Trả lời: Tại công văn số 3137/BNV-CQĐP ngày 08/8/2014

Công văn số 3292-CV/BTCTW ngày 30 tháng 10 năm 2012 và Công văn số 4188-CV/BTCTW ngày 6 tháng 02 năm 2013 của Ban Tổ chức Trung ương về việc xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ cấp xã có trình độ lý luận chính trị chỉ áp dụng đối với cán bộ cấp xã đang công tác, không áp dụng đối với cán bộ cấp xã đã nghỉ hưu.



51. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm có chính sách nâng kinh phí hoạt động cho Hội nông dân cấp xã để đảm bảo công tác hoạt động, hiện nay kinh phí hoạt động của Hội nông dân cấp xã từ 3-5 triệu đồng là quá thấp.

Trả lời: Tại công văn số 3137/BNV-CQĐP ngày 08/8/2014

Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định “…Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định những nội dung sau:…c) Quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương”.



52. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Khi thực hiện Nghị định số 29 bổ sung một số điều Nghị định số 92, tại Điều 14 quy định về mức khoán phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách (bao gồm 3% BHYT) nhưng khoản 3, Điều 19 lại quy định: ngoài chi trả mức phụ cấp cho các đối tượng trên còn phải chi trả cho lực lượng bảo vệ dân phố theo Nghị định số 38, lực lượng dân quân tự vệ theo Nghị định số 58, nhân viên y tế thôn bản theo Quyết định số 75 của Thủ tướng Chính phủ, như vậy mức khoán theo Điều 14 sẽ không đảm bảo chi cho các đối tượng được. Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét trình điều chỉnh mức khoán cho phù hợp.

Trả lời: Tại công văn số 3146/BNV-CQĐP ngày 11/8/2014

Ngày 08 tháng 4 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nghị định số 29/2013/NĐ-CP này đã quy định cụ thể mức khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách Trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố. Đồng thời, quy định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ phụ cấp từ ngân sách Trung ương khoán, yêu cầu quản lý, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương để trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Các quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP là phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và của các địa phương hiện nay. Theo đó, đề nghị tỉnh thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.



53. Cử tri các tỉnh Gia Lai, Hà Tĩnh kiến nghị: Việc quản cán bộ cấp xã (thuyên chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật...) hiện nay chưa có văn bản nào quy định nên khó khăn trong quản lý. Đề nghị Bộ Nội vụ sớm có văn bản hướng dẫn thống nhất về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay để các địa phương thống nhất thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 3145/BNV-CQĐP ngày 11/8/2014

Hiện nay Bộ Nội vụ đang phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có liên quan nghiên cứu xây dựng văn bản quy định chi tiết các quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 về quản lý cán bộ, trong đó có cán bộ cấp xã để thay thế các quy định đối với cán bộ cấp xã tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.



54. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Xã A Dơi (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) có hơn 09 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, các điều kiện về tự nhiên và địa lý của xã đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chí để được hưởng chế độ xã biên giới nhưng đến nay vẫn chưa được hưởng. Đề nghị các Bộ, Ngành liên quan rà soát, xem xét cho xã A Dơi được hưởng chế độ phụ cấp xã biên giới.

Trả lời: Tại công văn số 3144/BNV-CQĐP ngày 11/8/2014

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; sau khi trao đổi với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, trong đó đã quy định các địa bàn được hưởng phụ cấp đặc biệt thuộc tỉnh Quảng Trị trên cơ sở xem xét, tương quan với các địa bàn xung quanh.

Theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Mục III Thông tư số 83/2005/TT-BNV nêu trên nếu trường hợp cần thiết bổ sung địa bàn hưởng phụ cấp đặc biệt hoặc thay đổi (tăng, giảm) mức phụ cấp đặc biệt đối với các địa bàn đã được hưởng phụ cấp đặc biệt thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Nội vụ (trong văn bản giải trình rõ đề nghị; tính toán kinh phí tăng thêm do việc đề nghị này; tên địa bàn đề nghị thêm, tên địa bàn đề nghị thay đổi mức phụ cấp; mức phụ cấp của các địa bàn giáp ranh đã được hưởng, nếu có). Căn cứ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nội vụ trao đổi với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan để xem xét, trả lời

55. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Bộ Nội vụ sớm có văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ cụ thể đối với cán bộ cấp xã, thay thế Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ để phù hợp với tình hình mới.

Nghiên cứu trình Chính phủ ban hành chính sách về giải quyết chế độ nghỉ việc trước tuổi đối với cán bộ xã đã công tác nhiều năm nhưng không đạt chuẩn; hoặc đạt chuẩn nhưng năng lực, sức khỏe hạn chế không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ để thay thế, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Bộ Nội vụ cần thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thực hiện tiêu chí 18 về hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó có quy định đạt chuẩn đối với cán bộ cấp xã theo đúng quy định hiện hành.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương