J. B. roux (cỐ ngôn)


Ảnh 3 : Khu vực Khám Đường ngày xưa, nay là trường Tiểu học Tây Lộc - cơ sở I - 7 Trần Quốc Toản, Huế



tải về 2.12 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích2.12 Mb.
#38064
1   2   3   4   5   6   7

Ảnh 3 : Khu vực Khám Đường ngày xưa,
nay là trường Tiểu học Tây Lộc - cơ sở I - 7
Trần Quốc Toản, Huế.

tác cho quan đề lao thu hoạch. Nhà của lính canh ở phía trước, gần cửa ra vào. Phía sau, tách biệt với nó một khoảng khá rộng là 3 ngôi nhà dành cho tù nhân. Chúng được bố trí trên một đường thẳng theo chiều dài khu đất và gần như tiếp giáp với bức tường bao quanh. Nhà này nằm cách nhà kia một khoảng chừng 3 mét.



Nhà thứ nhất dành cho các quan lớn; nhà thứ 2 chứa các viên chức bậc hai và những người dân “khá đàng hoàng” như cha Miche đã nói; còn nhà thứ ba chứa hạng thấp hèn, cặn bã xã hội. Ở đây cũng như ở Trấn Phủ, chúng ta tự hỏi: làm sao để giải thích thứ tự cha Miche đưa ra? Việc truy tìm này không phải là vô ích cũng chẳng đơn thuần do tò mò, vì chúng ta biết các thừa sai bị giam ngay trong ngôi nhà thứ hai của Khám Đường, ít nữa có cha Miche và các bạn ngài. Ngôi nhà thứ hai này nằm ở đâu? Theo lý luận được thừa nhận ở An Nam, nhà các quan lớn phải ở giữa; dân thường và do đó, là các thừa sai phải ở trong ngôi nhà bên trái, nghĩa là phía bắc; và dân đen ở bên phải nghĩa là phía nam. Nhưng một câu nói của vị chứng nhân đáng kính không cho phép chúng ta thừa nhận cách xếp đặt này: “Nhà giam thứ 3 (của dân đen), chỉ cách nhà giam chúng tôi một lối đi rộng khoảng 10 bộ”61. Vậy là ngôi nhà thứ hai sát với ngôi nhà thứ ba. Vì xem ra người ta không thể đặt hạng dân hèn ở giữa, nên chúng ta có thể nói, rất có khả năng ngôi nhà thứ hai, nơi có các thừa sai, nằm giữa hai nhà kia: đây là chỗ duy nhất người ta có thể đặt nó cạnh nhà thứ ba.

Ngôi nhà! Toà nhà! chúng ta đang dùng những từ hoa mỹ cho các ngục thất khốn khổ này; từ đúng nhất hợp với chúng là nhà kho. Thật thế, các nhà giam này gồm nhiều cột gỗ chống đỡ một mái ngói, chẳng có gì hơn nữa. Không tường, không vách, người ta chỉ tránh được mưa và hơn nữa, rất chật chội. Mỗi nhà kho ấy chia thành 2 tầng: tầng trệt và tầng gác. Tầng gác được nâng cao khỏi mặt đất khoảng 1m30. Đây là một phòng rộng bít ván và chỉ có một cửa. Cửa này luôn đóng kín khi trong phòng có tù nhân, vì thế người ta phải ở trong bóng tối hoàn toàn và hít thở không khí thối tha. Tù nhân qua đêm chính tại nơi đây, chân mang cùm. Các lính canh cẩn thận đóng cửa và cất chiếc thang sau khi bước xuống.

Ban ngày, các tù nhân ở bên dưới, nằm dài trên đất trần, chịu mọi khắc nghiệt của thời tiết. Mỗi người đều cố sức giữ mình khỏi gió máy, lạnh lẽo và nóng bức, bằng cách che chắn cho mình một túp lều nhỏ bằng những chiếc chiếu rách. Chân phước Jaccard, bị giam ở Khám Đường cùng với cha Odorico, tu sĩ Phanxicô người Ý, trong một bức thư đề ngày 14-11-1833 đã mô tả chỗ ở hai vị đã làm cho mình theo gương các tù nhân khác:

“Đó là một hình chữ nhật, dài khoảng 7 bộ và rộng 6 bộ, làm bằng 7 cái cột và 4 chiếc chiếu lớn dùng làm vách ngăn cao 4 bộ. Và đây là đồ đạc của chúng tôi: 1. Cùm chân, làm bằng 2 tấm ván đục 2 lỗ có đường kính khoảng 2 ngón tay. 2. Hai chiếc phản nhà binh, cao hơn mặt đất khoảng 4 ngón tay và khá lớn, đủ để ngồi hoặc nằm. 3. Hai chiếc chiếu trải lên phản, chúng tôi dùng bữa và tiếp khách trên đó. 4. Một cái hòm nhỏ, nơi chúng tôi cất giữ những đồ dự trữ nếu không muốn san sẻ cho lũ chuột. 5. Một cái giỏ đựng đồ bếp núc. Tôi nghĩ tất cả chỉ có vậy, trừ phi các bạn muốn biết là cha Odorico có một khăn trải phản tuyệt đẹp. Đó là chiếc áo dòng Phanxicô mang từ Roma năm 1817, hơi bạc màu như các bạn thấy”62.




Ảnh 4 : Mặt sau của Khám Đường,

tình trạng hiện nay (năm 2002)

Nhờ ân huệ đặc biệt của viên đề lao, các tù nhân hạng nhất và hạng hai khỏi bị cùm chân và khi chiều về, thường cũng khỏi đổi chỗ. Người ta để họ nằm bên dưới, ngay cả ban đêm. Ở đó, chắc chắn họ được thoải mái hơn là phải ở trong cái thùng lớn thiếu ánh sáng và không khí phía trên đầu. Tuy nhiên, tầng trệt cũng rất tồi tàn! Trước hết, nó quá thấp nên tù nhân không thể đứng lên. Không khí ở đây ẩm ướt và oi nồng vì có nhiều đầm lầy bao quanh. Mùa mưa, khu vực rào kín biến thành ao hồ và nước tràn vào các nhà kho. Mùa nắng lại bị tường chắn nên nóng nung người và thiếu không khí nên nhà giam tựa hồ một lò lửa. Số tù nhân quá đông buộc họ phải nằm chồng lên nhau. Thêm vào đó, khói dày đặc nhả ra đây đó làm không khí nên ngột ngạt: vì mỗi tù nhân đều tự nấu ăn, và người ta tính có bao nhiêu túp lều riêng thì có bấy nhiêu bếp.

Khám Đường xem ra có từ thời Gia Long lúc vua quy hoạch ranh giới cho kinh đô của mình bằng việc xây một tường thành bao quanh, nghĩa là đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, nhà tù này cũng có thể đã xuất hiện trước thời kỳ đó.

Thời Gia Long, nó được gọi là Ngục Thất. Chính Minh Mạng vào năm thứ 6 triều ông (1825) đã đổi tên Ngục Thất (nhà tạm giam) mà thêm cho nó chữ Khám Đường (phòng xét xử), và tên chính thức trở thành Khám Đường Ngục Thất.

Nhà giam này được sử dụng cho tới khoảng năm 1900. Chúng tôi không biết chính xác đến thời điểm nào, nhưng chắc chắn là vào đầu năm 1899, vẫn còn một số tù nhân ở đó. Một khi được cải dụng và các toà nhà được tháo dỡ thì Khám Đường đổ nát dần.

Ngày nay, khu vực tường bao quanh trở nên trống trơn. Cỏ mọc lan khắp nơi; lũ trẻ chăn trâu là những kẻ duy nhất khuấy động chốn cô tịch này. Người ta nhận thấy ở đây vài phần đất cao hơn những chỗ còn lại, đó là nền của 4 ngôi nhà mà chúng ta đã nói; nhờ chúng, người ta có thể nhận ra vị trí chính xác của những phòng giam buồn thảm này. Ở khoảng giữa, cũng có một cái giếng nhưng hầu như bị lấp. Sau cùng, cách đây vài năm, người ta khám phá ra giữa đám cỏ một công trình xây dựng nhỏ bằng gạch đổ nát. Nó có hình vuông, cao khoảng 0m8. Chắc chắn đó là tàn tích của một bàn thờ ngoại giáo bị phế bỏ.

Bàn thờ này xây trên nền của một trong các lán trại dành cho tù nhân, cái ở giữa. Phải chăng binh lính đến cúng bái ở đó hay đúng hơn là các tù nhân? Một giả thuyết chúng tôi thấy có căn cứ: bàn thờ này được xây lên cho vong hồn anh em Tây Sơn. Trong hoàn cảnh nào, thì có lẽ chúng ta hãy đọc những dòng dưới đây.

Sau khi chiến thắng loạn quân Tây Sơn, và lên ngôi Hoàng đế năm 1802, Gia Long ra lệnh quật mồ hai vị vua Tây Sơn tức Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Hài cốt họ bị giã nát và tung trong gió. Tuy vậy, các thủ cấp được dành lại nhưng bị nhét trong hai chum rồi đưa vào Ngục Thất. Người ta còn kèm thêm một chum khác đựng hài cốt của một nhân vật thứ ba. Ba chum này bị xiềng lại và canh giữ trong những ngăn riêng, với cửa niêm phong. Một ủy ban đặc biệt kiểm tra hàng tháng tình trạng các chốt khóa.







Ảnh 5 : Viên đá táng (đội cột nhà) còn lại,

được tìm thấy ngày nay ở khu vực Khám Đường (năm 2002)

Binh lính được giao canh gác Khám Đường đặc biệt thờ cúng các chum này gán cho chúng một vai trò hữu hiệu trong việc tìm kiếm các tù nhân trốn thoát. Còn các tù nhân thì coi anh em Tây Sơn như những thần hộ mệnh được họ thờ kính với mục đích xin che chở và xoa dịu trong chế độ khắc nghiệt của nhà tù, mà như họ, hài cốt các vị đang bị giam cầm và xích xiềng trong các chum đó. Vì thế, họ đặt tên cho các chum ấy là Ông Vò hay Chúa Ngụy.

Các chum này đã biến mất trong biến cố thất thủ kinh đô năm 1885. Các tù nhân trốn thoát dịp này đã cố tình mang theo chúng.

* *


*

Trách nhiệm của lính canh ở Khám Đường thật là khủng khiếp. Nếu một tù nhân trốn thoát, viên chỉ huy và các lính gác phải chịu chính khổ hình của kẻ vượt ngục. Họ phải chết thay nếu y đã bị kết án tử hình. Thành thử, vì không hài lòng với cái vòng vây 3 lớp chúng tôi đã đề cập mà có thể nói là không thể vượt qua, các cai ngục thật có lý khi áp dụng những biện pháp đề phòng nghiêm ngặt nhất để tránh các cuộc đào thoát.

Chính vì thế, người ta không ngừng đem tù nhân ra kiểm tra. Mỗi ngày 3 lần, họ được tập họp trong sân, xếp thành hàng 5 và đếm cẩn thận. “Tôi bảo đảm với các bạn, cha Miche nói, đó chẳng phải là sự lăng nhục nhỏ đối với chúng tôi khi lần đầu tiên thấy mình ngồi xổm giữa những tay cướp của giết người và sát cánh với những kẻ phung hủi”63. Ban đêm, mỗi khi đổi phiên gác, binh lính rảo qua các phòng giam, gọi tên tù nhân, mỗi người phải đáp: Có mặt! Ai không đáp lại, hoặc vì đang ngủ, hoặc vì một lý do gì khác, sẽ lãnh ngay những ngọn roi mây.

Vì phải ra ngoài vòng thành để giải quyết các nhu cầu tự nhiên, người ta sợ các tù nhân lợi dụng cơ hội này để trốn thoát. Để tránh sự phiền phức đó, người ta bó buộc cả bản tính tự nhiên: hai lần mỗi ngày, vào giờ nhất định, binh lính dẫn toàn bộ tù nhân ra các ao hồ kề bên để đi vệ sinh. Vi phạm luật này, ngay cả vì một sự khẩn thiết bất khả kháng, là tội đáng lãnh một trận roi tàn bạo.

Ban đêm, những biện pháp đề phòng tăng gấp đôi: trừ phi được đặc ân, các tù nhân đều bị cùm chân, nhốt trên gác và sự canh chừng nên tích cực hẳn. Ban ngày, số lính canh khá ít, nhưng ban đêm có khi đếm được cả trăm người. Họ chia thành 2 nhóm: một nhóm bên trong, đi khắp nơi, tay cầm đuốc, thỉnh thoảng gõ vào một chiếc mõ tre; nhóm khác đông hơn, ở bên ngoài: đứng chung quanh vòng đai tường thành, họ thường xuyên lớn tiếng gọi nhau. Với họ, đó là cách để tránh buồn ngủ, đồng thời cũng để chứng tỏ họ đang chăm chỉ canh phòng.

* *


*

Các chi tiết chúng tôi đã mô tả về Khám Đường cho thấy chốn cư trú này thật khủng khiếp. Điều đó còn rõ ràng hơn nếu chúng ta xem xét thật gần điều kiện sống của các tù nhân. Nhân chứng mà chúng tôi thích trích dẫn kể rằng, người ta thấy đổ dồn vào nhà tù này “mọi loại người bất hạnh, nghèo cực, đói khát và khốn khổ đáng thương nhất”64. Ở Trấn Phủ và các nhà giam khác, tù nhân phải tự cung cấp cái ăn cái mặc. Ở đây, tại Khám Đường, chính triều đình đảm trách việc này nhưng không vì thế mà tù nhân ít khốn khổ hơn, bởi lẽ người ta chu cấp đâu đáng kể cho các nhu cầu của họ. Họ chỉ nhận được một số lương thực ít ỏi và ghê tởm: 20 bát gạo mỗi tháng cho mỗi người, loại gạo xấu, đồ chợ bỏ và đó là tất cả! Nhưng phải có nồi và củi để nấu, muốn nuốt được cũng phải cho gia vị vào, dù chỉ là muối. Phải có chiếu để giữ mình khỏi lạnh và ẩm ướt, đồng thời phải có áo xống… Chính tù nhân tự cung cấp những cái đó vì triều đình chẳng bận tâm. Ai không có bà con bạn bè giúp đỡ, đành phải chết dần chết mòn vì đói và lạnh.

Chính các tù nhân hạng ba, những kẻ cùng đinh phải lãnh lấy sự cùng quẫn ghê rợn như thế. Vị Giám Mục tương lai của Địa phận Đàng Trong, người đã chia sẻ kiếp giam cầm của họ trong nhiều tháng, nói cho chúng ta về cảnh tượng thê thảm diễn ra trước mắt trong xó xỉnh buồn thảm đó như sau: “Lần đầu tiên vào đây, tôi thấy một nhóm phạm nhân mang xiềng xích nặng trịch nằm sóng soài trên nền đất ẩm ướt; không quần không áo, họ bị bỏ mặc như những con thú sẵn sàng trút hơi thở cuối cùng. Những kẻ mạnh nhất cố gượng dậy và kêu to: “Đói, đói!”. Số khác chẳng còn sức bày tỏ nỗi khốn cùng của mình; nhưng chòng chọc nhìn tôi với một con mắt gần tắt hẳn, họ nói lên với tôi điều đó bằng sự lặng thinh hơn là nếu họ có thể diễn tả nỗi khổ của họ... Suốt một tháng qua, gần 40 tù nhân đã chết nơi chốn tồi tàn này, và con số tử vong cứ tiếp tục gia tăng…”65.

* *


*

Chính trong vòng đai tường thành này mà bao Kitô hữu đã bị tống giam suốt nhiều tháng. Ở đó, họ đã đau khổ và sống lẫn lộn giữa những kẻ đầu trộm đuôi cướp, bị liệt vào hạng gian ác xấu xa nhất. Nhà tù này, cha Miche nói, là “nơi thực sự chất chứa mọi thói hư và tội ác”66. Trước ngài 10 năm, Chân phước Phanxicô Jaccard từng viết: “Nói với các bạn về xã hội bao quanh chúng tôi là không nên, nhưng thực sự, ở đó toàn là phường đầu trộm đuôi cướp và những kẻ cùng loại”67.

* *

*

Và đây là tên các thừa sai đã sống trong địa ngục này:



Dưới thời Minh Mạng, Chân phước Phanxicô Jaccard và cha Odorico bị giam tại Khám Đường từ 08 tháng 11 đến 01 tháng 12-1833. Vào ngày này, các ngài bị chuyển đến các nhà tù Ải Lao trên vùng núi phân cách An Nam với Lào. Cha Odorico qua đời tại đây ngày 23-5-1834. Cha Jaccard chỉ hoàn tất cuộc tử đạo của mình năm 1838, ngài bị xử giảo tại Quảng Trị.

Dưới thời vua Thiệu Trị, các thừa sai Berneux, Galy, và Charrier đi vào Khám Đường đầu tháng 10-1842. Hai tháng sau, tức đầu tháng 12, các ngài bị giam trong một ngục tối khác nên không thể gặp lại các bạn cũ ở Trấn Phủ tức thừa sai Miche và Duclos, vốn đã đến Khám Lớn ngày 07-10-184268 và ở đó cho đến 12-3-1843.

Bị kết án tử hình, 5 vị thừa sai này nằm trong ngục thất chờ vua ấn định thời điểm hành quyết, thì vào ngày 25-2-1843, chiến hạm Héroïne của Pháp cập bến Đà Nẵng. Biết được sự việc đang xảy ra ở Huế, thuyền trưởng Lévêque cương quyết đòi trả tự do cho 5 tù nhân. Các cuộc thương lượng rất cam go. Cuối cùng, ngày 12 tháng 3, Thiệu Trị miễn cưỡng thả các vị tuyên tín đáng kính và trao trả các ngài cho viên thuyền trưởng người Pháp can đảm.

Vẫn dưới thời Thiệu Trị, Khám Đường cũng đã tiếp nhận Đức Cha Lefebvre, Đại Diện Tông Toà Địa phận Tây Đàng Trong. Hai lần, vị giám chức đáng kính thay gông cùm Trấn Phủ để mang xiềng xích nặng hơn của Khám Đường. Lần thứ nhất, ngài ở đây suốt 2 hay 3 tháng: đó là đầu năm 1845. Nhưng Thuỷ Sư Đề Đốc Cécile, tư lệnh hải quân Pháp tại Viễn Đông, nghe tin vị Giám Mục bị giam và bị án tử hình, đã đến đòi trả tự do cho ngài nhân danh nước Pháp. Vua giao ngài lại cho ông không mấy khó khăn. Được thả xuống Singapore, Đức Cha Lefebvre vội trở về Sài Gòn, ngài lại bị bắt và bị dẫn ra Huế, và thế là bị kết án tử hình một lần nữa. Người ta giam ngài 10 ngày ở Khám Đường (tháng 8 năm 1846), rồi nhiều tháng ở Cung Quán. Cuối cùng, Thiệu Trị ân xá và cho đưa ngài về lại Singapore.

Chúng ta nói Đức Cha Lefebvre đã hai lần là khách của Khám Đường. Thật ra, các tài liệu không minh nhiên nói đến điều đó. Nhưng chúng ta biết rằng, nhà tù này dành riêng cho những kẻ có án; thế mà vị giám chức đã bị kết án tử 2 lần: năm 1845 và năm 1846. Hơn nữa, về lần giam thứ hai, cha Louvet nói, là sau khi bị kết án, vị Giám Mục vẫn còn ở lại chừng 10 ngày “trong nhà tù nhốt bọn gian phi”69, và chính Đức Cha Lefebvre đã viết ngày 05-1-1847: “Ý định của vua là lập tức gởi tôi đến ngôi nhà gọi là Cung Quán… Nhưng người ta tâu vua là tôi bị bắt do tái phạm, tội tôi quá nặng nên không đáng hưởng ân huệ này; và vài hôm sau, vua truyền chuyển tôi sang nhà biệt giam hoặc ngục thất dành cho các đại tội nhân. Tôi đã ở đó 10 ngày...”. Những lời này rõ ràng ám chỉ Khám Đường.

* *


*

Các tín hữu An Nam cũng tỏ ra không kém anh dũng so với các vị thừa sai. Những câu chuyện về cảnh giam cầm của họ đã cung cấp nhiều trang sách rất cảm động cho lịch sử Giáo Hội An Nam.

Khi bàn về Trấn Phủ, chúng tôi có nói rằng, Chân phước Phaolô Bường và 6 bạn lính của ngài đã bị chuyển đến Khám Đường sau khi lãnh án. Việc chuyển giao này xảy ra vào nửa đầu năm 1833, có lẽ trong tháng 5. Vị đội trưởng công giáo ở đây khoảng năm hoặc sáu tháng. Sau cùng, ngày 23-10-1833, giờ hiến tế cao cả đã điểm, ngài từ biệt các bạn trong nước mắt, khuyên họ kiên vững trong đức tin và hẹn gặp họ trên trời.

Chúng ta không biết những con người anh dũng ấy thế nào sau khi vị chỉ huy của họ ra đi. Ngày 8 tháng 11, Chân phước Jaccard và cha Odorico gặp họ trong Khám Lớn. “Chúng tôi tìm thấy ở đó, Cha Jaccard viết, năm70 đồng bạn can trường của Phaolô Đội Bường. Được quy tụ với nhau như vậy là một niềm vui lớn lao cho họ và cho chúng tôi”71. Có lẽ họ đã kết thúc đời mình hoặc ở Khám Đường, hoặc đúng hơn ở nơi lưu đày.

Tháng 7 hoặc tháng 8 năm 1835, Chân phước Anrê Trông cũng đến nhà giam của những người đã thụ án. Ngài ra khỏi đó ngày 28 tháng 11 cùng năm để đi chịu chết vì Chúa Giêsu Kitô.

Khoảng cuối năm 1840, 4 Kitô hữu bị bắt đồng thời với Đấng đáng kính Gilles Delamotte và Chân phước Simon Hòa xem ra cũng đã được chuyển đến Khám Đường trước khi đi đày. Đó là một nữ tu bản xứ tên Hậu, và 3 giáo dân: một người nam tên Phê và 2 người nữ mà một người mang tên Cua. Chúng tôi không rõ họ đã ở lại đó bao lâu.

Đến cuối năm 1842, số giáo hữu bị giam ở Khám Đường hẳn phải đông đảo, vì chúng tôi đọc thấy trong một bức thư của cha Miche viết từ nhà tù này lúc bấy giờ: “Chúng tôi có cái lợi là được đoàn tụ với những vị tuyên tín đã đến trước chúng tôi và đến sau cả chúng tôi. Chúng tôi cầu nguyện chung, ăn uống chung, vui sống tình huynh đệ”72.

Chân phước Micae Hồ Đình Hy hẳn đã không qua Khám Đường, nhưng 17 người bạn cùng chiến đấu và chiến thắng với ngài đã bị dẫn đến đó ngày 19-5-1857. Chúng tôi đã nêu tên của họ khi đề cập Trấn Phủ. Tất cả đều lãnh án lưu đày: 14 người trong họ đã xuống tàu ngày 27 tháng 7 để đến nơi đã định cho họ.

Một trong những người cuối cùng này tên là Anrê Liêu, ông chết ngay khi vừa đến Bắc Kỳ.

Mười ba lính cận vệ của Hoàng thái hậu, vốn thay chỗ các đồng bạn của Chân phước Micae Hy ở Trấn Phủ ngày 29-7-1857 đã gặp lại 3 vị tuyên tín vốn chưa đi đày tại Khám Đường. Chúng tôi còn thấy cả 16 người trong nhà giam này ngày 15-12 cùng năm.

Trong một bức thư đề ngày 15-12-186073, Đức Cha Sohier cho biết con số các tín hữu bị giam ở Khám Đường năm đó. Ngài cho hay, từ đầu năm, quan Thượng Thư đã sai tìm bắt các quan có đạo. Nhiều vị trốn thoát được, nhưng có đến 33 vị bị bắt.

Trong số này, chỉ có 3 người xuất giáo, 30 vị khác anh dũng tuyên xưng đức tin. Đức Cha De Gadare, bấy giờ là Giám Mục Phó Giáo phận Bắc Đàng Trong thêm rằng, 10 người trong họ “vốn chỉ là những dự tòng, chưa có giấy chứng nhận, đã bị án lưu đày; và họ đã đến các tỉnh xa xôi của Bắc Kỳ ngày 13-8. 17 người khác bị kết án tử giam hậu và còn bị nhốt ở nhà tù kinh đô. Một đội trưởng tên Uyên cũng đã chết trong tù, 2 đội trưởng khác bị kết án tử. Nhà vua tha chết cho một trong hai người vì ông ta bị mù: ông sẽ chấm dứt ngày đời trong ngục; ông kia bị xử giảo ngày 24-10-186074”.

Người sau cùng này là Chân phước Lê Đăng Thị. Sau nhiều tháng bị giam tại Quảng Trị, ngài được dẫn về Huế và nhốt ở Khám Đường ngày 21-8-1860. Sau hai tháng, ngài ra khỏi đó để nhận triều thiên tử đạo tại chợ An Hoà. Một tên trộm cũng bị xử trảm cùng chỗ và cùng lúc với ngài, nhưng nhờ lòng nhiệt thành của vị Chân phước, anh đã được dạy nhiều chân lý đức tin trong nhà tù và được rửa tội trước khi đến nơi hành xử.

* *


*

Danh sách các tù nhân Kitô hữu ở Khám Đường thật không đầy đủ; danh sách những người bị giam ở Trấn Phủ và Phủ Thừa Thiên cũng vậy. Do thiếu tài liệu, chúng tôi tiếc là đã chỉ có thể thu thập một số danh tánh. Tuy nhiên, chúng tôi sung sướng nghĩ rằng mình đã cung cấp gần như chắc chắn tên các Chân phước người Pháp và người An Nam, cũng như tên của tất cả thừa sai đã mang gông xiềng vì Danh Chúa Giêsu Kitô trong các nhà giam khác nhau ấy.

Chúng tôi có thể thêm vào các danh sách vinh hiển này vài tên tuổi của những Kitô hữu An Nam đã tuyên xưng đức tin tại Huế, nhưng nguồn thông tin của chúng tôi75 không luôn luôn nêu rõ các Toà án họ bị gọi đến, hay các nhà tù họ bị giam giữ. Dẫu không rõ ràng mấy, nhưng danh sách mới này cũng không kém quý giá. Nhiều vị trong số các Kitô hữu dũng cảm này đã được nhắc đến trước đó; nhưng ở đây, chúng tôi có thể cho biết các cộng đoàn giáo xứ gốc gác của họ. Tất cả đều tuyên xưng đức tin dưới triều Tự Đức:

1. Các Kitô hữu thuộc mọi tầng lớp khác nhau: Maria Lộc, Phủ Cam; ba giáo hữu An Vân: Gioan Baotixita Cư, Alexis Đặng Văn Lưu và Giacôbê Lê Văn Khuê; ba nhà nho: Sâm ở An Lộng, Nhương ở Đồng Giám, Lần ở Dương Lệ; những vị có tên Giuse Cầm ở An Ninh, Lư, Thoan hoặc Sỉ và Liêu ở Da Môn; bà góa An cũng ở Da Môn; Philipphê Cô ở An Do; mọi hào mục thuộc giáo họ Bố Liêu đầu năm 1860.

2. Một số lớn các binh lính: Philipphê Đính ở Bàu Đông; Phaolô Lưu, Phaolô Thu, cai; Phêrô Đếu và Đôminicô Đức ở Sơn Quả; Têphanô Lộc, đội, và Giacôbê Hoàng ở Phủ Cam; Nhiễm, Lành và Hiếu ở Nhu Lý; Gương ở Cổ Vưu; Mưu ở An Lộng; Đa và Thanh ở Đại Lộc; Kim ở Dương Lệ; Antôn Ky ở An Đôn; Phêrô Thạnh, Tư, Simon Bằng, đội; Phêrô Đu, Đôminicô Ngụy Trương Huy, Phêrô Hộ, Phêrô Cựu tự Lân ở Di Loan; Philipphê Đe, Philipphê Xá, Philipphê Toan và Phêrô Thiện ở An Ninh; Soan và Giuse Lương ở Da môn; Tôma Diều, Tađêô Giam, Tôma Huấn ở Cao Xá; Giuse Lợi và Inhaxiô Trường ở Liêm Công; Cân ở Phú Ốc; sau cùng là 2 người lính ở xã Mai Xá mà chúng tôi không biết tên, một trong hai người có bổn mạng là Simon.

Xin lưu ý, dưới thời Tự Đức, binh lính có đạo là đối tượng của nhiều biện pháp nghiêm ngặt đặc biệt. Họ bị mất mọi tước vị, bị sung vào các công việc gian khổ hèn hạ nhất như đào đất, nạo vét, xây thành đắp lũy. Một số lớn bị đem ra xét xử và kết án theo luật vì từ chối xuất giáo, hoặc ở Huế hoặc ở các tỉnh.

Các vị tuyên tín ấy, binh lính lẫn thường dân mà chúng tôi vừa cho biết tên, đã ra hầu Toà hoặc trước quan lại Thừa Phủ, hoặc trước Thượng Thư Bộ Hình, một số lớn trước cả hai Toà. Giữa thời gian đó, họ bị giam ở Thừa Phủ hay ở Trấn Phủ.

Đối với một số người, bản án chung quyết là bị giam giữ trong các làng lương dân, nơi họ sẽ chết vì khổ hoặc vì đói; hay thông thường hơn, và luôn luôn đối với binh lính, là bị đày đến một tỉnh ở Bắc Kỳ, đặc biệt các tỉnh biên giới như Cao Bằng, Tuyên Quang và Hưng Hóa. Trong khi chờ ngày lên đường, họ bị giam ở Khám Đường, đôi khi kéo dài đến nhiều tháng.

Tại nơi lưu đày, họ phải mang gông cùm và xiềng xích. Một số bị căng ra đất và bị ghì chặt bởi một khúc tre đè ngang trên ngực. Người ta chỉ cho họ chút thức ăn tồi tệ và ít ỏi. Do đó, họ chóng chết vì đói, vì khổ hoặc vì bệnh. Một số bị chém đầu vì lại từ chối xuất giáo. Tất cả đều chết trong những tâm tình đạo đức đáng khâm phục dưới sự chứng kiến của các bạn đồng cảnh ngộ.

* *


*

Vào bất cứ thời nào, một khi các Chân phước tử đạo của chúng ta và các vị tuyên tín khác bị tống giam ở Khám Đường, thì tất cả họ đều nếm biết mọi khốn khổ và đắng cay của chốn cư trú rùng rợn này. Nhưng càng cảm nhận chúng cách mãnh liệt, tâm hồn họ càng vươn cao hơn và tinh tế hơn: thế nên, xinh đẹp biết bao các triều thiên họ đã chuẩn bị cho mình tại nơi chốn ấy!

Nhưng so với những anh em lương dân khốn khổ bị giam cầm nơi đây, họ được một lợi ích đáng kể: họ chẳng phải áp dụng cho mình câu nói của Dante: “Vào đây, các người hãy bỏ đi mọi hy vọng!” Không phải thế. Ngược lại, chính khi họ bước qua ngưỡng cửa buồn thảm này, niềm hy vọng của họ được xây dựng trên một nền tảng vững chắc hơn: họ biết rằng, ở trong bốn bức tường đó là như thể họ đang ở trong tiền sảnh của thiên đàng. Chẳng phải biết bao lần họ đã lặp lại cho nhau những lời chúng ta đã nghe cha Miche thốt lên ở Trấn Phủ sao: “Can đảm lên! Can đảm lên! Một chốc nữa thôi, chúng ta sẽ họp mặt với những tiền nhân vinh quang và bất tử!”76. Vì thế như thánh Phaolô, bất chấp mọi đau khổ, lòng họ luôn luôn chan chứa niềm vui77.

Các ý tưởng đầy lòng tin này hẳn đã là niềm an ủi quý báu và là sự nâng đỡ mạnh mẽ nhất cho họ. Nhưng Thiên Chúa nhân lành luôn hào phóng, còn ban cho họ nhiều ơn khác, mà chúng ta cũng nên cẩn thận xét xem.

* *

*

Điều làm giảm nhẹ những đau đớn và xoa dịu bao khốn cùng của các tù nhân của Đức Kitô chính là tình yêu cao đẹp vốn đã tác động mạnh mẽ trong chốn tồi tàn khốn khổ này: tình yêu thương của Chúa đối với các tôi tớ anh dũng của Người; và đức bác ái của các Kitô hữu đối với những anh em cùng khổ của họ:



- Tình yêu thương của Chúa dành cho các tôi tớ Người. Hơn một lần Đức Giêsu Kitô đã đoái thương viếng thăm họ. Bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, nhiều linh mục bản xứ đã cải trang, len lỏi vào với các tù nhân và phân phát Của Ăn đàng thiêng liêng cho họ. Nào ai nói được niềm hân hoan sâu thẳm của các Kitô hữu từ lâu sống xa nhà chầu, niềm hạnh phúc của các linh mục từ bao tháng bị đày xa bàn thánh? Để rồi, cuối cùng họ gặp lại chính Đấng mà vì Người họ mang gông cùm, vì Người mà họ sắp chết cho Danh thánh ấy?

- Đức bác ái của các Kitô hữu đối với những anh em cùng khổ của họ. Họ thường xuyên thăm viếng những người này. Các cuộc thăm viếng này đem lại an ủi biết bao cho các tù nhân khốn khổ! Cần thiết biết bao, trái tim con người cảm nhận quanh mình ngần nào có thể bầu khí nồng ấm của thiện cảm và thương cảm! Những ai thăm nuôi trở về từ Khám Đường, đều mang theo mình một gương đạo đức sâu xa và sự quyết tâm can trường khi có dịp như bao anh em của mình đang bị giam giữ ở đó.

Các Kitô hữu đã chẳng đi tay không vào nhà tù. Họ mang theo đồ cứu trợ gồm tiền bạc và vật dụng, những thứ rất cần thiết cho các tù nhân, vốn họ sẽ phải hết sức khốn quẫn nếu không có lòng bác ái đó.

Về việc thực thi đức ái huynh đệ này, cha Miche đã để lại một trang tuyệt bút. Ngài nói: “Chỉ cần sáng suốt một tí, lính gác phải thấy ngay là chúng tôi nhận nhiều đồ cứu trợ từ bên ngoài; nhưng họ lại nhắm mắt. Tất cả những gì bao quanh chúng tôi đều nói lên sự khốn cùng tột độ; các Kitô hữu là những người duy nhất không thiếu gì hết: đủ ăn, đủ mặc; họ còn có một chút gì đó để chia sẻ cho những người lân cận túng thiếu nhất. Thấy vậy, lương dân không khỏi thốt lên: “Những người bên giáo yêu thương và giúp đỡ nhau chừng nào, họ chẳng bỏ nhau trong nỗi bất hạnh!”.

Và vị tuyên tín đáng kính còn thêm những lời cảm động này: “Nhưng họ (chính những lương dân này) sẽ nói gì nếu biết đồ cứu trợ gởi đến chúng tôi đã vượt bao đại dương? Họ sẽ nghĩ gì nếu biết những người mới theo đạo cũng là đồng hương của họ có lắm bạn bè anh em ở mút cùng mặt đất, những bạn bè anh em mà những người mới theo đạo đó đã chẳng bao giờ biết đến. Những người này không bỏ qua việc cứu trợ họ trong cảnh xích xiềng, đã gởi đến cho họ những đóng góp bác ái từ 5.000 dặm xa cách chỉ vì nghi ngại về những khốn khó họ đang gánh chịu và những nhu cầu họ đang cảm thấy. Ôi, công việc đạo đức tuyệt vời của Hội Truyền Bá Đức Tin đang lau khô biết bao dòng lệ! Tổ chức đáng khâm phục này đang từng ngày chữa lành bao vết thương! Sở dĩ chúng tôi không trải qua nỗi khủng khiếp của cơn đói, sở dĩ cảnh khốn cùng chẳng thể huỷ hoại chúng tôi như những người bất hạnh đang dẫy chết bên cạnh, đó là nhờ sự hào phóng và lòng quảng đại của Hội này”.78

Có vị thừa sai nào đọc lại những lời ấy mà không xúc động sâu xa? Các lời ấy hẳn phải đi vào lòng những anh em bạn bè của các hội truyền giáo biết bao; những con người mà dù ở phương trời nào, vẫn không chịu thua lòng quảng đại của những bậc tiền bối thời Minh Mạng và Tự Đức!


III

Các nơi hành hình

những vị tuyên tín




Các Chân phước tử đạo người Pháp và người An Nam đã hoàn tất hy lễ của mình tại Huế thường bị hành hình ở 4 địa điểm khác nhau: 1. Cống Chém; 2. Chợ An Hoà; 3. Bãi Dâu; 4. Giáo họ Thợ Đúc.
1- Cống chém

Đi theo đường cái quan (Đường Thuộc Địa số 1) về hướng Bắc, cách chợ An Hoà vài trăm mét, ngay sau khi vượt qua nhà ga nhỏ cùng tên An Hoà, người ta đến một chiếc cầu nhỏ, thường được gọi là Cống Chém.

Chính tại nơi này, ngay giữa đường, những kẻ can án theo luật thường bị hành quyết.

Trong số các vị tử đạo của chúng ta, Chân phước Simon Hòa đã kết thúc đời mình tại đây với án trảm quyết ngày 12-12-1840. Cho đến giây phút cuối cùng, ngài vẫn từ chối đạp lên thánh giá cách đáng khâm phục mặc cho bao lời năn nỉ.



Đầu ngài bị bêu 3 ngày tại nơi hành quyết (“để làm gương” như bản án đã ghi). Nhưng hôm sau, các tín hữu đã lấy được và mang về họ Nhu Lý cùng với thi thể ngài.




tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương