Kế hoạch 130-kh/qu ngày 14/3/2014 của Quận ủy về tổ chức



tải về 169.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích169.98 Kb.
#13149


BỘ ĐỀ THI

Thực hiện Kế hoạch 130-KH/QU ngày 14/3/2014 của Quận ủy về tổ chức Hội thi Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014, Ban Tuyên giáo Quận ủy biên soạn, tổng hợp Bộ đề thi – đáp án “Bác Hồ với chiến dịch Điện Biên Phủ” để các đơn vị sử dụng trong phần thi trắc nghiệm tại Hội thi cấp cơ sở.

Câu 1. “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Nhận định trên được nêu trong tài liệu nào của Trung ương Đảng?

a- Lệnh động viên gửi toàn thể cán bộ và chiến sĩ mặt trân Điện Biên Phủ ngày 6-12-1953 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp 

b- Nghị quyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng ngày 19-4-1954

c- Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ngày 6 tháng 12-1953 

Câu 2. Ngày, tháng, năm nào Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Bác Hồ quyết định chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

a- Ngày 24-01-1954

b- Ngày 26-01-1954 

c- Ngày 27-01-1954

Câu 3. Phối hợp với chiến trường cả nước, trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, để giành cờ thưởng luân lưu "Quyết chiến, quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam đã phát động phong trào gì?

a - Phong trào thi đua giết giặc lập công

b - Phong trào thi đua theo gương Ngô Gia Khảm

c - Phong trào đảm phụ kháng chiến

Câu 4. Ngày 5/1/1954, Bác Hồ trao….. cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp để động viên, thể hiện niềm tin của Người đối với quân dân trên mặt trận Điện Biên Phủ.

a. Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng”

b. Lá cờ đỏ sao vàng

c. Bức thư

Câu 5. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi được đánh giá như “một mốc lịch sử bằng vàng “ Đó là câu nói của ai ?

a. Võ Nguyên Giáp



b. Hồ Chí Minh

c. Phạm Văn Đồng



Câu 6. Ngày 6/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ tại căn cứ nào?

a. Tại Việt Bắc

b. Tại Cao Bằng

c. Tại Điện Biên

Câu 7. Khi trao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chỉ đạo quan trọng gì, nguyên văn câu nói đó là gì?

a. “Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không thắng không đánh”.

b. “Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh chắc, thắng chắc”.

c. “Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, chắc thắng mới đánh, không thắng không đánh”.

Câu 8. Đại tướng Henri Navarre, người đối đầu với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trận Điện Biên phủ đã nói: “Phía Việt Nam chiến thắng là đúng. Vì trong suốt 9 năm chiến tranh, họ chỉ có 1 người chỉ huy quân sự duy nhất là …..? và 1 người chỉ huy chính trị cao nhất là ……”

a. Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Phạm Văn Đồng



b. Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Hồ Chí Minh

c. Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng Bí thư Lê Duẩn



Câu 9. 1/1/1954, Hồ Chí Minh nói: “ Tổng tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải  đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” Vị tướng được trao nhiệm vụ là ai? 

a.Võ Nguyên Giáp 

b. Nguyễn Chí Thanh

c. Hoàng Văn Thái

Câu 10. Kết thúc Hội nghị  Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh đã chỉ thị đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả  về chính trị, không những  đối với trong nuớc mà cả  đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ  được”. Hội nghị Bộ Chính trị mở vào thời gian nào? 

a. 6/12/1953

b. 7/5/1954

c. 30/3/1954

Câu 11. Ngày 12/5/1954, Báo Nhân Dân có đăng bài thơ “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ” của tác giả C.B. Đây là bài thơ đầu tiên viết về sự kiện lịch sử này. Tác giả bài thơ này là ai?

a. Tố Hữu

b. Bác Hồ

c. Võ Nguyên Giáp

Câu 12. Hồ Chủ tịch đã gửi thư để động viên và giao nhiệm vụ cao cả cho toàn thể bộ đội tại mặt trận Điện Biên Phủ vào ngày tháng năm nào?

a. 14/3/1954 (đăng trên báo QĐND số 131)

c. 10/3/1953

d. 11/3/1953

Câu 13. Trong Bức điện khen ngợi động viên cán bộ, chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ Bác Hồ nhấn mạnh: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”. Bức điện Bác gửi vào ngày tháng năm nào?

a. Ngày 15/3/4954

b. Ngày 14/3/4954

c. Ngày 16/3/4954

Câu 14. Ngày 22/3/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ……trực tiếp làm công tác thương binh tại mặt trận Điện Biên Phủ. Cho thấy Bác đặc biệt quan tâm đến chiến trường Điện Biên Phủ nói chung và tính mạng, sức khỏe của bộ đội nói riêng.

a. Bác sĩ Vũ Đình Tụng (Bộ trưởng Bộ Thương binh)

b. Giáo sư Tôn Thất Tùng (Thứ trưởng Bộ Y tế)

c. Cả a và b

Câu 15. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng vào năm nào?

a. Năm 1945

b. Năm 1948 (20/1/1948 – Sắc lệnh 110)

c.1954

Câu 16. Ai là người chỉ đạo việc xây dựng lại Điện Biên Phủ sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc ?

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh (giao cho Sư đoàn 316 đảm nhiệm)

b. Tổng Bí thư Lê Duẩn

c. Chủ tịch Trường Chinh

Câu 17. Bài thơ “Quân toàn thắng ở Điện Biên Phủ” của Hồ Chủ Tịch được viết vào thời gian nào?

a. Ngày 07 tháng 05 năm 1954

b. Ngày 10 tháng 05 năm 1954

c. Ngày 12 tháng 5 năm 1954

Câu 18. Ba chữ Điện Biên Phủ đã làm cho tiếng tăm dân Việt Nam ta lừng lẫy khắp năm châu…Đảng nói “Kháng chiến phải trường kỳ gian khổ song nhất định thắng lợi”. Kết quả là lời nói của Đảng đã thực hiện, nhân dân ta đã thắng, thực dân Pháp đã thua”. Lời nói trên của ai

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bài báo Điện Biên Phủ, ký tên LT đăng trên báo Nhân dân số 1516 ngày 7/5/1958)

b. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

c. Thủ tướng Phạm Văn Đồng


Câu 19. Hình tượng Bác Hồ được khắc họa như người Cha, người Bác, người Anh, người Tổng chỉ huy của cuộc kháng chiến chống Pháp, của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong một đoạn thơ:

Tiếng reo núi vọng sông rền



Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ

Bác đang cúi xuống bản đồ

Chắc là nghe tiếng quân hò quân reo…

Từ khi vượt núi qua đèo

Ta đi Bác vẫn nhìn theo từng ngày

Tin về mừng thọ đêm nay

Chắc vui lòng Bác giờ này đợi trông…

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả là ai?


a. Bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu

b. Bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên

c. Bài thơ “Bác đến” của Trần Minh Hồ

Câu 20. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ 10 nhiệm vụ để “Lãnh đạo kháng chiến và chính sách quân sự” trong đó nhiệm vụ số 1 là ‘Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực, mở rộng vùng tự do. Đó là phương hướng chiến lược của ta hiện nay”. Trên thực tế, tư tưởng này đã trở thành tư tưởng quân sự của Đảng ta chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần tạo nên những bước tiến vững chắc cho kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ. Tư tưởng trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở đâu?

a. Tại Hội nghị lần thứ tư BCHTW (khóa II) năm 1953 (tháng 1/1953)

b. Tại cuộc họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn về nhiệm vụ quân sự kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 tháng 9/1953

c. Tại Hội nghị Bộ Chính trị vào ngày 6/12/1953

Câu 21. Ngày 6/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ tại căn cứ nào?

a. Tại Tuyên Quang



b. Tại Việt Bắc

c. Tại Điện Biên



Câu 22. Đợt tiến công thứ ba của chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc vào ngày tháng năm nào? Hướng trọng điểm tấn công?

a- 20h ngày 30-4 đến 18 h ngày 6-5-1954, cao điểm D1, D2, A1

b- 8h ngày 1-5 đến 14h ngày 7-5-1954, cao điểm C, C1, E

c- Đêm 1-5 đến 17h30 ngày 7-5-1954, cao điểm A1, C1 và một số cứ điểm phía Tây 

Câu 23. Khối bộc phá 1.000kg làm hiệu lệnh tổng công kích của bộ đội ta vào trung tâm tập đoàn cứ điểm trong chiến dịch Điện Biên Phủ được đặt ở quả đồi nào?

a- Đồi A1

b- Đồi C1

c- Đồi D1

Câu 24. Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển từ Nà Tấu về Mường Phăng vào thời gian nào?

a-Ngày 25-12-1953

b-Ngày 29-01-1954

c-Ngày 31-01-1954

Câu 25. Lực lượng ta làm chủ đồi Độc Lập vào thời gian nào? Đơn vị chủ lực tham gia tấn công chiếm đồi Độc Lập?

a-Ngày 14-3-1954; trung đoàn 25, tiểu đoàn 174

b-Ngày 15-3-1954, trung đoàn 165 và 88 

c-Ngày 16-3-1954, trung đoàn 36

Câu 26. Đợt thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra vào thời gian nào? Hướng chính của đợt tấn công lần thứ hai này?

a- 17h ngày 26-3 đến ngày 26-4-1954, sân bay Mường Thanh, đồi A1

b- 17h ngày 28-3 đến ngày 28-4-1954, đồi C1, D1

c- 17h ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954; cao điểm phía đông C1, C2, C, E, D1, D2, A1 

Câu 27. Đơn vị trực tiếp tham gia bao vây, kiềm chế pháo binh và tấn công phân khu Hồng Cúm- Mường Thanh?

a- Trung đoàn 57 đại đoàn 304 

b- Đại đoàn 308

c- Đại đoàn 316

Câu 28. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có bao nhiêu cứ điểm ? Mấy phân khu? Tổng số quân địch tại Điện Biên Phủ?

a- 45 cứ điểm; hai phân khu; 10.500 tên

b- 49 cứ điểm; ba phân khu; 16.200 tên 

c- 53 cứ điểm; bốn phân khu; 14.200 tên

Câu 29. Phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh” được Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch thông qua vào thời điểm nào?

a- Ngày 6-12-1953 tại hội nghị Bộ Chính trị thông qua kế hoạch Điện Biên Phủ

b- Ngày 29-12-1953 tại hội nghị cơ quan tham mưu tiền phương

c- Ngày 14-01-1954 tại hội nghị cán bộ chỉ huy các đại đoàn

Câu 30. Phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, để huy động lực lượng tiêu diệt các cứ điểm địch trên địa bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã đưa ra khẩu hiệu hành động gì?
a- Khẩu hiệu "tất cả cho tuyền tuyến"

b- Khẩu hiệu "tất cả để đánh địch tại Điện Biên Phủ"

c- Khẩu hiệu "tất cả cho chiến thắng"

Câu 31. Sáu tiểu đoàn quân tinh nhuệ Âu Phi nhảy dù xuống Mường Thanh, đánh chiếm Điện Biên Phủ vào thời gian nào? Kế hoạch của Na Va trong phòng thủ Điện Biên Phủ (tháng 12-1953) gồm có mấy bước?

a- Ngày 18-1-1953, 3 bước

b- Ngày 20 -11-1953, 4 bước

c- Ngày 21-11-1953; 5 bước

Câu 32. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia thành mấy đợt tấn công?

a- 2 đợt

b- 3 đợt

c- 4 đợt

Câu 33. Đợt tấn công lần thứ nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra vào thời gian nào?

Hướng tiến công chính của lực lượng ta?

a- 17h ngày 9-3 đến ngày 15-3-1954. Đồi C1, D1

b- 17h ngày 10-3 đến ngày 20-3-1954. Đồi E, A1

c- 17h ngày 13-3 đến ngày 17-3-1954. Cứ điểm Him Lam, đồi Độc Lập và Bản Kéo.

Câu 34. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Kế hoạch tác chiến Đông -Xuân 1953-1954 vào thời gian nào ? Hướng chính của chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 ?

a- Cuối tháng 9-1953, hướng chính là Tây Bắc   

b- Cuối tháng 10-1953, hướng chính là Bắc Tây Nguyên

c- Đầu tháng 12-1953, hướng chính là Trung Lào

Câu 35. Ngày tháng năm mở màn chiến dịch Đông Xuân năm 1953-1954 ? Đơn vị tham gia mở đầu chiến dịch ? Hướng tiến công chính của chiến dịch ?

a- Ngày 9-12-1953, đại đoàn 308, hướng tiến công chính là Trung Lào



b- Ngày 10-12-1953, đại đoàn 316, hướng tiến công chính là Lai Châu

c- Ngày 11-12-1953, đại đoàn 312, hướng tiến công chính là Lào Cai.



Câu 36. Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua kế hoạch chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ của Tổng quân ủy vào thời gian nào ?

 Đồng chí nào được cử làm Bí thư Đảng ủy và Chỉ huy trưởng chiến dịch Điện Biên Phủ ?

a- Ngày 6-11-1953, Đại tướng Hoàng Văn Thái



b- Ngày 6-12-1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp

c- Ngày 6-01-1954, Đại tướng Văn Tiến Dũng



Câu 37. Phối hợp với chiến trường cả nước, trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, để giành cờ thưởng luân lưu "Quyết chiến, quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam đã phát động phong trào gì?

a - Phong trào thi đua giết giặc lập công

b - Phong trào thi đua theo gương Ngô Gia Khảm

c - Phong trào đảm phụ kháng chiến

Câu 38. Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài trong bao lâu?

a. 55 ngày đêm (từ 13/3/1954 đến 7/5/ 1954)

b. 56 ngày đêm

c. 57 ngày đêm



Câu 39. Loại phương tiện vận chuyển đắc lực nào của các đoàn dân công trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

a. Xe thồ

b. Xe công nông

c. Quang gánh

Câu 40. Him Lam là cứ điểm tiêu diệt thứ mấy trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

a. Đầu tiên

b. Thứ hai

c. Thứ ba

Câu 41. Chiến dịch nào của ta trong kháng chiến chống Pháp đã làm phá sản kế hoạch Rơve
a. Chiến dịch biên giới thu-đông 1950

b. Chiến Dịch Hòa Bình 1951-1952

c. Chiến dich Tây Bắc 1952



Câu 42. Chiến dịch nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava? 

a. Chiến dịch biên giới thu đông 1950

b. Chiến dịch biên giới Đông Xuân 1953-1954

c. Chiến dịch Điện Biên Phủ



Câu 43. Bước 1 của kế hoạch Nava từ thu đông 1953 và xuân 1954 sẽ giữ vững phòng ngự chiến lược ở đâu?

a. Miền Bắc

b. Miền Nam 

c. Tây Bắc



Câu 44. Kết quả của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 là:

a/ Kế hoạch Navarre bước đầu bị phá sản vì Pháp không tập trung được lực lượng*
b/ Ta giải phóng hoàn toàn Thượng và Trung Lào

c/ Ta giải phóng được Việt Bắc

Câu 45. Tại sao Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một pháo đài không thể công phá?
a/ Chiếm hoàn toàn miền Bắc

b/ Thu hút lực lượng của ta vào đây để tiêu diệt*

c/ Chiếm lại Trung và Thượng Lào

Câu 46. Có bao nhiêu bộ đội và dân công tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ?

a/ 60500 quân – 270000 dân công

b/ 50000 quân – 200000 dân công

c/ 55000 quân – 261464 dân công*

Câu 47. Thời gian của từng đợt tấn công của Chiến dịch Điện Biên Phủ

a/ Đợt 1: 13 – 17/3/1954, đợt 2: 30/3 – 26/4/1954, đợt 3: 01 – 07/5/1954*

b/ Đợt 1: 13 – 17/3/1954, Đợt 2: 30/3 – 26/5/1954, Đợt 3: 01 – 07/5/1954

c/ Đợt 1: 13 – 17/4/1954, Đợt 2: 30/4 – 26/5/1954, Đợt 3: 01 – 07/6/1954

Câu 48. Đợt thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ đã bắt sống được tướng Pháp nào?
a/ Lecler

b/ De Gaulle

c/ De Castrie*

Câu 49. Chiến sĩ nào là người dẫn đầu đơn vị bắt sống Tướng Đờ-Cát-tơ-ri và toàn bộ Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân đội Pháp vào 17giờ 30 phút ngày 07/5/1954 ?

a. Đồng chí Hoàng Đăng Vinh

b. Đồng chí Nguyễn Quang Thuận

c. Đồng chí Phạm Ngọc Mậu

Câu 50. “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước...”

Bác Hồ phát biểu câu này ở đâu? Vào thời gian nào?

a/ Hà Nội – 02/9/1945

b/ Tân Trào – 13/8/1945

c/ Đền Hùng – 19/9/1954*

Câu 51. “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là câu thơ ca ngợi chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân ta vào ngày:

a/ 05/7/1954

b/ 07/5/1954*

c/ 01/5/1954

Câu 52. Nội dung nào của Hiệp định Genève thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta?

a/ Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Đông Dương*

b/ Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước Đông Dương
c/ Mỹ được vào miền Nam giải giáp quân Pháp

Câu 53. Năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy chiến dịch nào làm nên thắng lợi vẻ vang “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”?

a. Chiến dịch Biên Giới.

b. Chiến dịch Việt Bắc.

c. Chiến dịch Điện Biên Phủ.



Câu 54. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 của ta đã buộc quân Pháp phân tán quân từ đồng bằng Bắc Bộ về các nơi:

a- Điện Biên Phủ, Xê-Nô, Luông pha băng, Plây-cu

b- Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang

c- Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn.

Câu 55. Hiệp định Genève về đình chỉ chiến tranh Đông Dương được ký kết vào thời điểm nào ?

a. Sau ngày Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ

b. Trong lúc ta tấn công quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ


c. Khi Pháp buộc phải kết thúc chiến tranh Đông Dương


Câu 56. Trưởng phái đoàn ta tham dự Hội nghị Genève về lập lại hoà bình cho Đông Dương là ai ?

a. Hồ Chí Minh

b. Tôn Đức Thắng

c. Phạm Văn Đồng

Câu 57. Ngày toàn quân Pháp cuối cùng rút khỏi nước ta, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng là ngày nào ?

a. 20/7/1954

b. 16/5/1955

c. 22/5/1955

Câu 58. Chiến dịch Điện Biên Phủ trong Đợt tiến công thứ nhất:Bắt đầu từ ngày 13/3 đến ngày 17/3/1954. Nhiệm vụ đợt này là tiêu diệt các vị trí vòng ngoài của địch, ở phía Bắc và Đông Bắc gồm các cứ điểm nào?

a. Him Lam, Độc lập và Bản Kéo

b. Đồi A1, C1

c. Sân bay Mường Thanh

Câu 59. Đợt tiến công thứ 2 Nhiệm vụ đợt tấn công này là:

a. đánh chiếm các ngọn đồi phía đông, đánh chiếm sân bay triệt đường tiếp tế và tiếp viện, thu hẹp phạm vi chiếm đóng và vùng trời của phân khu Trung tâm.

b. Đánh chiếm phân khu Mường Thanh và vùng trời của phân khu Trung tâm

c. Đánh chiếm phân khu Mường Thanh, khu sân bay

Câu 60. Đợt tiến công thứ 3 đợt tiến công cuối cùng và bắt đầu vào thời gian nào?

a. Đợt tấn công cuối cùng bắt đầu vào đêm 1/6/1954



b. Đợt tấn công cuối cùng bắt đầu vào đêm 1/5/1954

c. Đợt tấn công cuối cùng bắt đầu vào ngày 1/6/1954



Câu 61. Tướng Đờ-Cát –tơ-ri và toàn bộ Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân ta bắt sống vào thời gian nào?

a. 16giờ 30 phút ngày 07/5/1954



b. 17giờ 30 phút ngày 07/5/1954

c. 17giờ 30 phút ngày 17/5/1954



Câu 62.Chiến dịch nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava ?

a. Chiến d ịch biên giới Đông Xuân 1953-1954

b. Chiến dịch Hòa Bình ,Tây Bắc ,Thượng Lào (1951-1953)

c. Chiến dịch Điện Biên Phủ

Câu 63.Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Nava?

a. Điện Biên Phủ có chiến lược quan trọng và cách xa hậu phương của ta

b. Điện Biên Phủ được Pháp xây dựng kiên cố

d. Câu a và b đúng

Câu 64. Đợt tấn công đầu tiên mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Quân ta đánh vào đâu ?

a. Phân khu trung tâm



b. Phân khu phía Bắc

c. Phân khu phía Nam



Câu 65. Khẩu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì ?

a. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”

b. “Thà hi sinh tất cả để đánh thắng chiến dịch Điện Biên Phủ

c. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.



Câu 66. Mốc lịch sử nào sau đây gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ ?

a. 30-3 đến 26-4-1954 (đợt tấn công thứ 2 tại chiến dịch Điện Biên Phủ)

b. 30-3 đến 24-4-1954

c. 01-5 đến 5-7-1954

Câu 67.Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thể hiện trên mặt trận nào?

a. Chính trị, ngoại giao

b. Kinh tế, văn hóa

c. Quân sự, ngoại giao

Câu 68. “Chín năm làm môt Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiêng sử vàng”

Hai câu thơ đó của nhà thơ nào?

a. Chế Lan Viên

b. Huy Cận



c. Tố Hữu

Câu 69. Hiệp định Genève được kí kết ngày tháng năm nào? Tại đâu?

a/ 21/7/1954 – Pháp

b/ 27/1/1954 – Mỹ

c/ 20/7/1954 – Thụy Sĩ*

Câu 70. Các văn bản cuối cùng của hiệp định Giơnevơ về vấn đề Đông Dương được kí kết vào thơi gian nào?

a. 12/7/1954



b. 21/7/1954

c. 27/5/1954



Câu 71. Ngày 16-5-1955, gắn với sự kiện lịch sử nào sau đây ở miền Bắc Việt Nam

a. Quân Pháp rút khỏi Hà Nội



b. Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng

c. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng



Câu 72. Ngày 14-5-1956, chính phủ Pháp gủi cho chủ tịch hội nghị Giơnevơ về Đông Dương bức thông điệp thông báo về vấn đề gì ?

a. Quân viễn chinh Pháp ở miền Nam đã rút hết về nước

b. Quân viễn chinh Pháp ở miền Bắc đã rút hết về nước

c. Quân viễn chinh Pháp ở Điện Biên đã rút hết về nước

Câu 73. Ngày 13/3/1954, quân đội Việt Nam mở cuộc tiến công lớn đầu tiên vào tập đoàn cứ điểm nào?

a. Điện Biên Phủ

b. Him Lam, Độc lập, Bản kéo

d. Sân bay Mường Thanh

Câu 74. Đại tướng Henri Navarre, người đối đầu với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trận Điện Biên phủ đã nói: “Phía Việt Nam chiến thắng là đúng. Vì trong suốt 9 năm chiến tranh, họ chỉ có 1 người chỉ huy quân sự duy nhất là …..? và 1 người chỉ huy chính trị cao nhất là ……”

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Đại tướng Võ Nguyên Giáp

b. Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Phạm Văn Đồng

c. Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Hồ Chí Minh

Câu 75. Lực lượng địch ở 2 phân khu Đông và Tây lòng chảo Điện Biên có bao nhiêu tên?

a- Khoảng 8.000

b- Khoảng 6.000

c- Khoảng 10.000

Câu 76. Tác giả của tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là ai?

a- Nhà điêu khắc Nguyễn Hải

b- Nhà điêu khắc Lê Duy Ứng

c. Nhà điêu khắc Lê Minh Châu

Câu 77. Trước thất bại liên tiếp, thực dân Pháp phong hàm tướng cho De Castries vào ngày 18/4/1954 để động viên. Chiếc lon tướng đã đến tay De Castries bằng cách nào?

a- Bằng thả dù

b- Bằng giao liên mặt trận

c- Bằng bưu điện quân đội

Câu 78. Sau khi bị quân ta đánh chiếm hai sân bay, quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải tổ chức tiếp tế dưới hình thức nào?

a. Bằng đường thủy



b. Bằng thả dù

d. Bằng ô tô



Câu 79. Tại Điện Biên Phủ, quân Pháp đã sử dụng bao nhiêu sân bay?

a. 2 sân bay

b. 3 sân bay

c. 4 sân bay

Câu 80. Trận đồi A1 đã diễn ra trong vòng bao nhiêu ngày đêm?

a. 37 ngày đêm



b. 36 ngày đêm

c. 46 ngày đêm



Câu 81. Báo Quân đội Nhân dân được phát hành trên chiến trường Điện Biên Phủ bằng phương tiện chuyên chở nào?

a. xe thồ



b. quang gánh

c. bưu điện



Câu 82. Những chiến thuật nào sau đây đã được bộ đội ta sử dụng để khống chế quân Pháp trong đợt tấn công thứ hai tại Điện Biên Phủ?

a- Vây lấn, bắn tỉa, chia cắt quân địch thành nhiều mảnh nhỏ

b- Tập kích, bắn tỉa, chia cắt quân địch thành nhiều mảnh nhỏ

c- Phục kích, vây lấn, chia cắt quân địch thành nhiều mảnh nhỏ

Câu 83. Trong đợt tấn công thứ hai, hai trận đánh dữ dội nhất là những trận nào?

a- Trận đồi A1 và C1

b- Trận đánh sân bay Mường Thanh và trận đồi C2

c. Him Lam

Câu 84. M ỗi chiếc xe đạp thồ chở được tối đa bao nhiêu kg hàng tiếp tế cho mặt trận?

a- 150kg


b- 250kg

c- 350kg.

Câu 85. Khi đợt tấn công thứ 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, các chiến sĩ ta đã liên tục chiến đấu trong điều kiện thời tiết nào?

a- mưa dầm gió rét

b- thời tiết khô hanh

c- sương mù

Câu 86. Ngày 13/3/1954, lực lượng nào của ta đã lập nên chiến thắng Him Lam oanh liệt, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ?

a: Đại đoàn 312

b. Đại đoàn 307

c. Đại đoàn 308

Câu 87. Mỹ đã hỗ trợ Pháp bằng cách lập 3 cầu hàng không tiếp vận cho Điện Biên Phủ. Tuyến bay nào sau đây không nằm trong những cầu hàng không này?

a- Mỹ - Pháp – Đông Dương

b- Pháp - Nam Triều Tiên – Điện Biên Phủ

c- Nhật – Hải Phòng – Điện Biên Phủ



Câu 88. Trong kế hoạch Na-va đông xuân 1953-1954, Bộ Tổng tham mưu Pháp muốn giăng một cái bẫy dụ đối phương vào tròng. Cái bẫy đó, theo họ, phải được chuẩn bị chu đáo tới mức khi quân Việt Minh nhảy vào sẽ gặp một sự kháng cự, một hoả lực mạnh không thể lường trước. Cái bẫy đó là?

a. Điện Biên Phủ

b. Tây Bắc

c. Việt Bắc

Câu 89. Quân đội Việt Nam mở cuộc tiến công lớn đầu tiên vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào ngày nào?

a. 13/3/1954

b. 30/ 3/ 1954

c. 7/5/1953

Câu 90. Chiều ngày 7/5/1954, lá cờ Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng ?

a. Đờ Ca-xtơ-ri

b. Nava


c. Gilles

Câu 91. Bài thơ đầu tiên viết về chiến thắng Điện Biên Phủ ?

a.Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

b. “Chiến thắng Điện Biên”

c. “Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu

Câu 92. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng?  

a.18 cán bộ, chiến sĩ (trong đó có 4 liệt sĩ)

b. 20 cán bộ, chiến sĩ (trong đó có 5 liệt sĩ)

c. 18 cán bộ, chiến sĩ (trong đó có 5 liệt sĩ)

Câu 93. Năm đại đoàn làm nên chiến thắng lịch sử ở Điện Biên Phủ là?

a. 304, 308, 312, 316, 351

b. 308, 312, 316, 310, 351

c. 308, 312, 316, 307, 351

Câu 94. Nội dung của Hiệp định Giơnevơ có bao nhiêu điều khoản ?

a. 13 điều khoản

b.15 điều khoản

c. 17 điều khoản

Câu 95. Ngày 22/3/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ……trực tiếp làm công tác thương binh tại mặt trận Điện Biên Phủ. Cho thấy Bác đặc biệt quan tâm đến chiến trường Điện Biên Phủ nói chung và tính mạng, sức khỏe của bộ đội ta nói riêng.

a. Bác sĩ Vũ Đình Tụng (Bộ trưởng Bộ Thương binh)

b. Giáo sư Tôn Thất Tùng (Thứ trưởng Bộ Y tế)

c. Cả a và b

Câu 96. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng vào năm nào?

a. Năm 1945

b. Năm 1948 (20/1/1948 – Sắc lệnh 110).

c. Năm 1954.

Câu 97. Ai là người chỉ đạo việc xây dựng lại Điện Biên Phủ sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc ?

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh (giao cho Sư đoàn 316 đảm nhiệm)

b. Tổng Bí thư Lê Duẩn

c. Chủ tịch Trường Chinh

Câu 98. Bao lâu sau khi bị bắt vào ngày 7/5/1954, tướng Đờcattri đã được Việt Nam trao trả cho Pháp

a. Chỉ 01 tuần sau

b. Khoảng 02 tháng sau

c. Khoảng 04 tháng sau

Câu 99. Trước thế tấn công như vũ bão của quân đội ta, quân đội Pháp đã vạch ra kế hoạch tháo chạy với tên gọi gì?

a. Kế hoạch Chim Biển

b. Kế hoạch Diều Hâu

c. Kế hoạch Đại Bàng.

Câu 100. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và các chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 nói chung đã mở ra một cục diện chính trị mới, góp phần thắng lợi vào Hội nghị bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương, đó là Hội nghị nào?

a. Hội nghị Giơnevơ

b. Hội nghị Pari


c. Fontainebleau

Câu 101. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vĩ đại của nhân dân ta mà đỉnh cao nhất là Điện Biên Phủ đã chứng minh hùng hồn một chân lý của thời đại là:

Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù nhỏ khi đã đoàn kết dứng dậy, theo một đường lối đúng đắn, kiên quyết chiến đấu cho độc lập và tự do, thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội xâm lược của bọn đế quốc thực dân hung hãn nhất. Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc thực dân nhất định thất bại, cách mạng của các dân tộc nhất định thành công”. Nhận định trên của ai?

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh

b. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

c. Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Câu 102. “Trải qua các thế kỷ, trong cuộc đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm để giữ gìn độc lập cho đất nước, dân tộc Việt Nam anh hùng đã từng viết nên những trang sử hết sức oanh liệt: Bạch Đằng, Chi Lăng, Đồng Đa, Điện Biên Phủ. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thời đại vĩ đại. Tương lai thuộc về chúng ta”. Câu nói trên của ai?

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh

b. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (trong bài Kỷ niệm 10 năm Chiến tháng ĐBP)

c. Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Câu 103. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

a. Bắt đầu vào ngày 13/3/1954, kết thúc vào ngày 07/5/1954

b. Bắt đầu vào ngày 14/3/1954, kết thúc vào ngày 07/5/1954

c. Bắt đầu vào ngày 15/3/1954, kết thúc vào ngày 07/5/1954

Câu 104. Ngày 01/01/1954, Bộ Chính trị họp và chỉ định cơ quan lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, ai đã được chỉ định trực tiếp làm chỉ huy trưởng chiến dịch kiêm bí thư Đảng ủy?

a. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

b. Đ/c Hoàng Văn Thái (Tham mưu trưởng)

c. Đ/c Lê Liêm (Chủ nhiệm chính trị)

Câu 105. Trong cuộc đời cầm quân của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có rất nhiều quyết định quan trọng, đưa ông vào hàng “những người hiếm hoi làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử”, một trong những quyết định to lớn và “khó khăn” nhất của cuộc đời ông là việc thay đổi phương châm tác chiến để đưa đến chiến thắng tuyệt đối trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đó là phương châm nào?

a. Đánh nhanh thắng nhanh

b. Thần tốc, táo bạo, chắc thắng

c. Đánh chắc tiến chắc

*Một số câu hỏi về những bài hát viết về chiến dịch Điện Biên Phủ:


Câu 1: ……….dẫu qua nhiều gian khổ vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi. Mắt ta sáng chí căm thù bảo vệ đồng quê ta tiến bước đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Bạn hãy cho biết đoạn nhạc trên là của bài hát nào sau đây?

  1. Hành quân xa

  2. Điện Biên Phủ

  3. Chiến Thắng Điện Biên

Câu 2: Nhạc sỹ Đỗ Nhuận viết ca khúc“Hành quân xa” vào năm nào?

  1. 1953

  2. 1954

  3. 1952

Câu 3: Bộ sử thi âm thanh về trận Điện Biên Phủ lịch sử củaNhạc sỹ Đỗ Nhuận gồm những ca khúc nào?

  1. Hành quân xa , Trên đồi Him Lam , Giải phóng Điện Biên

  2. Hành quân xa (1953), Trên đồi Him Lam (1954), Cô Sao (1965), Người tạc tượng

  3. Hành quân ,Giải phóng Điện Biên

Câu 4: Xuất xứ ra đời của “Giải phóng Điện Biên” là của Nhạc sỹ nào?

  1. Nhạc sỹ Hoàng Vân

  2. Nhạc sỹ Nguyễn Thành

  3. Nhạc sỹ Đỗ Nhuận

Câu 5: Bài hát nào sau đây được xemlà một bản hùng ca và là khúc khải hoàn ca chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

  1. Giải phóng Điện Biên

  2. Qua miền Tây Bắc

  3. Âm vang Điện Biên

Câu 6: Đoạn nhạc sau đây là của bài hát nổi tiếng nào hát về Chiến dịch Điện Biên Phủ?

“Bộ đội ta tiến quân trở về

Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui

Bản Mường xưa nương lúa mới trồng

Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa

Dọc đường chiến thắng, ta tiến về

Đoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh vượt qua

Súng đại bác quấn lá ngụy trang

Từng đàn bướm trắng quấn lá ngụy trang

Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc

Đồng bào nao nức mong đón ta trở về

Vui mừng đón chúng ta tiến về

Núi sông bừng lên

Đất nước ta sáng ngời

Cánh đồng Điện Biên, cờ chiến thắng tưng bừng trên trời”


  1. Giải phóng Điện Biên

  2. Hát mừng Điện Biên

  3. Tình ca Tây Bắc

Câu 7: Đoạn nhạc sau đây là của bài hát nào hát về Chiến dịch Điện Biên Phủ?

“Bao anh hùng lưu danh muôn thuở

Lấy thân mình lấp lỗ châu mai

Thân chen cây pháo lăn dài

Thân làm giá súng nhớ hoài ghi công

Bao chiến sĩ dân công nam nữ,

Đã viết nên trang sử oai hùng

Pháp thua Mỹ cút Nguỵ nhào

Việt Nam thống nhất vui nào vui hơn.”


  1. Âm vang Điện Biên

  2. Trên đồi Him Lam

  3. Hát về Điện Biên



* Tên một số bài hát viết về chiến dịch Điện Biên Phủ:


1. Giải phóng Điện Biên – Nhạc sỹ Đỗ Nhuận

2. Hò kéo pháo - nhạc sỹ Hòang Vân.

3. Qua miền Tây Bắc – Nhạc sỹ Nguyễn Thành

4. Hành quân xa - Nhạc sỹ Đỗ Nhuận

5.Trên đồi Him Lam – Nhạc sỹ Đỗ Nhuận

6. Âm Vang Điện Biên - Nhạc sỹ Nguyễn Văn Hiên

7. Tuổi trẻ hướng về Điện Biên - Nhạc sỹ Phạm Đăng Khương



8. Điện Biên nở hoa - Sáng tác: Trần Hữu Bích

9. Ca khúc Hát về Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhạc sĩ Bùi Hoàng Yến

10. Về Với Điện Biên - Nhạc sỹ Trần Long Ẩn







tải về 169.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương