KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang6/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 1827/VPQH-TH ngày 28/8/2014

Việc tổ chức thêm một kỳ họp Quốc hội chuyên đề trong năm 2015 để xem xét, thông qua các dự án luật, đáp ứng yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến nhưng khó có thể thực hiện được vì các lý do chủ yếu sau:

- Về thời gian: từ sau khi kết thúc kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2014) đến kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2015) chỉ có 5 tháng lại trùng vào Tết Nguyên đán; từ sau khi kết thúc kỳ họp thứ 9 đến kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015) chỉ có 4 tháng. Nếu tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề vào giữa các kỳ họp thường lệ thì chỉ có thể vào tháng 3 hoặc tháng 7 nên chỉ có 01 đến 02 tháng để cho ý kiến, tiếp thu, chỉnh lý đối với khoảng 20 dự án luật (Quốc hội cho ý kiến, xem xét thông qua khoảng 20 dự án luật/kỳ họp). Với thời gian như vậy sẽ không thể bảo đảm chất lượng các công tác thẩm tra, cho ý kiến, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo văn bản và thời hạn gửi tài liệu;

- Việc tổ chức thêm một kỳ họp trong năm 2015 sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp và các hoạt động khác; tốn kém nhiều chi phí, nhất là chi phí đi lại của đại biểu Quốc hội.

Văn phòng Quốc hội sẽ nghiên cứu, tham mưu Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng chương trình các kỳ họp trong năm 2015 khoa học, hợp lý, đảm bảo có thể cho ý kiến, thông qua các dự án luật đúng tiến độ, chất lượng, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai Hiến pháp.

10. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị cung cấp sớm các tài liệu cho đại biểu Quốc hội để có nhiều thời gian nghiên cứu các nội dung liên quan đến kỳ họp Quốc hội, nhất là đối với các dự án luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu.

Trả lời: Tại công văn số 1876/VPQH-TH ngày 04/9/2014

Theo quy định của pháp luật, trước mỗi kỳ họp, tài liệu của các nội dung phải gửi tới đại biểu Quốc hội trước khai mạc kỳ họp 20 ngày đối với các dự án luật và trước 10 ngày đối với các nội dung khác. Hiện nay, phần lớn tài liệu kỳ họp đều được gửi tới các vị đại biểu để cho ý kiến trước tại địa phương, nhất là những nội dung đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chậm gửi tài liệu, trong đó có một số dự án luật trình Quốc hội lần đầu. Đây là hạn chế tồn tại từ khá lâu, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII cũng như các khóa gần đây rất quan tâm chỉ đạo để từng bước khắc phục nên thực tế đã có những chuyển biến tích cực. Hàng năm, Ủy ban thường vụ Quốc hội sớm dự kiến nội dung, tiến độ chuẩn bị, phân công các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra các dự án luật, dự thảo nghị quyết và có kế hoạch xem xét cụ thể để bảo đảm trình Quốc hội theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật quy định. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc chuẩn bị tài liệu chậm so với tiến độ vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn, trong đó một phần là do nội dung cần xem xét, quyết định tại các kỳ họp ngày càng nhiều hơn, trong khi điều kiện bảo đảm như nguồn lực và thời gian còn hạn chế.

Trong thời gian tới, để chuẩn bị tốt hơn cho kỳ họp của Quốc hội, gần nhất là kỳ họp thứ 8, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan được phân công khẩn trương triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các năm 2014 và 2015, Chương trình hoạt động giám sát năm 2014, 2015 và hoàn thành các nội dung khác của kỳ họp thứ 8 theo đúng tiến độ đã đề ra; thực hiện những cải tiến, đổi mới cách thức triển khai, phối hợp để bảo đảm hoàn thành sớm hơn các nội dung và gửi tới các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu, thảo luận trước ở địa phương.

Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục phối họp với các cơ quan nghiên cứu, cải tiến, đổi mới công tác phục vụ, chuẩn bị kỳ họp (trong đó có việc gửi tài liệu) đế bảo đảm điều kiện tốt hơn cho việc xem xét, quyết định tại kỳ họp.



11. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri đề nghị cơ cấu Tổng thư ký là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội.

Trả lời: Tại công văn số 1822/VPQH-TH ngày 28/8/2014

Lập chức danh Tổng thư ký Quốc hội là một trong những nội dung sửa đổi quan trọng của dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi). Tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật này, nhiều đại biểu Quốc hội đã thảo luận, nhất trí với phương án lập chức danh Tổng thư ký và cho rằng, việc quy định chức danh Tổng Thư ký Quốc hội là cần thiết, tạo thuận lợi cho hoạt động đối ngoại, phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay, tương tự cách thức tổ chức công tác phục vụ hoạt động của nghị viện nhiều nước.

Hiện nay, dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) đang được Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu ý kiến đại biểu Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý; tiếp tục cho ý kiến tại phiên họp thứ 30 (8-2014) và tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận, góp ý trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.

12. Cử tri TP Cần Thơ kiến nghị: Quốc hội tạo điều kiện thuận lợi (như thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet...) để cử tri biết và tham gia góp ý cho các dự án luật trước khi Quốc hội thông qua, bảo đảm cho luật khi được thông qua sẽ sát với thực tế, dễ đi vào cuộc sống.

Trả lời: Tại công văn số 1909/VPQH-TH ngày 06/9/2014

Điều 35 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết như sau: Trong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến. Việc lấy ý kiến có thể bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo để góp ý, tổ chức hội thảo, thông qua Trang thông tin điện tử của Chính phủ, của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

Thực hiện quy định này, trong quá trình soạn thảo, các cơ quan chủ trì soạn thảo đều đăng tải toàn bộ dự thảo luật trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ (www, chinhphu. vn) hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tham gia góp ý kiến. Ngoài ra, dự thảo luật từ khâu soạn thảo, qua các lần tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp, trong thời gian giữa 2 kỳ họp cho đến khi trình Quốc hội thông qua đều được đăng trên website duthaoonline.quochoi.vn để cử tri và nhân dân biết, tham gia góp ý kiến.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý. Do đó, cử tri quan tâm có thể gửi ý kiến trực tiếp hoặc qua các website nêu trên, hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác để đóng góp các ý kiến thiết thực góp phần hoàn thiện các văn bản luật, bảo đảm luật sau khi thông qua phù hợp với thực tiễn cuộc sống.



13. Cử tri TP Hải Phòng kiến nghị: Tại các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tỷ lệ đại biểu Quốc hội tham gia và thực hiện quyền chất vấn rất ít, thời gian dành cho các phiên chất vấn cũng rất ngắn (thường diễn ra 01 ngày). Trong khi đó, các thành viên Chính phủ tham gia phiên trả lời chất vấn chưa đi thẳng vào vấn đề, hiệu quả không cao. Cử tri đề nghị nghiên cứu xem xét lại việc tổ chức Hội nghị trực tuyến phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Trả lời: Tại công văn số 1891/VPQH-GS ngày 05/9/2014

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến nay, Quốc hội đã có nhiều cải tiến, đổi mới quan trọng để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, trong đó có hoạt động chất vấn. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 27/2012/QH13 về một số cải tiến, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó Điều 3 quy định: “…Hằng năm, tổ chức ít nhất 2 lần chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội về những vấn đề được Quốc hội giao, do đại biểu Quốc hội chất vấn hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội lựa chọn; tăng cường hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách. Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương và đại biểu Quốc hội quan tâm đăng ký tham dự phiên họp chất vấn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp giải trình của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Tùy theo nội dung có thể thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động chất vấn, giải trình; tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp và truyền hình trực tuyến để các đại biểu Quốc hội tham gia và nhân dân theo dõi, giám sát...”.

Thực hiện Nghị quyết trên, các phiên chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội được tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, nhân dân theo dõi, giám sát; truyền hình trực tuyến tới 63 đoàn đại biểu Quốc hội với sự tham gia của các vị đại biểu Quốc hội, đại diện các sở, ban, ngành tại địa phương. Qua đó, đại biểu Quốc hội tại các địa phương không những có điều kiện theo dõi, giám sát việc trả lời của các Bộ trưởng, Trưởng ngành, mà còn có thể trực tiếp nêu câu hỏi chất vấn; các sở, ban, ngành có điều kiện theo dõi việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành; giúp cho hoạt động chất vấn tăng được số lượng đại biểu Quốc hội tham gia, tiết kiệm được chi phí. Tại mỗi phiên chất vấn, trung bình có khoảng 20 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn (tương đương với số lượng đại biểu đặt câu hỏi tại phiên chất vấn của kỳ họp Quốc hội) đối với các Bộ trưởng, Trưởng ngành. Như vậy, việc tổ chức truyền hình trực tuyến là cần thiết và phù hợp với xu thế chung, đồng thời, cũng phù hợp với mô hình tổ chức của Quốc hội nước ta hiện nay.

Căn cứ vào tình hình thực tế, có sự cân đối giữa hoạt động chất vấn với các nội dung khác tại mỗi phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ quyết định thời gian tổ chức hoạt động chất vấn; trong giai đoạn hiện nay, việc tổ chức chất vấn đối với 02 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trong thời gian 01 ngày là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai hoạt động chất vấn vẫn còn một số hạn chế nhất định như: số lượng đại biểu tham gia không được đông đủ, người hỏi và người trả lời còn diễn giải dài dòng, chưa đi vào trọng tâm vấn đề, đôi khi còn có lỗi kỹ thuật do đường truyền tín hiệu… Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến của cử tri, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan và từ thực tế diễn biến phiên họp, Văn phòng Quốc hội sẽ nghiên cứu, tiếp tục tham mưu, đề xuất trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, có những điểu chỉnh, cải tiến, đổi mới để nhận được nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội hơn, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.



14. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Nhìn chung, hoạt động giám sát của Quốc hội trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, được dư luận xã hội cũng như đại biểu Quốc hội quan tâm. Tuy nhiên, một số hoạt động giám sát còn mang tính hình thức, chỉ dừng lại ở mức độ định tính, chưa làm rõ các biểu hiện tiêu cực, cố ý làm trái… do đó chưa phát huy hiệu quả. Vấn đề trên đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết và đã được ghi nhận, tiếp thu nhưng chưa đưa ra giải pháp cụ thể. Cử tri tiếp tục kiến nghị có giải pháp để khắc phục những vấn đề trên.

Cử tri đề nghị Quốc hội cần tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát ở các địa phương về việc thực hiện pháp luật của nhà nước để kịp thời phát hiện ra sai sót giúp địa phương khắc phục.

Trả lời: Tại công văn số 2054/VPQH-GS ngày 17/9/2014

1. Về việc khắc phục tính hình thức, chỉ dừng lại ở mức độ định tính, chưa làm rõ biểu hiện tiêu cực, cố ý làm trái… của một số hoạt động giám sát.

Đây là vấn đề đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII. Văn phòng Quốc hội đã có văn bản số 435/VPQH-GS ngày 10/3/2014 trả lời Quý Đoàn về vấn đề nêu trên.

Trong thời gian qua, Văn phòng Quốc hội cũng đã tham mưu, giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội một số cải tiến, đổi mới hoạt động giám sát nhằm khắc phục những hạn chế cử tri đã nêu, cụ thể: đã tham mưu, giúp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát, trong đó đã đưa vào chương trình giám sát của Quốc hội năm 2015 nội dung giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII đến năm 2015. Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội tăng cường hoạt động giải trình tại Hội đồng, Uỷ ban. Ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thường xuyên theo dõi, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát một số vấn đề cụ thể, được cử tri kiến nghị nhiều lần và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân... Tuy nhiên, đây là những vẫn đề khó có thể khắc phục trong một thời gian ngắn, do đó, những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cử tri và các vị đại biểu Quốc hội. Trong thời gian tới, Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu giúp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội từng bước khắc phục những hạn chế cử tri và đại biểu Quốc hội đã nêu.

2- Về tăng cường hoạt động giám sát ở các địa phương

Về vấn đề này, Văn phòng Quốc hội đã nhận được tại kỳ họp thứ 5 và đã trả lời tại công văn số 1727/VPQH-TH ngày 17 tháng 9 năm 2013.



15. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Cử tri vui mừng và hoan nghênh việc Quốc hội sẽ xem xét và thông qua Nghị quyết về việc xây dựng, triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 tại kỳ họp thứ 7. Giáo dục luôn được xem là quốc sách hàng đầu, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của quốc gia và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Vì vậy, cử tri đề nghị Quốc hội cần tập trung nhiều thời gian để thảo luận, trước khi thông qua nghị quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia.

Trả lời: Tại công văn số 1829/VPQH-TH ngày 28/8/2014

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội chưa xem xét và thông qua Nghị quyết về việc xây dựng, triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 để có thêm thời gian chuẩn bị, hoàn thiện đề án để xem xét, thông qua tại một kỳ họp sau. Dự kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nội dung này tại phiên họp tháng 9-2014, sau đó căn cứ tình hình chuẩn bị thực tế trình Quốc hội xem xét, đưa vào chương trình kỳ họp.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Văn phòng Quốc hội sẽ tham mưu Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội và bố trí thời gian thỏa đáng để Quốc hội thảo luận, xem xét kỹ lưỡng trước khi thông qua nghị quyết về vấn đề quan trọng này, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của ngành giáo dục, lòng mong mỏi của cử tri cả nước.

16. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị các đại biểu Quốc hội tăng cường chức năng, vai trò giám sát của mình đối với việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, với những vấn đề nóng, bức xúc trong xã hội ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân như tình trạng leo thang của giá cả thị trường nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, ga, điện, nước, vật tư nông nghiệp… và những tiêu cực trong xã hội hiện nay như: buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm quá thời hạn sử dụng. Bên cạnh đó, phải đề xuất những chế tài xem xét trách nhiệm của những cơ quan quản lý Nhà nước đã để hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường.

Trả lời: Tại công văn số 2055/VPQH-GS ngày 17/9/2014

Trong thời gian qua, các đại biểu Quốc hội đã có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động giám sát nói riêng. Các vị đại biểu Quốc hội đã cố gắng dành thời gian nghiên cứu, tiến hành khảo sát nắm tình hình thực tế, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, việc thi hành pháp luật ở địa phương và tích cực tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Đồng thời, thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, các vị đại biểu Quốc hội đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri để phản ánh đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và theo dõi, giám sát việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri; tham gia tích cực hoạt động chất vấn, giám sát việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ và định kỳ thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý, đôn đốc và theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân...

Riêng đối với vấn đề nóng, bức xúc trong xã hội ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân như tình trạng leo thang của giá cả thị trường nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, ga, điện, nước, vật tư nông nghiệp… và những tiêu cực trong xã hội hiện nay như: buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm quá thời hạn sử dụng… cũng đã được Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội quan tâm, giám sát thông qua hoạt động giám sát chuyên đề; đặc biệt là hoạt động chất vấn, giải trình, thảo luận về kinh tế - xã hội. Thời gian qua, Quốc hội đã tiến hành hoạt động chất vấn với các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan về các nội dung này như: Bộ trưởng Bộ Tài chính về: Công tác điều hành, quản lý giá theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa (giá xăng, dầu, giá điện, than và dịch vụ công); Những ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người dân…” (tại kỳ họp thứ 2); Bộ trưởng Bộ Công thương về: “Giá điện, cơ chế mua điện của các nhà đầu tư, cơ chế điều hành giá xăng dầu” (tại kỳ họp thứ 3),Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện, xăng, dầu và việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng, dầu” (tại phiên họp thứ 26 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội); Thực trạng, giải pháp phòng, chống buôn lậu qua biên giới góp phần ngăn chặn, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng mất vệ sinh an toàn thực phẩm (tại phiên giải trình của Uỷ ban kinh tế - tháng 1/2014); Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về: “Công tác quản lý nhà nước về giá cả và chất lượng của cây giống, con giống; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi,… để hạn chế tiêu cực và thúc đẩy sản xuất” (tại kỳ họp thứ 5) và “Trách nhiệm trong việc chậm ban hành Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phân bón, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; trong công tác phối hợp quản lý chất lượng, giá cả và ngăn chặn việc sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng” (tại kỳ họp thứ 6); Bộ trưởng Bộ Y tế về “Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm” (kỳ họp 4 và phiên họp thứ 26 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội”… Sau các phiên chất vấn Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết, kết luận về các nội dung nêu trên, trong đó có quy định trách nhiệm cụ thể đối với các Bộ, ngành có liên quan và yêu cầu báo cáo kết quả việc thực hiện với Quốc hội tại các kỳ họp. Việc thường xuyên xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành gắn với việc thực hiện lời hứa, các nghị quyết của Quốc hội là một trong những nội dung đổi mới của Quốc hội và sẽ tiếp tục được tiến hành thường xuyên hơn để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, do đại biểu Quốc hội nước ta phần lớn làm nhiệm vụ kiêm nhiệm nên thời gian dành cho nhiệm vụ đại biểu Quốc hội còn chưa được nhiều; bộ máy giúp việc, điều kiện bảo đảm còn hạn chế… nên vai trò của đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao như cử tri mong muốn.

Trong thời gian tới, Văn phòng Quốc hội sẽ tham mưu cho lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tạo điều kiện hơn nữa để đại biểu Quốc hội tham gia các hoạt động giám sát thông qua tổ chức truyền hình trực tuyến; trực tiếp tham gia hoạt động của các đoàn giám sát tại địa phương hoặc tiến hành giám sát các nội dung chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tại địa phương và gửi báo cáo đến Đoàn giám sát. Đồng thời, Văn phòng Quốc hội cũng sẽ tham mưu giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo từng bước tăng cường điều kiện bảo đảm để đại biểu Quốc hội thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động giám sát.

17. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Trong các kỳ họp tới cần bố trí để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an tham gia trả lời chất vấn (các Bộ trưởng này ít tham gia trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến nay).

Trả lời: Tại công văn số 1908/VPQH-GS ngày 06/9/2014

Khoản 2, Điều 11 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội quy định: “Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội quyết định”; Khoản 2, Điều 43 Nội quy kỳ họp Quốc hội quy định: “Đoàn Thư ký kỳ họp có trách nhiệm giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các ý kiến chất vấn để tổ chức việc trả lời chất vấn tại kỳ họp”. Thực hiện các quy định nêu trên, tại các kỳ Quốc hội, việc lựa chọn nội dung và danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội được tiến hành như sau: trên cở sở tổng hợp nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp; ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm, Đoàn thư ký kỳ họp đã họp, thảo luận và thống nhất lựa chọn một số vị Bộ trưởng, Trưởng ngành cùng các vấn đề cần tập trung chất vấn dựa trên những tiêu chí nhất định để đề xuất, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, dự kiến nội dung và danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp trình xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thống nhất chọn ra các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành cùng những vấn đề cần chất vấn trực tiếp tại kỳ họp. Như vậy, việc lựa chọn Bộ trưởng, Trưởng ngành và các vấn đề cần tập trung chất vấn được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định. Ngay sau mỗi kỳ họp Quốc hội, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến của cử tri, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan và từ thực tế diễn biến kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, đánh giá, rút kinh nghiệm về kỳ họp, để kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp.

Tuy nhiên, trong thực tế triển khai hoạt động chất vấn vẫn còn một số Bộ trưởng, Trưởng ngành ít có điều kiện trả lời chất vấn trực tiếp do nhận được ít chất vấn của đại biểu Quốc hội và ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Theo thống kê, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, bên cạnh Bộ trưởng Bộ quốc phòng, còn có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ chưa được trực tiếp trả lời chất vấn; Bộ trưởng Bộ Công an cũng đã được trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội vào kỳ họp thứ 3, tháng 11/2012. Việc bố trí các Bộ trưởng, Trưởng ngành trong nhóm này này tham gia trả lời chất vấn còn có ý kiến khác nhau; nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị ưu tiên những bộ, ngành có vấn đề bức xúc nổi lên mà không nên bố trí trả lời chất vấn khi bộ, ngành không có vấn đề quá bức xúc. Tuy nhiên, để đảm bảo hài hòa chung, thời gian qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã bố trí một cách hợp lý đối với các Bộ trưởng, Trưởng ngành trong nhóm này được tham gia trực tiếp trả lời hoặc tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan, có cơ hội tham gia tại diễn đàn Quốc hội, có điều kiện để đại biểu Quốc hội hiểu thêm về lĩnh vực phụ trách, nhất là đảm bảo công bằng hơn khi Quốc hội triển khai việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp.

Trên tinh thần đó, Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất những cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

18. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội cần ra tuyên bố lên án các hành vi của Trung Quốc.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương