KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang10/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 9344/BGTVT-QLXD ngày 1/8/2014

Khi lập và triển khai thực hiện các dự án xây dựng công trình giao thông phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về hoạt động xây dựng (Luật Xây dựng, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn chi tiết…). Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định dự án đầu tư được phê duyệt phải thể hiện đầy đủ quy mô, công suất, công nghệ, thời gian thực hiện, nguồn vốn,… và các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận áp dụng cho từng dự án. Trong quá trình triển khai, các nội dung trên đều được công khai, minh bạch nhằm đảm bảo sự giám sát của nhân dân, địa phương nơi dự án được triển khai thực hiện.

Luật Xây dựng, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định khi công trình triển khai thi công xây dựng phải lắp đặt biển báo trong đó thể hiện các thông số chính của dự án (chủ đầu tư, thời gian thực hiện, tên của cơ quan quản lý hoặc chủ quản, đơn vị thiết kế, thi công, địa chỉ văn phòng công trường, số điện thoại liên hệ) nhằm tạo điều kiện cho nhân dân giám sát.

Bộ GTVT sẽ thường xuyên đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện theo các quy định nêu trên để đảm bảo người dân biết và kiểm tra, giám sát.



86. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí đường giao thông nông thôn quy định mặt đường là 3,5m, đối với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu long rất khó thực hiện. Đề nghị nghiên cứu, quy định cho phù hợp với đặc điểm của vùng, miền.

Trả lời: Tại công văn số 10786/BGTVT-KHĐT ngày 28/8/2014

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT nghiên cứu hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong Bộ Tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 về việc Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn (GTNT) phục vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Căn cứ hướng dẫn trên, các địa phương tuỳ vào điều kiện thực tế để lựa chọn khi quy hoạch và xây dựng đường GTNT của địa phương. Việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT” đã đáp ứng yêu cầu của đa số các địa phương trong quá trình xây dựng đường GTNT phục vụ Chương trình xây dựng NTM.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số địa phương đề nghị chỉnh sửa một số nội dung trong quyết định số 315/QĐ-BGTVT cho phù hợp với từng vùng miền khác nhau. Đáp ứng yêu cầu đó, Bộ GTVT đã giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, dự thảo sửa đổi Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011, xin ý kiến góp ý của các tỉnh, các Bộ ngành và sẽ chính thức ban hành trong qúy IV/2014 để các địa phương thực hiện.

87. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Tỉnh Gia Lai đã có kế hoạch gửi Tổng cục Đường bộ đề nghị cấp nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng các tuyến quốc lộ được ủy thác quản lý, với tổng kinh phí gần 33 tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn chưa có kế hoạch giao vốn. Đề nghị sớm giao nguồn vốn trên cho tỉnh Gia Lai.

Trả lời: Tại công văn số 10357/BGTVT-KCHT ngày 20/8/2014

Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-QBTTW ngày 22/5/2014 của Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, ngày 27/5/2014, Tổng cục ĐBVN có Quyết định số 1028/QĐ-TCĐBVN giao kế hoạch chi Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương năm 2014 cho Sở Giao thông vận tải Gia Lai 29,617 tỷ đồng, trong đó: 22,456 tỷ đồng cho công tác sửa chữa định kỳ và 5,984 cho công tác bảo dưỡng thường xuyên.



88. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét việc đầu tư các tuyến quốc lộ theo hình thức BOT, vì nhà đầu tư đặt trạm thu phí sẽ chồng với phí bảo trì đường bộ theo quy định hiện hành, cần có giải pháp để không xảy ra tình trạng phí chồng phí.

Trả lời: Tại công văn số 10920/BGTVT-TC ngày 3/9/2014

  1. Về thu phí qua trạm thu phí BOT:

Hệ thống đường quốc lộ có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, vì vậy để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì cần lượng vốn đầu tư rất lớn để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ. Tuy nhiên trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹn, chỉ đủ đầu tư một phần, phần còn lại cần huy động tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia, bao gồm việc đầu tư theo hình thức BOT. Do thực hiện đầu tư theo hình thức BOT nên phải đặt các trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư và bảo trì cho các nhà đầu tư, đây là việc phù hợp với thực tế hiện nay của nước ta. Về cơ sở pháp lý đã được quy định Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Về thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện (thu qua các trạm Đăng Kiểm):

Phí sử dụng đường bộ thu theo đầu phương tiện để hình thành Quỹ bảo trì đường bộ và chỉ phục vụ cho công tác quản lý bảo trì đường bộ được đầu tư bằng ngân sách nhà nước (không sử dụng cho đường đầu tư theo hình thức BOT). Việc thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện để hình thành Quỹ bảo trì đường bộ căn cứ Luật giao thông đường bộ (Điều 49), Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 và Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 của Chính phủ; về mức thu đã được quy định Thông tư số 197/2013/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện.

Như vậy việc thu phí bảo trì đường bộ trên đầu phương tiện (tại các Trung tâm Đăng Kiểm) và thu phí qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn đầu tư cho các nhà đầu tư về bản chất là khác nhau, có cơ sở pháp lý riêng, vì vậy không có tình trạng phí chồng phí.



89. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Ban QLDA Thăng Long trả lại phần đất nhân dân cho mượn để tập kết vật liệu xây dựng khi thi công dự án đường Láng - Hòa Lạc kéo dài (Đại lộ Thăng Long đi Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam) và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ cho nhân dân nếu thu hồi diện tích này.

Trả lời: Tại công văn số 10669/BGTVT-CQLXD ngày 27/8/2014

Dự án xây dựng đường nối tiếp đường Láng - Hòa Lạc vào làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2010. Trong quá trình thực hiện (từ năm 2006 - năm 2009), việc bồi thường giải phóng mặt bằng vĩnh viễn phần diện tích để xây dựng công trình đã được hoàn tất theo đúng hồ sơ cấp đất.

Riêng phần đất Công ty CP tập đoàn xây dựng Thăng Long mượn sử dụng tạm ngoài phạm vi đền bù, Ban QLDA Thăng Long (đơn vị trực tiếp quản lý dự án) đã nhiều lần có văn bản đề nghị đơn vị thi công giải quyết dứt điểm với nhân nhân. Ngày 01/6/2009, đại diện: UBND xã Xuân Tiến, thôn Nhòn, thôn Miễu, các hộ dân có đất cho mượn, Ban QLDAThăng Long, Công ty CP tập đoàn xây dựng Thăng Long đã ký biên bản trả tiền bồi thường, hỗ trợ với giá trị là 69.697.680 đồng và thống nhất để nhà thầu triển khai thi công.

Như vậy, việc bồi thường, hỗ trợ phần đất mượn đã được các bên thống nhất, ký biên bản từ ngày 01/6/2009. Để giải quyết dứt điểm, Bộ GTVT tiếp tục yêu cầu Ban QLDA Thăng Long có văn bản gửi UBND xã Xuân Tiến, thôn Nhòn, thôn Miễu để thống kê cụ thể các kiến nghị của nhân dân và yêu cầu Ban QLDA Thăng Long làm việc cụ thể với Công ty CP tập đoàn xây dựng Thăng Long để giải quyết dứt điểm.



90. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các ngành liên quan hoàn thiện các thủ tục cần thiết để sớm mở thí điểm tuyến vận tải hành khách Nakhon Phanom (Thái Lan) – Thakhet (Lào) – Hà Tĩnh (Việt Nam).

Trả lời: Tại công văn số 9775/BGTVT-HTQT ngày 11/8/2014

Bộ GTVT nhất trí với kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh trong việc mở tuyến vận tải hành khách từ thành phố Hà Tĩnh qua tỉnh Khăm Muộn đến Nakhon Phanom và ngược lại. Tuyến đường này không chỉ đẩy mạnh giao lưu văn hóa, kinh tế, thương mại, cùng đáp ứng nhu cầu đi lại của ba tỉnh Hà Tĩnh, Khăm Muộn và Nakhon Phanom, của ban nước Việt Nam, Lào và Thái Lan mà còn hiện thực hóa các Hiệp Định, Thỏa thuận song phương và đa phương ba nước là thành viên cũng như mở ra một tuyến đường bộ xuyên các nước ASEAN, các nước tiểu cùng Mê Công mở rộng (GMS) trong tương lai.

Ngày 25/6/2014, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4731/VPCP-QHQT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướn Nguyễn Xuân Phúc về việc giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh Hà Tĩnh và phía Lào, Thái Lan để thống nhất việc mở tuyến vận tải từ thành phố Hà Tĩnh đi qua thị xã Thà Khẹt (tỉnh Khăm Muộn, Lào) đến tỉnh NaKhon Phannom (Thái Lan) và ngược lại. Tiếp đó, ngày 31/7/2014, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 5820/VPCP-QHQT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh trao đổi, thống nhất với phía Lào và Thái Lan về việc mở tuyến vận tải nêu trên tại Hội nghị Bộ trưởng giao thông ba nước Việt Nam – Lào – Thái Lan tổ chức tại Hà Tĩnh; hoàn tất các thủ tục liên quan theo quy định hiện hành để sớm khai thác tuyến vận tải nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện nhiệm vụ trên, ngày 30-31/7/2014, lãnh đạo Bộ GTVT cùng với Bộ Công chính và Vận tải Lào, lãnh đạo ba tỉnh (Hà Tĩnh, Khăm Muộn, NaKhon Phanom) đã đồng chủ trì Hội nghị xúc tiến mở tuyến vận tải nêu trên. Tại Hội nghị, các Bên đã ký Biên bản làm việc, theo đó nhất trí:



  1. Thống nhất việc mở tuyến vận tải hành khách cố định Hà Tĩnh (Việt Nam) - Khăm Muộn (Lào) - Nakhon Phanom (Thái Lan) và ngược lại.

  2. Bộ GTVT và các cơ quan liên quan của ba nước tiếp tục sớm thực hiện các thủ tục cần thiết để có thể tổ chức hoạt động của tuyến trong Quý III/2014.

Như vậy, theo phân công nhiệm vụ của Chính phủ cũng như triển khai kết quả Hội nghị ba Bên tại Hà Tĩnh, Bộ GTVT và UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ làm việc cụ thể với phía Lào và Thái Lan hoàn thành các thủ tục cần thiết để mở tuyến vận tải nêu trên trong thời gian sớm nhất.

91. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng cục đường sắt điều chỉnh giờ tàu tuyến Hà Nội – Hải Phòng cho phù hợp để tránh ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành Hải Phòng.

Trả lời: Tại công văn số 9155/BGTVT-VT ngày 29/7/2014

Để tránh ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành thành phố Hải Phòng, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã thực hiện việc điều chỉnh giờ tàu khách tuyến Hà Nội – Hải Phòng để đảm bảo không có tàu đi, đến trong khu vực nội thành vào các giờ cao điểm, buổi sáng từ 6h30 đến 7h30, buổi chiều từ 16h30 đến 17h45, ga Hải Phòng cũng không tổ chức chạy tàu hàng từ ga Hải Phòng đi cảng Hải Phòng và theo chiều ngược lại trong các giờ cao điểm (trừ các tàu phục vụ công tác cứu hộ, cứu viện). Phương án điều chỉnh biểu đồ chạy tàu đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng chấp thuận tại công văn số 1024/UBND - GT ngày 9/3/2009.



Theo báo cáo của ga Hải Phòng thì hiện nay hành lang an toàn giao thông đường sắt trong khu vực nội thành thành phố Hải Phòng tại nhiều nơi bị lấn chiếm trái phép, lòng đường bộ tại một số giao cắt giữa đường bộ và đường sắt bị các phương tiện giao thông đường bộ chiếm dụng, đây cũng là những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông đường bộ, đường sắt. Để khắc phục tình trạng nói trên, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì phối hợp với Sở giao thông vận tải thành phố Hải Phòng, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ trong phạm vi nội thành thành phố Hải Phòng trong thời gian tới đây.

92. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo quyết liệt các nhà thầu xây dựng, sau khi thi công xong phải trả lại hạ tầng giao thông đã bị hư hỏng trong quá trình thi công đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đồng thời xây dựng lại hệ thống thoát nước hai bên đường cao tốc qua các khu dân cư.

Trả lời: Tại công văn số 10648/BGTVT-CQLXD ngày 26/8/2014

  1. Hoàn trả hạ tầng giao thông bị hư hỏng trong quá trình thi công đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng :

  • Theo báo cáo của VIDIFI việc sử dụng các tuyến đường địa phương trong quá trình vận chuyển vật liệu để thi công Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, VIDIFI đã thường xuyên thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; Đảm bảo an toàn giao thông; Duy tu, sửa chữa các đoạn đường bị hư hỏng; Hoàn trả khi không còn nhu cầu sử dụng (kết cấu hoàn trả tương đương hoặc tốt hơn kết cấu đường ban đầu trước khi sử dụng).

  • Hiện tại, theo yêu cầu của tiến độ thi công, VIDIFI vẫn đang sử dụng các tuyến đường nêu trên và khi không còn nhu cầu sử dụng, VIDIFI sẽ thực hiện công tác sửa chữa, hoàn trả theo đúng các nội dung yêu cầu của UBND thành phố Hải Phòng và Sở GTVT Hải Phòng tại Văn bản số 2987/UBND-GT ngày 01/6/2011. Dự kiến hoàn trả trong tháng 4/2015.

  1. Xây dựng lại hệ thống thoát nước hai bên đường cao tốc qua các khu dân cư:

  • Trong giai đoạn lập Thiết kế Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, VIDIFI và Đơn vị Tư vấn thiết kế đã tiến hành các thỏa thuận với các địa phương để bố trí các công trình thủy lợi, giao thông mà tuyến đường ô tô cao tốc cắt qua các công trình thủy lợi, giao thông hiện hữu cũng như theo quy hoạch và đã được các địa phương thống nhất bằng văn bản. Căn cứ vào các nội dung thỏa thuận nêu trên, VIDIFI đã chỉ đạo Tư vấn thiết kế hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu trong hồ sơ thiết kế trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

  • Theo yêu cầu của kỹ thuật xây dựng thi công công trình trên nền đất yếu, hệ thống các công trình thủy lợi vĩnh cửu sẽ được thi công sau khi kết thúc quá trình xử lý đất yếu, gia tải và chờ cố kết của nền đường. Do đó, trong quá trình triển khai thi công Bộ GTVT đã chỉ đạo VIDIFI thường xuyên kiểm tra và yêu cầu Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát và Nhà thầu xây lắp phải bố trí các công trình thủy lợi tạm thời (cống, mương thoát nước) và phối hợp chặt chẽ với địa phương để thực hiện các biện pháp đảm bảo tưới, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân sinh sống dọc theo tuyến đường cao tốc. Theo kế hoạch thi công dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đối với khu vực Hải Phòng, VIDIDI đã yêu cầu Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát chỉ đạo Nhà thầu xây lắp khẩn trương thi công các công trình thủy lợi vĩnh cửu, đặt mục tiêu hoàn thành đồng bộ toàn bộ hệ thống các công trình này trong tháng 3/2015.

93. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Để cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Việt Nam, tránh tình trạng khó cạnh tranh khi các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài vào Việt Nam đang mở rộng thị phần, cử tri đề nghị Chính phủ xem xét lại quy hoạch cảng biển và hệ thống các công ty vận tải trên cả nước, có những chính sách ưu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là phát triển theo hướng có chọn lọc về quy mô, khả năng quản lý, tiếp cận thị trường để đưa các doanh nghiệp lớn phát triển thành những đơn vị dẫn đường, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài và từng bước thành lập các tập đoàn kinh doanh dịch vụ logistics.

Trả lời: Tại công văn số 10147/BGTVT-VT ngày 18/8/2014

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; và đã được phê duyệt tại Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Đề án đã đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam bao gồm:



  1. Nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng;

  2. Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ vận tải;

  3. Nhóm giải pháp phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistics;

  4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải;

  5. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực;

  6. Nhóm giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách;

  7. Các giải pháp khác.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014. Quy hoạch điều chỉnh hiện đã xác định các giải pháp phát triển dịch vụ logistics đồng bộ với phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, trong đó nêu rõ: “Đối với các cảng đầu mối khu vực, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cảng, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia, từng bước tạo thành mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại”.

Để đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước, Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện Đề án Phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014.



94. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị bỏ trạm thu phí trên Quốc lộ 5, đóng tại địa bàn xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm vì đã thu phí bảo trì đường bộ.

Trả lời: Tại công văn số 10770/BGTVT-TC ngày 28/8/2014

1. Về việc giao cho Tổng công ty phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính (VIDIFI) triển khai thu phí tại các tram thu phí trên Quốc lộ 5:

- Trạm thu phí Quốc lộ 5 trước đây là trạm thu phí thu cho Ngân sách Nhà nước; Trong định hướng phát triển quy hoạch giao thông vận tải, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng và là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy quá trình xây dựng, khai thác cụm cảng Hải Phòng, trong đó có cảng cửa ngõ Lạch Huyện. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn hẹp, còn nhiều khó khăn, nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo giao cho Tổng công ty phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính (VIDIFI) là Chủ đầu tư thực hiện dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức BOT. Để triển khai dự án, ngày 29/11/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, để có cơ chế đảm bảo thu hồi vốn đầu tư dự án BOT, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép: “Chủ đầu tư quyết định mức thu phí đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo từng thời kỳ, để đảm bảo hoàn vốn, nhưng vẫn thu hút được các Chủ phương tiện đi vào đường cao tốc. Quản lý, thu phí trên Quốc lộ 5 ngay sau khi được Bộ GTVT bàn giao lại cho đến hết thời gian kinh doanh BOT Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo đúng quy định của Pháp luật”.

- Thực hiện Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ nêu trên, Bộ GTVT đã ủy quyền cho cho Cục Đường bộ Việt Nam ký hợp đồng với VIDIFI để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo hình thức BOT và VIDIFI được thu phí tại các trạm thu phí trên Quốc lộ 5 kể từ khi cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho đến hết thời hạn hợp đồng. Ngày 16/01/2009, Bộ GTVT đã có Quyết định số 158/QĐ-BGTVT chuyển giao nguyên trạng toàn bộ 02 trạm thu phí - Quốc lộ 5 cho VIDIFI thu phí hỗ trợ dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kể từ ngày 20/01/2009, hiện nay VIDIFI đang triển khai thu phí theo chỉ đạo nêu trên và Dự án BOT đang trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Về việc xử lý dừng thu đối với các trạm thu phí của Nhà nước:

- Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 18/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 về Quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT đã báo cáo Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ kiến nghị dừng thu phí đối với các trạm thu phí đang thu cho ngân sách Nhà nước, kết quả đã dừng thu đối với 24 trạm thu phí. Riêng đối với các trạm thu phí hoàn vốn của các dự án BOT, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tiếp tục giữ nguyên để thu phí hoàn vốn cho các hợp đồng BOT (trong đó có các trạm thu phí trên Quốc lộ 5)

3. Về việc triển khai Dự án cải tạo nâng cấp mặt đường Quốc lộ 5 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư:

- Đầu năm 2012, tuyến Quốc lộ 5 (đoạn Hà Nội – Hải Phòng) xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hưởng từ phương tiện chở quá tải, nếu không gấp rút xử lý, sửa chữa nâng cấp kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến lưu thông hàng hóa, kinh tế xã hội trong toàn bộ khu vực, ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước rất khó khăn, với nhu cầu rất cấp bách, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương cải tạo nâng cấp, tăng cường mặt đường Quốc lộ 5 và đã được Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận về chủ trương đầu tư tại văn bản số 1337/TTg-KTN ngày 04/9/2012, trong đó Thủ tướng đã cho phép Bộ GTVT vay vốn Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) để thực hiện; nguồn trả nợ 50% lấy từ nguồn thu phí 02 trạm thu phí trên Quốc lộ 5 (qua VIDIFI), 50% trả nợ lấy từ quỹ bảo trì đường bộ. Dự án đã kịp thời hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 7/2013, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải lưu thông hàng hóa trong khu vực, đảm bảo an toàn giao thông và hiện nay VIDIFI đang thực hiện thu phí để hoàn trả tiền vay Ngân hàng VDB nêu trên.

4. Việc triển khai đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức BOT và triển khai Dự án cải tạo nâng cấp mặt đường Quốc lộ 5 là những dự án hạ tầng giao thông rất cấp bách, thực hiện theo chủ trương, nghị quyết của Đảng của Chính phủ và đã được các Bộ ngành, các cấp Chính quyền địa phương có tuyến đường đi qua ủng hộ. Các dự án đầu tư theo hình thức BOT đã mang tính xã hội hóa cao, giảm bớt khó khăn cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng, cảnh quan trên địa bàn các tỉnh mà tuyến đi qua, là bước triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ, gần đây là Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương khóa XI đã nêu về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- Hiện nay, Dự án cải tạo nâng cấp mặt đường Quốc lộ 5 đã hoàn thành và khai thác phát huy hiệu quả cao, Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức BOT đang được Chính phủ, Bộ GTVT chỉ đạo quyết liệt VIDIFI hoàn thành thông xe đoạn tuyến Hà Nội – Hải Phòng vào tháng 12/2014 và thông xe toàn tuyến Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng vào năm 2015. Việc VIDIFI tiếp tục triển khai thu phí trên Quốc lộ 5 để hoàn vốn đầu tư nâng cấp Quốc lộ 5, nhằm đảm bảo thực hiện Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức BOT là phù hợp với các quy định pháp luật và đã được Chính phủ, các Bộ, các cấp Chính quyền địa phương ủng hộ, việc kiến nghị dừng thu (bỏ) các trạm thu phí trên Quốc lộ 5 sẽ phá vỡ phương án tài chính của Hợp đồng BOT đã ký, ảnh hưởng trực tiếp đến Dự án BOT (có khả năng đổ bể, không thể tiếp tục thực hiện dự án), không phát huy được hiệu quả của đồng vốn đầu tư.



95. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Tiến hành phu phí tại trạm thu phí Cam Thịnh Đông phục vụ cho việc xây dựng đường tránh Phan Rang - Tháp Chàm trong điều kiện đường xá chưa hoàn thành là không phù hợp.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương