J. B. roux (cỐ ngôn)



tải về 2.12 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích2.12 Mb.
#38064
1   2   3   4   5   6   7


* Tức năm 1943, thời của tác giả (ND.).

1 Thông tri của cụ Ngô Đình Khả, Thượng Thư Nam triều.

* Thường gọi là Đại Nội (ND.).

 Concession Française: nay là khu Mang Cá, nhiều tài liệu cũ cũng gọi như vậy (ND.).

2 Đức Cha Gerbet.

 Tác giả gọi Phủ Thừa Thiên là tòa án thứ nhất của Huế cổ trong thời kỳ này. Thiển nghĩ đây là tên của một đơn vị hành chính, gọi Phủ Đường Thừa Thiên có lẽ phù hợp hơn (ND.).

Vào thời Gia Long, lãnh thổ Việt Nam chia thành 23 trấn 4 doanh:

- Từ Ninh Bình trở ra là Bắc Thành (gồm 11 trấn)

- Từ Bình Thuận trở vào là Gia Định thành (gồm 5 trấn)

- Miền Trung có 7 trấn và 4 doanh (thuộc Kinh kỳ).

Đến thời Minh Mạng năm thứ 13 (1832), vua cho xóa 27 trấn doanh lập từ thời Gia Long và chia lại thành 31 tỉnh. Mỗi tỉnh lớn có Tổng Đốc đứng đầu, tỉnh nhỏ có Tuần Phủ.

Riêng doanh Quảng Đức, nơi có kinh đô, được đổi tên thành Phủ Thừa Thiên (1832), đứng đầu là một viên Phủ Doãn, phụ tá là Phủ Thừa. (nguyễn đắc xuân: Chín Đời Chúa Mười Ba Đời Vua Nguyễn, Nxb Thuận Hóa. Huế - 1998 trang 71 và 88) (ND.).



 Đức Chaigneau có tên là Michel Đức Chaigneau hay Nguyễn Văn Đức, còn gọi là Cậu Đức. Ông này nằm trong số 11 đứa con của một người Pháp có công lớn với Gia Long là J.B. Chaigneau hay Nguyễn Văn Thắng, tên do vua lấy họ của mình mà đặt cho viên chỉ huy tàu chiến Long Phi. Mẹ là bà Benoîte Hồ Thị Huề người Việt, vợ chính của J.B. Chaigneau.

Đức Chaigneau sinh tại Huế 25-6-1803, cưới vợ người Pháp tên Antoinette George. Ông đã viết Souvenirs de Huế (Các Kỷ Niệm Về Huế, 1867) và hai tập sách nhỏ về chiến tranh Pháp - An Nam, đã từng dạy ở École des Langues Orientales từ 1873 - 1876.



Ông mất tại Paris ngày 14.4.1894, thọ 91 tuổi, không có con cái. (L. CadIère, Bulletin des Amis du Vieux Hué [B.A.V.H]. École Française d'Extrême-Orient. Hanoi, 1925, trang 88. 92. 98 và 164)(ND.).

2 Đức Chaigneau nói rõ: “Phủ Doãn bên phải, Phủ Thừa bên trái”, nhưng khi nói như vậy, ông đứng ở vị trí của kẻ từ ngoài đường nhìn vào ba tòa nhà.

Khu vực này ngày nay là Khu quân sự và Quân y viện 268 (năm 2002) (ND.).

Chùa Diệu Đế vẫn còn ở số 100 đường Bạch Đằng, Huế (năm 2002) (ND.).

4 Chúng tôi viết theo mẫu tự Âu châu phần lớn tên riêng của những người được nhắc đến trong toàn bộ tập nghiên cứu này, bởi vì chúng tôi tìm thấy như thế trong các tài liệu khác nhau mà chúng tôi đang xử dụng. Đáng tiếc là chúng đã không được lưu giữ bằng quốc ngữ, vốn cho cách đọc chính xác và do đó mới cho tên thật.

5 Ở An Nam ngày xưa có Lục Bộ, nhiều tài liệu cho biết các tên sau đây:

1. Bộ Hình: Bộ ra các hình phạt và khổ hình.

2. Bộ Lại: Bộ Hành chính hay Nội vụ.

3. Bộ Hộ: Bộ Tài chánh

4. Bộ Lễ: Bộ Nghi lễ

5. Bộ Binh: Bộ Chiến tranh.

6. Bộ Công: Bộ Công trình công cộng

Bộ Hình ngày nay được gọi là Bộ Tư Pháp, nhưng ở đây chúng ta vẫn gọi nó như thời kỳ đang đề cập: Bộ Hình.

* Vị trí của Lục Bộ xưa hiện nằm ở đường Nguyễn Chí Diễu, một trong những đường cắt ngang đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay (năm 2002, ND.).




* Tác giả J.B. Roux dùng 2 từ prévenu và accusé (bị can - bị cáo) khá phân biệt. Có lẽ tác giả muốn cho thấy cách xét xử của tòa án An Nam: áp dụng hỏi cung, tra tấn và buộc tội cùng một lúc. Thế nên, bị can khi đến tòa thì trở thành bị cáo và đôi khi là kẻ có án (ND.).

6 A. Launay: Les Cinquante-deux Serviteurs de Dieu [Năm mươi hai vị Tôi tớ Chúa], Téqui, Paris, 1893, 2 tập và Les Trente-cinq Serviteurs de Dieu [Ba mươi lăm vị Tôi tớ Chúa], Lethielleux, Paris, 1907. Ở những trang đầu tiên của các tác phẩm này, người ta gặp ngay việc mô tả những hình cụ khác nhau.

7 Apologie II, 7-9.

8 A. Launay. Les Trente-cinq Vénérables Serviteurs de Dieu. tr. 137.


9 Vào thời kỳ này, Đức Cha Sohier là Giám Mục Phó của Đức Cha Pellerin, Đại Diện Tông Tòa Địa phận Bắc Đàng Trong.

10 Thư của Đức Cha Lefebvre, 5.1.1847. Annales de la Propagation de la Foi, XIX. [Niên san Hội Truyền bá Đức tin].

11 Trong các tài liệu, người ta thường gặp từ Tam Pháp được dịch ra là Tribunal des Trois Règles. Phải hiểu từ Règle ở đây trong nghĩa quyền lực, pháp quyền.

12 LURO : Le Pays d'An Nam, Leroux, Paris, 1897, tr. 95.

* Còn gọi là Cửa Ngăn (ND.).

 Con đường nói đây hiện giờ là đường Đoàn Thị Điểm. Tòa Tam Pháp xưa nằm cạnh Tỳ Bà Trang, một tiệm càfê nổi tiếng (năm 2002) (ND.).

13 luro, Sách đã dẫn, tr. 94.

14 Cửa Ngọ Môn (Cửa phía Nam) vẫn ở trong tình trạng hiện thời, đã được Minh Mạng xây năm 1833.

15 người viết tiểu sử Chân phước ghi lại: “Vị thừa sai được dẫn tới trước cửa Ngọ Môn, nơi nhà vua đang ngồi trên một chỗ cao”. Chúng tôi kết luận rằng chính trên Vọng lâu mà ngai vua được đặt.

16 Nghi thức này mang tên Hiến Phu hay Hiến Phù, hiểu sát chữ là Trình diện các tù nhân (trước khi hành quyết họ). Thường chỉ áp dụng cho các tội nhân đại hình.

 Qua tài liệu của cha Louvet (1885), chúng ta đọc thấy lập trường dứt khoát với chính trị của cha Marchand Du. Đặc biệt bức thư Ngài gởi cho Đức Cha Taberd đang được lưu giữ tại Chủng Viện Thừa Sai Paris. Đây là hai trong những bằng chứng phủ nhận sự vu khống cho ngài về sau.

Cha Louvet viết: “Một hôm, Lê Văn Khôi cho mời ngài đến nhà và yêu cầu ngài ký thư từ để gởi đến các họ đạo lớn hầu kêu gọi giáo hữu cầm vũ khí. Vị thừa sai không chấp thuận đề nghị ấy. Với sự ghê tởm, ngài đứng dậy cầm lấy tất cả thư từ trên bàn và ném chúng vào lửa. Khi làm vậy, ngài đã liều lĩnh tự coi là kẻ tử thù của Lê Văn Khôi”. Và đây là lá thư của ngài :



“Sài Gòn, ngày 24-9-1884

Lạy Đức Cha,

Con là lính của quân nổi loạn bị nhốt trong thành với 3 hoặc 4 nghìn người Bình Thuận và các tỉnh khác. Thành bị bao vây, nhưng quân triều đình chưa dám đến gần, dầu thế nào họ cũng đến. Lính triều đình tàn sát giáo hữu. Minh Mạng ra lệnh phải đánh tan quân nổi loạn và bách hại đạo Công giáo.

Những người cầm đầu quân nổi loạn đã nhờ con chỉ cho họ may lá cờ giống như lá cờ của Constantin, nhưng con từ chối (chính cha Phước đã có lần nói cho họ về lá cờ của Constantin). Họ viện lý rằng, nếu Chúa quan phòng không định cho họ thắng trận thì đạo Công giáo sẽ bị tiêu diệt v.v. Họ bảo, bây giờ họ tin vào Chúa và như thế họ chỉ mới có thể thắng trận.

Lạy Đức Cha, cách đây đúng một tháng, vị thủ lãnh có gởi một phái đoàn Công giáo qua Thái Lan và yêu cầu con viết thư cho Đức Cha để xin Đức Cha về lại Đàng Trong. Giờ đây, con dám xin Đức Cha và các đồng sự của con cứ ở yên tại chỗ. Xin cứ mặc con ở đây, con tự xoay xở và sẵn sàng gánh chịu mọi tai ương do việc bắt đạo và giặc giã.

Hôm qua họ đã đập phá nhà thờ Chợ Quán. Giặc giã ở đất nước này là một cuộc cướp bóc. Nay không còn cách nào để trốn chạy được. Trong 4 ngày tới, nếu Chúa không thương con cái Ngài, thì con cũng như đạo sẽ kết thúc những chuỗi ngày của mình. Xin Chúa đừng để điều ấy xảy ra. Người ta sẽ nói con là đầu đảng cuộc nổi loạn, nhưng không hệ gì, miễn là họ nói sai”. (l.e louvet: La Cochinchine Religieuse, II, Challamel, Paris, 1885 tr. 83-84) (ND.).

 Nguyên văn của cha Louvet : “Ngày 30-11-1835, lúc 5 giờ sáng, 7 phát đại bác kêu gọi dân kinh thành Huế thức dậy đến dự cuộc lễ hành hình sắp xảy ra…” (louvet: la Cochinchine Religieuse, Challamel, Paris, 1885, II. tr. 89) (ND.).

17 louvet : La Cochinchine Religieuse, Challamel, Paris, 1885, II, tr. 89.

18 Thành Nội hay thành có tường bao.

19 Vào thời Gia Long, gần cửa Đông Ba, có một chợ lớn được gọi là Quy Giả Thị (chợ của những người quay trở lại), ám chỉ cuộc trở lại Huế của nhà Nguyễn chiến thắng. Nhưng về sau, sinh hoạt buôn bán chuyển qua hữu ngạn kênh đào và Quy Giả Thị biến mất. Chỉ đến năm 1887, chợ cũ mới được xây dựng lại. Nó mang tên chợ Đông Ba. Năm 1899 nó được chuyển đến bên bờ sông lớn (sông Hương), và vẫn còn đến ngày nay.

20 Chính vào năm 1744, Võ Vương đã gọi đội cận vệ của mình là Võ Lâm. Các tác giả Âu châu gọi là Khinh Binh (Voltigeurs), Đội quân này giải tán năm 1885 hay 1886.

Theo mặt chữ, Võ Lâm có nghĩa là Rừng lông vũ. Người ta có thể đưa ra giả thuyết rằng họ đã được gọi như thế vì phù hiệu phân biệt của đội quân là một chùm lông vũ gắn trên chóp mũ. Quả vậy, có nhiều tranh cổ trình bày những người lính An Nam đội chiếc mũ có gắn một chùm lông bên trên. Một hàng lính đội mũ như thế cho ta ấn tượng về một rừng lông vũ (nói theo lối ẩn dụ).



Thời cha Marchand Du (1835), doanh trại các Võ Lâm chiếm trọn tả hữu hoàng cung. Về sau, họ ở chung với lính pháo thủ. Đơn vị này đóng phía trước, và các Võ Lâm chỉ giữ phần sau. Nhận xét này cho phép chúng ta phỏng đoán rằng nơi giam giữ Chân phước Marchand ở phía đông, trong phần trước doanh trại.

21 michel đức chaigneau : Souvenirs de Huế. tr. 153.

 Theo các tài liệu của Cha Phan Phát Huồn, thì Cha Marchand Du bị đóng cũi đem về Huế cùng với 5 người khác: “Trong số 6 người ấy, chắc chắn có Cha Marchand Du, Cha Mạch Tấn Giai (Cha sở Chợ Quán, người Tàu; ngài còn có tên là Bốn Bang, tên Việt nam là Phước) và Lê Văn Viên (7 tuổi, con Lê Văn Khôi); ba người khác là những sĩ quan thuộc hạ của Lê Văn Khôi, trong đó có Tổng Trắm, chỉ huy trưởng lực lượng cách mạng sau khi Lê Văn Khôi mất, Đồ Hoành và Phó Nhã”. (Phan Phát Huồn DCCT: Việt Nam Giáo Sử, Sài Gòn, 1958. tr. 221) (ND.).

22 Đừng lẫn lộn Dinh các Sứ thần này (Palais des Ambassadeurs) mà người An Nam gọi là Cung Quán với một tòa nhà khác mang tên tương tự là Hôtel des Ambassadeurs, người An Nam gọi là Sứ Quán hay Nhà Sứ, nơi trú ngụ của các đại lý đặc sứ nước Pháp (năm 1875 và sau đó). Sứ Quán này nằm ở hữu ngạn sông Hương, đằng sau Toà Khâm sứ (Résidence Supérieure), bên cạnh doanh trại de Courcy. Người ta tìm thấy trong Tập san Những Người Bạn Cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hué) năm 1915, hai bài nói về Cung Quán, một của J.B. Roux và một của Nguyễn Đình Hoè.

23 Theo người đã nhìn thấy Cung Quán vào thời Tự Đức, thì thời ấy, có ít nhất là 2 nhà phụ, mỗi cái ở một bên sân. Chúng tôi không biết có nhiều nhà hơn nữa không.

24 Điều cho phép chúng tôi nghĩ rằng, vòng thành này mở rộng tới đó, chính là tên Cung Quán vẫn gắn liền với khu đất giáp chỗ khuỷu kênh đào, dù khu đất này hiện biệt lập và bị bức tường của Nhượng Địa Pháp phân cách khỏi con đường ra cửa Đông Bắc.

25 Annales de la Propagation de la Foi. IV, tr. 363 và tt.

26 jacquenet : Vie de M. l'abbé Gagelin, Lecoffre, Paris. 1850, tr. 248-254. Annales de la Propagation de la Foi, IV, tr. 363 và tt.

27 jacquenet : Vie de M. l'abbé Gagelin, tr. 240.

28 jacquenet: Sđd, tr. 241.

29 Bị án tử hình lần thứ nhất vì giảng đạo, Đức Cha Lefebvre đã được Phó Đô Đốc Cécile, Tư lệnh các lực lượng Hải Quân Pháp ở Viễn Đông giải thoát. Đó là đầu năm 1845.

30 Annales de la Propagation de la Foi. IV, tr. 375-376.

31 Chúng tôi nắm được sự kiện này từ một chứng nhân tận mắt.

32 lucain, la Pharsale, IX, V, câu 969.

 Sau biến cố thất thủ kinh đô 1885, Thừa Phủ chuyển ra Chùa Diệu Đế (ND.).

33 Đầu tiên, Cha Miche bị giam 7 tháng ở Trấn Phủ, rồi 3 tháng ở Khám Đường. Chính từ nhà giam thứ nhất, ngài đã viết cho Đức Cha Cuénot, Giám Mục của mình, bức thư quý báu mà người ta đọc được trong Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 506 và tt.

34 Các thư này đã được phổ biến trong Annales de la Propagation de la Foi. XV.

35 Trấn Phủ còn được gọi là Trấn Vũ. Cả hai tên có cùng một nghĩa và được viết như nhau trong Hán tự. Chữ Trấn Phủ nguyên thuỷ chỉ một lực lượng binh lính được giao việc canh giữ tù nhân. Tiếp đó, cụm từ này được dùng để chỉ nhà giam do các binh lính này canh giữ.

 Tôn Nhơn Phủ chỉ còn lại nền nhà, trước cửa Hiển Nhơn ở đường Đinh Công Tráng ngày nay (năm 2002, ND.).

 Nay là nhà Hộ Sinh, trên đường Xuân 68 (năm 2002, ND.).

36 Thời Tự Đức, sân này rất nhỏ. Có lẽ trước đó nó có kích thước lớn hơn.

 Ngày nay, địa điểm cũ của Trấn Phủ vẫn có thể xác định được trên đường vòng Xuân 68. Nhưng hầu như không còn một vết tích nào (năm 2002, ND.).

37 Tuy nhiên, theo luật pháp hay thông lệ, chính quyền phải cấp dưỡng cho các tù nhân ngoại quốc. Nhưng hai chi tiết Cha Miche kể lại cho thấy điều gì đã xảy ra trong thực tế.

38 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 531.

39 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 523.

40 Ta biết người An Nam theo âm lịch.

40b Cai là hạ sĩ quan và Bếp là hạ sĩ lo việc chi tiêu.

 Batavia: tên cũ của Jakarta ngày nay (ND.).

41 “Sân rộng” hẳn là kiểu nói mỉa mai. Như đã thấy trên kia, dưới thời Tự Đức, sân nhà giam rất nhỏ. Song chúng ta có thể tự hỏi, biết đâu sau thời gian cha Miche bị tù, Trấn Phủ đã chịu nhiều thay đổi khiến kích thước của sân bị thu hẹp.

42 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 516.

43 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 510.

44 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 514.

45 Ep 3,1 ; Plm 1 và 9.

* Dĩ nhiên tác giả dịch ra tiếng Pháp. Tiếc là chúng tôi không có nguyên văn bài thơ tiếng Việt này, nên phải đành dịch lại một lần nữa (ND.).

46 a. launay : les Cinquantes-deux Vén. Serviteurs de Dieu. tr.96.

47 “Thầy” là một trong những danh xưng tôn kính trong ngôn ngữ An Nam. Người ta tặng danh xưng này cho các chủng sinh, tu sinh, giáo viên, y sĩ, người thông dịch v.v.

48 “Mụ” là cách gọi các phụ nữ đứng tuổi. “Chị” là cách gọi các nữ tu.

49 Chị Hậu chết ở Cao Bằng tháng 4 hoặc tháng 5-1841. Mụ Cua từ lưu đày trở về, dành quãng đời còn lại cho việc truyền giáo. Bà là mẹ của cha Khoa, quản xứ An Vân.

50 Annales de la propagation de la Foi. XV, tr. 521.

51 “Ông” là cách gọi những người nam đứng tuổi.

52 “Xã” nghĩa là xã trưởng. Đây là cách gọi những xã trưởng đang tại chức cũng như những người đã hết thi hành nhiệm vụ.

53 Hòa, tức Chân phước Simon Hòa mà chúng ta đã nói trên kia. Ông vừa dạy chữ Nho vừa làm thuốc rất nổi tiếng; vì thế người ta gọi ông là Thầy.

54 Annales de la propagation de la Foi. XV, tr. 513-514.

55 Annales de la Propagation de la Foi. XXX, tr. 386.

56 Annales de la Propagation de la Foi. XXX, tr. 390.

57 “Ở An Nam, khi nói đến những ngôi nhà lớn, theo đúng cách thức thì căn chính nằm ở trung tâm (chánh đường), giữa căn bên trái và căn bên phải. Nhưng đối với các dãy doanh trại, nhà kho, người ta xếp một số ngôi nhà chiếm vị trí thứ nhất về phía núi (phía tây), hoặc phía cửa đi vào Thành Nội, hoặc nữa, phía một trung tâm quan trọng nào đó” (Thượng Thư Micae Ngô Đình Khả).

58 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 152. Datô là tên người lương gán cho Chúa Giêsu Kitô, và rộng ra là những ai theo đạo của Ngài, các Kitô hữu. Nhưng tại sao từ Datô này lại dùng để chỉ Chúa Giêsu? Datô là âm An Nam của 2 chữ Hán. Trong tiếng Hán, âm của 2 chữ này gần với âm của 2 vần Giêsu, đang khi trong tiếng An Nam thì chẳng giống chút nào.

59 Thư của thừa sai Miche gửi Giám Mục Cuénot, viết ở Trấn Phủ ngày 28-9-1842. Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 513-514.

60 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 527.

 Ngày nay là đường Trần Quốc Toản (năm 2002).

61 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 530.

62 l. crochet: Vie du Vénérable François Jaccard, Lecoffre, Paris, 1879, tr. 188.

 Ở đây tác giả giải thích Khám Đường là phòng xét xử (salle d'examen judiciaire). Nhưng Khám Đường chẳng phải là nơi xét xử như ở tòa Tam Pháp hay Bộ Hình, nên không có nghĩa đó. Khám Đường chỉ có nghĩa là: Nhà lao, Nhà giam. Chính tác giả, sau khi tham khảo từ điển của Génibrel và Paulus Của, cũng thấy Khám Đường chỉ có nghĩa: Nhà lao. Điều này đã được tác giả viết trong bài “Các Nhà Lao ở Huế, Khám Đường” trong b.a.v.h. I, tr. 1. Hoặc ngay ở mục lục và đề mục II, 5 của tập sách này, tác giả cũng đã ghi: Khám Đường, nhà giam các người bị án (Prison des Condamnés). Vả lại trong Từ Điển Tiếng Việt xưa nay (chẳng hạn của Thanh Nghị, của Văn Tân), Khám Đường chỉ có một nghĩa là nhà lao, nhà giam. Vậy phải chăng đây là một nhầm lẫn của tác giả? (ND.).

63 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 528.

64 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 517.

 Đây là Đức Cha Đôminicô Lefebvre (ND.).

65 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 530.

66 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 526.

67 l. crochet: Vie du Vénérable François Jaccard. tr. 188.

68 Hoặc có lẽ là ngày 12 tháng 12.

69 p. louvet: La Cochinchine Religieuse II, tr. 162.

70 Cha Jaccard chỉ nói đến 5 đồng đội của Phaolô Bường. Người thứ 6 đã ra thế nào? Có lẽ đã chết.

71 l. crochet: Vie du Vénérable François Jaccard. tr. 187.

72 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 531.

73 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 531.

74 Thư Đức cha Sohier. Annales de la Propagation de la Foi. XXXIV, tr. 16-17.

75 Mémoire du P. Bernard, des M.E. (thủ bản).

76 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr.514.

77 2Cr 7,4.

78 Annales de la Propagation de la Foi. XV, tr. 532-533.

 Người địa phương còn gọi là Cống Chặt (ND.).

 Ngày nay chợ An Hoà đã di chuyển ra sát đường, đường về Bao Vinh. Còn địa điểm chợ cũ nay là trường Tiểu Học số 1 Hương Sơ (xem ảnh 7) (ND.).

78bis Les Cinquante-deux serviteurs de Dieu, tr. 115 và tiếp theo.

 Về vị tử đạo này, đã có bài thơ như sau:

Tử đạo ấy tử trung tử hiếu1



Anrê Trông đã hiểu phân minh2

Chúa là Cha cả chúng sinh

Chúa là Vua cả thiên đình tối cao

* * *

Mẹ sao trí ? Con sao trung bấy?3

Ôi thanh phong lưu lại muôn đời4

Tôi vì Chúa phải đầu rơi5

Rơi vào tay mẹ, con thời toàn qui.”6

1 Tử trung tử hiếu: trung với “Vua Cả” trên trời, hiếu với “Cha Cả” trên trời.

2 Phân minh: rõ ràng và dứt khoát. Thánh Anrê Trông không hiểu trung hiếu theo nghĩa người đời là trung với vua và hiếu với cha mẹ. Người ta thuật truyện có người đồng sự với Đội Trông đến khuyên ngài trong ngục:

“Hãy giả vờ bỏ đạo để sống mà nuôi mẹ, như vậy giữ được trung hiếu: trung với vua, hiếu với mẹ”. Anrê Trông lúc đó mới 21 tuổi, trả lời dõng dạc: “Đừng nói trung hiếu với tôi. Tôi đã hiểu thế nào là trung hiếu. Tôi không thể bỏ đạo mà còn trung hiếu với Vua và Cha Cả trên trời được!”



3 Sử Hán khen mẹ con Vương Lăng:

Mẫu hề hà trí Dịch : “Mẹ sao khôn thế ?
Tử hề hà trung Con sao trung thế ?
Nhất ngôn mẫu tử Một nhà mẹ con
Vạn cổ thanh phong”. Muôn đời tiếng thơm”.


4. Thanh phong: gió mát, ở đây nghĩa là tiếng thơm.

5 Thánh Anrê Trông bị xử chém ngày 28.11.1835. Mẹ Ngài đã vội vàng xin đầu Ngài và âu yếm bọc trong tà áo tốt nhất mà bà đang mặc.

6 Toàn qui: trở về nguyên vẹn. Ý nói thân xác cha mẹ sinh ra nguyên vẹn, phải giữ nguyên vẹn cho đến lúc chết. Chết không toàn thây, cũng như chết không con là bất hiếu. Thánh Anrê Trông chết mà không bị mất đầu, trả toàn thây về cho mẹ.
Hai khổ thơ trên đây trích từ Bài Văn Bia Kỷ Niệm Đệ Nhất Bách Chu Niên (1861-1961) Thánh Gioan Đoàn Trinh Hoan chịu tử vì đạo do cha Cựu Quản xứ Xuân Long, J.M Nguyễn Văn Thích kính phụng. Cha Tôma Trần Văn Dụ đã cho khắc vào bia Đài Các Thánh Tử Đạo trước nhà thờ Xuân Long (Huế) năm 1961. Phần chú thích của Cha Giuse Nguyễn Văn Hội và Cha Augustinô Hồ Văn Qúy, Giáo phận Huế (ND.).

 Có tài liệu gọi là Cố Thanh (ND.).

79 A. LAUNAY: Les Trente-cinq Vénérables Serviteurs de Dieu. tr.137-138.

80 A. LAUNAY: Les Trente-cinq Vénérables Serviteurs de Dieu. tr.137
và 138.

 Bến đò này ngày nay không còn (năm 2002, ND.).

81 A. LAUNAY, Les cinquante-deux Serviteurs de Dieu, I, tr. 137

82 LOUVET: Cochinchine Religieuse II, Challamel, Paris, 1885.

 Để đến nơi hành quyết thánh Marchand Du, chúng ta cũng đi từ ga Huế như tác giả hướng dẫn. Con đường ngày nay (năm 2002) có tên là đường Bùi Thị Xuân. Tới số nhà 152A, chúng ta rẽ trái, đi thẳng một đoạn khoảng 350 mét rồi vòng lên nghĩa địa. Nhìn lên dốc đá phía trái, chúng ta sẽ gặp thấy chỗ đặt bia đánh dấu nơi xử thánh Marchand Du ngày xưa. Nơi này vừa được Tòa Tổng Giám Mục Huế xây dựng lại ngày 24-6-1999.

 Cách tượng đài Phaolô Bường khoảng 50 mét bên kia khe suối, nền nhà thờ Thợ Đúc xưa là đình làng Dương Xuân Hạ ngày nay vốn nằm ngay trước tượng đài. Khe suối ngày xưa vẫn còn với chiếc cầu gạch xinh xắn bắc ngang thay cho chiếc cầu ọp ẹp thời thánh Phaolô Bường (xem ảnh 11) (năm 2002) (ND.).

 Bia dựng trước tượng đài ghi: “Giáng sinh nhất thiên bát bách tam thập tam niên thập nguyệt nhị thập tam nhật Chân phúc Bảo Lộc Tống Viết Bình tận mệnh tại thử địa” Dịch: Năm Giáng Sinh một ngàn tám trăm ba mươi ba, tháng mười ngày hai mươi ba, Chân phước Phaolô Tống Viết Bường bỏ mạng tại đất này.

Hai câu đối trên tượng đài:



“Tử hựu hà phướng(1) vị trung vị hiếu

Đạo bất khả ly duy nhất duy tinh”

Dịch :

Chết có ngại gì, vì trung vì hiếu

Đạo không lìa được, chỉ một chỉ tinh.

(1) Thường đọc là “phương”. Ở đây đọc là “phương” để đối âm với “ly”. (Cha Augustinô Hồ Văn Quý đọc và dịch).

** Muốn đến nơi xử trảm thánh Phaolô Tống Viết Bường, chúng ta cứ theo cách hướng dẫn đường lên địa điểm xử thánh Marchand Du. Nhưng thay vì vòng lên dốc đá, chúng ta cứ đi theo đường làng bên phải. Vì so với nơi xử thánh Marchand Du, thì chỗ xử thánh Phaolô Bường ở phía tây ngay bên đường làng (xem Ảnh 11).

83 FRÉD. OZANAM: Dante et la philosophie catholique au XIIIè siècle. Được Đức Cha Baunard trích dẫn trong cuốn Fréd. Ozanam d'après sa correspondance. Poussielgue, Paris, 1913, tr. 210.



tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương