KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang5/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   101

Tuy nhiên, trong việc triển khai, thi hành luật, nghị quyết, pháp lệnh, vẫn tồn tại nhiều bất cập như ý kiến, kiến nghị của cử tri đã nêu: Một số dự án luật chưa thật sự bám sát, phản ánh đúng nhu cầu của cuộc sống, tính dự báo không cao, tính khả thi, phù hợp với thực tế còn hạn chế, dẫn đến một số quy định của luật, pháp lệnh chưa đi vào cuộc sống, phải sửa đổi, bổ sung; có những quy định phải sửa đổi, bổ sung ngay sau một thời gian ngắn ban hành. Việc triển khai thực hiện, ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh còn chậm, chưa đồng bộ, chồng chéo; một số văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành không phù hợp với nội dung văn bản gốc; ban hành không đúng thẩm quyền, có những quy định vi phạm quyền công dân... nhưng chưa được các cơ quan của Quốc hội kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý.


Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập nêu trên là do nguồn lực của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có hạn, trong khi yêu cầu thực tế cuộc sống rất cao nên hoạt động giám sát còn chưa đạt được yêu cầu đặt ra. Việc giám sát văn bản hiện nay chủ yếu được tiến hành kết hợp trong quá trình giám sát các chuyên đề và mới tập trung vào tiến độ, số lượng văn bản ban hành mà chưa đi sâu vào nội dung cụ thể của từng văn bản. Điều kiện về tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ (về nghiệp vụ kiểm tra, giám sát văn bản), cơ chế phối hợp trong hoạt động giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước chưa cho phép Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội có thể giám sát việc ban hành toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành hàng năm với số lượng quá lớn. Hơn nữa, chưa có “chế tài” cụ thể để xử lý đối với các trường hợp không tuân thủ theo đúng quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh và ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có những sai phạm.

Để khắc phục tình trạng trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã luôn quan tâm trong công tác chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo phải nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật, không đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội các dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo không thực hiện đúng quy định; đồng thời, yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo đó; giao các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát thường xuyên việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về tình hình, kết quả triển khai thi hành (trong đó có việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành) các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII thông qua và ban hành Nghị quyết 67/2013/QH13 về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để các cơ quan triển khai thực hiện. Tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ tư pháp tại Phiên họp thứ 20, tháng 8/2013 và gần đây là tại kỳ họp thứ 7, tháng 11/2014 về vai trò, trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định, kiểm tra quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật và ban hành Nghị quyết số 75/2014/QH13 để Chính phủ, Bộ Tư pháp thực hiện. Trên cơ sở Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 để giao nhiệm vụ cho Bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Ngoài ra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tham mưu, kiến nghị sửa đổi Luật tổ chức quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các quy định liên quan đến hoạt động giám sát theo hướng xác định cụ thể nội dung giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình giám sát hàng năm của Quốc hội; quy định về trình tự, thủ tục, hình thức giám sát văn bản tại kỳ họp Quốc hội để Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực phụ trách; quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, chế tài xử lý đối với các cơ quan khi triển khai thi hành pháp luật không nghiêm. Xác định rõ trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hàng năm bắt buộc phải có chương trình giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống do phải chờ các văn bản hướng dẫn…

Văn phòng Quốc hội cũng sẽ tham mưu tiếp tục đẩy mạnh việc giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới.



Thứ hai, đẩy mạnh giám sát những vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế-xã hội

Trong quá trình đất nước chuyển đổi mạnh mẽ sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với một hệ thống pháp luật chưa thật hoàn chỉnh thì những khiếm khuyết trong quản lý điều hành là không thể tránh khỏi; theo đó, giám sát những vẫn đề bức xúc nổi lên sẽ là nhu cầu tất yếu. Những năm vừa qua, Quốc hội luôn quan tâm giám sát những vấn đề mà cử tri quan tâm kiến nghị nêu trên. Tại các kỳ họp, nhất là kỳ họp cuối năm, Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến các báo cáo về: công tác phòng, chống tham nhũng, việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (bao gồm cả kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế); công tác dân nguyện, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri…. Đặc biệt, Quốc hội đã rất quan tâm giám sát theo chuyên đề, thực chất là các vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống. Trong nhiệm kỳ, riêng Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát 16 chuyên đề lớn, sau giám sát đều có nghị quyết để đảm bảo thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Cụ thể như trong năm 2014, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát “Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015” và “Việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII; giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội”; Ủy ban tài chính, ngân sách khảo sát chuyên đề “về tình hình nợ công và quản lý nợ công, nợ doanh nghiệp nhà nước; về tình hình sản xuất kinh doanh, thu nộp ngân sách nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt và khảo sát một số công trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ”; Ủy ban tư pháp tiến hành khảo sát chuyên đề “Tình hình phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác phòng, chống tham nhũng; công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án”…1 Trong chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014”… Điều đó nói lên sự nỗ lực cao của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong loại hình giám sát này.

Thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra những hạn chế, yếu kém; từ đó, kiến nghị các giải pháp khắc phục, những vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan. Sau hoạt động giám sát, Quốc hội đã ban hành các nghị quyết về kết quả giám sát, làm cơ sở để các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện, các cơ quan của Quốc hội giám sát việc thực hiện.

Tuy nhiên, với nguồn lực hiện có, việc cân đối giữa khả năng thực hiện và việc đảm bảo chất lượng sẽ không cho phép triển khai một cách tràn lan các vấn đề cần giám sát. Văn phòng Quốc hội sẽ cố gắng tham mưu để tiến hành một cách hiệu quả nhất.



Thứ ba, về giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát (công tác “hậu giám sát”); đây là vấn đề hiện còn rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là do yêu cầu nhiệm vụ về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng là rất nặng nề, khối lượng công việc rất lớn; các điều kiện bảo đảm về nhân lực, thời gian, vật chất, kỹ thuật… còn chưa đáp ứng được nhu cầu; việc theo dõi, tổng hợp về việc thực hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát còn chưa được quan tâm đúng mức; trách nhiệm của nhiều cơ quan chịu sự giám sát thực hiện chưa cao… Ý kiến của cử tri nêu trên đã phản ánh đúng tình hình thực tế; đây là hạn chế lớn về hoạt động giám sát, đã được nhiều cơ quan chỉ ra khi tổng kết hoạt động giám sát; Văn phòng Quốc hội cũng đã nhận thức đầy đủ về vấn đề này và đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục, như:

- Ủy ban thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội về việc tiến hành sửa đổi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan có liên quan. Đồng thời, ngày 10/7/2013, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 618/2013/UBTVQH13 về điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội; trong đó, có việc thành lập Vụ Phục vụ hoạt động giám sát với chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Văn phòng Quốc hội phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát nói chung, hoạt động “hậu giám sát” nói riêng.

- Cùng với đó, tại kỳ họp thứ 7, Văn phòng Quốc hội đã đề xuất và đã được Quốc hội chấp thuận, đưa nội dung xem xét Việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015 vào chương trình giám sát của Quốc hội năm 2015. Đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành hoạt động quan trọng này tại kỳ họp, nhằm đánh giá toàn bộ việc thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đối với các nghị quyết có liên quan của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015, nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát, rút ra những bài học kinh nghiệm, tạo tiền đề quan trọng đưa hoạt động này trở thành thường xuyên tại mỗi kỳ họp Quốc hội; tiến tới không chỉ tiến hành đối với các nghị quyết về giám sát chuyên đề, về hoạt động chất vấn mà còn với tất cả các nghị quyết do Quốc hội ban hành tại các kỳ họp.

- Đồng thời, Văn phòng Quốc hội sẽ tham mưu việc đẩy mạnh công tác “hậu giám sát” gắn với hoạt động chất vấn để nâng cao trách nhiệm thực hiện của các cơ quan có liên quan; gắn chất vấn với giám sát chuyên đề để tạo sự tương hỗ, nâng cao hiệu quả giám sát chung. Văn phòng Quốc hội cũng đang trình Ủy ban thường vụ Quốc hội việc xây dựng dự thảo Quy chế quy định về công tác phối hợp, quy trình, thủ tục tiến hành một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; trong đó, có việc quy định về quy trình, thời gian, cách thức tiến hành hoạt động “hậu giám sát”; trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, của Văn phòng Quốc hội, của các Bộ, ngành; yêu cầu của báo cáo… nhằm nâng cao hiệu quả việc theo dõi thực hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát, đưa việc tổ chức các hoạt động giám sát ngày càng chuyên nghiệp, khoa học hơn.



3. Cử tri tỉnh Tây Ninh và TP Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri cho rằng, thời gian các kỳ họp của Quốc hội hiện nay quá dài, gây tốn kém ngân sách nhà nước, trong khi đó chủ trương là phải tiết kiệm. Đề nghị Quốc hội xem xét vấn đề này.

Trả lời: Tại công văn số 1843/VPQH-TH ngày 29/8/2014

Thời gian tiến hành kỳ họp chủ yếu do nội dung quyết định. Các kỳ họp Quốc hội gần đây thường phải bố trí thêm 1-3 ngày là do yêu cầu công việc: sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; sửa đổi, bổ sung nhiều luật để bảo đảm triển khai thi hành Hiến pháp và tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng trong tình hình mới. Tại mỗi kỳ họp, cơ quan có thẩm quyền căn cứ số lượng, tính chất các nội dung để cân nhắc, bố trí thời gian thỏa đáng cho việc xem xét, thảo luận kỹ trước khi Quốc hội quyết định.

Ví dụ, tại kỳ họp thứ 6, với 32 ngày làm việc, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, 08 luật, 05 nghị quyết và cho ý kiến 10 dự án luật khác; tiến hành chất vấn, giám sát chuyên đề; quyết định nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước, nhân sự và xem xét gần 50 báo cáo chuyên đề, đề án quan trọng khác. Với khối lượng công việc lớn và có nhiều nội dung đặc biệt quan trọng như vậy, việc Quốc hội xem xét, quyết định trong thời gian 32 ngày là sự cố gắng tiết kiệm tối đa về thời gian.

Trong quá trình chuẩn bị, tiến hành kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan luôn quan tâm đổi mới, cải tiến về mọi mặt (chuẩn bị nội dung, cách thức tiến hành, công tác bảo đảm, …) để góp phần từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả kỳ họp, trong đó có việc tiết kiệm thời gian, chi phí.



4. Cử tri các tỉnh Phú Thọ, Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: Cử tri đánh giá cao những đổi mới trong hoạt động của Quốc hội và ghi nhận kết quả thành công tại các kỳ họp Quốc hội, đồng thời đề nghị: nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong thời gian tới, Quốc hội cần tăng thời gian truyền hình trực tiếp các hoạt động tại các kỳ họp của Quốc hội.

Trả lời: Tại công văn số 1844/VPQH-TH ngày 29/8/2014

Việc phát thanh, truyền hình trực tiếp đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ họp Quốc hội. Những nội dung quan trọng, được đông đảo cử tri và nhân dân cả nước quan tâm như dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước; hoạt động giám sát tối cao; chất vấn và trả lời chất vấn… đều đã được phát thanh, truyền hình trực tiếp để đông đảo cử tri và nhân dân cả nước cùng theo dõi. Tuy nhiên, việc phát thanh, truyền hình trực tiếp các phiên họp của Quốc hội phải được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở tính chất các nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp, chi phí, hiệu quả, thời lượng có hạn của chương trình truyền hình…

Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất Ủy ban thường vụ Quốc hội quan tâm tăng cường, đổi mới hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền. Từ tháng 10/2014, kênh Truyền hình Quốc hội sẽ bắt đầu đi vào hoạt động, việc chuyển tải thông tin kỳ họp đến cử tri và nhân dân cả nước sẽ kịp thời, đầy đủ hơn.

5. Cử tri các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Long An và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri cho rằng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp đã có nhiều cải tiến, nhưng còn chưa hài lòng với phần trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, Trưởng ngành tại kỳ họp thứ 6 vừa qua bởi cách trả lời còn dài dòng, chủ yếu nói về tình hình công tác của ngành mà chưa trả lời trực diện vào các câu hỏi của đại biểu, chưa có giải pháp thiết thực để tạo những chuyển biến tích cực cho ngành mình, khắc phục những tồn tại, thiếu sót, bất cập.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn trong thời gian tới, Ủy ban thường vụ Quốc hội cần kiên quyết hơn trong điều hành phiên họp chất vấn, chú trọng đến việc yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành khi trả lời chất vấn cần đi thẳng vào trọng tâm câu hỏi, đảm bảo đi đến tận cùng vấn đề được chất vấn vì điều này thể hiện trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực, ngành phụ trách, đáp ứng sự mong đợi của cử tri. Cử tri mong muốn tại các kỳ họp sau, các Bộ trưởng trả lời thẳng thắn, công khai hơn nữa, đi vào đúng trọng tâm lĩnh vực mình phụ trách.

Trả lời: Tại công văn số 1892/VPQH-GS ngày 05/9/2014

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến nay, Quốc hội đã có nhiều cải tiến, đổi mới quan trọng để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, trong đó có hoạt động chất vấn. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 27/2012/QH13 về một số cải tiến, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó Điều 3 có quy định: “Quốc hội dành toàn bộ thời gian của phiên họp chất vấn tại hội trường để chất vấn trực tiếp. Trên cơ sở chất vấn của đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến lựa chọn một số nhóm vấn đề quan trong, được cử tri, đại biểu Quốc hội quan tâm để chất vấn tại Hội trường. Đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn theo nhóm vấn đề, tiến hành chất vấn từng nhóm vấn đề theo hướng đối thoại, tranh luận. Câu hỏi chất vấn ngắn gọn, rõ ý, không giải thích dài hoặc chỉ hỏi thông tin. Thời gian tối đa cho một lần hỏi không quá 2 phút. Người trả lời chất vấn phải trả lời ngắn gọn, trực tiếp, cụ thể vào nội dung của câu hỏi; thời gian trả lời theo yêu cầu của chủ tọa. Căn cứ vào kết quả chất vấn và trả lời chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét và khi cần thiết trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. Nghị quyết nêu rõ kết quả phiên chất vấn, yêu cầu đặt ra đối với người trả lời chất vấn; trách nhiệm của người trả lời chất vấn và cơ quan, tổ chức hữu quan; các đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật; trách nhiệm của người trả lời chất vấn thực hiện lời hứa trước Quốc hội và việc giám sát thực hiện....”.

Thực hiện quy định nêu trên, trong thời gian qua, hoạt động chất vấn được tiến hành theo nhóm vấn đề để người hỏi và người trả lời có điều kiện đối thoại, tranh luận, đi sâu vào từng vấn đề. Nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề quan trọng được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm. Nhiều vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống xã hội được kịp thời giải đáp. Câu hỏi của đại biểu Quốc hội về cơ bản đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào nhóm vấn đề đưa ra. Các thành viên Chính phủ đã trả lời đầy đủ các chất vấn của đại biểu Quốc hội và nghiêm túc đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Chủ tọa phiên họp đã chủ động, linh hoạt điều hành phiên họp chất vấn đảm bảo theo đúng quy định và phù hợp với diễn biến, hạn chế được tình trạng hỏi và trả lời dài dòng, không đúng trọng tâm. Tính dân chủ, thẳng thắn, đối thoại trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm trong chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng được phát huy. Sau phiên họp chất vấn, Quốc hội đều ban hành Nghị quyết về việc chất vấn và trả lời chất vấn làm cơ sở cho việc giám sát thực hiện. Trong đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các thành viên Chính phủ tiếp tục có kế hoạch thực hiện các nội dung đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tiếp theo. Đồng thời, ngay sau mỗi kỳ họp Quốc hội, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến của cử tri, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan và từ thực tế diễn biến kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, đánh giá, rút kinh nghiệm về kỳ họp, để kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, chất lượng hoạt động chất vấn đã được nâng lên rõ rệt, được dư luận xã hội và cử tri đánh giá cao. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai hoạt động chất vấn vẫn còn một số hạn chế nhất định như cử tri đã nêu.

Văn phòng Quốc hội cũng đã nhận thấy được những hạn chế, bất cập trong hoạt động chất vấn và tham mưu theo hướng, người bị chất vấn phải báo cáo việc thực hiện các nghị quyết có liên quan về chất vấn tại các kỳ họp trước để Quốc hội xem xét và tiếp tục chất vấn nếu thấy việc thực hiện còn chuyển biến chậm; có thể tái chất vấn với những nội dung chưa được thực hiện đúng theo nghị quyết; gắn chất vấn với thảo luận kinh tế-xã hội, với giám sát chuyên đề, với “hậu giám sát”. Về đánh giá việc tổ chức hoạt động chất vấn và kết quả hoạt động chất vấn, để khắc phục những hạn chế như ý kiến cử tri đã nêu, Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục tham mưu để nâng cao chất lượng công tác chất vấn sau khi Luật tổ chức Quốc hội được thông qua.



6. Cử tri tỉnh Quảng Bình và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Tại kỳ họp thứ 7 và trong thời gian tới, việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật theo Hiến pháp là cần thiết và quan trọng; vì vậy, để bảo đảm chất lượng, tránh phải bổ sung, sửa đổi nhiều lần; đề nghị Quốc hội dành thời gian nghiên cứu và thảo luận kỹ lưỡng, cân nhắc chặt chẽ để quy định phù hợp với thực tiễn.

Trả lời: Tại công văn số 1821/VPQH-TH ngày 28/8/2014

Trong thời gian qua, Quốc hội đã dành nhiều thời gian, có nhiều cải tiến, đổi mới trong quy trình xem xét, thông qua các dự án, luật, nghị quyết…nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm tính khả thi các quyết định của Quốc hội. Các dự án luật, nghị quyết,…trình Quốc hội xem xét, thông qua đều được chuẩn bị kỹ, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. Thời gian thảo luận đối với từng dự án luật, nghị quyết…được bố trí phù hợp trên cơ sở tính chất, nội dung của từng dự án, đồng thời bảo đảm thời gian để đại biểu Quốc hội nghiên cứu, tham khảo thông tin, tài liệu trước khi thảo luận, biểu quyết thông qua. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận về các vấn đề quan trọng còn nhiều ý kiến khác nhau đối với một số dự án luật. Các cơ quan hữu quan đã rất cố gắng trong việc chuẩn bị, hoàn chỉnh các dự án luật, nghị quyết,…gửi đến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trước kỳ họp theo thời hạn quy định để tổ chức nghiên cứu, thảo luận, góp ý ở địa phương. Chính vì vậy, chất lượng các dự án luật, nghị quyết,… trình Quốc hội đạt chất lượng tốt hơn.

Trong thời gian tới, Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan nghiên cứu để xuất tiếp tục cải tiến, đổi mới, bố trí thời gian thỏa đáng hơn nữa để đại biểu Quốc hội nghiên cứu và thảo luận kỹ lưỡng, cân nhắc chặt chẽ trước khi quyết định, bảo đảm chất lượng các văn bản luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cử tri về thực tiễn.

7. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Quốc hội cần lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân trước khi quyết định tránh tình trạng lãng phí, trong khi đất nước còn khó khăn và những công trình dân sinh rất cần vốn đầu tư.

Trả lời: Tại công văn số 1835/VPQH-TH ngày 28/8/2014

Quốc hội là cơ quan đại diện của nhân dân, vì vậy, mọi quyết định của Quốc hội đều phản ảnh ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Trong thời gian giữa hai kỳ họp, đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử của mình, đồng thời thực hiện việc tiếp dân định kỳ, theo lịch tại trụ sở tiếp dân, tại nơi công tác… Ý kiến phản ánh, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân được đại biểu Quốc hội lắng nghe, ghi nhận để phản ánh với Quốc hội và các cơ quan hữu quan, đồng thời, cũng là nguồn thông tin tham khảo quan trọng của đại biểu khi tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Đề nghị nhân dân tiếp tục đề đạt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị về những vấn đề chung của đất nước cũng như về những vấn đề cụ thể của địa phương, đơn vị mình để giúp đại biểu Quốc hội làm tốt hơn nữa vai trò đại diện và giúp Quốc hội đưa ra được những quyết định đúng đắn, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay.

8. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: Đề nghị đưa vào chương trình giám sát tại kỳ họp nội dung việc chấp hành quy trình, thủ tục công nhận các đối tượng tham gia kháng chiến được hưởng chế độ người có công với cách mạng.

Trả lời: Tại công văn số 2058/VPQH-GS ngày 18/9/2014

Thực hiện truyền thống đền ơn đáp nghĩa, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách ưu đãi và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách đối với người có công với cách mạng. Mặc dù ngân sách còn hạn hẹp, nhưng chế độ trợ cấp, ưu đãi từng bước được cải thiện, ổn định đời sống người có công với cách mạng. Các văn bản pháp luật đã thể chế hóa được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để chính sách đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận xã hội cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan, chủ quan nên việc giải quyết chính sách đối với người có công với cách mạng nói chung, đối với người tham gia kháng chiến nói riêng vẫn còn một số hạn chế. Nhiều cử tri đã gửi kiến nghị tới kỳ họp Quốc hội về nội dung này.

Văn phòng Quốc hội cho rằng, đây là những vấn đề quan trọng, bức xúc cần được tiến hành giám sát. Tại Phiên họp tháng 4/2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng; sau đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều về Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng để khắc phục cơ bản những hạn chế, bất cập về việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. Tiếp đó, thực hiện chương trình giám sát năm 2014, ngày 23/6/2014 Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 2979/NQ-UBVĐXH13 thành lập Đoàn giám sát Về tình hình thực hiện Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 và bước đầu thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng”, trong đó, có giám sát nội dung liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người tham gia kháng chiến. Hiện nay, Uỷ ban đang triển khai giám sát nội dung này và dự kiến sẽ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 sắp tới.

Đối với chương trình hoạt động giám sát năm 2015 của Quốc hội và của Ủy ban thường vụ Quốc hội, đây là cơ sở quan trọng để Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát cho cả năm 2015, đã được Văn phòng Quốc hội tham mưu, phục vụ thận trọng theo quy trình chặt chẽ, với sự tham gia ý kiến của nhiều cơ quan; sau đó, Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét quyết định, thông qua. Do nguồn lực có hạn nên trong một năm chỉ có thể đưa vào chương trình 4 chuyên đề lớn, nhận được sự đồng thuận cao. Vì vậy, Văn phòng Quốc hội xin tiếp thu kiến nghị của cử tri, đưa nội dung nêu trên để các cơ quan xem xét, tiến hành giám sát vào thời điểm thích hợp.



9. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Kiến nghị bố trí thêm một kỳ họp Quốc hội trong năm 2015 để chuyên làm công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo sửa đổi, bổ sung các dự án Luật cho phù hợp với các quy định mới của Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại kỳ họp thứ 6.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương