KẾ hoạch số 02 ngàY 25/9/2009 CỦa hđĐ huyệN ĐIỆn bàN


TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 53 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỘI LHTN VIỆT NAM



tải về 181.61 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu11.07.2016
Kích181.61 Kb.
#1651
1   2   3

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

KỶ NIỆM 53 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỘI LHTN VIỆT NAM

(15/10/1956 – 15/10/2009)





Sau khi cách mạng Tháng 8 thành công, ngày 27/9/1945, tại Đại hội Đoàn thanh niên cứu quốc thành phố Hà Nội, Bác Hồ đã chủ thị phải hình thành một mặt trận thanh niên rộng rãi và thống nhất do Đoàn TN cứu quốc làm nòng cốt. Đứng trước yêu cầu đó, ngày 27/3/1946, Bác Hồ ký Sắc lệnh số: 38 về việc thành lập Nha Thanh niên và thể thao. Vào thời gian trên, BTV Trung ương Đảng chỉ thị Tổng bộ Việt Minh chuẩn bị thành lập Đoàn thanh niên Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp các tầng lớp thanh niên Việt Nam phục vụ sự nghiệp “Kháng chiến kiến quốc”.

Tháng 6/1946, Tổng đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời (gọi tắt là Đoàn thanh niên Việt Nam), sau đổi thành Liên đoàn thanh niên Việt Nam, là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên Việt Nam yêu nước, tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Liên đoàn do Đoàn thanh niên cứu quốc làm nòng cốt; kể từ đây, mặt trậnt hanh niên rộng rãi theo tư tưởng của Bác Hồ nhanh chóng phát triển từ Bắc đến Nam. Cuối năm 1946, Liên đoàn thanh niên Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn thanhniên dân chủ thế giới.

Tháng 2/1945, Liên đoàn thanh niên Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ I tại căn cứ địa Việt Bắc trong khói lửa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các địa biểu từ khắp các vùng miền của Tổ quốc đã về dự. Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ kính yêu cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự. Phát biểu tại Đại hội, Bác Hồ kính yêu đã ân cần căn dặn: phải thực hiện đoàn kết, đại đoàn kết trong phong trào thanh niên, phải giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tại Đại hôị, các đại biểu đã bầu anh Nguyễn Chí Thanh làm Chủ tịch Liên đoàn thanh niên Việt Nam (đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm chủ tịch Liên đoàn thanh niên Việt Nam (đ/c Nguyễn Chí Thanh nguyên là UV Bộ chính trị, đại tướng, chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam). Đại hội Liên đoàn thanhniên Việt Nam là sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên với vai trò nòng cốt của Đoàn thanh niên cứu quốc. Sau Đại hội, Liên đoàn thanh niên Việt Nam đã động viên lớp lớp thanh niên hăng hái tham gia các phong trào thi đua tòng quân giết giặc lập công, đẩy mạnh chiến tranh du kích sau lưng địch, đấu tranh chống khủng bố, chống đàn áp, chống bắt lính, đòi tự do, dân chủ, hoà bình trong các đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn … với tinht hần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” theo tiếng gọi “Lên đàng” của nông sông đất nước.

Ngày 08/10/1956, Trung ương Liên đoàn thanh niên Việt Nam và Ban vận động mặt trận thống nhất thanh niên tổ chức Đại hội tại Nhà hát lớn - Thủ đô Hà Nội, Đại hội đã thống nhất các tổ chức thanh niên Việt Nam với tên gọi chung là Hội LHTN Việt Nam. Ngày 15/10/1956, Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ kính yêu và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự. Huấn thị tại đại hội, Bác Hồ căn dặn “Là người chủ tương lai, cho nên toàn thêt thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, để mình làm chủ mai sau”. Đại hội đã bầu BCH Trung ương Hội gồm 53 anh, chị do Bác sỹ - Anh hùng Lao động Phạm Ngọc Thạch làm Chủ tịch.

Tháng 12/1961, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã đánh giá hoạt động trong nhiệm kỳ II là “Đoàn kết chặt chẽ mọi tầng lớn thanh niên, động viên và tổ chức thanh niên học tập, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”, Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ kính yêu đến dự, Bác dạy rằng: Bác yêu mến thanh niên.

- Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ tách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng.

- Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ quốc.

- Vì trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm …”

Đại hội đã bầu Giáo sư Phạm Huy Thông làm Chủ tịch Hội và phát động thanh niên tích cực tham gia thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, ra sức ủng hộ, chi viện cho cuộc đấu tranh của đồng bào và thanh niên Miền Nam.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội, hơn một vạn tập thể thanh niên đã phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, 80 vạn đoàn viên, hội viên, thanh niên tự nguyện đăng ký phấn đấu theo tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai” vì Miền Nam ruột thịt, 15 vạn thanh niên tình nguyện ra nhập Đội TN xung phong chống Mỹ cứu nước. Hơn 5 triệu lượt thanh niên đăng ký tham gia phong trào “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phòng” và gia nhập Quân đội nhân dân chiến đấu vì độc lập tự do, thống nhất đất nước và quyết tâm sắt đá “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, xứng đáng với lời khen của Bác Hồ “Các cháu là thế hệ anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng”.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, Bắc – Trung – Nam xum họp một nhà, thực hiện nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đoàn, tại thành phố Hồ Chí Minh trong 02 ngày 2021/9/1976, Hội LHTN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thống nhất mặt trận thanh niên trong cả nước. Đây là sự kiện chính trị trọng đại trong phong trào thanh niên nước ta. Lần đầu tiên tại thành phố mang tên Bác kính yêu, đoàn đại biểu Hội LHTN Việt Nam gặp gỡ đoàn đại biểu Hội LHTN Giải phóng Miền Nam Việt Nam, cùng nhau bàn việc thống nhất mặt trận thanh niên Việt Nam và lấy tên chung là Hội LHTN Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của toàn thể thanh niên Việt Nam. Hội nghị thông qua điều lệ mới của Hội LHTN Việt Nam và hiệp thương chọn cử UB Trung ương Hội gồm 96 anh, chị do Giáo sư Lê Quang Vịnh làm chủ tịch. Trong hai ngày 2425/9/1976, Hội nghị toàn quốc của Hội LHTN Việt Nam tiếp tục họp tại thành phố Hồ Chí Minh thảo luận và đề ra nội dung công tác Hội thời kỳ mới. Đây là hình ảnh sinh động trong khối đoàn kết, tập hợp, thống nhất của thanh niên Việt Nam, là lực lượng hùng hậu của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Hội nghị đã biểu dương những chiến công của thế hệ trẻ trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH. Đặc biệt, hội nghị đã dành thời gian thảo luận công tác củng cố tổ chức Hội LHTN Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới.

Tháng 9/1988, hội nghị UB Trung ương Hội LHTN Việt Nam họp tại Hà Nội đã tiến hành kiện toàn UB Trung ương Hội. Anh Hà Quang Dự - bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn (khoá V) được hiệp thương chọn cử làm chủ tịch UB Trung ương Hội thay Giáo sư Lê Quang Vịnh nhận nhiệm vụ mới.

Ngày 8/12/1994, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ III được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, 400 đại biểu chính thức đã tham dự đại hội. Đại hội đã thông qua điều lệ Hội sửa đổi và hiệp thương chọn cử anh Hồ Đức Việt, UV.BCH Trung ương Đảng, bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn làm chủ tịch Hội, Đại hội quyết định lấy ngày 15/10 hằng năm là ngày truyền thống của Hội LHTN Việt Nam và đề ra các nhiệm vụ chủ yếu của Hội từ năm 1994 đến năm 1999 với 5 chương trình là: “Lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước phồn vinh”, “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển văn hoá, thể dục thể thao”, “Bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh”, “Công tác xã hội, bảo vệ môi trường”, Hợp tác hữu nghị với tuổi trẻ trong khu vực và trên thế giới”; 3 cuộc vận động là: “Tiết kiệm, tích luỹ”, “Chống mù chữ, chống thất học”, “Hiến máu nhân đạo”. Tại hội nghị UB Trung ương Hội cuối năm 1997, chị Trương Thị Mai – Bí thư Trung ương Đoàn được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch UB Trung ương Hội thay anh Hồ Đức Việt nhận nhiệm vụ mới.

Thực hiện nghị quyết đại hội, trong nhiệm kỳ 19941999, các cấp bộ Hội đã huy động số vốn hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ cho trên 700.000 thanh niên tổ chức sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế; xây dựng 3.530 CLB khuyến nông, đảm nhận 93.530 công trình thanh niên trị giá 276 tỷ đồng, thu hút gần 12 triệu lượt hội viên, thanh niên tham gia; phát động chiến dịch “Ánh sáng văn hoá hè”, phong trào thanh niên tình nguyện thu hút gần 80.000 hội viên, thanh niên tham gia, mở gần 35.000 lớp học xoá mù chữ cho 530.000 lượt người; công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Hội có bước phát triển tích cực

Nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 19941999, đồng thời đề ra phương hướng nhiệm kỳ mới, từ ngày 13 -> 15/01/2000, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IV đã được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, 599 đại biểu tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của cán bộ, hội viên, thanh niên cả nước đã về dự đại hội. Đại hội diễn ra vào thời điểm dân tộc ta cùng cả nhân loại bước vào thời khắc lịch sử chuyển giao giữa hai thế kỷ. Đại hội đã thông qua điều lệ Hội sửa đổi và quyết định đề ra năm cuộc vận động là: “Học tập, sáng tạo vượt bậc vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, “Giúp nhau lập nghiệp vì dân giàu, nước mạnh”, “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, “Vì chủ quyền Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên”, “Xây dựng nếp sống văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đại hội đã hiệp thương chọn sử chị Trương Thị Mai – Bí thư Trung ương Đoàn giữ chức chủ tịch Hội LHTN Việt Nam.

Tại kỳ họp UB Trung ương Hội LHTN Việt Nam lần thứ 5 (khoá IV) ngày 15/2/2003 đã hiệp thương kiện toàn UB Trung ương Hội, Đoàn chủ tịch và Thường trực Đoàn chủ tịch UB Trung ương Hội, anh Hoàng Bình Quân – UV.BCH Trung ương Đảng – Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử giữ chức chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thay chị Trương Thị Mai nhận nhiệm vụ mới.

Thực hiện nghị quyết đại hội, nhiệm kỳ 20002005, kết quả công tác Hội và phong trào thanh niên Việt Nam có nhiều bước phát triển, 5 cuộc vận động của Hội đã góp phần không nhỏ vào sự tạo dựng, bồi đắp những phẩm chất, đức tính cho lớp thanh niên Việt Nam trưởng thành trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Gần 290.000 hội viên, thanh niên được nhận học bổng với số tiền trên 60 tỷ đồng; 361.000 hội viên, thanh niên hỗ trợ, giúp nhau lập nghiệp với số tiền lên tới 206 tỷ đồng; gần 530.000 hội viên, thanh niên được chuyển giao, tiếp nhận các kiến thức khoa học, kỹ thuật, chỉ tính riêng hơn 3.000 hội viên Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã đạt doanh thu trên 5 tỷ USD/năm và tạo việc làm với thu nhập ổn định cho trên 600.000 lao động; 226.583 hội viên, thanh niên tham gia các chiến dịch thanh niên tình nguyện; đầu nhiệm kỳ chỉ có 2,5 triệu hội viên, đến hết năm 2004, tổng số hội viên trong cả nước đạt 5,6 triệu (vượt kế hoạch đề ra 600.000 hội viên) … Những thành tích trên đã góp phần không nhỏ vào thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời gian qua.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ ngày 25 đến 27/02/2005, đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ V đã diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, tham dự đại hội có 798 đại biểu, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ngành, đoàn thể của Trung ương và Hà Nội, các cán bộ chủ chốt của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội qua các thời kỳ, ngoại giao đoàn và gần 40 đoàn đại biểu quốc tế đã đến dự, chỉ đạo và chia vui với Đại hội. Đại hội diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và kế hoạch 5 năm (20012005). Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Nông Đức Mạnh đã có bài phát biểu quan trọng, đồng thời thay mặt BCH Trung ương Đảng trao tặng thanh niên Việt Nam và Hội LHTN Việt Nam bức trướng mang dòng chữ: “Thanh niên Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, hăng hái tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội đã tổng kết công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ IV và đề ra phương hướng công tác Hội nhiệm kỳ V, thông qua điều lệ Hội sửa đổi, hiệp thương chọn cử UB Trung ương Hội khoá V gồm 135 anh chị; anh Nông Quốc Tuấn – Bí thư Trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử giữ chức chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khoá V. Hưởng ứng phong trào “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII phát động; với tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, tình nguyện” và ý chí quyết tâm “Đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vì độc lập dân tộc và CNXH”, đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ V đã phát động thanh niên Việt Nam hưởng ứng và tham gia 5 cuộc vận động là: “Thanh niên đi đầu trong xã hội học tập”, “Thanh niên làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia xoá đói giảm nghèo”, “Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng’, “Vì cuộc sống bình yên, vì chủ quyền Tổ quốc”, “Thanh niên sống đẹp”.

Để khẳng định những kết quả, thành tích và sự đóng góp của các thế hệ cán bộ, hội viên, thanh niên đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nhân kỷ niệm ngày truyền thống của Hội, ngày 09/5/2005, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số: 433-QĐ/CTN tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Hội LHTN Việt Nam vì “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, vận động thanh niên tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội, giữ gìn an ninh - quốc phòng …, góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc”.

Chiều 27/2/2009 tại Hà Nội, trong Hội nghị Ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam lần thứ 5 khóa V, anh Võ Văn Thưởng-Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng-Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn đã được hiệp thương cử làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Anh Thưởng kế tiếp nhiệm vụ của anh Nông Quốc Tuấn - vừa được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Hội nghị cũng đã hiệp thương cử anh Nguyễn Phước Lộc-Trưởng Ban Mặt trận Thanh niên T.Ư Đoàn làm Phó Chủ tịch thường trực Hội LHTN Việt Nam. Trước đó, hội nghị cũng đã nhất trí cho rút tên 33 Ủy viên Ủy ban T.Ư Hội đã chuyển công tác và hiệp thương bổ sung vào Ủy ban T.Ư hội khóa V đối với 30 anh, chị. Phát biểu nhận nhiệm vụ, anh Võ Văn Thưởng nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm năm 2009 đối với Hội LHTN Việt Nam. Đây là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội (ĐH) Đoàn toàn quốc lần thứ IX, năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết ĐH lần thứ V của Hội, đây cũng là năm có 2 Hội thành viên quan trọng tổ chức ĐH là Hội Sinh viên VN, Hội Doanh nghiệp trẻ VN. “Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ. Nhu cầu của thanh niên và yêu cầu mở rộng mặt trận tập hợp và đoàn kết thanh niên đòi hỏi chúng ta nỗ lực rất lớn trong thực hiện 5 cuộc vận động, chương trình mà Ủy ban đã thông qua. Tôi đề nghị các cấp bộ Hội, mỗi cán bộ nỗ lực sáng tạo, đề xuất nội dung, hiến kế giải pháp chăm lo tốt nhu cầu lợi ích chính đáng của thanh niên, tạo bước đột phá trong tập hợp rộng rãi các đối tượng thanh niên, đặc biệt chú trọng đến công nhân trẻ, trí thức trẻ, tài năng trẻ, doanh nhân trẻ, nghệ sỹ trẻ, cộng đồng cư dân mạng trên internet...Hoạt động Hội phải nỗ lực để chiếm lĩnh được sự quan tâm của thanh niên và xã hội. Mỗi hoạt động phải mang đến cho thanh niên và xã hội những thông điệp tốt đẹp, gợi mở và thúc đẩy thanh niên không ngừng học tập, lao động giỏi, tích cực tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng...” - tân Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Võ Văn Thưởng nhấn mạnh. 

Hội LHTN Việt Nam tổ chức kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống của Hội vào thời điểm toàn dân và toàn quân ta đang sa sức thi đua thực hiện chương trình hành động cách mạng đưa nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào cuộc sống. Hội LHTN Việt Nam các cấp tiến hành tổ chức đại hội các cấp nhiệm kỳ 2009-2014. Kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống của Hội là sự kiện chính trị quan trọng nhằm tuyên truyền cho hội viên, thanh niên những cống hiến của các tầng lớp thanh niên và tổ chức Hội; của mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. tự hào về truyền thống vẻ vang của Hội; đẩy mạnh việc xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Hội; hắng hái thi đua, tình nguyện thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.

Với ý nghĩa nửa thế kỷ cống hiến và trưởng thành, các cấp bộ Hội từ Trung ương tới địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi và ấn tượng. Tại thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội sẽ mítting kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống của Hội và trao giải thưởng 15 tháng 10 – đây là phần thưởng cao quý của Hội LHTN Việt Nam nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào của Hội, lần đầu tiên được trao tặng nhân kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống. Trung ương Hội sẽ tổ chức tuyên dương “Thanh niên sống đẹp” – đây là chương trình tuyên dương các tấm gương điển hình về chăm lo xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá, thi đua sống đẹp - sống có ích; tinh thần hăng hái tình nguyện, hành động cống hiến vì mọi người trong cuộc sống, học tập và công tác; gương “Người tốt, việc tốt” trong thanh niên.

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, nhìn lại chặng đường đã qua của Hội LHTN Việt Nam, mỗi thanh niên Việt Nam có quyền tự hào bởi trong mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, với vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam đã có những đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam đã cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng, hun đúc nên truyền thống vẻ vang của Hội LHTN Việt Nam và các tầng lớp thanh niên Việt Nam là yêu nước nồng nàn, gắn bó với lợi ích dân tộc; xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, tình nguyện chung sức vì sự phồn vinh của đất nước, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân “Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.



---------




TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY AHLS NGUYỄN VĂN TRỖI HY SINH 15.10.1964-15.10.2009


Cách đây gần 45 năm, nhân kỷ niệm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam 15/10/1964, một sự trùng hợp ngẫu nhiên của lịch sử làm cho tuổi trẻ chúng ta không thể nào quên được, Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đã bị bọn đế quốc và tay sai Mỹ - Khánh đem ra pháp trường xử bắn tại nhà lao Khám Chí Hoà. Khác với hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã hy sinh tại pháp trường một cách thầm lặng, Nguyễn Văn Trỗi đã đàng hoàng, thanh thản bước tới cái chết với tinh thần quyết chiến, quyết thắng cao độ trước trên dưới 40 nhà báo trong nước và nước ngoài.

9 h 50 phút ngày 15/10/1964, chỉ 9 phút ngắn ngũi, anh hết sức bình tĩnh, dũng cảm đến tuyệt vời. Trước lúc hy sinh anh gọi Bác 3 lần "Hồ Chí Minh muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm". Chỉ sau vài giờ khi địch thi hành xong bản án, toàn thế giới đều biết tên Người thợ điện sài Gòn trước họng súng kẻ thù, đã tranh thủ từng phút giây để vạch mặt bọn Mỹ xâm lược và bọn tay sai bán nước.

Trong cuộc đấu tranh chung của loài người chống đế quốc Mỹ, bảo vệ hoà bình, độc lập, tự do cho Tổ Quốc, Nguyễn Văn Trỗi như một ngôi sao chói lọi xuất hiện và nhanh chóng được hàng triệu người trên thế giới biết đến, nhất là thanh niên ngưỡng mộ, cảm phục và nguyện sống, chiến đấu như anh.

Nguyễn Văn Trỗi sinh năm 1940 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Thanh Quýt - xã Điện Thắng - huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam. (Nay là xã Điện Thắng Trung-Huyện Điện Bàn) Mười lăm tuổi ra Đà Nẵng rồi một năm sau, vào Sài Gòn tìm việc làm, đạp xích lô mướn rồi đi học nghề thợ điện. Được các cô bác, anh chị cùng quê vào Sài Gòn dìu dắt, giác ngộ, người thợ điện Nguyễn Văn Trỗi đã tình nguyện tham gia lực lượng vũ trang cách mạng nội thành Sài Gòn - Gia Định và thiết tha được cầm vũ khí trực tiếp giết bọn xâm lược. Đầu tháng 5/1964 anh được tham gia dự trận đánh cầu Công Lý, phục kích để giết tên bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mác-Na-Ma-Ra và đồng bọn - đó là trận đánh đầu tiên của anh. Mặc dù mới cưới vợ, anh đã không để hạnh phúc riêng của mình ảnh hưởng đến nhiệm vụ cách mạng, cổn tiền để mua dây điện pin...anh đã bán chiếc nhẫn cưới mà vợ mới trao. Bị địch bắt vào tối ngày 9/5/1964 khi anh đang cùng đồng đội kéo dây điện tới nối vào quả mìn ở đầu cầu, anh đã nhận toàn bộ trách nhiệm về phần mình để bảo vệ cho đơn vị và cơ sở đã nuôi nấn anh. Địch vừa đánh đập, vừa dụ dỗ và dùng hình ảnh người vợ trẻ đẹp, với tuần trăng mật chưa trọn vẹn để mua chuộc anh, nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại.

Ở trong tù, Nguyễn Văn Trỗi phải chịu bao nhiêu cực hình tra tấn dã man của địch, nhưng anh luôn giữ vững khí tiết, bảo vệ cơ sở cách mạng và tìm cách vượt ngục để tiếp tục chiến đấu. Nhiều lần anh nói thẳng vào mặt kẻ thù "Còn giặc Mỹ không ai có hạnh phúc nổi" - Hạnh phúc đối với anh chỉ tìm thấy trong đấu tranh cách mạng. Những lần cuối cùng gặp vợ trong khám tử hình, anh vẫn động viên chị Quyên hãy cứng rắn, đi tiếp con đường anh bỏ dỡ - con đường mà Đảng đã vạch ra cho các thế hệ thanh niên.

Đất nước ta không kể hết biết bao lần đánh giặc ngoại xâm. Chia ly - đó là đặc điểm của những tình yêu thời đánh giặc; tình yêu và xa cách, có thể nói như một ý danh nhân:

"Trong tình yêu - nỗi cách xa

Như ngọn gió thổi qua ánh lửa

Gió khơi bùng đám lửa to cháy đỏ

Và dập vùi tia lửa nhỏ mong manh"

Đó là những cuộc chia ly màu đỏ; Đó là những tình yêu xứng với đất nước; Đó là những tình yêu Nguyễn Văn Trỗi. Bởi thế anh không có gì phải tiếc nuối cho riêng mình "Tôi chỉ tiếc là chưa giết được Mắc-Na-Ma-Ra". Đấy là nuối tiếc cho công việc chung.

Trước toà án anh đã trở thành người buộc tội đế quốc Mỹ và tay sai - Anh nói: "Chính bọn Mỹ mới là kẻ có tội, là thủ phạm gây ra cảnh xóm làng tan nát, cảnh chết chóc lầm than, con mất cha, vợ mất chồng".

Nguyễn Văn Trỗi không còn nữa, nhưng trong cuộc đấu tranh chung của loài người chống đế quốc bảo vệ hoà bình, bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ Quốc, Nguyễn Văn Trỗi như một ngôi sao chói lọi, một tia chớp nhanh chóng được hàng triệu triệu người dân thế giới biết đến tên anh. Một thanh niên Việt Nam, một chiến sĩ mang trong mình truyền thống vẻ vang của một dân tộc bách chiến, bách thắng, lời hô cuối cùng của anh như hiệu kèn xung trận, thúc dục mọi người lao vào cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng loài người.

Gần 45 năm đã trôi qua, lịch sử đất nước đã sang trang, nhưng Nguyễn Văn Trỗi mãi mãi là một con người anh hùng "Sống vĩ đại, chết vẻ vang", một bài học lớn về tinh thần xả thân vì nước, xứng đáng với lời Bác Hồ viết về anh:

"Vì Tổ Quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng.

Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập".

Học tập khí phách anh hùng của Nguyễn Văn Trỗi và đồng đội của anh trước đây, đã biết bao nhiêu chiến sĩ lao lên phía trước "Tìm nguỵ mà đánh - tìm Mỹ mà diệt". trong giờ phút thiêng liêng này, để sống xứng đáng với niềm tin yêu và mong đợi của Anh, của đồng bào, đồng chí đã hy sinh cho Tổ Quốc, cho cuộc sống hôm nay đầy hương hoa ngọt lành, cho tuổi trẻ Quảng Nam ngẩng cao đầu tự hào vô biên và niềm tin vững bước đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Noi gương Anh, tuổi trẻ Huyện Điện Bàn hôm nay nguyện đoàn kết một lòng, sống xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương, của dân tộc, phát huy trí tuệ và bản lĩnh của con người Việt Nam nói chung, của tuổi trẻ Quảng Nam nói riêng, ra sức học tập, rèn luyện, cống hiến tài năng, sức trẻ để xây dựng quê hương giàu đẹp.




ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN


tải về 181.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương