KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang14/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 3319/BNV-CCVC ngày 18/8/2014

- Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định: "Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức".

- Theo quy định tại Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức thì việc xác định vị trí việc làm và biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức ở địa phương phải căn cứ vào các yếu tố như vị trí địa lý, quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hàng năm, trên cơ sở số lượng biên chế công chức của cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao và số lượng vị trí việc làm cần tuyển theo từng ngạch công chức trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được giao, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt để tổ chức thực hiện.

- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cơ quan sử dụng công chức được giao thực hiện việc tuyển dụng công chức theo phân công, phân cấp; đề xuất với cơ quan quản lý công chức đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, nâng ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức theo quy định.

- Theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện tuyển dụng, ký và chấm dứt hợp đồng làm việc, biệt phái viên chức theo phân cấp; bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo phân cấp.



18. Cử tri TP Hải Phòng kiến nghị: Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư hướng dẫn về việc chuyển đổi vị trí công tác từ viên chức cấp xã lên công chức cấp huyện theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ và Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ còn một số thủ tục vướng mắc, bất cập, gây khó khăn cho cấp huyện. Cử tri đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, sửa đổi một số quy định chưa phù hợp theo hướng phân cấp thẩm quyền cho cấp huyện thực hiện việc chuyển đổi viên chức thành công chức.

Cử tri kiến nghị về việc việc tuyển dụng công chức tại các khu vực huyện đảo hiện nay còn nhiều bất cập. Mặc dù, các khu vực này được ưu tiên tuyển dụng theo hình thức xét tuyển nhưng việc quản lý cán bộ, công chức, điều động và bố trí vị trí làm việc lại thuộc thẩm quyền của thành phố (Sở Nội vụ). Cử tri đề nghị Bộ Nội vụ xem xét phân cấp tuyển dụng và quản lý công chức theo hướng cấp nào sử dụng công chức thì cấp đó tuyển dụng và quản lý.

Trả lời: Tại công văn số 3319/BNV-CCVC ngày 18/8/2014

Điều 26 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định thẩm quyền xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy định này là phù hợp vì việc xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên cũng như các trường hợp tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển khác thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý công chức (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).



19. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân công công tác cho người học được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP và Nghị định số 116/2003/NĐ-CP lại quy định việc tuyển dụng công chức, viên chức phải thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển.

Từ việc quy định chưa thống nhất nêu trên nên hiện nay các sinh viên đã tốt nghiệp lớp cử tuyển đều phải tham gia thi tuyển để được tuyển dụng vào công chức viên chức và đã có rất nhiều em không được trúng tuyển. Để đảm bảo các sinh viên được cử đi đào tạo theo hình thức cử tuyển có được việc làm, đảm bảo việc sử dụng cán bộ tại chỗ và tránh chồng chéo giữa hai Nghị định nêu trên, cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 24/2010/NĐ-CP và Nghị định số 116/2003/NĐ-CP cho thống nhất với Nghị định số 134/2006/NĐ-CP.

Trả lời: Tại công văn số 3320/BNV-CCVC ngày 18/8/2014

Theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2006/NĐ-CP) thì cử tuyển là việc tuyển sinh không qua thi tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.

Tại Điểm c, Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 134/2006/NĐ-CP đã có quy định: "Người học theo chế độ cử tuyển được tiếp nhận và phân công công tác sau khi tốt nghiệp".

Ngày 07/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Thông tư liên tịch số 13/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP về: đối tượng, tiêu chuẩn được hưởng chế độ cử tuyển, tổ chức thực hiện việc cử tuyển, tổ chức tiếp nhận sau tốt nghiệp và bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo. Trong đó, đã quy định việc tiếp nhận, phân công công tác cho người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Do đó, để thực hiện tốt chế độ cử tuyển, sử dụng được các trường hợp (được cử tuyển) đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần làm tốt công tác lập kế hoạch cử tuyển, thực hiện việc xét cử đúng đối tượng, bố trí được công việc ngay sau khi ra trường theo đúng các quy định của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 13/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP; tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác này ở địa phương.

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan có liên quan xây dựng Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, trong đó Bộ Nội vụ đề xuất quy định cụ thể việc người dân tộc thiểu số được cơ quan có thẩm quyền cử đi học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP, sau khi tốt nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc được giao tiếp nhận vào làm công chức, viên chức và không phải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định chung.



20. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Cử tri phản ánh: theo Đề án phổ cập giáo dục mầm non thì đến năm 2015 phải có 95% số trẻ em trong độ tuổi 05 tuổi được học 02 buổi/ngày và 100% số tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non ... Để đạt được các mục tiêu nêu trên thì yêu cầu trước hết là số giáo viên đứng lớp phải đáp ứng đủ. Tuy nhiên, hiện nay số giáo viên mầm non còn đang thiếu rất nhiều, nếu tạm ngưng tuyển dụng viên chức thì sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành các mục tiêu nêu trên. Cử tri kiến nghị, không tạm dừng tuyển dụng viên chức đối với ngành giáo dục đào tạo và y tế, cho phép 02 ngành này được tuyển dụng theo đúng yêu cầu công việc vì đây là 02 lĩnh vực quan trọng, liên quan đến chăm sóc sức khỏe và phát triển con người.

Trả lời: Tại công văn số 3320/BNV-CCVC ngày 18/8/2014

Để quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật Viên chức năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức. Trong đó, đã quy định cụ thể các nội dung liên quan đến việc tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập và quy định về thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành, địa phương cũng như của đơn vị sự nghiệp về việc tuyển dụng viên chức. Đặc biệt, việc tuyển dụng viên chức phải được tiến hành thường xuyên hàng năm trên cơ sở chỉ tiêu biên chế sự nghiệp (số lượng người làm việc) trong các đơn vị sự nghiệp nói chung cũng như các đơn vị sự nghiệp của ngành giáo dục - đào tạo và ngành y tế nói riêng.

Hiện nay không có văn bản nào của Chính phủ hoặc của Bộ Nội vụ quy định tạm dừng tuyển viên chức của ngành giáo dục và y tế như kiến nghị của cử tri.

21. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Cử tri phản ánh, việc xếp ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp qua hình thức thi tuyển như hiện nay còn mang tính hình thức, không hiệu quả và gây nhiều áp lực cho cán bộ, công chức. Cử tri kiến nghị cần nghiên cứu sửa đổi việc xếp ngạch công chức theo hướng chỉ cần học xong các chương trình chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, nếu có hệ số lương hoặc đang giữ chức vụ tương ứng thì có thể được xét duyệt cho nâng ngạch chuyên viên chính hoặc chuyên viên cao cấp.

Trả lời: Tại công văn số 3320/BNV-CCVC ngày 18/8/2014

Theo quy định tại Điều 44 Luật Cán bộ, công chức, việc nâng ngạch công chức phải thông qua kỳ thi nâng ngạch được tổ chức theo nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Yêu cầu về chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, ngạch chuyên viên cao cấp chỉ là một trong các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp. Vì vậy, việc cử đi học lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, ngạch chuyên viên cao cấp không thể thay thế cho việc thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp.

22. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị có giải pháp chấn chỉnh lề lối, phong cách làm việc của một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức khi giao tiếp với công dân; xây dựng quy chuẩn mẫu về đạo đức và phong cách làm việc của cán bộ, công chức cần đạt chuẩn, nhất là cán bộ địa chính và chấp hành viên.

Trả lời: Tại công văn số 3325/BNV-CCVC ngày 18/8/2014

Ngày 02/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có quy định về các nội dung liên quan đến giao tiếp, ứng xử và phong cách làm việc của cán bộ, công chức, viên chức khi phục vụ nhân dân.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, hiện nay, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Đề án văn hóa công vụ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong đó có nội dung nghiên cứu để có các giải pháp chấn chỉnh lề lối, phong cách làm việc của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ, giao tiếp và phục vụ nhân dân.

23. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri cho rằng việc thi tuyển công chức là cần thiết để chọn người có trình độ vào làm việc trong cơ quan nhà nước, nhưng không có chế độ sơ tuyển, nên nhiều ngành, nghề không chọn được cán bộ phù hợp dẫn đến hiệu quả thấp. Đối với công chức cấp xã việc tổ chức thi tuyển như hiện nay dẫn đến tình trạng người của xã này sang làm việc xã khác. Việc này gây khó khăn cho công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, hơn nữa khi công chức cấp xã đi làm việc ở xã khác còn gặp nhiều khó khăn về thời gian đi lại và gây khó khăn cho chính công dân ở địa phương khi có việc đột xuất cần gặp.

Trả lời: Tại công văn số 3326/BNV-CCVC ngày 18/8/2014

Một trong những nguyên tắc tuyển dụng công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức là bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật; bảo đảm tính cạnh tranh; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm. Cũng theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện, trong quá trình tuyển dụng công chức, không quy định việc sơ tuyển trước khi tuyển dụng, không quy định hộ khẩu địa phương khi đăng ký thi tuyển và quan trọng nhất là phải bảo đảm việc tuyển dụng khách quan, công bằng, cạnh tranh và đúng với nguyên tắc tuyển dụng. Các kiến nghị khác của cử tri, Bộ Nội vụ xin ghi nhận để nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức cấp xã.



24. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh, việc thay đổi tên gọi từ Tiểu khu sang Tổ dân phố ở các phường hiện nay là chưa phù hợp. Bởi vì, Tổ dân phố mà có số lượng hộ dân quá lớn (từ 200 đến 300 hộ) lại có Đảng bộ bộ phận gồm nhiều chi bộ, trong khi đó các đoàn thể hoạt động trực thuộc Đảng ủy bộ phận rất phức tạp. Đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp. Vấn đề này đã được cử tri kiến nghị sau Kỳ họp thứ 5 nhưng chưa được Bộ Nội vụ trả lời hoặc giải thích cụ thể.

Trả lời: Tại công văn số 2761/BNV-CQĐP ngày 22/7/2014

Ngày 17 tháng 02 năm 2014, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 451/BNV-CQĐP gửi Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình về việc trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Bình đối với vấn đề nêu trên.



25. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Hiện nay, tên gọi chung của lực lượng Thôn đội trưởng là bất cập, không phù hợp với đơn vị hành chính tại đô thị (thành phố, thị xã), đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, sửa đổi cho phù hợp.

Trả lời: Tại công văn số 2762/BNV-CQĐP ngày 22/7/2014

Thôn đội trưởng là chức vụ chỉ huy quân sự ở cơ sở được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 Luật Dân quân tự vệ năm 2009.



26. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri cho rằng, tình trạng hiện nay bộ máy chính quyền cơ sở đông, nhưng không tinh gây tốn kém tiền của nhân dân. Cử tri đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy đoàn thể ở các thôn, làng để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ cơ sở.

Trả lời: Tại công văn số 2763/BNV-CQĐP ngày 22/7/2014

Tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở thôn, tổ dân phố được thành lập và hoạt động theo Điều lệ của từng tổ chức; Chính phủ chỉ quy định thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và khoán theo từng loại thôn, tổ dân phố (Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã). Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh, mức phụ cấp của từng chức danh và mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.



27. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét điều chỉnh một số tiêu chí về chia tách, thành lập thôn, tổ dân phố phù hợp với đặc thù vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai (địa bàn phức tạp về tình hình an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, đặc thù về dân tộc, tôn giáo.

Trả lời: Tại công văn số 2763/BNV-CQĐP ngày 22/7/2014

Tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố đã quy định rõ “Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới”. Đồng thời, tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư đã quy định việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới chỉ đặt ra khi “các thôn, tổ dân phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch dãn dân, tái định cư hoặc điều chỉnh địa giới hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt” và phải bảo đảm có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Riêng đối với trường hợp đặc biệt “do việc di dân đã hình thành các cụm dân cư mới ở vùng núi cao, vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi có địa hình chia cắt, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, đòi hỏi phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới” thì điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới có thể thấp hơn các điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư số 04/2012/TT-BNV nêu trên và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.



28. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Để các đơn vị hành chính cấp xã (đặc biệt là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) sau khi điều chỉnh địa giới, chia tách để thành lập thêm đơn vị hành chính cấp xã mới vẫn bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bình thường và trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng vẫn được giữ vững. Đề nghị cho phép các đơn vị hành chính cấp xã sau khi chia tách vẫn được hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành của nhà nước (Chương trình 135; các chương trình mục tiêu; các chương trình mục tiêu quốc gia;…) như trước khi điều chỉnh, chia tách.

Trả lời: Tại công văn số 2764/BNV-CQĐP ngày 22/7/2014

Đối với đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có trường hợp được thành lập mới sau khi chia tách) để được hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành của nhà nước thì phải được cấp có thẩm quyền công nhận là xã thuộc vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt là xã được hưởng chính sách ưu đãi. Theo đó, căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều 3 Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ “Về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015”, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã điều tra thực tế, xác định xã khu vực I, II, III vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận (Khoản 3 Điều 4 của Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg) và căn cứ vào Điểm h Khoản 7 Điều 1 Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn” để đề nghị cho xã được hưởng chính sách ưu đãi theo Chương trình 135.



29. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận xã Tân Hiệp (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) là xã đảo theo Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Trả lời: Tại công văn số 2765/BNV-CQĐP ngày 22/7/2014

Hiện nay Bộ Nội vụ chưa nhận được hồ sơ đề nghị công nhận xã Tân Hiệp là xã đảo của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Căn cứ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành Tiêu chí, điều kiện, thủ tục công nhận xã đảo”, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, hướng dẫn thành phố Hội An và xã Tân Hiệp lập hồ sơ đề nghị công nhận xã đảo gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận là xã đảo.



30. Cử tri các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét bổ sung một số chức danh cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn đối với các cán bộ làm công tác Đảng như: Tuyên Giáo, Tổ chức, Kiểm tra, Văn phòng Đảng uỷ nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng ở cơ sở hiện nay.

Trả lời: Tại công văn số 2918/BNV-CQĐP ngày 01/8/2014

Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng hoạt động chuyên trách hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Việc bổ sung các chức danh cán bộ chuyên trách cấp xã như kiến nghị của cử tri phải trên cơ sở sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri các tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008.



31. Cử tri các tỉnh An Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn kiến nghị: Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP thì đối tượng cán bộ, công chức cấp xã có thời gian công tác thuộc diện điều chỉnh của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã được cộng thời gian công tác trong quân đội và lực lượng vũ trang để tính thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, hiện nay còn một số cán bộ, công chức cấp xã được tuyển dụng theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn lại không được cộng thời gian công tác trong quân đội và lực lượng vũ trang để tính thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Cử tri các tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hà Nam kiến nghị: Đề nghị Nhà nước quan tâm có chính sách cộng nối thời gian đóng BHXH cho cán bộ, công chức cấp xã có thời gian nhập ngũ tham gia chiến đấu ở phía Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Lào, Campuchia.

Trả lời: Tại công văn số 2917/BNV-CQĐP ngày 01/8/2014

Tại khoản 8, Điều 1 nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đã quy định: “Quân nhân, công an nhân dân đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cả năm chế độ mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002; điểm a khoản 1, Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội”.



32. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Cử tri tiếp tục kiến nghị: Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 tuy đã giao thẩm quyền cho UBND tỉnh quyết định giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã, nhưng tại Điều 3, Nghị định lại quy định cụ thể các chức danh là cán bộ công chức. Do đó, UBND tỉnh không chủ động trong việc quy định các chức danh cán bộ, công chức cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP theo hướng giao cho chính quyền địa phương quyết định các chức danh cán bộ, công chức cấp xã cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Theo quy định tại Nghị định số 107/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp: UBND xã miền núi, hải đảo có dân số từ 5.000 người, đồng bằng, trung du có dân số từ 8.000 người trở lên có 5 thành viên gồm có 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 Ủy viên. Các xã không thuộc diện này thì có 03 thành viên UBND mà không tính đến diện tích tự nhiên là không phù hợp với các xã miền núi có địa bàn dân cư rộng, địa bàn chia cắt, đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định trên theo hướng tăng thêm 01 Phó Chủ tịch UBND đối với các xã miền núi có diện tích tự nhiên rộng.

Tuy mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã được quan tâm điều chỉnh, nhưng vẫn còn rất thấp, đề nghị tiếp tục quan tâm nâng mức trợ cấp hàng tháng đối với những người này.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương