KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



tải về 2.48 Mb.
trang10/32
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.48 Mb.
#12312
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   32

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỐI CAO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

THỪA THIÊN HUẾ


Số: 1002 /BC-VKS Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 6 năm 2014


BÁO CÁO

của Viện trưởng VKSND tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khóa VI


- Căn cứ Điều 9 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.

- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh năm 2014.

Viện KSND tỉnh báo cáo kết quả công tác 06 tháng đầu năm 2014 như sau:



I. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

Trong 06 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không xảy ra tội phạm mang tính tổ chức băng nhóm kiểu xã hội đen, tội phạm mang tính quốc tế. Tình hình tội phạm giảm so với cùng kỳ năm 2013 cả về số vụ và số bị can (*).

Nguyên nhân của tình hình tội phạm chủ yếu do công tác quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn thiếu sót, sơ hở, nhất là thiếu sót trong quản lý kinh tế; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn thấp; việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phòng ngừa tội phạm đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra trong lúc các tệ nạn xã hội tiếp tục diễn biến phức tạp. Tội phạm gây thương tích, tội phạm trộm cắp xảy ra nhiều do một bộ phận thanh thiếu niên có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực cũng như tình trạng thiếu việc làm, ăn chơi lêu lổng dẫn đến phạm tội; tội phạm về ma túy trên địa bàn vẫn có chiều hướng tăng một phần do có ảnh hưởng từ những đối tượng từ các tỉnh khác đến Huế cai nghiện làm gia tăng nguồn cầu hêrôin.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Thực hiện chủ trương “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”, VKS hai cấp đã kiểm sát chặt chẽ công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Tăng cường kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo tinh thần yêu cầu mục tiêu mà Nghị quyết 37/QH13 của Quốc hội đề ra, đảm bảo các vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm phải được thụ lý và giải quyết kịp thời, chống bỏ lọt tội phạm; kiểm sát chặt chẽ các trường hợp khởi tố vụ án, khởi tố bị can, không khởi tố vụ án, đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra. VKS yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 6 vụ/6 bị can, Cơ quan điều tra đã khởi tố 4 bị can. VKS hủy 01 quyết định đình chỉ điều tra vụ án, bị can; hủy 01 quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra.




(*) Khởi tố 317 vụ/534 bị can (giảm 9 vụ, giảm 43 bị can), gồm tội phạm về ma túy 23 vụ; xâm phạm sở hữu 179 vụ; trật tự trị an 111 vụ; kinh tế, chức vụ 1 vụ; môi trường 2 vụ; xâm phạm hoạt động tư pháp 1 vụ. Cụ thể, có một số tội phạm đáng chú ý giảm như: Cướp tài sản (giảm 2 vụ), Cướp giật tài sản (giảm 8 vụ); Cố ý gây thương tích (giảm 2 vụ); Đánh bạc (giảm 10 vụ); Chống người thi hành công vụ (giảm 3 vụ). Một số tội tăng như: tội phạm về ma túy (tăng 1 vụ); Giết người (tăng 1 vụ); trộm cắp tài sản (tăng 11 vụ); Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (tăng 8 vụ)…

Việc phê chuẩn các lệnh bắt, quyết định tạm giữ, tạm giam được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo các trường hợp bị bắt tạm giữ, tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật. Số người bị bắt, tạm giữ về hình sự là 131 người, đã khởi tố chuyển tạm giam 126 người, khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác 5 người. Không có trường hợp bắt giữ hình sự phải xử lý hành chính.

VKS hai cấp thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 492 vụ/806 bị can. Cơ quan điều tra kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 313 vụ/517 bị can, đình chỉ điều tra 7 vụ/7 bị can, tạm đình chỉ điều tra 13 vụ/8 bị can (tỷ lệ giải quyết án của Cơ quan điều tra đạt 66,6%). VKS hai cấp thụ lý giải quyết 320 vụ/524 bị can, đã truy tố 282 vụ/443 bị can (chiếm tỷ lệ 88,1 % trên số vụ thụ lý). Không có vụ án nào quá hạn điều tra, truy tố, không có trường hợp đình chỉ điều tra do không phạm tội.

Thực hiện tốt nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại các phiên tòa hình sự”, VKS hai cấp phối hợp với Tòa án tổ chức 19 phiên tòa để toàn thể cán bộ, kiểm sát viên tham dự và rút kinh nghiệm. VKS hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 420 vụ án theo thủ tục sơ thẩm, 125 vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử và tranh tụng của kiểm sát viên tại tòa được chú trọng và nâng cao. Không có trường hợp nào đình chỉ vì không cấu thành tội phạm, tòa án tuyên không có tội, hay VKS rút quyết định truy tố. Tăng cường kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác, đã ban hành 08 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

VKS hai cấp tăng cường công tác phối hợp liên ngành, đã chủ trì tổ chức nhiều Hội nghị bàn bạc giải quyết án nghiêm trọng, phức tạp; xác định 19 vụ án trọng điểm, điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng. Phối hợp với Tòa án xét xử lưu động 51 vụ sơ thẩm tại nơi xảy ra vụ án, góp phần răn đe, phòng ngừa tội phạm, tuyên truyền phổ biến pháp luật, phục vụ tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Với việc thực hiện tốt vai trò công tố trong hoạt động điều tra nên việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng giảm và ở mức thấp, với tỷ lệ là 1,19% (Chỉ tiêu của Ngành yêu cầu không quá 6%).

Chú trọng kiểm sát phát hiện, tổng hợp vi phạm của các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự để kiến nghị khắc phục nhằm tháo gỡ vướng mắc về nhận thức pháp luật, đường lối xử lý các vụ án hình sự, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. VKSND hai cấp đã ban hành 11 kiến nghị đối với Cơ quan điều tra, 8 kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm và 6 kiến nghị đề nghị cơ quan hữu quan tăng cường công tác phòng, ngừa vi phạm tội phạm.

Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được VKS hai cấp tăng cường, hàng tuần cử KSV nắm tình hình và kiểm tra Nhà tạm giữ, Trại tạm giam; phát hiện kịp thời những vi phạm, thiếu sót, ban hành 20 kết luận, 17 kiến nghị với ngành Công an, Tòa án khắc phục. VKS tỉnh đã tiến hành kiểm sát 1 lần tại Trại giam Bình Điền thuộc Bộ Công an quản lý, kết luận và ban hành 1 kháng nghị, 1 kiến nghị yêu cầu khắc phục các vi phạm trong giam giữ phạm nhân. Kiểm sát chặt chẽ việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 725 phạm nhân ở Trại giam Bình Điền và Trại tạm giam Công an tỉnh. VKS đề nghị không xét giảm 01 trường hợp do vi phạm, 21 trường hợp đề nghị mức xét giảm khác với đề nghị của cơ quan Công an và đều được Hội đồng xét giảm án chấp nhận.

VKS hai cấp tập trung kiểm sát số bị án phạt tù, đảm bảo việc thi hành án hình sự được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng pháp luật; đã ban hành 5 kháng nghị yêu cầu hủy bỏ các quyết định thi hành án không đúng pháp luật; 8 kiến nghị yêu cầu khắc phục các vi phạm trong thi hành án hình sự… Trực tiếp kiểm sát 22 đơn vị UBND phường, xã về việc quản lý, giáo dục người chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ; ban hành kết luận, yêu cầu khắc phục vi phạm.

Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trên lĩnh vực dân sự, hành chính: VKS hai cấp thụ lý kiểm sát 1173 vụ, việc sơ thẩm, 62 vụ việc phúc thẩm, 03 vụ giám đốc thẩm về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, án lao động, hành chính; Tòa án đã giải quyết 600 vụ, việc. VKS hai cấp đã bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý; tập trung tổng hợp, nghiên cứu, tập huấn, hướng dẫn những khó khăn, vướng mắc để công tác kiểm sát trong lĩnh vực này đạt hiệu quả, chất lượng, tuân thủ đúng luật định, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; phối hợp với Tòa án tổ chức 6 phiên tòa rút kinh nghiệm cho cán bộ, kiểm sát viên VKS hai cấp tham dự, giúp cho cán bộ, Kiểm sát viên nắm vững và áp dụng đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung và Luật tố tụng hành chính. Qua công tác kiểm sát, kịp thời phát hiện vi phạm và ban hành 4 kháng nghị, 16 kiến nghị yêu cầu tòa án khắc phục nên tỷ lệ án bị cấp trên sửa, hủy án thấp hơn năm 2013. Tuy nhiên, các kiến nghị của VKS chưa được tòa án thực hiện nghiêm túc, vẫn để xảy ra các vi phạm đã được kiến nghị, nhất là vi phạm về thời hạn giải quyết án dân sự, ảnh hưởng đến việc thực hiện đúng đắn pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trong lĩnh vực kiểm sát thi hành án dân sự: tăng cường công tác phối hợp liên ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; rà soát, xác định những bản án tuyên không rõ, khó thi hành; kiểm sát chặt chẽ việc tổ chức thi hành án dân sự đảm bảo đúng luật định; VKS tiến hành trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án và yêu cầu thi hành án 5 vụ việc có điều kiện. Qua công tác kiểm sát đã ban hành 6 kháng nghị, 10 kiến nghị, 03 yêu cầu Cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan khắc phục vi phạm.



Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động của các cơ quan tư pháp được VKS hai cấp quan tâm thực hiện; giải quyết 100% đơn khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của ngành đúng trình tự luật định. Kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết đơn tư pháp của các cơ quan tư pháp; tiến hành trực tiếp kiểm sát việc giải quyết đơn tư pháp tại Cơ quan điều tra và Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Huế, ban hành kết luận yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại của công dân.

III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG NGÀNH: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tiếp tục thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết Đại hội lần thứ X, XI của Đảng; Kết luận 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận số 92-KL/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến cán bộ, đảng viên trong đơn vị, nhất là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, bản lĩnh và kỷ cương, công tâm và trách nhiệm”. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn công tác cấp huyện; xây dựng Đề án vị trí việc làm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ, nội vụ. Phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị

IV. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ 06 THÁNG CUỐI NĂM 2014

1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND về phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 gắn với việc thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, bản lĩnh và kỷ cương, công tâm và trách nhiệm”.

2. Tập trung lãnh đạo đơn vị xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, nội dung đột phá của đơn vị trong năm 2014, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ, đề ra các biện pháp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các chỉ tiêu mà Nghị quyết 37/QH13, Nghị quyết 63/QH13 của Quốc hội đề ra và Chỉ thị công tác kiểm sát của Viện trưởng VKSND tối cao, Kế hoạch công tác kiểm sát năm 2014 của VKSND tỉnh.

3. Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ liên quan đến công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; tổng hợp những thiếu sót, vi phạm để báo cáo Hội đồng nhân dân và thông báo tình hình đến Chủ tịch UBND các cấp có biện pháp chỉ đạo khắc phục.



V. KIẾN NGHỊ:

Hiện nay, VKSND tỉnh đang chủ trì xây dựng và ký kết Quy chế phối hợp liên ngành trong các hoạt động tư pháp, đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Pháp chế quan tâm chỉ đạo các cơ quan tư pháp tăng cường phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị chung của địa phương.







VIỆN TRƯỞNG

(Đã ký)

Trần Đại Quang




TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ


Số: 1755/BC-TA



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 6 năm 2014


BÁO CÁO

CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

(tại Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khóa VI)




I. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng đầu năm 2014:

1. Công tác xét xử các loại án:

Tổng số các loại án thụ lý 1.621 vụ, đã giải quyết 1.082 vụ, đạt tỷ lệ 66,7%. So với cùng kỳ năm 2013, tăng 29 vụ. Trong đó:



- Toà án nhân dân tỉnh: Thụ lý 268 vụ, giải quyết 198 vụ, đạt tỷ lệ 73,9%. Thụ lý tăng 49 vụ.

- Các TAND cấp huyện: Thụ lý 1.353 vụ, giải quyết 884 vụ, đạt tỷ lệ 65,3%. Thụ lý giảm 20 vụ.

a. Án hình sự: Tổng số thụ lý 476 vụ với 735 bị cáo, đã giải quyết 348 vụ với 531 bị cáo, đạt tỷ lệ 73,1%. Trong đó, xét xử lưu động 33 vụ; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung 5 vụ. So cùng kỳ năm 2013 thụ lý tăng 22 vụ, 18 bị cáo.

- Toà án nhân dân tỉnh: Thụ lý 128 vụ với 190 bị cáo, giải quyết 95 vụ với 142 bị cáo, đạt tỷ lệ 74%. Thụ lý tăng 12 vụ, 27 bị cáo.

- Các TAND cấp huyện: Thụ lý 348 vụ với 545 bị cáo, giải quyết 253 vụ với 389 bị cáo, đạt tỷ lệ 72,7%. Thụ lý tăng 10 vụ, giảm 9 bị cáo.

Nhìn chung, chất lượng xét xử án hình sự cơ bản tốt được đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Không có trường hợp nào kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của từng vụ án, xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt chính xác. Việc cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ được cân nhắc thận trọng, đúng pháp luật, bảo đảm tính giáo dục phòng ngừa và thể hiện tính nhân đạo của pháp luật. Việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đúng quy định pháp luật, phối hợp tốt trong hoạt động tố tụng. Các vụ án hầu hết đều xử trước hoặc trong hạn luật định. Không có án quá hạn luật định.

Các Tòa án nhân dân hai cấp đã đưa ra xét xử lưu động các vụ án trọng điểm, điển hình tại các địa phương nơi tội phạm xảy ra để tuyên truyền và giáo dục ý thức pháp luật trong Nhân dân. Thực hiện tốt việc tổ chức, điều hành phiên tòa và nâng cao chất lượng tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp.

b. Án dân sự:

Tổng số thụ lý 374 vụ, đã giải quyết 223 vụ, đạt tỷ lệ 59,6%, so với cùng kỳ năm 2013 thụ lý giảm 35 vụ.



- Toà án nhân dân tỉnh: Thụ lý 44 vụ, giải quyết 34 vụ, đạt tỷ lệ 77%. Thụ lý tăng 4 vụ.

- Các TAND cấp huyện: Thụ lý 330 vụ, giải quyết 189 vụ, đạt tỷ lệ 57%. Thụ lý giảm 39 vụ. Hòa giải thành 27 vụ, đạt tỷ lệ 14,3%.

c. Án hôn nhân và gia đình:

Tổng số thụ lý 624 vụ, đã giải quyết 408 vụ, đạt tỷ lệ 65,4%. So với cùng kỳ năm 2013, thụ lý tăng 39 vụ.



- Toà án nhân dân tỉnh: Thụ lý 57 vụ, đã giải quyết 35 vụ, đạt tỷ lệ 61%. Thụ lý tăng 18 vụ.

- Các TAND cấp huyện: Thụ lý 567 vụ, giải quyết 373 vụ, đạt tỷ lệ 65,8%. Thụ lý tăng 21 vụ.

Chất lượng xét xử các loại án dân sự và án hôn nhân và gia đình cơ bản tốt, đảm bảo chính sách, pháp luật; một số loại tranh chấp phức tạp nhưng các Tòa án nhân dân hai cấp đã kiên trì hoà giải, đạt tỷ lệ hòa giải thành cao hơn cùng kỳ, góp phần củng cố khối đại đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Trong giải quyết án hôn nhân và gia đình đã chú trọng bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của các bên đương sự, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em khi giải quyết cho ly hôn. Các vụ án tranh chấp phức tạp, nhiều đương sự, có yếu tố nước ngoài được các Thẩm phán tập trung thu thập chứng cứ, hòa giải, đẩy mạnh tiến độ giải quyết, xét xử.



d. Án kinh doanh thương mại:

Thụ lý 102 vụ, đã giải quyết 74 vụ, đạt tỷ lệ 73%. Gồm: Toà án nhân dân tỉnh thụ lý 18 vụ, đã giải quyết 16 vụ, đạt tỷ lệ 89%. Thụ lý tăng 7 vụ; Các Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý 84 vụ, đã giải quyết 58 vụ, đạt tỷ lệ 69%. Thụ lý giảm 01 vụ.



e. Án lao động: Thụ lý 16 vụ, đã giải quyết 8 vụ, đạt tỷ lệ 50%. Thụ lý tăng 06 vụ. Gồm: Toà án nhân dân tỉnh thụ lý 1 vụ, đã giải quyết 1 vụ, đạt tỷ lệ 100%, thụ lý tăng 01 vụ; Các Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý 15 vụ, giải quyết 7 vụ, đạt tỷ lệ 46,7%, thụ lý tăng 5 vụ.

f. Án hành chính: Thụ lý 29 vụ, đã giải quyết 21 vụ, đạt tỷ lệ 72%. Thụ lý giảm 9 vụ. Gồm: Toà án nhân dân tỉnh thụ lý 20 vụ, đã giải quyết 17 vụ, đạt tỷ lệ 85%, thụ lý tăng 7 vụ; Các Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý 9 vụ, giải quyết 4 vụ, đạt tỷ lệ 44%, thụ lý giảm 16 vụ.

Các loại án kinh doanh thương mại, lao động, hành chính thụ lý tăng, đây là những loại tranh chấp rất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cơ quan. Các Toà án nhân dân hai cấp đã có nhiều cố gắng, đầu tư thời gian để thu thập chứng cứ, tranh thủ các ngành hữu quan, phân tích hoà giải và đối thoại, nâng cao chất lượng xét xử, chú ý bảo vệ lợi ích của Nhà nước và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các chủ thể khác; đảm bảo chính sách, pháp luật.

Một số vấn đề cần lưu ý về tình hình tội phạm và các tranh chấp xảy ra qua công tác xét xử các loại án:

Về tình hình tội phạm hình sự: Sáu tháng đầu năm 2014, Toà án nhân dân 2 cấp tỉnh Thừa Thiên Huế thụ lý 476 vụ hình sự, so với năm 2013 tăng 22 vụ. Một số loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao như: tội “Trộm cắp tài sản” 146 vụ, chiếm tỷ lệ 30,7%; tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” 51 vụ, chiếm tỷ lệ 10,7%; tội “Cố ý gây thương tích” 42 vụ, chiếm tỷ lệ 8,8%.

Một số loại tội phạm tăng so với cùng kỳ 2013 như tội: Cố ý gây thương tích, tăng 8 vụ; Trộm cắp tài sản, tăng 18 vụ; Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tăng 11 vụ. Một số loại tội phạm năm 2013 không có nhưng năm 2014 lại xuất hiện như tội: Vô ý làm chết người, 2 vụ 2 bị cáo; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ, 1 vụ 4 bị cáo; Hủy hoại rừng, 1 vụ 1 bị cáo; Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt, 1 vụ 3 bị cáo. Thời gian gần đây, người phạm tội là học sinh, sinh viên có xu hướng gia tăng.

Nguyên nhân của các loại tội phạm trên là do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân chưa cao; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan chức năng vẫn có mặt còn hạn chế, phương pháp tuyên truyền chưa chọn đúng đối tượng và yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật, chưa thực sự thu hút sự quan tâm của Nhân dân. Mặt khác, sự mất cảnh giác, hạn chế trong công tác phòng ngừa tội phạm cũng là điều kiện cho các loại tội phạm phát sinh.

Trong thời gian gần đây, Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đã xét xử một số vụ án mà dự luận và báo chí đặc biệt quan tâm, cụ thể:

1) Vụ Trịnh Minh Thế: Trịnh Minh Thế là Hiệu trưởng và Hoàng Thị Nhung là Kế toán viên trường Tiểu học số 1 Tứ Hạ, thị xã Hương Trà. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, Trịnh Minh Thế và Hoàng Thị Nhung đã chiếm đoạt 195.361.525đ của nhà nước để tiêu xài cá nhân. Tòa án nhân dân thị xã Hương Trà đã xét xử bị cáo Trịnh Minh Thế và Hoàng Thị Nhung về tội “Tham ô tài sản”; xử phạt bị cáo Thế 03 năm tù và Nhung 02 năm tù. Vụ án không có kháng cáo và kháng nghị theo trình tự phúc thẩm nên đã được đưa ra thi hành án.

Qua công tác giám đốc kiểm tra của Toà án nhân dân tỉnh, nhận thấy bản án sơ thẩm đã xử hai bị cáo với mức án như vậy là quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội tham nhũng của hai bị cáo. Ngoài ra 2 bị cáo còn có hành vi chiếm đoạt số tiền 23.412.143đ, nhưng Cơ quan điều tra không khởi tố, Viện kiểm sát nhân dân không truy tố và Tòa án nhân dân thị xã Hương Trà cũng không đề cập đến khi xét xử. Nếu hành vi trên cấu thành tội phạm thì các bị cáo phải được truy tố, xét xử ở khung hình phạt cao hơn. Do đó, ngày 01/10/2013 Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã kháng nghị toàn bộ bản án của Tòa án nhân dân thị xã Hương Trà để xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngày 08/01/2014 Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế đã xét xử giám đốc thẩm, xử hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 39/2012/HSST ngày 14/9/2012 của Tòa án nhân dân thị xã Hương Trà để điều tra lại.

Tuy nhiên, trong vụ án này có Hoàng Thị Nhung, bị bắt tạm giam ngày 25/5/2012. Sau khi bản án xét xử sơ thẩm có hiệu lực, Hoàng Thị Nhung tiếp tục chấp hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh Thừa thiên Huế. Ngày 29/8/2013, Chủ tịch nước đã có Quyết định đặc xá cho bị án Hoàng Thị Nhung và ngày 30/8/2013 bị án Nhung được trả tự do. Như vậy việc bị án Hoàng Thị Nhung được đặc xá là chính sách khoan hồng nhân đạo của Nhà nước, còn việc Chánh án Tòa án tỉnh Thừa thiên Huế kháng nghị và đã xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thị xã Hương Trà để xét xử lại là đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật, nhằm khắc phục sai sót… do hành vi phạm tội của bị cáo Trịnh Minh Thế và Hoàng Thị Nhung gây ra là rất nghiêm trọng nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cũng như các cơ quan tố tụng tại thị xã Hương Trà đã bỏ sót hành vi phạm tội của các bị cáo.

2) Vụ Nguyễn Văn Quyền: Do có ý định chiếm đoạt số cây thông tại Tiểu khu 113 núi Kỳ Nam từ trước nên Nguyễn Văn Quyền thuê anh Nguyễn Văn Toàn (làm nghề khai thác rừng thuê) đến vùng núi Kỳ Nam thuộc phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà để khai thác rừng thông cho Quyền. Đến khoảng 07h30’ ngày 21/3/2013, Nguyễn Văn Quyền dẫn anh Toàn cùng những người làm nghề khai thác rừng đến Tiểu khu 113 núi Kỳ Nam thuộc phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà chỉ cho anh Toàn cùng những người làm thuê biết số cây thông cần khai thác đồng thời Quyền nói với Toàn và mọi người rằng số cây thông này nằm trên phần đất rừng thuộc sở hữu của Quyền (thực tế số cây thông này nằm trên phần đất rừng của vợ chồng ông Bùi Văn Thuận và bà Hoàng Thị Cúc nhưng đang thuộc sở hữu của Hợp tác xã nông nghiệp Hương Hồ II, phường Hương Hồ). Toàn đã dùng cưa máy cưa hạ 60 cây thông sau đó cưa ra thành 171 khúc gỗ thông. Khi Toàn và những người khai thác rừng đang vận chuyển số gỗ thông trên xuống dốc núi Kỳ Nam thì bị chính quyền địa phương cùng công an phường và cán bộ kiểm lâm địa bàn phường Hương Hồ kiểm tra, phát hiện, lập biên bản và thu giữ tang vật. Tòa án nhân dân thị xã Hương Trà đã xét xử vụ án, xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Quyền 09 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Văn Quyền kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thấy rằng, cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và điều tra không đầy đủ. Cụ thể, ngoài số cây thông bị cưa hạ là 60 cây, còn có diện tích bị đốt cháy khoảng hơn 1 ha rừng thông Rai, một số gỗ thông bị cưa đốt nằm tại hiện trường, số cây thông bị đốt cháy nhưng chưa khai thác khoảng 385 cây có đường kính 10- 40cm, nhưng chưa được điều tra làm rõ, chưa được định giá để xác định tổng tài sản bị thiệt hại. Chưa có căn cứ để xác định chính xác người bị thiệt hại trong vụ án này là Hợp tác xã nông nghiệp Hương Hồ II hay Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà và cũng từ đó, chưa có căn cứ vững chắc để xem xét về tội danh mà bị cáo Nguyễn Văn Quyền đã vi phạm trong vụ án này. Ngoài ra, việc thu thập các tài liệu của cấp sơ thẩm còn vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Do đó, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định hủy bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thị xã Hương Trà và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân thị xã Hương Trà để điều tra lại theo thủ tục chung.



Về các tranh chấp dân sự: Sáu tháng đầu năm, các tranh chấp dân sự tập trung chủ yếu là án có liên quan đến đất đai, như đòi lại nhà đất cho ở nhờ, tranh chấp thừa kế quyền quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, đòi lại đất bị chiếm dụng… chiếm tỉ lệ 73,58% trên tổng số các tranh chấp dân sự đã thụ lý giải quyết. Ngoài ra án ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng có xu hướng tăng, đến nay đã thụ lý giải quyết 60 vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài, tăng 21 vụ (53,84%) so với cùng kỳ năm 2013.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp: Do có sự biến động lớn về chủ sử dụng đất qua nhiều năm, nhiều thế hệ, sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có lúc, có nơi còn bất cập, sự thiếu hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân. Bên cạnh đó, do giá trị quyền sử dụng đất ngày càng tăng cao, người ở nhờ không đồng ý trả lại đất, thậm chí có trường hợp kê khai gian dối xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một số trường hợp do UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng trình tự, thủ tục, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác, các bên đương sự không tự thương lượng hòa giải được với nhau... Nguyên nhân dẫn đến các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài phần lớn là kết hôn với mục đích để được bảo lãnh đi nước ngoài, nhưng sau khi kết hôn, người ở nước ngoài không làm thủ tục bảo lãnh hoặc có làm thủ tục bảo lãnh nhưng không được chấp nhận.

Việc giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất đều gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Điển hình có một số vụ án:

- Vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Nguyễn Đại Phúc Long với ông Võ Thành Lân. Do quá trình xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND thành phố Huế không thẩm tra xác minh nên đã có những sai sót: Đất là tài sản thừa kế chung của 6 anh chị em, nhưng chỉ cấp giấy CNQSD đất cho bà Võ Thị Hải (theo sự đồng ý của 3 anh chị em) còn bỏ sót 2 người, chưa có văn bản đồng ý. Sau đó bà Hải chuyển nhượng cho ông Nguyễn Đại Phúc Long một phần là 400m2 và đã được UBND thành phố Huế cấp giấy CNQSD đất cho ông Long ngày 13/6/2006. Tuy nhiên khi thực hiện thủ tục tách thửa UBND thành phố Huế không thẩm định, đo đạc, nên đường ranh giới giữa 2 thửa đất cắt ngang giữa ngôi nhà của ông Lân, nên dẫn đến tranh chấp.

- Vụ tranh chấp hợp đồng tặng cho nhà đất giữa bà Phan Thị Lộc với bà Phan Thị Thu. Nguồn gốc nhà đất tranh chấp là do bà Nguyễn Thị Thuận mua bà Nguyễn Thị Đông vào năm 1981, nhưng do thời điểm đó bà Thuận không có hộ khẩu ở thành phố Huế nên không đứng tên mua nhà đất được mà nhờ con là Phan Thị Thu đứng tên mua. Sau khi mua thì bà Thuận xây nhà và ở cùng với các con là bà Thu, bà Hường và ông Tin. Năm 1990 bà Lộc cùng về sống chung với gia đình.

Đến năm 1994 bà Lộc làm giấy tờ có nội dung: Vợ chồng ông Trâm, bà Thu tặng cho bà Lộc nhà đất có diện tích 153m2 có UBND phường xác nhận. Sau khi có giấy tặng cho nhà đất có UBND phường xác nhận, chưa đăng ký sang tên trước bạ, nhưng bà Lộc với bà Hồng thỏa thuận mua bán toàn bộ nhà đất. Do bị anh em của bà Lộc phản đối nên việc chuyển nhượng không thành. Bà Hồng khởi kiện và Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải quyết tại bản án dân sự phúc thẩm số 53/DSPT ngày 04/10/2004, tuyên bố hợp đồng vô hiệu, buộc bà Lộc phải thanh toán và bồi thường thiệt hại cho bà Hồng số tiền 370.228.100đ.

Vụ tranh chấp hợp đồng tặng cho nhà đất giữa bà Phan Thị Lộc với bà Phan Thị Thu, Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xét xử sơ thẩm, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm, giữ nguyên án sơ thẩm, cụ thể: Chấp nhận một phần khởi kiện của bà Lộc. Công nhận văn tự mua bán cho nhận nhà ngày 26/10/1994 giữa vợ chồng bà Thu với bà Lộc có hiệu lực một phần, giao cho bà Lộc được sử dụng 49,4m2 đất trên đó có nhà của bà Lộc xây dựng.

Trong vụ án này, vấn đề phức tạp là bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng ngôi nhà tại 58 (cũ) nay là 88 Trần Nguyên Đán, phường Thuận Hoà, thành phố Huế đã bị Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Huế kê biên để đảm bảo thi hành án cho bà, nên bà Hồng khiếu kiện nhiều cấp. Khi tham gia tố tụng trong vụ án tranh chấp giữa bà Lộc với bà Thu, bà Hồng không có liên quan gì đến giao dịch tặng cho tài sản, nhưng bà Hồng đã có những lời lẽ vu khống, xúc phạm danh dự của thẩm phán và Hội đồng xét xử, gây rối tại trụ sở Toà án và các trụ sở tiếp dân…

- Vụ Nguyễn Văn Toán khởi kiện quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân thành phố Huế về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông Nguyễn Văn Bính và bà Huỳnh Thị Ngọc số AB151003 do UBND thành phố Huế cấp ngày 08/3/2005 và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Hồng Hoa tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB151003 ngày 16/11/2012. Lý do: Ủy ban nhân dân thành phố Huế khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Bính và bà Ngọc chưa kiểm tra về tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản. Khi UBND thành phố Huế xác nhận thay đổi tên chủ sử dụng đất từ ông Bính và bà Ngọc sang cho bà Hoa thì UBND thành phố Huế đã biết rõ thửa đất đang có tranh chấp (do Tòa án nhân dân tỉnh cung cấp thông tin là đang xem xét giải quyết) nhưng vẫn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Hoa.

- Vụ bà Trần Thị Hiền khởi kiện quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Huế về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên hủy GCNQSD đất số AD 918036 ngày 24/5/2006 của UBND thành phố Huế cấp ông Châu Gạch và bà Dương Thị Lợn. Lý do: UBND thành phố Huế cấp GCNQSDĐ cho ông Gạch, bà Lợn nhưng trên thửa đất này có cả diện tích đất 69m2 (9,2m x 7,5m) mà ông Gạch và bà Lợn đã chuyển nhượng cho vợ chồng bà Hiền năm 2001 bằng giấy viết tay và vợ chồng bà Hiền đã xây dựng nhà ở từ năm 2002. UBND thành phố Huế không xác minh làm rõ để giải quyết dứt điểm tài sản của vợ chồng bà Hiền trước khi cấp GCNQSD đất cho ông Lợn, bà Gạch;

Tuyên hủy GCNQSD đất số AD 923096 ngày 01/9/2006 của UBND thành phố Huế cấp ông Châu Viết Thân và bà Phạm Thị Minh Quế. Lý do: Trên thửa đất của ông Thân, bà Quế có diện tích đất mà ông Gạch, bà Lợn chuyển nhượng cho vợ chồng bà Hiền. UBND thành phố Huế chỉ căn cứ vào hợp đồng tặng cho do Phòng công chứng số 1 tỉnh Thừa Thiên Huế chứng thực ngày 04/8/2006 giữa vợ chồng ông Gạch với vợ chồng ông Thân bà Quế để cho tách thửa và cấp GCNQSD đất cho ông Thân bà Quế là xâm hại đến quyền và lợi ích thực tế của vợ chồng bà Hiền.

Tuyên GCNQSD đất số AD 923095 ngày 01/9/2006 đứng tên chủ sử dụng đất: Ông Châu Gạch và bà Dương Thị Lợn tặng cho con là ông Châu Tuất và bà Nguyễn Thị Bích Vân được UBND thành phố Huế chứng nhận ngày 26/7/2007 không có giá trị pháp lý. Lý do: thời điểm vợ chồng ông Gạch và bà Lợn tách thửa tặng cho con là ông Thân, bà Quế 396m2 thì UBND thành phố Huế lại cấp mới GCNQSD đất cho vợ chồng ông Gạch, sau đó thửa đất này ông Gạch bà Lợn tặng cho con là ông Châu Tuất và bà Vân. Mặc dù thửa đất vợ chồng ông Gạch tặng cho vợ chồng ông Tuất trên đó không có tài sản của vợ chồng bà Hiền nhưng GCNQSD đất này có nguồn gốc từ GCNQSD đất đứng tên vợ chồng ông Gạch bà Lợn số AD 918036 ngày 24/5/2006 tách ra và cấp mới lại nên cũng không có giá trị về mặt pháp lý.

Từ những nguyên nhân dẫn đến tình hình phạm tội cũng như các tranh chấp dân sự, đề nghị một số giải pháp để phòng ngừa tội phạm hình sự và tranh chấp dân sự là:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật cho người dân; đặc biệt là thanh thiếu niên. Giáo dục pháp luật và ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ cho các loại đối tượng cụ thể. Phương pháp tuyên truyền cần đổi mới, chọn đúng đối tượng và yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật, thực sự thu hút sự quan tâm của Nhân dân, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

- Kiện toàn bộ máy hành chính ở cấp huyện và cấp xã, chấn chỉnh các mặt hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước, quản lý đất đai. Bộ máy hành chính ở địa phương phải nắm vững pháp luật về đất đai của từng thời kỳ, áp dụng đúng pháp luật hiện hành, giải quyết thấu tình đạt lý cho Nhân dân.

- Áp dụng nghiêm pháp luật về đất đai, đặc biệt là các quy định về quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm phòng ngừa, hạn chế phát sinh tranh chấp về đất đai.

- Tăng cường công tác quản lý địa bàn về an ninh trật tự, quản lý các loại đối tượng có khả năng tái phạm và hoạt động phạm tội; kết hợp phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chức năng.

- Các cơ quan tiến hành tố tụng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật và xét xử nghiêm minh các loại tội phạm. Mặt khác, phải tăng cường công tác xét xử lưu động, nhằm nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân.



2. Các công tác khác:

a. Công tác thi hành án hình sự - Giám đốc kiểm tra:

- Thi hành án hình sự: Tổng số người bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật là 627 bị án. Ra quyết định thi hành bị án 572; ủy thác thi hành án 55 bị án. Trong đó: Toà án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thi hành 25 bị án; Toà án nhân dân cấp huyện ra quyết định thi hành 547 bị án, ủy thác thi hành án 55 bị án. Xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 423 phạm nhân.

- Tổng số bản án, quyết định đã kiểm tra, giám đốc của Toà án nhân dân cấp huyện: 700 bản án, quyết định; số hồ sơ vụ án đã kiểm tra: 703; số hồ sơ thi hành án đã kiểm tra: 296. Tổng số Toà án nhân dân cấp huyện được kiểm tra 7/9 đơn vị.

Công tác thi hành án hình sự được các Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm đúng mức, nề nếp, đảm bảo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự. Việc ra quyết định thi hành án kịp thời, đúng hạn luật định. Việc hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và xét giảm án được thực hiện chặt chẽ, đúng pháp luật.



b. Công tác giải quyết đơn thư:

Tổng số đơn khiếu nại tố cáo đối với quyết định và hành vi tố tụng các Tòa án nhân dân hai cấp đã nhận 23 đơn thuộc thẩm quyền đã giải quyết 19 đơn, đạt tỉ lệ 82,6%. Trong đó, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết 6/10 đơn thuộc thẩm quyền; Các Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết 13/13 đơn thuộc thẩm quyền.

Các Tòa án nhân dân hai cấp đã xử lý kịp thời các đơn thư, đảm bảo đúng pháp luật, không để tình trạng khiếu nại kéo dài; không có trường hợp nào phức tạp, đông người.

c. Công tác thống kê, báo cáo, xây dựng pháp luật:

Thực hiện tốt chế độ báo cáo, thống kê định kỳ và đột xuất; bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo yêu cầu của lãnh đạo cấp trên và địa phương. Công tác văn thư đảm bảo chính xác, bảo mật; việc tiếp nhận, chuyển, gửi các văn bản, tài liệu đi đến kịp thời; tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu theo đúng quy định, gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, tiện việc tra cứu.

Thực hiện tốt công tác tổng hợp, báo cáo chuyên đề pháp luật. Tham gia góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức tốt các hội nghị tổng kết, tập huấn; hội thảo khoa học góp phần nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân hai cấp và Hội thẩm Nhân dân.

d. Công tác xây dựng hệ thống Tòa án nhân dân:

Tổ chức tổng kết công tác năm 2013 và triển khai công tác năm 2014 với sự tham dự và chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các đồng chí lãnh đạo, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan khối nội chính và đại diện cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố. Hội nghị đã đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ trao tặng cho TAND tỉnh, Cờ thi đua Tòa án nhân dân cho Tòa án nhân dân thành phố Huế và thị xã Hương thủy. Phong trào thi đua yêu nước được chú trọng đẩy mạnh với nhiều nội dung, hình thức và khẩu hiệu thi đua mới. Đã tổ chức Hội nghị nhân rộng sáng kiến, cải tiến công tác lần thứ 2, đẩy mạnh phong trào thi đua đi vào chiều sâu và chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại án của Tòa án nhân dân hai cấp.

Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho toàn thể cán bộ, công chức của các Tòa án nhân dân hai cấp. Kịp thời quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Tòa án nhân dân tối cao và địa phương; thông báo kịp thời tình hình thời sự, chính trị trong và ngoài nước, lãnh đạo, định hướng công tác tư tưởng. Triển khai học tập chuyên đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”. Duy trì chế độ giao ban hai cấp hàng tháng, hàng tuần đều đặn. Cán bộ, công chức của các Tòa án nhân dân hai cấp có nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giữ vững lập trường chính trị, tư tưởng, yên tâm công tác.

Về tổ chức bộ máy, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục được tăng cường, kiện toàn, củng cố; đội ngũ lãnh đạo, quản lý và thẩm phán cơ bản đầy đủ. Đội ngũ cán bộ, công chức đã được từng bước được chuẩn hóa theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao. Tiếp tục thực hiện NQTW 4, đẩy mạnh công tác công tác xây dựng Đảng và các tổ chức chính trị, đoàn thể trong sạch vững mạnh.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm thường xuyên được quan tâm thực hiện tốt: 6 tháng đầu năm đã cử 01 đồng chí làm nghiên cứu sinh thạc sỹ tại Australia theo đề án 165 của Chính phủ, 01 cán bộ chuẩn bị làm nghiên cứu sinh thạc sỹ tại Nhật Bản; 4 cán bộ đang nghiên cứu thạc sỹ tại chức. Cử 12 lượt gồm 16 cán bộ, công chức là Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký, cán bộ khác đi dự Hội thảo, Hội nghị, tập huấn nghiệp vụ trên các lĩnh vực: hình sự, dân sự, kinh tế - lao động, nghiệp vụ tin học…do TANDTC tổ chức; đề nghị bổ nhiệm mới 01 Phó chánh án Tòa án cấp huyện; bổ nhiệm lại 01 Thẩm phán sơ cấp, 02 chánh án và 01 Phó chánh án Tòa án cấp huyện.

Đã tổ chức thành công Hội thi Tiếng hát Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội khỏe năm 2014. Các Toà án nhân dân hai cấp tích cực tập luyện các tiết mục văn nghệ để chuẩn bị tham gia Hội thi tiếng hát Toà án nhân dân tỉnh các tỉnh Duyên hải Miền Trung và Tây nguyên năm 2014 do Tòa án nhân dân tỉnh chủ trì, đăng cai tổ chức.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc để đáp ứng yêu cầu hoạt động của các Toà án nhân dân hai cấp. Ứng dụng nhiều phần mềm CNTT trong công tác quản lý và hoạt động của Tòa án hai cấp.

đ. Công tác cải cách tư pháp:

Lãnh đạo Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xác định công tác cải cách hành chính tư pháp là một giải pháp đột phá, một nội dung quan trọng trong lộ trình chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Sáu tháng đầu năm 2014, Toà án nhân dân Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện các nội dung cải cách hành chính tư pháp, duy trì hoạt động Tổ điều phối nghiên cứu, đề xuất, thực hiện công tác cải cách hành chính tư pháp, tiếp tục điều chỉnh những vướng mắc, hoàn thiện về tổ chức bộ máy và quy trình hoạt động của Tổ Hành chính tư pháp Toà án nhân dân tỉnh và các huyện cho phù hợp với các hoạt động hành chính và tố tụng.

Trang thông tin điện tử Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế hoạt động chính thức từ ngày 10/9/2012 đã đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, là diễn đàn trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ, tuyên truyền các hoạt động của các Tòa án nhân dân hai cấp, là nơi hiện thực hóa nguyên tắc hành chính công của Tòa án phục vụ nhân dân và đã trở thành nhịp cầu nối liền giữa cơ quan Tòa án với Nhân dân... Tính đến ngày 31/6/2014 đã có 338.800 lượt truy cập Trang thông tin điện tử, có 207 tin bài của cộng tác viên được đăng tải. Lịch xét xử, lịch tiếp dân, các thông báo, biểu mẫu… được cập nhật đăng tải thường xuyên trên Trang thông tin điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến làm việc với Toà án.

e. Công tác Hội thẩm nhân dân:

Toà án nhân dân tỉnh luôn quan tâm việc nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng xét xử cho các Hội thẩm Nhân dân. Trang bị đầy đủ các tài liệu chuyên môn, tổ chức tập huấn, hội nghị rút kinh nghiệm công tác xét xử cho Hội thẩm các Toà án Nhân dân hai cấp. Sáu tháng đầu năm 2014 đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng xét xử đợt I cho Hội thẩm Tòa án nhân dân hai cấp, tổ chức tổng kết và rút kinh nghiệm công tác xét xử năm 2013 cho các Hội thẩm. Lãnh đạo các Tòa án nhân dân hai cấp đã tổ chức làm việc định kỳ với Trưởng, phó Đoàn Hội thẩm để trao đổi công tác tổ chức, tăng cường quản lý HTND, góp phần nâng cao chất lượng xét xử.



II. Phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014:

- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân hai cấp, đẩy mạnh việc “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm của người cán bộ Tòa án; thực hiện nghiêm túc “quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân”, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Tập trung chỉ đạo công tác xét xử,giải quyết các loại án, quyết tâm phấn đấu vượt các chỉ tiêu đề ra, không để án quá hạn luật định; phấn đấu tỷ lệ án huỷ dưới 1%, án sửa dưới 3%; tăng cường xét xử lưu động để phát huy tác dụng của phiên toà và tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân; chú trọng công tác hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và hành chính; tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân cấp huyện, tiếp tục kiểm tra các đơn vị cấp huyện còn lại; nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; làm tốt việc phát hành bản án và công tác thi hành án hình sự.

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận 92 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính tư pháp tại Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Xây dựng lề lối làm việc khoa học, hiệu quả; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban thẩm phán và cán bộ lãnh đạo các cấp; phát huy sáng kiến cải tiến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của Toà án.

- Tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của Tòa án, tổ chức sơ kết 2 năm hoạt động của Trang thông tin điện tử và tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, nâng cao chất lượng hoạt động trang Trang thông tin điện tử.

- Tiếp tục phát động các phong trào thi đua, sáng tạo các hình thức, đổi mới nội dung và khẩu hiệu thi đua, xây dựng các biện pháp, giải pháp để tổ chức tốt các phong trào thi đua. Kiện toàn, đổi mới Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng sáng kiến, tạo không khí thi đua mới trong các Toà án nhân dân hai cấp.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của Trưởng Cụm thi đua số III, tổ chức thành công Hội thi tiếng hát Toà án nhân dân các tỉnh Duyên hải Miền Trung và Tây nguyên, Hội nghị tổng kết công tác thi đua và rút kinh nghiệm công tác xét xử năm 2014.

- Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng xét xử cho Thẩm phán, Hội thẩm Toà án nhân dân hai cấp; tiếp tục tổ chức các hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề, tạo điều kiện cho đội ngũ thẩm phán, thư ký, thẩm tra viên và cán bộ công chức phát huy năng lực, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức tập huấn các phần mềm nội bộ, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức Toà án nhân dân hai cấp và triển khai áp dụng theo quy định của Toà án nhân dân tối cao.

III. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất:

- Do khó khăn về kinh phí, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh quan tâm, hỗ trợ một phần kinh phí cho Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện cải cách tư pháp; Hỗ trợ kinh phí phục vụ cho công tác xét xử lưu động góp phần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân. Hỗ trợ kinh phí cho việc đăng cai tổ chức các hội thi thể thao, văn nghệ của Toà án nhân dân các tỉnh duyên hải Miền trung -Tây nguyên do Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế được TANDTC giao chủ trì, đăng cai tổ chức.

- Đề nghị Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh có kế hoạch chỉ đạo việc cấp đất, chuẩn bị cho việc xây dựng Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực theo Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị khi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được thông qua; Toà án Nhân dân tỉnh dự kiến xây trụ sở mới để chuyển giao trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh hiện nay cho Toà án Nhân dân thành phố Huế, chuẩn bị thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực thành phố.





CHÁNH ÁN

(Đã ký)

ĐẶNG QUANG


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương