Jean rigauid



tải về 452.91 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích452.91 Kb.
#34782
1   2   3
Truyện Một nói lý do là để tránh bà con đến thăm viếng quấy rầy. Lý do này khó có thể chấp nhận. Vì khó gì bà con không kiếm ra, hơn nữa thánh nhân cũng không đi quá xa Coimbre- Phụ Lục Thủ Bản 74 Thư viện Thánh Antôn ở Pađôva nói: hình như tên Antôn được anh em đặt cho người mới đến, vì đó là tên thánh bổn mạng của nhà dòng- Jean Rigauld cho chúng ta đặt giả thuyết: có lẽ thánh nhân do lòng khiêm nhường đã bỏ tên Fernanđô, vì ở nước Bồ Đào Nha, vua chúa cao sang thường lấy tên này. Cũng có lẽ người đã lấy tên vị thánh bổn mạng của nhà dòng, vì mến cuộc đời ẩn tu. Dù sao đây cũng chỉ phỏng đoán, vì nơi ở của Anh Em tại Olivares có tên là thánh Antôn, nhưng nơi ở này chỉ là một ẩn viện nhỏ sơ sài, không phải là một nhà dòng, một tu viện. Nếp nhà nguyện thuở ban sơ của ẩn viện ngày nay vẫn còn.

17 ) Các nhà biên khảo phê bình đều đồng ý: Thánh Antôn đã không qua năm Nhà Tập. Trong dòng Anh Em Hèn Mọn, nhà tập được mở do sắc chỉ Cum secundum của Đức Hôrôriô III ban hành ngày 22-9-1220. Theo Truyện Một, nếu bệnh tình thánh nhân kéo dài suốt mùa đông và người đã có mặt ở Assisi ngày 23-5-1221, thì người đã lên đường đi Maroc vào cuối mùa thu năm 1220.

18 ) Theo tập quán thời thánh Phanxicô và thời khai nguyên của Dòng; có lẽ thánh Antôn đã cùng một anh em đi sang Maroc, nhưng các bản cổ văn không nói đến chi tiết này. Mãi đến thế kỷ 16 chúng ta mới biết người anh em ấy là một anh em Tây Ban Nha, tên là Filippo hoặc Filippino.

19 ) Không một bản văn cổ nào nói chính xác về những ngày thánh Antôn ở Aicile. Có lẽ tàu đã đáp vào Messine, vì theo Truyện Một, anh em ở thành phố này đã cho người biết Tổn Tu Nghị sắp họp tại Assisi. Nhà dòng hồi ấy ở ngoài thành phố- Về sau, người ta lại nói thánh nhân có đến Taomina ở đó người đã trồng những cây ra trái như phép lạ. Người ta cũng gán cho người thành lập 4 tu viện ở miền này. Việc này không thể được đoói với một tu sĩ vừa nhập dòng, chân ướt chân ráo. Người chỉ lưu trú tại Sicile một thời gian ngắn, hơn nữa người đang bệnh và suy nhược. Có người cho rằng người có sang lại đảo này vào năm 1223 hoặc 1227, nhưng cũng chỉ là phỏng đoán.

20 ) Tổng Tu Nghị này họp ở Assisi, lễ Hiện Xuống, 30-5-1221. Toàn thể anh em có quyền về tham dự. Đây là tu Nghị cuối cùng theo thể thức này. Jourdain de Giano, trong Niên sử của anh, với nhiều nén thơ linh động, đã kể về cuộc họp này. Có mặt 3.000 anh em, khấn rồi cũng như tập sinh. Có hồng y Reynerio Capocci, giám mục Viterbio, có nhiều giám mục và tu sĩ tham dự. Tu nghịhọp 7 ngày. Dân Assisi đón tiếp anh em nồng hậu và tiếp tế rộng tay. Anh em đã phải ở lại thêm hai nfày để dùng cho hết thức ăn còn dư.

- Chúng ta rất tiếc không biết có còn dịp nào thánh Antôn được tiếp xúc với thánh Phanxicô nữa không. Chỉ biết vị thánh nghèo rất quí mến thánh Antôn, đã viết thư gửi thánh Antôn, mặc dầu nguyên bản lá thư ngày nay không còn.



- Điểm đáng lưu ý là Salimbene, trong bộ Niên sử của anh, soạn từ năm 1282 đến 1287, có dành cho thánh Antôn và hàng và gọi người là "Socius beati Francisi" (bạn đồng hành của thánh Phanxicô), Ta cũng gặp từ "Soucius" này trong hai chương 48,49 của sách Actus beati Francisci et sociorum ejus (Hành vi của thánh Phanxicô và các bạn đồng hành của người).Những bông hoa nhỏ (Floretti), chương 39 cũng dùng từ "soucius) này.

21 ) Phụ Lục bản 74, Thư Viện Thánh Antôn ở Pađôva và Truyện Raymondina nói hoàn toàn khác hẳn: không phải thánh Antôn khẩn khoản anh Gratien cho đi theo, chính anh Gratien yêu cầu thánh nhân, vì lý do thiếu linh mục trong dòng - Tổng Phục Vụ: Anh Elia.

22 ) Chơi chữ: Gratia, grâce, Gratien, ân sủng.

23 ) Monte-Carlo cũng ở gần Forli. Thánh Antôn cũng như thánh Phaxicô rất ưa thích cảnh lặng lẽ, thường đến ẩn tu những nơi xa vắng.

24 ) Truyện Một tường thuật dài dòng những ngày thánh Antôn ở Monte-Carlo. Người xin một anh em nhường cho một hang động do anh đào sâu trong núi. Ở đó người đã hành xác khổ hạnh, mỗi ngày chỉ mang theo một ít bánh và nước trong. Buổi chiều, lúc về với anh em, người phải tựa vào một anh em để khỏi té xỉu.- Phủ lục thủ bản Pađôva thêm: người vẫn tham gia công việc trong nhà, người quì gối xin anh Phục Vụ tại đó cho phép được rửa bát dĩa và quét dọn nơi anh em ẩn tu.- Truyện Benignitas sơ lược nói đến các cơn cám dỗ người đã trải qua do ma quỉ bủa giăng.

25 ) "Contigit quod beatus Antonius, necnon quamplures de Fratibus pro suscippiendis ordinibus ad civitatem Forlivi a suis puperioribus mitterentur. "Câu văn không rõ ràng, nhưng ý nghĩa gợi ngay trong trí ta là thánh Anton thuộc số anh em sắp chịu chức. Ấn tượng này được tăng cường do một câu văn trong Truyện của Julien de Spire và trong Truyện Một. Tác giả Truyện Một viết: "Contigit Fratres ad civitatem Forlivii Prosuscipiendis ordinibus transmitti. Convenientibus ex diversis partibus ob dictam causam Fratribus et Preadicatoribus, affuit inter eos Antonius. "khó mà chủ trương rằng "ob dictam causam", "vì lý do ấy", "vì lý do chịu chức", lại không liên quán đến thánh Antôn. Như đã biết Phụ Lục Thủ bản 74 ở Pađôva và Truyện Raymondina khẳng định quả quyết thánh nhân đã là linh mục, khi người tham dự Tổng Tu Nghị Assisi 30-5-1221. Đàng khác Niên Sử 24 Tổng Phục Vụ kể rằng thánh Antôn, lúc dâng thánh lễ tại tu viện Thánh Giá ở Coimbre, đã thấy linh hồn một anh em thánh thiện bay về trời, vào đúng giờ anh qua đời. Nhưng sách Niên Sử 24 Tổng Phục Vụ được soạn rất muộn về sau, nên ta khó có thể tin được. - Các sử gia hiện đại chia làm hai phái, hay đúng hơn là 3 phái: phái chủ trương thánh Antôn đã là linh mục trước khi chuyển sang dòng Anh Em Hèn Mọn, phái chủ trương thánh Antôn chịu chức linh mục ở Forli, phái do dự không cho ý kiến, viện lẽ thiếu sử liệu, thuộc phái này có hai nhà biên khảo phê bình cự phách là Léon de Kerval và Lepitre.

- Nhiều nhà phê bình nghĩ đây là một bữa tiệc liên hoan, không phải là buổi lễ truyền chức.



26 ) Trong các nhà chép truyện cổ về thánh Antôn, chỉ có Jean Rigauld kể chuyện phân thân này, nhưng lại không ghi ngày tháng. Các tư liệu khác có thể giúp ta bổ khuyết phần nào. - Thánh Antôn ở Limoges năm 1226, điều này đích xác. Một nhà biên niên sử thế kỷ 13, tê là Pierre Coral, giữ chức Viện Phụ Đan Viện Thánh Martinô tại Limoges năm 1247, nói rõ rằng năm ấy, thánh Antôn, với một vài điều kiện, đã nhận một nơi ở trong các dãy nhà phụ thuộc của đan viện, để cho Anh Em Hèn Mọn tá túc. Bernard Guy, ở một chú thích trong bộ lịch sử dòng Đaminh cũng khẳng định lời nói của Pierre Coral: "Tôi đã đọc ở một chỗ khác rằng Anh Em Hèn Mọn đến Limoges, lần đầu, vào năm 1224". - Vậy phép lạ phân thân này phải xảy ra vào năm 1226 hoặc 1227. Truyện Benignitas và Phục lục Thủ bản Lucerne còn kể thêm một hiện tượng phân thân nữa ở Montpellier, " vào lúc thánh Antôn giữ chức giảng viên, dạy thần học ở đó", nhân một ngày đại lễ, không nói là lễ gì. Người phải hát Alleluia ở cung thánh của Anh em, đồng thời phải giảng trước các giáo sĩ và các giáo dân. Lúc về hát Alleluia, người vẫn đứng trên toà giảng cúi gập xuống như muốn ngủ. - Sách Các phép lạ kể cả haảituyện liên tiếp với một câu chuyển: "Đã xảy ra cho người một việc tương tự... "Đây hẳn là một truyện kể thành hai truyện. Dựa vào uy tín của Jean Rigauld, phải nói là sự việc đã xảy ra ở Limoges.

27 ) Truyện Floretina đã phóng đại phép lạ một cách ngớ ngẩn nói rằng có con heo cắn nát cái vòi thùng rượu làm cho rượu chảy tràn lan. Còn cái ly vỡ tan ra từng mảnh.

28 ) Sách Các Phép Lạ phóng đại: anh tập sinh té xuống đất bất tỉnh, được thánh nhân đỡ dậy. Anh còn được nhiều thị kiến nữa

29 ) Brive là một trung tâm sùng kính thánh Antôn ở Pháp. Uy tín của Jean Rigauld đủ để bảo đảm rằng chính người đã đem anh em Hèn Mọn đến ở nơi đây. Tiếc rằng tác giả đã không nói gì đến những ngày người ẩn tu trong hang động rất danh thắng ở đây, cách thành phố gần một cây số rưỡi, về hướng Toulouse - Sách Các Phép Lạ cũng kể truyện này, lời lẽ tương tự. Sách kể thêm: "Trong một hang động, khá xa thành phố, người nhờ làm một chỗ ở và người đã đào giữa đá một mạch nước để có nước từ đá chảy ra. Người ở đó đơn độc, rất khắc khổ, và chuyên tâm suy niệm."

30 ) Truyện này đã được Sách Các Phép lạ chép lại nguyên văn không thể biết được truyện này xảy ra trước hay sau thời gian thánh Antôn ở Pháp. Các sách viết trước sách của Jean Rigauld không nói đến. Jean Rigauld đã không theo thói quen, không cho biết nơi chốn, không cho biết đã trích ở nguồn nào, nguồn khẩu truyền hay nguồn thành văn.

31 ) Các đan sĩ Biển Đức.

32 ) Sách Các Phép Lạ kể lại truyện này, có nói thêm về nơi chốn chính xác: tại đan viện ở Solignac gần Limoges. Cũng sách này kể rằng thánh Antôn đã cởi cái áo trong đưa cho đan sĩ. Coàn Jean Rigauld lại nói người đã thay áo ra từ trước, vì tính người ưa sạch sẽ.

33 ) Thánh Antôn không sang Tây Ban Nha. Đây phải nói là người sao chép vô ý viết sai, phải sửa lại là ở Ý.

- Có một khó khăn lớn đối với phép lạ này: Phép lạ này cũng được cho là do một tu sĩ Đaminh, thánh Pierre Martyr mất năm 1252, đã làm, và được một anh em đồng thời kể lại. Do đó tất cả các nhà chép truỵên thánh Antôn đều lưỡng lự. Sách Các Phép Lạ và Phụ Lục Thủ Bản Lucerne nói tên anh thanh niên là Léônarđô và là người ở Pađôva. Hai bản này cũng thêm rằng, khi thánh Antôn nghe người thanh niên xưng tội, người đã quở trách: "Cái chân đá mẹ đáng phải chặt bỏ ngay". Người thanh niên chất phác đã hiểu sai ý người và gây ra việc chặt chân - Dù sao, phép lạ cũng đã chiếm một chỗ lớn trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc trình bày cuộc đời thánh Antôn. Bức họa cổ nhất được vẽ trên kính màu, về thế kỷ 13, trong Vương Cung Thánh Đường tầng dưới ở Assisi. Tượng điêu khắc của Donatello rất đẹp tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Antôn ở Pađôva.



34 ) So sánh này được sách Hành vi và niên sử gia Rolandino dùng, nhưng với từ ngữ hơi khác. Hòm bia cựu ước và mô hình Tân Ước (Arca Veteris Testsmenti et forma Novi).

- Sách Những Bông Hoa Nhỏ kể: "Một hôm Antôn được vinh dự giảng trước hội đồng có Đức Giáo Hoàng, các Đức Hồng Y và nhiều vị giáo sĩ cao cấp tham dự. Các vị này thuộc nhiều quốc tịch khác nhau: Hy Lạp, La Mã, Anh, Đức, Pháp, Thuỵ Điển... Antôn được ơn Chúa Thánh Thần khiến hứng, trình bày đề tài hôm ấy hùng hồn, cao sâu, gãy gọn, rõ ràng. Kết quả toàn thể cử toạ, ngôn ngữ khác nhau, đều nghe như diễn giả trực tiếp nói tiếng nước mình. Bỡ ngỡ vì thấy phép lạ ngày lễ Hiện Xuống đầu tiên lại tái diện, các vị thính giả thì thầm hỏi nhau:





35- Tu sĩ này người Bồ Đào Nha, sao tôi lại nghe nói tiếng nước tôi? Lạ thật!

Chính Đức Giáo Hoàng suy nghĩ về những tư tưởng thâm thuý cao siêu Antôn giảng, cũng phải khâm phục và tuyên bố:

- "Quả thực người này là Hòm Bia Giao Ước và là bể chứa Thánh Kinh".

Chỉ tiếc không rõ thánh Antôn sang Rôma năm nào và với mục đích gì.-Như ta đã biết thánh Antôn được tuyên dương Tiến Sĩ Họi Thánh, do Đức Piô 12, ngày 16-1-1946.



) Kiến thức này, không những thánh nhân san sẻ cho thính giả nghe giảng, mà còn cho sinh viên của người. Chúng ta biết rõ người đã là giảng viên, là giáo sư thần học. Chúng ta lấy làm lạ, khi thấy tác giả Truyện Một, Julien de Spire và Jean Rigauld không nhắc đến việc dạy học của người. Trong lúc thánh Phanxicô đã viết thư cho người, có lời: "Tôi bằng lòng để anh dạy khoa thần học thánh cho anh em, miễn là đừng vì học vấn mà anh em dập tắt tinh thần suy niệm thánhvà lòng sốt mến như đã chép trong luật dòng. "Thánh Antôn đã dạy ở Bologna Theo Phụ Lục Thủ Bản Lucerne, Truyện BenignitasSách Các Phép Lạ, người còn dạy ở Montpellier. Nếu tin được Barthélémy de pise, thì người còn dạy ở Toulouse nữa. Anh này thêm, người còn dạy ở Pađôva, nhưng không ai tin.

36 ) Giáo phái Cathares, đối đầu đáng sợ nhất của Giáo Hội ở miền Bắc nước Ý và miền Nam nước Pháp.

37  ) Giám mục Maximin (?)

38 ) Truyện này là một trong các mẫu truyện được công nhận là xác thực hơn hết trong tiểu sử thánh Antôn.Truyện được chép trong Đệ Nhất Truyện của Celano và trong Đại Truyện của thánh Bonaventura. Nhưng Jean Rigauld cũng như Celano nói thánh Phanxicô đứng ở cửa, còn thánh Bonaventura nói thánh Phanxicô tham dự tu nghị. Theo Benvenuti, tại Tu nghị này thánh Antôn được cử giữ chức Phục Vụ hạt Dòng Limousin và người đã giữ chức này một năm. Ngay sau khi lễ Phục Sinh, người đi Assisi tham dự Tổng Tu Nghị 30-5-1227, ở đó người được cử giữ chứcTỉnh Phục Vụ Tỉnh Dòng Romagna. Người giữ chức này cho đến Tổng Tu Nghị 26-5-1230. Sau đó người được giải nhiệm để chuyên môn đi giảng. Các tính toán ngày tháng này đáng chúng ta lưu ý, nhưng không làm cho chúng ta tuyệt đối xác tín. Không một bản văn cổ nào nói thánh Antôn được cử giữ chức Phục Vụ Hạt Dòng Limousin tại Tu Nghị Arles. Có thể người đã giữ chức vụ đó trước rồi, trước khi đến tham dự Tu Nghị này, đàng khác chúng ta không rõ ngày tháng Tu Nghị này họp. Chúng ta cũng không có tài liệu nói thánh Antôn đã hiện diện ở Tổng Tu Nghị 1227.

39) "Tibi loquar cornute" ám chỉ cái mũ giám mục có hình nhọn, ta thường gọi là mũ cà cuống. Vị Tổng giám mục này là Simon de Sully, nhưng không thể biết được các "Sai sót đè nặng lương tâm ngài" là những sai sót gì. Có nhà phê bình căn cứ vào câu: "Từ đó ngài ủng hộ anh em hơn", mà chủ trương rằng ngài đã không ưa và công kích dòng Anh Em Hèn Mọn. Nhưng thánh Antôn đâu đến nỗi vùng về đến độ dùng dịp một cuộc Hội đồng giám mục để công khai trách cứ một tổng giám mục, chỉ vì một vấn đề hoàn toàn nội bộ. Truyện này cũng được Sách Các Phép Lạ kể và kể nguyên văn.

40 ) Bài giảng cho cá của thánh Antôn là một mẫu truyện song song với bài giảng cho chim của thánh Phanxicô, nhưng quả thật nhợt nhạt. Cũng một tư tưởng được diện tả: Tạo vật không có lý trí cũng phải như loài người cảm tạ Đấng Tạo Hoá vì những ân huệ người ban. Nhưng chủ đích hay bài giảng khác nhau: Thánh Antôn muốn làm cho người lạc giáo bẽ bàng, thánh Phanxicô khởi hứng do lòng yêu mến tạo vật. Thánh Antôn nói, ngụ ý "cho đám đông cùng nghe". Thánh phanxicô "bỏ các bạn đồng hành trên đường đi, bước xuống đám ruộng với bầy chim". - Truyện thánh Antôn giảng cho cá cũng được Truyện Florentina kể, nhưng vắn tắt hơn. Nếu Truyện Florentina thực sự được viết về thế kỷ 13, thì chúng ta có một xác nhận cổ nhất vè phép lạ này. Dù sao vấn đề cũng chưa được giải quyết xác đáng. - Sách Các Phép Lạ cũng kể, nhưng kể theo văn bản của sách Hành Vi, không kể theo văn bản của Jean Rigauld. - Đã có khác nhau về địa điểm: Jean Rigauld nói gần Pađôva, như thế co sông sẽ là Erenta. Sách Hành Vi nói ở Rimini, con sông sẽ là Marecchia. Tuy Jean Rigauld có uy tín, nhưng các nhà phê bình hiện đại đều đồng ý nói là ở Rimini, vì ở đó có một nhà nguyện xây cất kỷ niệm phép lạ và có lẽ xây cất từ năm 1569, vì đã có truyền thống lâu đời nói thế và vì Jean Rigauld có thể lầm lẫn khi kể một truyện xảy ra xa xôi ở bên tận nước Ý. Dù sao vấn đề vẫn không được quả quyết tuyệt đối. - Có người chủ trương đơn giản: Đã có hai lần giảng cho cá, một lần ở Rimini, một lần ở "Lombardia, gần một con sông".

41 ) Jean Rigauld nói đến một tuyển tập, như vậy tác giả đã không kể theo khẩu truyền. Chỉ tiếc tác giả không nói đến tuyển tập ấy. Truyện Florentina và tất cả các bản văn cổ khác đều không nói đến. Jean Rigauld là người đầu tiên nói đén phép lạ này nhưng lại không nói xảy ra ở đâu, có lẽ vì truyện tập không nói. Nhưng chắc hẳn không phải ở Pháp cũng không phải ở Toulouse như Truyện BenignitasSách Các Phép Lạ đã nói, cũng không phải ở Bourges nhue sử gia Wadding nói, căn cứ vào một bài thơ ngắn bằng tiếng Pháp sáng tác đầu thế kỷ 16. - Nếu một phép lạ ngoạn mục như thế đã xảy ra ở Pháp, hẳn Jean Rigauld đã trực tiếp nghe nói đến - Barthélémy de Pise nói tên người lạc giáo là Bonillo, phép lạ xảy ra ở Rimini, và người lạc giáo này bảo sẽ cho con lừa của ông ăn Mình Thánh như ông đã quen làm. Tuy Barthélémy de Pise giàu tưởng tượng và không có uy tín lịch sử nhưng các nhà phê bình đã muốn gã theo và cho là phép lạ xảy ra ở Rimini, vì ở đó, từ thế kỷ 15, có lẽ từ năm 1477, đã có một nhà nguyện bát giác được cất lên để lưu niệm phép lạ này - Ít có sự việc trong cuộc đời thánh Antôn được các nhà điêu khắc và họa sĩ ưa trình bày như phép lạ này. Ở vương cung thánh đường Thánh Antôn tại Pađôva có hình chạm nổi rất đẹp, do Donatello, nhưng hậu cảnh laị ở trong một nhà thờ.

42 ) Đây là bản văn thứ nhất được biết, kể về phép lạ này. Sách Các Phép Lạ kể theo. Bernard de Guy cũng kể theo và có sử chữa ít mhiều. Barthélémy de Pise nói xảy ra ở Bourges và không nói gì đến Le Creux dé Arènes (Fovea de Arenis: thung lũng đấu trường). Anh nói đã nghe một anh em kể, người anh em này đã thấy phép lạ được khắc trên đá trong Vương Cung Thánh đường ở Bourges.

43 ) Điều chắc chắn là thánh Antôn đã ở thành phố Limoges năm 1226

44 ) Theo Phụ Lục Thủ Bản Lucerne và Truyện Benignitas, thánh Antôn đã giữ chức vụ Tỉnh Phục Vụ Tỉnh Dòng Româgn. Sự kiện này không còn có thể hồ nghi, nhất là sau khi đã khám phá ra tại Thư Viện Thánh Antôn tại Padova một bài giảng, giảng vào giữa những năm 1263 và 1281, do một anh em tên là Luca. Bài giảng khẳng định sự kiện này rõ ràng.

45 ) Đã có khác biệt giữa hai bản văn của Truyện Một và của jean Rigauld. Jean Rigauld chỉ nói các bài giảng Chúa nhật được soạn trước, không nói ở đâu. Truyện Một nói rõ là ở Pađôva. - Các bài giảng Chư Thánh, Jean Rigauld nói là để tán dương Chư Thánh. Truyện Một nói là các ngày lễ Chư Thánh, đã được soạn tại Pađôva, mùa đông năm 1230- 1231, năm trước thánh nhân qua đời. - Các nhà phê bình hiện đại đều đồng ý rằng: tất cả những soạn phẩm gán cho thánh Antôn ngoài hai sưu tập này, đều không thực sự là của người. Các bài giảng của người hiện nay đã được xuất bản.

- Theo Truyện Benignitas, và đây là điều tin được, thánh Antôn đã giảng bằng tiếng Ý.



46 )Có thể so sánh đoạn văn này với đoạn văn của một tu sĩ Đaminh, đồng thời với thánh Antôn, tên là Barthélémy de Trente: "antôn giảng cho dân Pađôva và đã đưa nhiều người cho vay nặng lãi đến bồi thiệt hại, ở đó người đã giảng nhiều bài rất hay. "Tu sĩ nói thêm rằng đã biết thánh nhân nhiều. - Về những người tù tội được tha, có một khoản luật của Pađôva, được ban hành ngày 15-3-1231, do lời yêu cầu của thánh nhân. Theo khoản luật này các tù nhân thiếu nợ được trả tụe do với điều kiện đem gia sản gán cho chủ nợ

47 ) Cuộc cải táng này được tổ chức ngày 8-4-1265. Đã có nhiều cuộc cải táng, tuỳ từng giai đoạn xây cất tại Vương Cung Thánh Đường thánh Antôn tại Padova. Cuộc cải táng nói trên là cuộc thứ nhất. - Truyện về cái lưỡi còn y nguyên này do jean Rigauld kể, cũng được Truyện Raymondina Phụ Lục Thủ Bản Lucerne, Truyện MộtSách Các Phép Lạ kể. - Đây là nguyên vănlời của thánh Bovaventura thốt lên: "Lưỡi diễm phúc,lưỡi đã luôn ca ngợi Chúa và làm cho người khác ca ngợi Chúa! Bây giờ người ta mới thấy rõ công nghiệp của lưỡi như thế nào trước mặt Chúa."

48 ) Thánh Antôn đã không hoán cải được bạo chúa Ezzelinô III da Romanô ở Verone, khi người đến trách cứ tội ác của ông, bắt ông dẹp lòng hống hách và ăn năn thống hối, ít ra như lời kể của Truyện Benignitas, Phụ Lục Thủ Bản Lucerne và Sách Các Phép Lạ. Sự thực khác hẳn: thánh antôn đến Verono, với mục đích xin trả tự do cho bá tước Richard de San Bonìaciô, lãnh tụ đảng ủng hộ Giáo hoàng ở Lombardia, bị giam giữ từ tháng 4-1230, nhưng thánh nhân đã hoàn toàn thất bại, theo lời xác nhận của niên Sử do Rolandino, chưởng khế ở Padova, soạn vào năm 1260, cũng như một Niên Sử đồng thời. Rolandino nhắc nhở đến thánh Antôn vắn tắt, nhưng đá là tư liệu rất quí. Ông nói vào cuối năm 1229 thánh antôn đến ở luôn tại Padova. Ông tường thuật sơ lược các cuộc giảng dạy của người, và kể rằng sau vụ đến gặp Ezzelino, thánh nhân rút lui vào cảnh thanh vắng ở Composampỉeo để suy niệm Thánh Kinh.

49 ) Truyện Một và Julien de Spire tường thuật chi tiết Truyện Một tường thuật hơn, đại khái: Camposampiero là lãnh thổ của một nhà quí tộc, tên là Tiso rất quí mến thánh Antôn, thường tiếp đãi người nồng hậu. Gần nhà dòng Anh Em Hèn Mọn, ôngcó một cánh rừng, trong rừng có một cây đào cổ thụ, rất cao, cành lá um tùm. Một hôm, thánh Antôn ngắm cây khen đẹp, và ao ước có một cái chòi cất trên cành cây, để được thanh vắng suy niệm.

50 Ông Tiso tự tay cất cái chòi cho người, "và đó là nơi ở cuối cùng của người ở trần gian", người lên đó gần trời hơn.- Roladino cũng kể truyện cất cái chòi trên cây hanh đào.

- Đề tài "Thánh Antôn ở trên cây hanh đào" cũng được nghệ thuật nước Ý diễn tả. Có lúc rất ngộ nghĩnh: thay vì cái chòi, là một cái ghế, đăth giữa chạng ba cành cây, thánh Antôn ngồi giữa cành lá um tùm, giảng cho dân chúng đứng nghe dưới gốc cây. Bức hoạ ở nhà nguyện Camposampiero là do Bonifacia II de Verone. - Sách Các Phép Lạ kể thêm: Thánh Antôn xin phép Tỉnh Phục Vụ cho phép đi ẩn tu một nơi thanh vắng, nhưng người vô ý để mất lá thư xin phép. Người nghĩ như thế là do ý Chúa không muốn. Sau bỗng có thư trả lời. Tỉnh Phục Vụ đồng ý. Thư đến đã phải qua một thời gian như đã có thư đi. Người ta "có lý để nghĩ rằng" thư đã được thiên thần mang đi.



) Đan viện này tên là Cella, nay gọi là Arcella, ở Capo di Ponts (Đầu Cầu), một khu xóm ngoại ô Pađôva.

51 ) Thánh thi kinh Sáng Đức Mẹ: O gloriosa Donina.

Excella super sidera.

Sau Đức Urbanô VIII đổi lại: O gloriosa Viginum

Sublimis inter sidera.



52 ) Truyện Một kể khác và đã gây nhiều tranh luận: Thấy một Anh em chuẩn bị ban bí tích sức dầu, người nói: "Bí tích xức dầu vẫn hữu ích đối với tôi và làm tôi vui lòng". Thủ Bản 74 Thư Viện Pađôva không có câu này. Trái lại các Thủ Bản khác đều có, nhất là trong sách Đối thoại về Huấn nghiệp của các thánh dòng Anh Em Hèn Mọn, nên có thể coi như có thực.

53 ) Truyện Một không nững ghi dài dòng lời than khóc của các Bà Nghèo ở Arcella, lại còn trường thuật các cuộc thương lượng giữa các nữ tu này và các tư pháp viên thị trấn để giữ lại thi hài thánh nhân trong đan viện: "Chúng tôi đã không trômng thấy người lúc người còn sống, xin cho người được ở với chúng tôi khi đã chết."

54 )Tường thuật do Truyện Một có nhiều chi tiết hơn: Giám Mục Jacques Conrado đã can thiệp ngay, không đợi đến ngày thứ tư. Ngài họp Hội đồng cố vấn, nghe đôi bên khiếu nại. Ngài xử cho Anh Em tu viện Đức Mẹ thắng và yêu cầu thị trưởng ủng hộ. Nhưng dân Capodiponte nhóm họp, cương quyết hy sinh tánh mạng tài sản, không thể đem thi hài thánh nhân đi nơi khác. Nhân vì Anh Phục Vụ Tỉnh Dòng đi vắng, người ta quyết định đợi Anh về, trước lúc dùng biện pháp mạnh. Ban đêm, anh em ở Arcella đặt chướng ngại vật ngăn chặn, anh em có lý, nhưng chẳng ăn thua gì.

55  ) Truyện Một kể tiếp: thì hài được tẩm liệm vào một quan tài bằng gỗ ngoài bọc đất. Nhân có tin đồn thi hài đã được chôn dấu, một cuộc náo loạn nữa lại xảy ra. Những người náo loạn kéo tới nhà donmgf, phá cửa và tìm quan tài. Họ gõ xem có thực thi hài còn trong đó không. - sau đó, Truyện Một tường thuật sự can thiệp của Anh Tỉnh Phục Vụ và của ông thị trưởng. Vị này cho lính tới canh thư viện và cấm dân chúng không ai được mang khí giới, trái lệnh sẽ bị phạt 100 đồng. Cuối cùng Truyện Một kể tóm tắt cuộc tranh luận diễn ra trước sự hiện diện của Đức Giám Mục, và hàng giáo sĩ do giám mục triệu tập. Truyện nhấn mạnh đến lý lẽ của Anh tỉnh Phục Vụ đưa ra: "Tu sĩ antôn đã chọn tu viện Thánh Maria làm nơi an nghỉ cuối cùng, nếu lời khấn vâng lời cấm tu sĩ lựa chọn như thế, thì bề trên tu sĩ có thể định đoạt thay tu sĩ."

56 ) Các Bà Nghèo nghĩ rằng sự can thiệp của các bà đã là nguyên nhân gây náo lọan,nên các bà sợ và khẩn khoản xin Chúa thương. Ông thị trưởng cho hô hào dân chúng tập họp teứơc sạnh đường rồi giữ dân Capodiponte náo loạn tại đó.

57 )Truyện Một kể rất chi tiết vè các phép lạ và lòng phấn khởi sốt sắng của dân chúng. Có ngững đoạn kể rất thú vị về chiều cao và trọng lượng các cây đèn sáp ong. Có ngững cây quá cao phải cưa ra từng khúc,mới đem vào được nhà thờ.

58 58) Truyện Một kể:có các người Vénitiens, các người ở Trévise, ở Vicenne, ở Aquilée, các người Lombardie, Slaves, Đức và Hungari.

59 ) Truyện Một nói: không đầy một tháng sau ngày thánh nhân qua đời.

60. ) Đức Grêgôriô IX, trước là hồng y Hugôlinô, bạn của thánh Phanxicô.

61 ) Phép lạ này cũng được kể trong phụ lục Thủ Bản Pađôva. Trong Truyện Một và trong Sách Các Phép Lạ.

62 ) Câu văn gần như không thể hiểu được. Delerme dịch: ".... với cái lưỡi mới, anh nói một vài câu có thể hiểu được, mặc dầu cho đến nay anh chưa biết một thứ ngôn ngữ nào".

63 ) Sách các Phép Lạ kể dài hơn. Việc xảy ra hình như ở Santarem. Con sông là Le Tage. Ông vua là Denys, chồng bà thánh Élisabeth de Portugal, trì vì từ 1279 đến 1325.

64 ) Câu trích trog kinh thần tụng thánh Antôn, do Julien de Spise. Truyện Một kể thêm: Hiệp sĩ tên là Albardino. Ông đã đến hành hương Padova với vợ con, với bà con rất đông. Chính ông đã đưa cái ly không vỡ cho anh em xem và kể lại sự kiện đã xảy ra.

65 ) Câu cũng trích ở thần tụng kinh thánh Antôn. Truyện Một kể thêm: Tên vị giáo sĩ là Guidôt. Giáo sĩ có tham dự cuộc kiểm tra các phép lạ trước giám mục Padova. Ông đã nhờ mẹ ông khấn cho ông.

66 ) Hơn tất cả các sách sưu tập phép lạ, bài đáp ca sau đây nhan đề " Si quaeris miracula" đã phổ biến khắp nơi và qua các thế kỷ vinh quang sáng ngời của vị thánh hay làm phép lạ ở padova.
Si queaeris miracula

Mors, error, calamitas,

Daemon, lepra, fugiunt,

Aegri surgunt sani.


Cedunt mare, vincula,

Menbra resque perditas

Petunt et accipiunt

Juvenes et cani.


Pereunt pericula,

Cessat et necessitas,

Narrant hi qui sentiunt,

Dicant Paduani.

- Nếu bạn tìm phép lạ, tử thần, lạc giáo, tai hoạ, ma quỉ, phung cùi tẩu thoát, người bệnh tật chỗi dậy lành mạnh.

- Sóng yên bể lặng, xiềng xích đứt rơi, người trẻ và người già, xin và được lại tay chân và đồ vật bị mất.

- Nguy hiểm biến tan, cảnh khổ chấm dứt, như những người cảm nghiệm thuật lại, như người dân Padova kể.

- Ta nên lưu ý, đây là bằng chứng cổ nhất, nói đến lòng tin tưởng của đại chúng, xin thánh Antôn cho tìm thấy của cải vật dụng đã mất.



- Ai là tác giả sáng tác bài đáp ca? Trước người ta nghĩ là thánh Bonaventura, nhưng hiện nay các nhà phê bình đều nói là Julien de Spire.




tải về 452.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương