KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang3/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 3240/UBVĐXH13 ngày 25/9/2014

Về kiến nghị sửa đổi quy định người sử dụng lao động được giữ lại 2% quỹ m đau, thai sản; mở rộng diện tham gia BHXH bắt buộc đối với người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở ỉên; cần điều chỉnh lĩnh hoạt mức lương hưu để phù hợp với biến động giá cả thị trường; đóng BHXH theo thu nhập; thực hiện trợ cấp 1 lần”, để khắc phục những bất cập của thực tiễn, dự thảo Luật đã bỏ quy định này, theo đó, tiền đóng 3% cho quỹ ốm đau và thai sản của người sử dụng lao động sẽ nộp hết cho cơ quan bảo hiểm xã hội để thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Theo dự thảo Luật do Chính phủ trình đã được thể hiện phù hợp với kiến nghị của cử tri. Tại kỳ họp thứ Bảy, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí cao với việc mở rộng diện tham gia BHXH bắt buộc với đối tượng này.



  • Vkiến nghị cần điều chỉnh linh hoạt mức ỉương hưu để phù hợp với biến động giá cả thị trường; Dự thảo Luật đã có các quy định mang tính nguyên tắc về điều chỉnh lương hưu và các loại trợ cấp trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế và giao cho Chính phủ quy định thời điểm và mức điều chỉnh cụ thể.

  • Vkiến nghị nên quy định đóng BHXH theo thu nhập: Dự thảo Luật đã quy định tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trên hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động. Tuy nhiên, dự kiến thời điểm áp dụng quy định này bắt đầu từ 01/01/2018 để bảo đảm tính khả thi của quy định.

- Về thực hiện trợ cấp 1 lần: dự thảo Luật cũng quy định những trường họp thực hiện trợ cấp một lần trong đó có hai trường hợp mà cử tri quan tâm.

7. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bình đẳng giới và xem xét một số điểm sau của Luật Bình đẳng giới và kiến nghị một số nội dung kiến nghị đối với Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Trả lời: Tại công văn số 3247/UBVĐXH13 ngày 26/9/2014

1. Về giám sát:



  • Theo nghị quyết số 297/2007/NQ/UBTVQH12 Quốc hội đã giao cho Ủy ban về các vấn đề xã hội phụ trách lĩnh vực giới. Thực hiện chương trình hoạt động chung của Quốc hội và chương trình hoạt động của Ủy ban, Ủy ban đã tổ chức nhiều đoàn giám sát thực hiện Luật bình đẳng giới tại nhiều địa phương. Bên cạnh đó, hàng năm Ủy ban tổ chức việc thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật bình đẳng giới. Trong chương trình giám của Ủy ban năm 2015, Ủy ban sẽ tô chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới tại một số địa phương, bộ, ngành trung ương. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định cá nhân đại biểu Quốc hội cũng có quyền, trách nhiệm giám sát tại địa phương, cơ sở.

  • Các kiến nghị khác liên quan đến việc triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới do Chính phủ hướng dẫn thi hành.

2. Một số kiến nghị giải trình, cung cấp thông tin lại cho cử tri:

2.1. Liên quan đến việc tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bình đắng giới:

- V trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tố chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình (Điều 31), đề nghị kiểm tra việc tổ chức thực thi pháp luật về bình đẳng giới. Đây là trách nhiệm của Chính phủ, Quốc hội sẽ tiếp tục giám sát vấn đề này để Luật đi vào cuộc sồng.

- Về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, đề nghị bổ sung thêm tỷ lệ phần trăm của giới nữ để đảm bảo đủ số lượng nữ tham gia trong lĩnh vực này; tạo điều kiện tốt cho chị em phụ nữ học tập và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục (khỏan 2, khoản 4, khoản 5 Điều 11), hiện nay, tỉ lệ phụ nữ tham gia chính trị ở nước ta còn thấp. Đảng và Nhà nước đã có các chính sách đế hỗ trợ nâng cao tỉ lệ phụ nữ tham gia chính trị. Cụ thể trong một số văn kiện của Đảng cũng quy định về tỉ lệ nữ tham gia lĩnh vực chính trị như:

+ Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác cán bộ nữ đã đề ra mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp uỷ đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đạt từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ, cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỉ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới”.

+ Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 04-8-2009 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng quy định đảm bảo tỷ lệ cấp ủy viên là nữ không dưới 15%.

+ Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24 ngày 5-6-2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) quy định về tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch: “Bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ không dưới 15% nữ tham gia cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ban lãnh đạo chính quyền các cấp”.

+ Tại chỉ tiêu 1 của Chiến lược quốc gia bình đắng giới năm 2011 - 2020 cũng đã đề ra mục tiêu: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%.

Bên cạnh đó, trong lần sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ nghiên cứu và xem xét vấn đề này.



Vbình đẳng giới trong lĩnh vực đào tạo, đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tính ràng buộc các cơ quan có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng không chỉ khỉ có quy hoạch mới được đào tạo, bồi dưỡng... (Điều 14), trong Điều 14 đã có quy định rõ vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực đào tạo. Bên cạnh đó, theo điều Điều 11 của Luật cán bộ, công chức và Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ quy định cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình làm việc. Việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn phải tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong từng giai đoạn cũng như gắn với công tác quy hoạch cán bộ để bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

- Về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thực tế lĩnh vực này nữ tham gia rất ít, đề nghị có quy định chính sách để thu hút nhân tài là giới nữ tham gia (Điều 15), hiện nay, ở nước ta tỉ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực khoa học công nghệ còn thấp. Để nâng cao tỉ lệ nữ tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ, Chính phủ đã có Nghị định số: 40/2014/NĐ-CP về quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó nêu rõ việc ưu tiên nguồn nhân lực là nữ giới tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ.

- V nam, nữ bình đẳng trong tham gia các họat động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao (Điều 16), đề nghị bổ sung quy định mức hỗ trợ cho nữ khi tham gia đạt giải cao bằng hoặc cao hơn nam giới... trên thực tế việc hỗ trợ cho nam và nữ khi tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, nhất là thể thao thành tích cao còn mang tính chất cào bằng, thậm chí nữ chịu thiệt thòi nhiều hơn. Vì vậy, cần rà soát việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới để sửa đổi các quy định hiện hành liên quan đến lĩnh vực này.

- Về Bình đẳng giới trong gia đình (Điều 18): Thực hiện kế hoạch của ngành giai đoạn 2012 - 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 970/QĐ- BGDĐT ngày 09/9/2012, tổ chức lồng ghép đánh giá giữa kỳ việc thực hiện kế hoạch hành động và thực hiện Tiểu đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong trường học” và đã đạt được nhiều kết quả. Bên cạnh đó, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với Vụ giáo dục phổ thông biên soạn hai cuốn tài liệu: “Cấm nang nữ sinh trường trung học cơ sở” và “Giáo dục giới cho học sinh cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số”. Đây là những tài liệu đầu tiên được xuất bản để hướng đẫn cho giáo viên trong việc giáo dục giới tính cho học sinh THCS nói chung và học sinh THCS vùng đân tộc thiểu số nói riêng.

2.2. Một số kiến nghị liên quan đến việc thực thi Luật phòng, chống bạo lực gia đình:

  • Đ nghị có tổng kết việc thi hành luật để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; kinh phí đầu tư cho công tác này chưa thỏa đáng; nghiên cứu sửa đổi Điều 20 cho phù hợp với thực tế. Việc thực thi và tổng kết thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình thuộc thẩm quyền của Chính phủ. về phía Quốc hội sẽ yêu cầu Chính phủ thực hiện việc báo cáo thi hành Luật trong thời gian tới.

Việc quy định biện pháp cấm tiếp xúc là cần thiết nhằm mục đích bảo vệ cho nạn nhân bạo lực gia đình, tránh để xảy ra các hậu quả đáng tiếc; đồng thời giúp cho các bên có thời gian bình tĩnh, xem xét lại hành vi của mình và cũng là biện pháp răn đe cần thiết đối với người có hành vi bạo lực gia đình. Các vụ việc bạo lực gia đình thường xảy ra ở một số địa bàn nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân là kịp thời và cần thiết. Luật quy định phải có yêu cầu của nạn nhân là trên cơ sở tôn trọng quyền cá nhân, tránh sự can thiệp một cách thô bạo vào cuộc sống riêng của từng gia đình... Đối với những trường hợp khẩn cấp, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân bị bạo lực gia đình đã có quy định (Điều 25). Đồng thời Luật đã quy định việc tổ chức thực hiện là trách nhiệm của người đứng đầu cộng đồng dân cư trong việc phân công người giám sát việc thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc và quy định rõ nhiệm vụ của người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình (Điều 22), thực tế đi giám sát tại địa phương cho thấy một số nơi đã áp dụng biện pháp này tuy chưa phải là phố biến. Do vậy, cần phải có tổng kết thực hiện Luật và yêu cầu thực tiễn cần thiết Quốc hội sẽ xem xét đến việc sửa đổi, bổ sung Luật.

  • Vquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo ỉực gia đình (Nghị định 110/2009/NĐ-CP) cử tri đề nghị tăng mức hình phạt để răn đe và phòng ngừa.... Ngày 20/6/2012 Quốc hội đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính thay thế cho Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/4/2008. Cùng với đó, Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đã được thay thế bằng Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm sẽ được áp dụng theo Nghị định mới này.

Bên cạnh đó, trong thực tế thi hành, các vụ việc bạo lực gia đình thưởng xảy ra tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn nên việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều người không có tiền để nộp phạt. Trong một số trường hợp phụ nữ thường là người rút đơn vì sợ ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế gia đình hoặc lo bị phạt tiền nên nhiều phụ nữ là nạn nhân thường không tố cáo chồng. Vì vậy, việc sửa đổi để tăng mức phạt cũng cần được cân nhắc kỹ cho phù hợp với thực tế.

8. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Kiến nghị một số nội dung đối với Luật bảo hiểm y tế.

Trả lời: Tại công văn số 3244/UBVĐXH13 ngày 26/9/2014

Về tên gọi, quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, trách nhiệm của Bộ ngành và y ban nhân dân, quản lý quỹ bảo him y tế và xử lý kết dư, mức hưởng bảo hiểm y tế.... . Sau khi cân nhắc và thảo luận kỹ lưỡng tại Kỳ họp thứ 6 và thứ 7 của Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thống nhất lấy tên Luật là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế. Luật sửa đổi, b sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đã được thông qua tại Kỳ họp 7 Quốc hội khóa XIII.

+ Tại khoản 1, Điều 2 Luật đã khẳng định “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc” và có những quy định khác để đảm bảo mọi người dân đều tham gia bảo hiểm y tế.

+ Khoản 8 Điều 2 Luật này cũng quy định về Gói dịch vụ y tế cơ bản như sau “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả là những dịch vụ y tế thiết yếu để chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế”.

+ Quốc hội quyết định không quy định cụ thể Hội đồng tư vấn chính sách quốc gia về bảo hiểm y tế trong Luật mà giao quyền chủ động cho Bộ trưởng Bộ Y tế, khi thấy cần thiết thì thành lập Hội đồng này; việc xử lý kết dư quỹ bảo hiểm y tế, khoản 3, Điều 35 quy định lộ trình như sau: “Từ ngày Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì 80% chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phương”, “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung”.

+ Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi được quy định tại khoản 3, Điều 8: “Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh”.

+ Về mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại khoản 3, Điều 22: “Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước; Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016”.

+ Luật cũng quy định người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được ngân sách nhà nước mua bảo hiểm y tế tại khoản 3, Điều 12.

ỦY BAN VĂN HÓA GIÁO DỤC THANH NIÊN, THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG
1. Cử tri tỉnh Đắk Lắk, TP Cần Thơ, TP Hải Phòng kiến nghị: Kiến nghị Quốc hội giám sát chặt chẽ chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

Trả lời: Tại công văn số 1258/UBVHGDTTN13 ngày 26/8/2014

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đây là chủ trương lớn, đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Theo kế hoạch, tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa 13 (tháng 10/2014) Chính phủ sẽ báo cáo cụ thể về kế hoạch thực hiện Nghị quyết này. Tiếp thu ý kiến cử tri, Quốc hội sẽ quan tâm giám sát Chính phủ trong việc thực hiện chủ trương này.



2. Cử tri các tỉnh Long An, Gia Lai và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Kiến nghị Quốc hội giám sát kinh phí thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đề nghị Chính phủ giải trình con số 34000 tỷ cho việc thực hiện đề án này.

Trả lời: Tại công văn số 1258/UBVHGDTTN13 ngày 26/8/2014

Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được Chính phủ ủy quyền để Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị. Đề án đang trong quá trình chuẩn bị lấy ý kiến chuyên gia sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và Quốc hội quyết định vào Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án 34.000 tỷ là con số chưa chính thức, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến khi có Đề án chính thức của Chính phủ trình Quốc hội.



3. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Kiến nghị Quốc hội giám sát việc thu chi trong các trường học, tránh tình trạng một số trường học tự đặt ra nhiều khoản thu trái quy định gây khó khăn cho gia đình học sinh, sinh viên.

Trả lời: Tại công văn số 1258/UBVHGDTTN13 ngày 26/8/2014

Vấn đề thu chi trong các cơ sở giáo dục đã được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong Luật Giáo dục. Để các trường học không đặt ra các khoản thu trái quy định, ngoài sự giám sát của Quốc hội, cần có sự quan tâm, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương và nhân dân để xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm.



4. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Kiến nghị Quốc hội miễn học phí cho các cấp học từ Mầm non đến Trung học cơ sở trong hệ thống các trường công lập.

Trả lời: Tại công văn số 1258/UBVHGDTTN13 ngày 26/8/2014

Việc đầu tư cho giáo dục luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Hiện nay ngân sách đầu tư cho giáo dục chiếm 20% tổng thu nhập quốc dân. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho giáo dục phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước mới chỉ ưu tiên miễn học phí cho học sinh Tiểu học, việc miễn học phí các cấp học Mầm non và Trung học cơ sở thời điểm hiện nay chưa thực hiện được. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Quốc hội sẽ xem xét và đề nghị Chính phủ có giải pháp và lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước.



5. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Quốc hội nghiên cứu ban hành Luật Nhà giáo.

Trả lời: Tại công văn số 1258/UBVHGDTTN13 ngày 26/8/2014

Năm 2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Trên cơ sở xem xét báo cáo giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” (Nghị quyết số: 687/NQ-UBTVQH13 ngày 18/10/2013), trong đó khẳng định:

“Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

... Chuẩn bị dự án Luật Nhà giáo để trình Quốc hội xem xét, thông qua trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII; chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục phổ thông; khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, sửa đổi những quy định chưa hợp lý, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn;

Có các giải pháp cụ thể, thiết thực để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm và cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông; có cơ chế, chính sách đặc thù cho các trường sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học giáo dục, đặc biệt là đào tạo giáo viên chất lượng cao. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; cách thức tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bổ nhiệm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Có chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm thu hút người có năng lực, trình độ về làm công tác giảng dạy, quản lý tại các trường, khoa sư phạm và các cơ sở giáo dục phổ thông”…

Theo Nghị quyết nêu trên, Luật Nhà giáo sẽ sớm được đưa vào chương trình xây dựng Luật trong các kỳ họp tới của Quốc hội, các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sẽ được quan tâm, cụ thể hóa trong luật này.



6. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị Quốc hội sửa đổi tên “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” thành “Luật trẻ em” để bao quát hơn về công tác trẻ em; sửa độ tuổi trẻ em từ dưới 16 tuổi thành dưới 18 tuổi cho phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, đồng thời tạo điều kiện trẻ em từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được bảo vệ, chăm sóc đầy đủ.

Trả lời: Tại công văn số 1258/UBVHGDTTN13 ngày 26/8/2014

Hiện nay trong hệ thống pháp luật của nước ta quy định về độ tuổi trẻ em chưa thống nhất với Công ước quốc tế về quyền trẻ em và độ tuổi được xem là người trưởng thành trong các văn bản pháp luật khác của nước ta, cụ thể:

1- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi.

2- Các văn bản pháp luật khác như Bộ luật Dân sự - BLDS (Điều 18), Bộ luật Hình sự - BLHS (Điều 68), Bộ luật Lao động - BLLĐ (Điều 119), Luật Thanh niên năm 2005 (Điều 28-31)…), Luật Hôn nhân và Gia đình đều lấy mốc đủ 18 tuổi mới là người thành niên.

- Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự quy định nhóm người dưới 18 tuổi là “người chưa thành niên”. Điều 18, Bộ Luật dân sự năm 2005 (Điều 20, Bộ luật dân sự 1995) quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Trong Bộ luật hình sự, tuy có quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”, nhưng cũng có những quy định về giảm khung hình phạt và không áp dụng mức án cao nhất với người 16-18 tuổi: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức hình phạt tù mà điều luật quy định.…. (không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội). Trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội, khi tổng hợp hình phạt nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt tù có thời hạn cao nhất áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội”.

- Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012, quy định một nhóm đối tượng trong nhóm người dưới 18 tuổi là “người lao động chưa thành niên”; Dành riêng 1 mục gồm 5 điều (từ Điều 161 - Điều 165) trong Chương 11, để quy định về lao động chưa thành niên, trong đó nêu rõ “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. (Bộ Luật Lao động năm 1994 cũng quy định tương tự). Tại Khoản 1, Điều 18 (Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động), Chương 3 (Hợp đồng lao động), quy định “Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động”.

- Luật Thanh niên năm 2005, dành hẳn 1 chương (Chương IV), 4 Điều (Điều 28 - Điều 31) để quy định về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, bồi dưỡng thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Trong đó nêu rõ Nhà nước có trách nhiệm “Bảo vệ thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi không bị xâm hại tình dục và không bị lạm dụng sức lao động”; Gia đình có trách nhiệm “… tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện nhân cách của thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi.”. Nhà nước thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn áp dụng đối với thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Luật Hôn nhân và gia đình, Điều 9, Chương II quy định: “Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”, như vậy trong luật này thì ít nhất với nữ cũng phải từ 18 tuổi trở lên mới được xác định là người đã trưởng thành.

Như vậy, xét trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, tuy độ tuổi của trẻ em quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là dưới 16 tuổi, nhưng trong một số Bộ luật và Luật khác thì đều phải có những điều khoản (thậm chí cả một chương riêng) để quy định cho lứa tuổi từ 16-18, hoặc dưới 18 tuổi.

Từ sự không thống nhất nêu trên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng có quan điểm như sau về quy định độ tuổi của trẻ em và tên gọi của Luật BVCSGDTE sửa đổi, bổ sung:

- Trong thời gian tới, khi tiến hành sửa đổi Luật BVCSGDTE cần xem xét kỹ lưỡng các cơ sở để quy định độ tuổi, cả cơ sở về sinh học (tâm, sinh lý, giai đoạn phát triển của con người), cơ sở về khung pháp luật quốc tế (Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em; các Công ước và Nghị định thư có liên quan), các Bộ luật và Luật khác của Việt Nam để có thể đề xuất quy định về độ tuổi của trẻ em cho phù hợp. Cần xem xét nâng độ tuổi của trẻ em lên tới 18 tuổi và quy định rõ trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, để tạo điều kiện cho người chưa thành niên được hưởng đầy đủ hơn các quyền được chăm sóc, được bảo vệ, được tham gia… như pháp luật quốc tế quy định cho trẻ em là người dưới 18 tuổi; đồng thời tạo sự thống nhất về khái niệm/tên gọi cho độ tuổi này trong hệ thống luật pháp, sẽ giảm bớt được các quy định bổ sung cho độ tuổi này ở một số Luật.

- Về tên gọi của Luật, tại các hội nghị, hội thảo tham vấn chuyên gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, có nhiều ý kiến đề nghị nên lấy tên mới là “Luật trẻ em” để có thể bao quát được tất cả những vấn đề về trẻ em (Tương tự như cách gọi tên của Luật thanh niên, Luật người khuyết tật, Luật người cao tuổi…). Thời gian tới, trong quá trình thẩm tra Dự án Luật, Ủy ban VHGDTNTN&NĐ sẽ làm việc với cơ quan soạn thảo và có nghiên cứu, đề xuất cụ thể để có tên gọi phù hợp nhất cho Luật.

Năm 2013, Ủy ban VHGDTNTN&NĐ đã đề nghị Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát toàn diện việc thực hiện Luật BVCSGDTE năm 2004, phát hiện những vấn đề bất cập và có những đề xuất nội dung cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung Luật, trong đó có vấn đề về quy định độ tuổi của trẻ em. Trong thời gian tới, Ủy ban cũng sẽ tổ chức các hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và đại biểu dân cử các địa phương về những vấn đề/nội dung phục vụ việc thẩm tra Dự án sửa đổi Luật BVCSGDTE.





tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương