Jean rigauid


IV. NHỮNG NGƯỜI KHINH THỊ THÁNH NHÂN



tải về 378.09 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu09.09.2017
Kích378.09 Kb.
#33041
1   2   3   4   5

IV. NHỮNG NGƯỜI KHINH THỊ THÁNH NHÂN
Một hiệp sĩ lác giáo từ hồi còn nhỏ, một hôm đang ngồi bàn ăn tiệc, nghe kể chuyện các phép lạ thánh Antôn, ông chế nhạo. Nhân tay cầm sẵn cái ly, ông ném từ trên cao xuống đất và nói lớn: "Nếu ông Antôn giữ cái ly khỏi vỡ, thì tôi tin ông là thánh." Tuy rơi xuống giữa nền đá, cái ly do phép lạ đã không vỡ. Thấy thế, người quân nhân này từ bỏ lầm lạc và tin vào Đức Kitô. Khi còn ở trần gian, thánh Antôn đã làm cho cái ly vỡ lại lành, nào có gì lạ, khi đã hưởng vinh quang trên trời, người cũng lại giữ được cái ly khác khỏi vỡ tan tành. Bởi vậy, dân chúng đã ca hát tuyên dương người với lời lẽ của một thánh thi: "Một phép lạ đã đưa một người lạc giáo trở về ánh sáng đức tin, nhờ một cái ly mỏng dòn từ trên cao ném xuống đất đã không vỡ tan tành 64.
Một giáo sĩ đã đem việc điều tra các phép lạ ra làm trò cười. Nhân lâm bệnh nặng, ông khẩn xin ông thánh Antôn cứu giúp và đuợc lành. Từ đó ông nhiệt thành biện hộ cho sự thánh thiện của người, sự thánh thiện chính ông đã cảm nghiệm. Bởi đó, trong thánh thi nói trên, dân chúng đã ca hát ngợi khen thánh nhân:
"Một giáo sĩ đem quyền năng hay làm phép lạ của thánh nhân ra làm trò cười, lúc lâm bệnh nặng, ông đã khấn và được lành.
Ông đã công khai tuyên dương vinh quang của người."65

Các phép lạ diễn ra nơi mộ người của Chúa nhiều lần và huyền diệu đã chứng minh rõ ràng hơn ánh sáng giữa ban ngày rằng Đấng ở dưới đất đã được tôn vinh qua bao nhiêu sự kiện lạ lùng, lúc lên trời cũng được hiển vinh cao sang tuyệt độ lạ lùng 66



Lạy thánh Antôn, cha rấy thánh thiện, xin đoái nhận việc soạn sách khiêm tốn của người anh em cha đây. Trước nhan Chúa, là Cha muôn ngàn ánh sáng, xin cha làm trạng sư biện hộ cho anh em đang lê bước giữa cảnh lưu đày khổ cực này. Cùng với thánh Phanxicô, là cha các người nghèo, xin cầu cho chúng con, nhờ việc giữ lời khấn, chúng con cũng được giữ phần địa vị vinh quang của người và của cha. Nhờ lời cầu bàu của cả hai vị, chúng con mong được ơn ban cho Đức kitô, là cha các người nghèo, là Vua đầy lòng thương xót, là Đấng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần hằng sống và hằng trị muôn đời. Amen.
PHỤ LỤC CỦA NGƯỜI CHUYỂN NGỮ
THÁNH ANTÔN MẤT QUYỂN THÁNH VỊNH
Hồi thánh Antôn ở Montpellier, một tập sinh ăn cắp của người quyển thánh vịnh, rồi ban đêm bỏ dòng trốn đi. Thấy mất sách, thánh nhân liền cầu nguyện. Khi người tập sinh sắp qua một cái cầu, bỗng có thằng quỉ hiện ra, tay cầm cái rìu, đón đường. Thằng quỉ bảo người tập sinh muốn sống, phải trở về nhà dòng, mang quyển thánh vịnh trả lại. Lúc đầu người tập sinh không muốn nghe theo, nhưng sau thấy hình thù thằng quỉ khủng khiếp dễ sợ, anh quyay trở lại, xưng tội với thánh nhân. Anh vừa khóc vừa xin thánh nhân cho anh tiếp tục tu trong dòng.
(Truyện này được chép trong Sách Các Phép Lạ. Có người nghĩ: Đây là nguyên nhân khởi đầu lòng tin tưởng của dân chúng, khi mất vật gì, liền chạy đến khấn xin thánh Antôn tìm lại cho.)
CHÚA HÀI ĐỒNG HIỆN RA VỚI THÁNH ANTÔN
Một hôm thánh Antôn đến một thành phố kia, có nhà quí tộc mời người đến tá túc và dọn cho người một phòng riêng yên tĩnh trong lâu đài ông, để thánh nhân có thể chuyên tâm đọc sách và suy niệm. Lúc thánh nhân cầu nguyện trong phòng, bên ngoài nhà quí tộc đi bách bộ, bước chân nhẹ nhàng. Ông rảo khắp lâu đài, lúc đến gần phòng thánh nhân, ghé mắt nhìn qua cửa sổ, ông thấy một em bé mũm mĩm trên tay thánh nhân. Thánh nhân âu yếm vuốt ve em bé, hôn em bé. Thánh nhân ngây ngất chiêm ngắm vẻ xinh đẹp của em bé. Ông không hiểu em từ đâu đến. Em bé linh thiêng đây chính là Chúa Hài đồng bảo thánh Antôn biết chủ nhân đã trong thấy người. Sau khi Chúa Hài Đồng biến đi, thánh Antôn mời chủ nhân vào phòng, cấm ông không được nói ra những gì ông đã thấy, bao lâu người còn sống. Sau khi thánh nhân qua đời, người nhân chứng được phước thấy phép lạ này đã vừa khóc vừa công khai kể lại. Ông đã đưa tay chạm vào hài cốt thánh để minh chứng sự thật lời ông nói.
(Truyện này được chép trong Sách Các Phép Lạ. Ngày nay chúng ta thấy các bức hoạ thánh Antôn, các tượng thánh Antôn trong nhiều nhà thờ đều diễn tả cảnh Chúa Hài Đồng hiện ra với thánh nhân, như trong truyện trên đây.)
KINH CẦU ÔNG THÁNH ANTÔN
Sách lịch sử dòng thánh Phanxicô kể rằng: Kinh cầu này do dòng thánh Phanxicô đặt ra và ghi nhận đây là kinh rất hiệu nghiệm: khi lấy lòng sốt sắng mà đọc kinh này, thì kẻ có tội được ăn năn trở lại, kẻ lành được vững vàng đi đàng nhân đức cho đến cùng, người âu lo được yên ủi, người đau được lành đã, mất mùa, đói khát chiến tranh loạn lạc, động đất, sấm sét bão táp.
Xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

Xin Chúa Kitô thương xót chúng con

Xin Chúa Kitô nghe cho chúng con.

Chúa Kitô nhậm lời chúng con.

Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa trời thật.

Thương xót chúng con.

Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là ĐCT thật.

Thương xót chúng con.

Đức Chúa Thánh Thần là ĐCT thật.

Thương xót chúng con.

Ba Ngôi cũng là một ĐCT. ( Thương xót chúng con).

Rất Thánh Đức bà Maria chẳng hề mắc tội Tổ Tông. (Cầu cho chúng con).

Ông thánh Antôn. Cầu cho chúng con.( Câu nào cũng thưa như vậy)

Ông thánh Antôn làm nổi danh dòng Phanxicô.

Ông thánh Antôn là hòm bia Thiên Chúa để truyền.

Ông thánh Antôn là đền thờ Đấng khôn ngoan cùng ngự.

Ông thánh Antôn chê bỏ những sự vui giả thế gian.

Ông thánh Antôn chống trả tính xác thịt thế gian cho lọn.

Ông thánh Antôn chuộng sự hãm mình đền tội.

Ông thánh Antôn là gương nhân đức chịu luỹ.

Ông thánh Antôn là gương nhân đức sạch sẽ.

Ông thánh Antôn là gương nhân đức khiêm nhường.

Ông thánh Antôn yêu mến thánh giá Chúa Giêsu hết lòng.

Ông thánh Antô ước ao chịu chết vì đạo hết lòng.

Ông thánh Antôn ẳm bế Đức Chúa Giêsu.

Ông thánh Antôn lòng yêu chuộng sự công chính.

Ông thánh Antôn có lòng sốt sắng giảng đạo Chúa.

Ông thánh Antôn là đèn sáng soi kẻ có tội.

Ông thánh Antôn là búa sắt phá tan bè rối.

Ông thánh Antôn là gương mẫu kẻ muốn lên trọn lành.

Ông thánh Antô yên ủi kẻ ấu lo.

Ông thánh Antôn chống trả kẻ nghịch dữ.

Ông thánh Antôn bênh vực kẻ hiền lành.

Ông thánh Antôn cứu chuộc kẻ làm tôi.

Ông thánh Antôn phù hộ kẻ đi đường.

Ông thánh Antôn hay chữa kẻ liệt lào.

Ông thánh Antôn hay làm phép lạ.

Ông thánh Antôn cho kẻ câm được nói.

Ông thánh Antôn cho kẻ tối mắt được sáng.

Ông thánh Antôn cho kẻ què chân được đi.

Ông thánh Antôn trừ ma quỉ ra khỏi người ta.

Ông thánh Antôn cho kẻ chết sống lại.

Ông thánh Antôn tìm thấy của người ta đã mất.

Ông thánh Antôn cầm dẹp cơn giận kẻ kiêu ngạo, kẻo phải chước ma quỉ cám dỗ.

Ông thánh Anton chữa lành chúng con kẻo phải sấm sét bão táp

Ông thánh Antôn chữa chúng con kẻo phải ôn dịch giặc giã cùng mọi sự dữ.

Ông thánh Antôn chữa chuíng con trong trói đời chúng con.

Ông thánh Antôn bênh vực chúng con trong trói đời chúng con.

Ông thánh Antôn bênh vực chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.

Tha tội chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.

Nghe lời chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.

Thương xót chúng con.

Ông thánh Antôn cầu cho chúng con.

Đáng được ơn cả Chúa Kitô.

LỜI NGUYỆN.
Chúng con lạy ơn ĐCT, Chúng con xin Chúa nghe lời ông thánh Antôn là đầy tớ Chúa bầu cử, mà ban cho con cái Hội Thánh hằng được sự vui mừng, cùng mọi sự lành phần linh hồn ở đời này và được hưởng sự vui vẻ vô cùng trên thiên đàng đời sau. Chúng con xin bấy nhiêu sự ấy vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu là Chúa chúng con. Amen.
MỤC LỤC.
DẪN NHẬP: Các sách cổ viết về thánh Antôn ở thế kỷ 13, 14 và truyện thánh Antôn do Jean Rigauld sáng tác.

Ở đây khởi truyện thánh Antôn, dòng Anh Em Hèn Mọn, sáng tác do tu sĩ Jean Rigauld cùng dòng...


CHƯƠNG I: Những ngày thánh Antôn ở thế gian
CHƯƠNG II: Những ngày người tu trì và trau dồi kiến thức trong dòng Kinh Sĩ Tại Viện....
CHƯƠNG III: Cách và lý do người đã quyết định xin chuyển sang dòng Anh Em Hèn Mọn...
CHƯƠNG IV: Người đổi tên và đi sang các nước dân ngoại.
CHƯƠNG V: Đức khiêm nhường đáng cảm phục của người và

Chúa đã đáp ứng các sở nguyện của người..


CHƯƠNG VI: Đức nghèo của người và người được Chúa cung cấp nhu cầu cách kỳ diệu...
CHƯƠNG VII: Người suy niệm cao sâu và được Chúa nhận lời xi theo sở cầu..

CHƯƠNG VIII: Người là nhà thuyết giáo thời danh và được ơn làm phép lạ...

CHƯƠNG IX: Người qua đời và được ghi tê vào sổ các thánh..
CHƯƠNG X: Các phép lạ sau ngày thánh Antôn qua đời.

PHỤ LỤC của người chuyển ngữ..

.....................................................................................................





1 ) Hạt dòng, dịch từ Custodie. Phục Vụ Hạt Dòng dịch từ Custode. Một Tỉnh dòng (Province) xưa được phân chia thành nhiều Hạt dòng. Thời thánh Antôn, Hạt dòng Limousin thuộc Tỉmh dòng Provence, gồm miền Nam nước Pháp, bắt từ sông Loire sau đó năm 1240 được sát nhập vào Tỉnh dòng Aquitaine. Thời nay Hạt dòng Limousin gồm các yu viện Limoges, Brive, Saint Junien và Donzenac.

2 ) Ở đây Jean Rigauld cho thấy nguồn của phần độc đáo trong truyện: những gì các nhân chứng mắt thấy tai nghe còn nhớ, hay ít ra những gì Anh Em hoặc các người khác đã từng hỏi han các nhân chứng mắt thấy tai nghe.

3  ) Thánh Antôn sinh năm 1195. Năm này được suy đoán theo năm người qua đời 1251, do Truyện Một cung cấp và như Sách Các Phép Lạ kể người mất năm 36 tuổi. Tên tuổi cha mẹ người, không một bản văn nào của thế kỷ 13 nói tới. Niên sử gia Ronaldino chỉ nói ông bà là người quý tộc và có quyền thế. Tác giả sách Đối thoại về các kỳ tích của các Thánh Dòng Anh Em Hèn Mọn cũng nói là "dòng dõi quí tộc". Phải đến thế kỷ 14, Truyện Benignitas mới cho biết ông thân sinh là hiệp sĩ của vua Alphonsô, quí danh là Martinô và thân mẫu là bà Maria. Các tác giả sau, dĩ nhiên biết nhiều hơn và ngụy tạo ra nhiều gia phả của thánh Antôn. Có một gia phả nói thánh nhân thuộc dòng họ ông Godefroy de Bouillon, vị tướng lãnh chỉ huy cuộc Đệ nhất Thánh Giá Chiến (1069-1099) và được phong làm vua ở Giêrusalem.

4 4) - Truyện Benignitas kể rằng Fernađô theo gương cha mẹ, rất từ thiện đối với người nghèo,năng lui tới các nhà thờ, các đan viện và ghi vào lòng tất cả những gì đã nghe đọc trong Kinh Thánh, tác giả nhấn mạnh đến việc thánh nhân tỉ mỉ thận trọng giữ đức thanh khiết, tâm hồn cũng như thể xác, cho đến suốt đời.

- Truyện Florentina và Phụ Lục Thủ Bản 74 ở Pađôva trong Một Truyện nói thánh Antôn có một em gái. Người đã làm phép lạ cho con của cô em gái này sống lại. Người cháu nhỏ này, hồi 5 tuổi, từ trên thuyền té xuống sông chết đuối. Người cháu này sau vào Dòng Anh Em Hèn Mọn. Các tác giả thế hệ sau nói thánh nhân có thêm một em gái nữa và hai anh em trai.

- Chúng ta biết rất ít về gia đình dòng họ và thời thanh niên của thánh nhân, trước ngày người vào Dòng Kinh Sĩ Tại Viện. Jean Rigauld đã không có phương tiện hỏi han để biết. Tác giả Truyện Một đã hỏi han Soeriô II, giám mục Lisboa, nhưng khong nghĩ đến các chi tiết này.

- Năm sinh 1195, dù đã được mọi người chấp nhận, vẫn chưa tuyệt đối xác thực.

- Về dòng họ của thánh Antôn, bá tước De Flandre, Fernando hoặc Fernanl, con Sancha I, vua Bồ Đào Nha, lúc nói về thánh Antôn, có nói rằng người "thuộc giới thường dân (communi plebe), nhưng từ này theo "lời nói của một ông hoàngchính thống dòng họ nhà vua" chỉ có nghĩa là thánh Anton không thuộc dòng họ nhà vua.



5 ) Người thời thánh Antôn quan niệm rằng dâm tà, tham lam của và kiêu ngạo là gốc rễ tất cả thói hư nét xấu.

6 ) Đan viện thánh Vincentê, chi nhánh của đan viện Thánh Giá tại Coimbrre, được thiết lập năm 1147, do vua Alphonsô I. Các Kinh Sĩ dâng ba lời khấn: "thanh khiết, khó nghèo và tuân phục sống thành cọng đoàn và lo việc mục vụ họ đạo". Các Kinh sĩ này không phải là đan sĩ. Luật dòng không do thánh Augustinô soạn thảo, nhưng căn bản giữa trên hai bài giảng và các thư của thánh nhân. Đã có nhiều dòng như thế được sáng lập, nhất là vào thế kỷ 11,12, với những hiến chương và tục lệ khác nhau. Đan viện Thánh Giá ở coimbre là một trong số này. Trong truyện Thánh Antôn, ta cần lưu ý điểm sau đây: các Kinh sĩ chuyên chú học hành với mục đích tông đồ mục vụ- Truyện Một nói: Fernanđô vào đan viện thánh Vincentê lúc 15 tuổi.

7 ) Thành lập năm 1132. Viện Phụ đầu tiên là thánh Théotonius, mất năm 1166, thọ 80 tuổi- Theo Truyện Một Fernanđô ở Đan viện Thánh Vincentê 2 năm.

8 ) Truyện Một viết về việc học của Fernanđô tại đan viện Thánh giá ở Coimbre như sau: "hăng hái lạ thường, Kinh sĩ không ngừng trau dồi trí tuệ và dùng suy niệm để luyện tập tâm hồn, ngày đêm, khi có thể Kinh Sĩ không ngừng đọc sách. Có lúc đọc các bản văn lịch sử chính thức, kinh sĩ ghi lấy những giải thích phúng dụ để củng cố đức tin. Có lúc Kinh sĩ rút tỉa một bài học luân lý từ các lời Kinh Thánh. Có lúc Kinh sĩ dò dẫm tìm hiểu chiều sâu của bản văn thánh, để nhờ chứng từ của kinh Thánh, kinh sĩ bảo vệ được trí tuệ khỏi lầm lẫn. Có lúc kinh sĩ cẩn trọng suy niệm lời các thánh. Tất cả những gì đã đọc, ký ức phi thường ghi nhớ hết, đến độ chỉ một thời gian ngắn, kinh sĩ đã có một kiến thức về kinh Thánh không ai ngờ được".

- Fernanđô ở đan viện Thánh Giá tại Coimbre 8 năm. Vậy Fernanđô 25 tuổi, khi rời khỏi đan viện này, năm 1220. Fernanđô chịu chức linh mục tại đó chưa? Không có câu hỏi nào trong chuyện Thánh Antôn gây tranh luận sôi nổi như câu hỏi này và rất khó tìm cho ra câu trả lời xác đáng.



9 ) Tu nghị dòng năm 1217 đã mở rộng dòng ra ngoài nước Ý. Riêng ở Bồ Đào Nha, lúc đầu, khi đến, anh em bị xua đuổi nhưng sau được hoàng hậu Urraca và quận chúa Sancia, em vua Alphonsô II che chở.

10 ) Ngày 16-1-1220. Mấy anh em này là: Berard, Pierre, Adijute, Accurse và Othon. Sau khi đã can đảm thuyết phục Abu-jacoub trở lại, anh em bị quốc vương này giết chết. Cuộc tử đạo của 5 anh em được một người mục kích kể lại. Hiện có 2 bản văn, một trong Niên sử 24 Tổng Phục vụ, một, quảng diễn dài dòng hơn trong Phụ lục cũng của Niên sử 24 Tổng Phục Vụ.

11 ) Truyện Một kể Fernanđô tâm niệm như sau: "Ước gì Đấng Tối Cao cho tôi được tham dự vào cuộc chiến thắng khải hoàn của các thánh tử đạo này! Ước gì tôi được gươm lý hình chém chết, lúc tôi quì gối xuóng và giơ cổ ra vì danh Đức Kitô! Có thể nghĩ rằng tôi sẽ được thấy như thế không? Có thể tin rằng ngày hạnh phúc như thế sẽ đến với tôi không?

12 ) Nhà dòng này ở Olivares, có tên là nhà dòng thánh Antôn (tu rừng).

13 ) Theo Truyện Một, Fernanđô đặt điều kiện : Anh Em phải hứa, sau khi chuyển sang dòng Anh Em Hèn Mọn, Fernanđô phải được đi sang nước Hồi Giáo, để được ơn tử dạo.

14 ) Theo Truyện Một, chính Fernanđô đã xin phép Viện Phụ và đã phải cầu nguyện nhiều mới xin được phép. Nghi lễ mặc áo được tổ chức ngay hôm sau cuộc gặp gỡ đầu tiên và ở ngay đan viện Thánh Giá ở Coimbre. Truyện Benignitas nói: các kinh sĩ đã buồn và không muốn cho đi, vì ai cũng nghĩ rằng có ngày Fernanđô sẽ lên giữ chức Viện Phụ.

15 ) Có nên nghĩ rằng lời nói của vị kinh sĩ này ngụ ý mỉa mai không? Nếu đọc kỹ mấy chữ "nay đắng trong lòng" (in cordis amaritudine) thì hình như kinh sĩ nói chua, nói lẫy. Có thể hiểu: Hãy bỏ chúng tôi và vào dòng Anh Em Hèn Mọn, vì trong dòng Anh em ấy thầy sẽ trở nên một vị tử đạo, một vị làm nhiều phép lạ- Nơi chúng tôi điều này khó hơn đối với thầy.

16 ) Trong dòng Phan Sinh, buổi sơ khai chưa có tập quán đổi tên. Jean Rigauld đã theo Julien de Spire và nói chính thánh nhân xin đổi tên. Truyện Một nói lý do là để tránh bà con đến thăm viếng quấy rầy. Lý do này khó có thể chấp nhận. Vì khó gì bà con không kiếm ra, hơn nữa thánh nhân cũng không đi quá xa Coimbre- Phụ Lục Thủ Bản 74 Thư viện Thánh Antôn ở Pađôva nói: hình như tên Antôn được anh em đặt cho người mới đến, vì đó là tên thánh bổn mạng của nhà dòng- Jean Rigauld cho chúng ta đặt giả thuyết: có lẽ thánh nhân do lòng khiêm nhường đã bỏ tên Fernanđô, vì ở nước Bồ Đào Nha, vua chúa cao sang thường lấy tên này. Cũng có lẽ người đã lấy tên vị thánh bổn mạng của nhà dòng, vì mến cuộc đời ẩn tu. Dù sao đây cũng chỉ phỏng đoán, vì nơi ở của Anh Em tại Olivares có tên là thánh Antôn, nhưng nơi ở này chỉ là một ẩn viện nhỏ sơ sài, không phải là một nhà dòng, một tu viện. Nếp nhà nguyện thuở ban sơ của ẩn viện ngày nay vẫn còn.

17 ) Các nhà biên khảo phê bình đều đồng ý: Thánh Antôn đã không qua năm Nhà Tập. Trong dòng Anh Em Hèn Mọn, nhà tập được mở do sắc chỉ Cum secundum của Đức Hôrôriô III ban hành ngày 22-9-1220. Theo Truyện Một, nếu bệnh tình thánh nhân kéo dài suốt mùa đông và người đã có mặt ở Assisi ngày 23-5-1221, thì người đã lên đường đi Maroc vào cuối mùa thu năm 1220.

18 ) Theo tập quán thời thánh Phanxicô và thời khai nguyên của Dòng; có lẽ thánh Antôn đã cùng một anh em đi sang Maroc, nhưng các bản cổ văn không nói đến chi tiết này. Mãi đến thế kỷ 16 chúng ta mới biết người anh em ấy là một anh em Tây Ban Nha, tên là Filippo hoặc Filippino.

19 ) Không một bản văn cổ nào nói chính xác về những ngày thánh Antôn ở Aicile. Có lẽ tàu đã đáp vào Messine, vì theo Truyện Một, anh em ở thành phố này đã cho người biết Tổn Tu Nghị sắp họp tại Assisi. Nhà dòng hồi ấy ở ngoài thành phố- Về sau, người ta lại nói thánh nhân có đến Taomina ở đó người đã trồng những cây ra trái như phép lạ. Người ta cũng gán cho người thành lập 4 tu viện ở miền này. Việc này không thể được đoói với một tu sĩ vừa nhập dòng, chân ướt chân ráo. Người chỉ lưu trú tại Sicile một thời gian ngắn, hơn nữa người đang bệnh và suy nhược. Có người cho rằng người có sang lại đảo này vào năm 1223 hoặc 1227, nhưng cũng chỉ là phỏng đoán.

20 ) Tổng Tu Nghị này họp ở Assisi, lễ Hiện Xuống, 30-5-1221. Toàn thể anh em có quyền về tham dự. Đây là tu Nghị cuối cùng theo thể thức này. Jourdain de Giano, trong Niên sử của anh, với nhiều nén thơ linh động, đã kể về cuộc họp này. Có mặt 3.000 anh em, khấn rồi cũng như tập sinh. Có hồng y Reynerio Capocci, giám mục Viterbio, có nhiều giám mục và tu sĩ tham dự. Tu nghịhọp 7 ngày. Dân Assisi đón tiếp anh em nồng hậu và tiếp tế rộng tay. Anh em đã phải ở lại thêm hai nfày để dùng cho hết thức ăn còn dư.

- Chúng ta rất tiếc không biết có còn dịp nào thánh Antôn được tiếp xúc với thánh Phanxicô nữa không. Chỉ biết vị thánh nghèo rất quí mến thánh Antôn, đã viết thư gửi thánh Antôn, mặc dầu nguyên bản lá thư ngày nay không còn.



- Điểm đáng lưu ý là Salimbene, trong bộ Niên sử của anh, soạn từ năm 1282 đến 1287, có dành cho thánh Antôn và hàng và gọi người là "Socius beati Francisi" (bạn đồng hành của thánh Phanxicô), Ta cũng gặp từ "Soucius" này trong hai chương 48,49 của sách Actus beati Francisci et sociorum ejus (Hành vi của thánh Phanxicô và các bạn đồng hành của người).Những bông hoa nhỏ (Floretti), chương 39 cũng dùng từ "soucius) này.

21 ) Phụ Lục bản 74, Thư Viện Thánh Antôn ở Pađôva và Truyện Raymondina nói hoàn toàn khác hẳn: không phải thánh Antôn khẩn khoản anh Gratien cho đi theo, chính anh Gratien yêu cầu thánh nhân, vì lý do thiếu linh mục trong dòng - Tổng Phục Vụ: Anh Elia.

22 ) Chơi chữ: Gratia, grâce, Gratien, ân sủng.

23 ) Monte-Carlo cũng ở gần Forli. Thánh Antôn cũng như thánh Phaxicô rất ưa thích cảnh lặng lẽ, thường đến ẩn tu những nơi xa vắng.

24 ) Truyện Một tường thuật dài dòng những ngày thánh Antôn ở Monte-Carlo. Người xin một anh em nhường cho một hang động do anh đào sâu trong núi. Ở đó người đã hành xác khổ hạnh, mỗi ngày chỉ mang theo một ít bánh và nước trong. Buổi chiều, lúc về với anh em, người phải tựa vào một anh em để khỏi té xỉu.- Phủ lục thủ bản Pađôva thêm: người vẫn tham gia công việc trong nhà, người quì gối xin anh Phục Vụ tại đó cho phép được rửa bát dĩa và quét dọn nơi anh em ẩn tu.- Truyện Benignitas sơ lược nói đến các cơn cám dỗ người đã trải qua do ma quỉ bủa giăng.

25 ) "Contigit quod beatus Antonius, necnon quamplures de Fratibus pro suscippiendis ordinibus ad civitatem Forlivi a suis puperioribus mitterentur. "Câu văn không rõ ràng, nhưng ý nghĩa gợi ngay trong trí ta là thánh Anton thuộc số anh em sắp chịu chức. Ấn tượng này được tăng cường do một câu văn trong Truyện của Julien de Spire và trong Truyện Một. Tác giả Truyện Một viết: "Contigit Fratres ad civitatem Forlivii Prosuscipiendis ordinibus transmitti. Convenientibus ex diversis partibus ob dictam causam Fratribus et Preadicatoribus, affuit inter eos Antonius. "khó mà chủ trương rằng "ob dictam causam", "vì lý do ấy", "vì lý do chịu chức", lại không liên quán đến thánh Antôn. Như đã biết Phụ Lục Thủ bản 74 ở Pađôva và Truyện Raymondina khẳng định quả quyết thánh nhân đã là linh mục, khi người tham dự Tổng Tu Nghị Assisi 30-5-1221. Đàng khác Niên Sử 24 Tổng Phục Vụ kể rằng thánh Antôn, lúc dâng thánh lễ tại tu viện Thánh Giá ở Coimbre, đã thấy linh hồn một anh em thánh thiện bay về trời, vào đúng giờ anh qua đời. Nhưng sách Niên Sử 24 Tổng Phục Vụ được soạn rất muộn về sau, nên ta khó có thể tin được. - Các sử gia hiện đại chia làm hai phái, hay đúng hơn là 3 phái: phái chủ trương thánh Antôn đã là linh mục trước khi chuyển sang dòng Anh Em Hèn Mọn, phái chủ trương thánh Antôn chịu chức linh mục ở Forli, phái do dự không cho ý kiến, viện lẽ thiếu sử liệu, thuộc phái này có hai nhà biên khảo phê bình cự phách là Léon de Kerval và Lepitre.

- Nhiều nhà phê bình nghĩ đây là một bữa tiệc liên hoan, không phải là buổi lễ truyền chức.



26 ) Trong các nhà chép truyện cổ về thánh Antôn, chỉ có Jean Rigauld kể chuyện phân thân này, nhưng lại không ghi ngày tháng. Các tư liệu khác có thể giúp ta bổ khuyết phần nào. - Thánh Antôn ở Limoges năm 1226, điều này đích xác. Một nhà biên niên sử thế kỷ 13, tê là Pierre Coral, giữ chức Viện Phụ Đan Viện Thánh Martinô tại Limoges năm 1247, nói rõ rằng năm ấy, thánh Antôn, với một vài điều kiện, đã nhận một nơi ở trong các dãy nhà phụ thuộc của đan viện, để cho Anh Em Hèn Mọn tá túc. Bernard Guy, ở một chú thích trong bộ lịch sử dòng Đaminh cũng khẳng định lời nói của Pierre Coral: "Tôi đã đọc ở một chỗ khác rằng Anh Em Hèn Mọn đến Limoges, lần đầu, vào năm 1224". - Vậy phép lạ phân thân này phải xảy ra vào năm 1226 hoặc 1227. Truyện Benignitas và Phục lục Thủ bản Lucerne còn kể thêm một hiện tượng phân thân nữa ở Montpellier, " vào lúc thánh Antôn giữ chức giảng viên, dạy thần học ở đó", nhân một ngày đại lễ, không nói là lễ gì. Người phải hát Alleluia ở cung thánh của Anh em, đồng thời phải giảng trước các giáo sĩ và các giáo dân. Lúc về hát Alleluia, người vẫn đứng trên toà giảng cúi gập xuống như muốn ngủ. -

Каталог: uploads -> Files -> pub dir
pub dir -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
pub dir -> Nghị quyết củA Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
pub dir -> Bm-hapi-13-09 Dïng trong tr­êng hîp dù ¸n ®Çu t­ g¾n víi thµnh lËp Chi nh¸nh Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
pub dir -> BỘ TÀi chính số: 11660 /btc-tct v/v chính sách thuế tndn đối với lĩnh vực xã hội hoá. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
pub dir -> QuyếT ĐỊnh của thống đỐc ngân hàng nhà NƯỚc việt nam số 03/2006/QĐ-nhnn ngàY 18 tháng 01 NĂM 2006 VỀ việc kinh doanh vàng trên tài khoảN Ở NƯỚc ngoàI
pub dir -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
pub dir -> Quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
pub dir -> Thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-cp ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
pub dir -> CỦa ngưỜi làm ngàNH, nghề kinh doanh có ĐIỀu kiệN
pub dir -> SỔ liên lạC ĐIỆn tử-vnpt school-sms

tải về 378.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương