J. B. roux (cỐ ngôn)



tải về 2.12 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích2.12 Mb.
#38064
1   2   3   4   5   6   7

Nhà Niêm Sắc Chỉ
Phu Văn Lâu nằm ngoài Thành Nội, trên tả ngạn sông Hương, cạnh con đường dẫn về hướng tây đến làng Kim Long và chùa Thiên Mẫu (Thiên Mụ, ND.). Phu Văn Lâu nổi trên bờ dốc, đối diện Kỳ Đài, trong trục chính của công trình phòng ngự này.

Đó là một ngôi nhà nhỏ duyên dáng vuông vức, mỗi cạnh dài 11m10, có mái đôi, bốn bề trống trải. Nó được chống đỡ bởi nhiều cột gỗ tựa trên một nền xây cao. Chính hoàng đế Gia Long dựng nó vào năm thứ 18 triều đại của ông (1819). Phu Văn Lâu bị trận bão lớn năm 1904 phá huỷ hoàn toàn, và được xây lại ngay theo các đồ án cũ. Một gác chuông nhỏ trổ cửa nổi lên phía trên. Khi nào cần, người ta treo bên trong một tấm Kim Bảng trên đó gắn Sắc chỉ của hoàng đế.

Các Sắc chỉ này, sau khi đã đọc ở Hoàng cung trong lễ triều yết long trọng, thì được mang ra Phu Văn Lâu với đại nghi trượng dưới sự chủ trì của một vị thượng quan. Chúng được niêm yết ở đó trong vài ngày, có lính canh gác, để dân chúng có thể tìm hiểu.

Về các Sắc chỉ cấm đạo, chúng tôi chẳng hề thấy tài liệu nào nói rõ việc công bố chúng ở Phu Văn Lâu, nhưng điều này xem ra có thể tin được; vì trong một chỉ dụ, qua đó vua Minh Mạng vào năm thứ 20 triều của ông, xác lập những quy định liên quan đến công trình này có nói rằng, “mọi Sắc chiếu của Hoàng đế sẽ được mang đến Phu Văn Lâu”. Vì thế, ngoại trừ những mật dụ kín gửi cho các quan, thì các Sắc chỉ cấm đạo, ít nhất từ năm 1839, đều được niêm yết ở Phu Văn Lâu.



Thành ra đối với các Kitô hữu, Toà nhà này xứng đáng được ghi nhớ kính tôn. Nó từng chính thức làm chứng rằng, nguyên nhân khiến các bậc tiền bối đức tin của họ đã chịu đau khổ và chịu chết, chính là vì danh Đức Giêsu Kitô.




Ảnh 2 : Phu Văn Lâu, Nhà Niêm Săc Chỉ
II

Các Nhà Tù của Huế Cổ




Ngày xưa, Huế có hai nhà tù chính nổi tiếng trong lịch sử các cuộc bắt đạo tại An Nam: Trấn Phủ, nhà tù của các bị can; và Khám Đường, nhà tù của những kẻ có án. Người ta cũng tống giam ở Phủ Đường Thừa Thiên những kẻ phải trình diện tại Toà án này. Thêm vào đó, Dinh các Sứ thần (Cung Quán) cũng đã trở nên một nhà tù thật sự cho các thừa sai vào thời vua Minh Mạng đòi họ về Huế và buộc họ ở trong dinh ấy để ngăn cản việc rao giảng Tin Mừng; nhiều tín hữu cũng đã bị giam ở đây dưới thời Tự Đức. Sau cùng, một trại lính: doanh trại các Võ Lâm, cũng dùng làm nhà tù cho Chân phước Giuse Marchand Du. Thành thử, chúng ta sẽ lần lượt nói đến 5 nơi giam giữ ấy, vốn đã được thánh hóa nhờ sự hiện diện, sự khổ đau và cả cái chết của bao vị tuyên tín dũng cảm: 1. Doanh trại các Võ Lâm; 2. Cung Quán; 3. Nhà lao Thừa Phủ; 4. Trấn Phủ; và 5. Khám Đường.

1- Doanh Trại Các Võ Lâm

Doanh trại các Võ Lâm hay Khinh Binh không phải là một nhà tù, nhưng do ngoại lệ, nó đã được dùng làm nơi giam giữ Chân phước Marchand Du suốt thời gian ngài bị cầm tù ở Huế từ 15-10 đến 30-11-1835. Về nơi giam giữ cũng như về mọi thứ còn lại, vị thừa sai đáng kính này bị đối xử không giống những vị tuyên tín khác.

Đội quân được gọi là Võ Lâm có doanh trại ở hai bên tả hữu hoàng cung (đông và tây). Các doanh trại này được dựng trên các bờ dốc của Đại nội vốn làm thành hoàng cung, ở giữa hào nước và con đường bao quanh bên ngoài20.

Đây là mô tả của Đức Chaigneau: “Tất cả các toà nhà này chẳng hề có vẻ đồ sộ; đó chỉ là những nhà kho chật hẹp, thẳng hàng, làm thành một hành lang dài với 4 hàng cột gỗ… Bên trong những căn nhà này, chẳng chói lên sự xa hoa và sạch sẽ của đồ đạc. Nhiều giá súng hay giáo mác, một vài bệ ván trải chiếu với một chiếc bàn phía trước dành cho cấp chỉ huy và nhiều chiếu lớn trải ra đây đó dưới đất cho binh lính làm thành tất cả đồ đạc. Những người lính khốn khổ này, với đồng phục nhơ bẩn, chen chúc hỗn độn nơi đây mà chẳng hề có dáng vẻ hùng dũng như người ta vẫn trông đợi nơi các quân nhân”21.

Chân phước Marchand Du có lẽ đã bị giam trong các doanh trại này, tại phần trại gần Tam Pháp nhất, tức là trong những gian nhà phía đông trước hoàng cung, sát mặt chính của vòng đai thành. Vị Chân phước của chúng ta đã phải mang xiềng xích và bị nhốt trong một chiếc cũi dài 1 thước, rộng 69 phân và cao 80 phân; thành thử ngài chỉ có thể ngồi co quắp. Khi đến Huế, ngài đã ở trong chiếc cũi này 5 tuần; qua các tỉnh từ Sài Gòn đến Huế, người ta đã đưa ngài đi trong tình trạng này. Trong 6 hay 7 tuần giam giữ ở kinh đô, ngài chẳng bao giờ rời chiếc cũi, trừ khi bị đem vào các Toà án khác nhau để chịu hỏi cung lâu giờ và các cuộc tra tấn đau đớn khủng khiếp ở đó.

Ngày nay, tuyệt nhiên chẳng còn dấu vết nào của doanh trại Võ Lâm; tất cả đều đã bị phá huỷ năm 1885 hoặc 1886. Dù sao, dải đất chật hẹp phủ đầy cỏ chạy dọc theo các hào của hoàng cung này cũng đánh dấu cho chúng ta vị trí của các doanh trại.


2- Cung Quán hay Công Quán

Dinh Các Sứ thần

Khi miêu tả Phủ Thừa Thiên, Pháp đình cấp tỉnh của Huế, nằm ở phía đông bắc Thành Nội, cách cửa Đông Bắc (Vọng lâu X) khoảng 200 mét, chúng tôi đã nói rằng: trước mặt, bên kia con đường dọc theo phủ, có một toà nhà lớn khác mà cổng vào đối diện với cổng dinh Thống đốc quân chính tỉnh. Nó được biết dưới cái tên bình dân là Cung Quán. Danh hiệu chính thức của nó là Công Quán (Nhà khách của các quan chức vãng lai). Các thừa sai thời Minh Mạng gọi nó là Dinh các Sứ thần. Đúng thế, chính trong toà nhà này, các sứ giả chính thức của các nước láng giềng đến ở lại22.

Cung Quán là một ngôi nhà lớn xinh đẹp gồm 3 hoặc 5 gian với nhiều cột gỗ xinh xắn chống đỡ một bộ sườn thanh cảnh, không trần che, nhưng mái lợp ngói và không có mặt tiền. Dựng trên một nền xây, toà nhà dài khoảng 30-40 mét, rộng khoảng 15 mét. Ngoài ra còn nhiều nhà phụ dành cho những cần vụ tùy viên của các khách quý nước ngoài23. Một cái sân ngăn cách cổng vào với toà nhà chính. Toàn bộ được bao quanh bởi một vòng thành cao vừa phải. Vòng thành này mở rộng ra phía sau cho tới kênh đào24, và đụng kênh này tại khuỷu đầu tiên của nó ở hạ lưu Cầu Kho. Điều này khiến bức tường hiện nay của khu Nhượng Địa chia vị trí của Cung Quán xưa ra làm hai.

Dinh này được xây dưới thời Gia Long hoặc Minh Mạng. Tài liệu đầu tiên nói đến nó mà chúng tôi tìm được là một bức thư viết năm 182825 của Chân phước thừa sai Gagelin.

*

* *


Cung Quán là nơi trú ngụ của các sứ thần từ những nước khác có quan hệ với An Nam: trước tiên hẳn là sứ thần Trung Hoa, thiên triều; tiếp đến là sứ thần các nước và các bộ tộc triều cống vương quốc; cùng các sứ thần khác tùy dịp. Và chính vì Hoàng đế đã giao cho các đại quan đầu tỉnh nhiệm vụ đón tiếp và lo chỗ ở cho các nhân vật này, nên lữ quán dành cho họ được xây dựng gần Thừa Phủ. Nhưng các sứ bộ này bao giờ cũng chỉ là nhất thời, họ luôn luôn đến vì một công chuyện đặc biệt.

Vậy thì vào những thời kỳ khác, ai là những quan chức vãng lai trú ngụ ở Cung Quán? Chúng tôi hầu như hoàn toàn không biết điều này. Chỉ vài đoạn trong các thư của Chân phước Gagelin mới cung cấp cho chúng ta một ít thông tin. Năm 1827 và 1828, vị thừa sai này đã lưu trú trong ngôi nhà ấy với một trong các bạn đồng liêu như chúng ta sẽ thấy về sau.

Trong thời gian lưu trú tại đây, các ngài trước tiên thấy trưởng tử của vua Lào tới cầu viện chống lại quân Xiêm: “Ông ấy đến vào tháng 11 (1827), ở cạnh chúng tôi”, cha Gagelin viết. Ít lâu sau là các đại diện của dân Chămpa, Cam bốt, các bộ tộc bán khai: Mọi Nam Kỳ và Mường Bắc Kỳ được mời đến tham dự các đại lễ hội mừng lục tuần của Hoàng thái hậu. Chính vị thừa sai ấy đã viết năm 1828: “Gần đến ngày khai mạc đã định trước, các sứ thần được chờ đợi đến từ khắp nơi. Người ta xếp một số trong họ cùng với đoàn tùy tùng ở các ngôi nhà mà chúng tôi trú ngụ bấy lâu, và khi thiếu chỗ, người ta phân bố những người còn lại trong các ngôi nhà lân cận”26.

*

* *



Dẫu cách riêng dùng để đón tiếp các sứ thần, một đôi khi có dịp thì Cung Quán cũng được sử dụng vào nhiều việc khác.

Chúng ta vừa nói có hai vị thừa sai ở đó những năm 1827-1828, nhưng các ngài nằm trong tình trạng giam cầm. Chắc hẳn đó là một nhà tù tiện nghi nhưng không vì thế mà kém vẻ nhà tù và chẳng bị canh chừng nghiêm ngặt. Các sự việc đã xảy ra như sau:

Do quên rằng, chính nhờ sự can thiệp của Giám Mục thành Adran, Đức Cha pigneau de Béhaine, mà cha mình đã lên ngôi, cũng do quên luôn bao sự giúp đỡ mà các thừa sai lẫn quan viên Pháp đã làm cho vị tiền nhiệm lẫn cho chính mình, người kế vị Gia Long đã quyết tâm thi hành dự tính ấp ủ từ lâu là tiêu diệt Kitô giáo trong vương quốc của ông. Nhưng ban đầu ông không dám hành động công khai với vũ lực.

Một sắc chỉ cấm các thừa sai vào nước và lệnh phải canh gác nghiêm ngặt mọi cảng biển và mọi ngọn đèo (tháng 2-1825). Phần các thừa sai đã ở trong nước, triều đình truyền hết về kinh, lấy cớ là cần dùng họ để thông dịch. Các vị là những người Pháp duy nhất còn lại ở An Nam, sau cuộc ra đi vào tháng 12-1824 của các ông Vannier và Chaigneau là những kẻ sống sót cuối cùng từ nhóm nhỏ các quan viên phục vụ Gia Long. Người ta hy vọng khi tách chủ chăn khỏi chiên thì làm đoàn chiên tan tác, và nhanh chóng tiêu diệt danh Kitô hữu trên đất An Nam.

Đoán được hậu ý đó, phần lớn các thừa sai đã thu xếp để khéo léo tránh lệnh về kinh. Tuy nhiên, vài vị đã không thể thoát khỏi sự bó buộc này.

Minh Mạng chỉ định nơi cư trú cho họ là ngôi nhà trọng vọng nhất thành phố, dinh các Sứ thần. Ông cấp cho họ nhiều người giúp việc và đối đãi rất hậu. Ông còn ban thêm cả quan tước với ân sắc. Nhưng các thừa sai luôn tìm cách từ chối các vinh dự và đặc lợi này. Các ngài chỉ ao ước một điều vốn không bao giờ được chấp thuận, đó là tự do tiếp đón và viếng thăm giáo hữu của họ. Nhiều quan lại và binh lính có nhiệm vụ canh chừng họ. Thành ra họ chỉ chu toàn được chút ít thừa tác vụ đối với giáo hữu thoát mắt nhà cầm quyền và với một sự thông đồng nào đó của lính canh. Các ngài bị giam giữ trong một nhà tù sơn son thếp vàng, nhưng xét cho cùng cũng chỉ là một ngục thất.

Chân phước Gagelin và cha Odorico, tu sĩ phanxicô người Ý, là những vị đầu tiên đến Huế; đó là ngày 16-6-1827. “Ba hôm sau, cha Gagelin viết, một chỉ dụ phân định nơi cư trú cho chúng tôi là một khu của Cung Quán. Người ta đối xử với chúng tôi rất sang trọng: chúng tôi có đồ đạc mới và mỗi người được 6 kẻ giúp việc. Mỗi tháng nhận 20 quan tiền và 5 đấu gạo, tương đương với lương của quan nhị phẩm”27.

Cha Taberd được lệnh tập hợp với hai vị đồng liêu. Quả thế, ngài cũng đã đến Cung Quán vài ngày; nhưng vì sức khỏe yếu kém, ngài sớm được phép ở tại một giáo họ gần kinh đô.

Công việc của hai tù nhân là dịch đủ thứ tài liệu, các ngài cũng phải trả lời nhiều câu hỏi thường gặp về các vụ việc Âu châu.

Trong những căn phòng dành riêng cho mình, các thừa sai đã dựng một nhà nguyện nhỏ để cử hành các mầu nhiệm thánh, “hạnh phúc mà chúng tôi có được, Chân phước Gagelin nói, là càng phải sống cảnh giác bao nhiêu, chúng tôi càng cảm nghiệm mãnh liệt bấy nhiêu hạnh phúc chưa từng hưởng cho tới lúc lúc này”28. Hai ngài cũng chăm sóc các giáo hữu tản mác trong thành phố và các giáo họ rải rác quanh kinh đô. Nhưng dẫu các ngài rất thận trọng vì sợ triều đình sinh nghi, vì biết đâu Minh Mạng đã rõ việc thi hành tác vụ linh mục này, nên luôn luôn cứ khoảng cuối 2 tháng, việc canh chừng các thừa sai lại trở nên nghiêm ngặt hơn. Người ta gửi đến ba viên quan cùng vài tên lính làm giám thị; các ngài chẳng còn có thể ra ngoài mà không có phép của các viên quan ấy; và mỗi khi ra ngoài, luôn có một người lính đi kèm khắp nơi. Thành thử các ngài thật sự là những tù nhân. Như thế, mục đích chính của việc đòi các ngài về Huế đã dần dần lộ rõ: cản trở việc rao giảng đạo Công giáo; sử dụng các ngài làm thông dịch chỉ là cái cớ mà thôi.

Sau cùng, nhờ sự can thiệp của Thượng Công Lê Văn Duyệt, Tổng Đốc Nam Nam Kỳ, ngày 1 tháng 6 năm 1828, Chân phước Gagelin và cha Odorico được phép vào lại tỉnh này và ngày 29 tháng 6, các ngài rời Huế. Như thế, các ngài đã trú tại Cung Quán một năm trọn.

*

* *



Bốn năm sau, hạ tuần tháng 6-1832, Chân phước Jaccard được lệnh đến ở Cung Quán. Một năm sau, cha Odorico lại bị dẫn về đây (tháng 6-1833). Hai vị thừa sai lần này vẫn được dùng cho việc dịch thuật. Các ngài ở như thế trong nhà tù tiện nghi nhưng bó buộc của mình cho đến 8-11-1833. Hôm đó, ba tuần sau cuộc xử trảm Chân phước Gagelin, các ngài bị chuyển đến Khám Đường, nhà tù của những tên gian phi đã bị xét xử và có án.

Mười ba năm trôi qua và Cung Quán lại tiếp đón một khách trọ nổi tiếng. Đó là đầu tháng 09-1846, Đức Cha Lefebvre, Đại diện Tông Toà Địa phận Tây Đàng Trong, bị án tử lần hai nhưng ngài được Thiệu Trị ân xá vì vua sợ nước Pháp gây khó khăn cho mình. Ngài đã được chuyển từ Khám Đường về Cung Quán. Sau vài tháng giam giữ, một thương thuyền của vua lại đưa vị giám chức về Singapore. “Sau khi phê chuẩn bản án, vị Giám mục viết ngày 5-1-1847, vua có ý định gửi tôi sang ngay ngôi nhà gọi là Cung Quán, nơi trú ngụ của sứ thần các nước lân bang mà người ta muốn tiếp đãi hào phóng. Nhưng người ta đã trình với vua là do tái phạm29, tội tôi quá nặng không thể hưởng ân huệ ấy, nên vua đã sai đưa tôi vài ngày sang nhà biệt giam hay ngục tối dành cho các phạm nhân đại hình. Tôi đã ở đó 10 ngày, được đối xử khá hơn các tù nhân khác một chút. Sau đó, người ta lại dẫn tôi về ngôi nhà của các người ngoại quốc mà vua đã chỉ định như chỗ cư trú. Tôi vẫn còn ở đấy hôm nay, ngày 6 tháng 1, và Thiên Chúa biết khi nào tôi rời khỏi nơi này”30.

Theo một tường thuật của Dòng Carmel Sài Gòn, trong khi bị giam lần thứ hai, Đức Cha Lefebvre đã được ơn thấy thánh Têrêxa hiện ra. Chúng tôi không biết đích xác sự lạ này đã xảy đến trong nhà giam nào, nhưng chúng ta có lý lẽ để nghĩ rằng đó là Cung Quán hoặc Khám Đường. “Chính Mẹ Thánh Têrêxa của chúng ta, đấng mà vị giám chức đặc biệt tôn kính, bài tường thuật nói, đã tỏ mình cho ngài trong tù, và xin ngài lập Dòng của Mẹ ở An Nam, vì Thiên Chúa sẽ được phụng sự và tôn vinh rất nhiều tại đấy”. Vì thế, một trong những quan tâm hàng đầu của vị Giám mục đạo đức sau khi được trả tự do, là thiết lập một nhà Kín ở Sài Gòn. Ngài đã ngỏ ý với chính Lisieux. Lời yêu cầu được chấp thuận, nhưng dự án chỉ thực hiện được khi cuộc bách hại chấm dứt và người ta có thể trông chờ vào đôi chút an ninh. Cuối cùng, ngày 8-10-1861, bốn nữ tu Dòng Carmel đã cập bến Sài Gòn.

Dưới thời Tự Đức, con số bị can xử ở Thừa Phủ vì tội theo đạo Công giáo rất lớn, đến nỗi nhà giam của Toà án này không đủ sức chứa tất cả. Người ta cho một số ở Cung Quán31 nằm kề bên mà lúc này vốn không có khách nước ngoài. Có lẽ người ta cũng làm việc này vào các thời kỳ khác trong những hoàn cảnh tương tự. Nhiều tù nhân luật thường chắc hẳn cũng lẫn lộn với các Kitô hữu này như trong các nhà giam khác. Khi nói về Trấn Phủ, chúng tôi sẽ trình bày các điều kiện khốn khổ của tù nhân, dù họ bị giam ở đâu.

*

* *


Năm 1875, Cung Quán được chuyển ra ngoại thành, đặt trên các bờ dốc, ở góc con đường men theo tả ngạn sông Hương và con đường chạy ra từ cửa Đông Nam hay Thượng Tứ (Vọng lâu VIII), khoảng 50 mét phía dưới con đường này. Bấy giờ ngôi nhà mang tên Thương Bạc (Sở các thương nhân từ biển). Thượng Thư Bộ Lễ thường đón tiếp ở đây những người ngoại quốc cần thương lượng với triều đình An Nam cũng như với vị Đại lý đặc sứ mà nước Pháp vừa bổ nhiệm tại Huế, vì lúc bấy giờ mọi người Âu châu đều bị cấm ngặt vào Thành Nội.

Tình trạng này kéo dài mãi đến năm 1885. Tháng 7 năm ấy, Thương Bạc trở thành nhiệm sở của quan Phụ Chính Nguyễn Văn Tường. Khi ông rời Thương Bạc ngày 6 tháng 9, nó được biến thành tổng hành dinh của quân đội đồn trú Pháp. Tiếp đó, sau nhiều năm bỏ không, dinh thự này được dùng vào nhiều việc khác. Cuối cùng, Thương Bạc bị phá huỷ năm 1917 và được thay thế bằng một ngôi nhà kiểu mới.

*

* *


Như bao cơ sở khác đã một thời bề thế (Tam Pháp, Trấn Phủ…), Cung Quán rồi cũng biến mất. Ở vị trí, nơi nó đã được xây lên trong Thành Nội cũng chẳng còn vết tích gì. Người bạn của dĩ vãng xa xưa ra đi, âu sầu lặp lại câu nói thời danh của một thi sĩ Latinh: “Etiam periere ruinae32 (Tất cả đến các mảnh vụn đều tan tác, các tàn tích cũng tiêu vong). Nhưng đối với người Kitô hữu, nhất là đối với nhà thừa sai, tất cả chẳng bao giờ tan biến: với họ, kỷ niệm luôn sống động về các vị tuyên tín đáng kính vốn đã bị giam giữ nhiều năm nhiều tháng trong căn nhà ấy vì Chúa Kitô, kỷ niệm đó sẽ còn gắn chặt với mảnh đất này, nơi ngôi nhà đã mọc lên mà nay chẳng còn gì gợi lại sự chú ý cho người qua lại. Đối với họ, đó là đất thánh.
3- Nhà giam Phủ Thừa Thiên

Như chúng tôi đã nói khi đề cập đến Phủ Đường Thừa Thiên, dinh thự của các quan đầu tỉnh (Đề Đốc, Phủ Doãn và Phủ Thừa), có một nhà giam gắn liền với toà nhà này. Nó nằm sau những toà nhà dành cho các đại quan. Ở đó có 4 khu nhà ở dành cho binh lính phục dịch Thừa Phủ: 2 dãy nằm sau Phủ Thừa, 2 dãy nằm sau Phủ Doãn. Trong 2 khu nhà này, khu cuối cùng mà phía đông bắc được dành cho các bị can đem xử ở Thừa Phủ: đó là nhà giam.

Vì con số tù nhân đôi khi quá đông (có lúc người ta thấy hơn 200 một trật), nên có dồn đống họ thì cũng vô ích vì vẫn không đủ chỗ. Trong trường hợp này, Cung Quán đối diện Phủ biến thành nhà giam. Chúng tôi nghĩ là sự việc đã diễn ra nhiều lần khác nhau; ít nhất có một lần chắc chắn là thời các cuộc bách hại khốc liệt của Tự Đức, khoảng năm 1860; rất nhiều Kitô hữu lúc bấy giờ đã bị giam ở Phủ.

Nhà giam Thừa Phủ không khác bao nhiêu so với nhà giam Trấn Phủ mà chúng tôi sắp nói đến: chế độ cho tù nhân cùng các khốn khổ thể lý và tinh thần của họ đều giống nhau. Chúng tôi sẽ miêu tả những điều ấy khi bàn về nhà giam thứ hai này.

Như chúng tôi đã nói, có nhiều Kitô hữu chịu khổ vì Đức Giêsu Kitô trong nhà giam Thừa Phủ, nhưng tiếc thay, chúng tôi không thể tìm được tên tuổi họ. Vậy chúng ta hãy bằng lòng nhắc lại con số 73 Kitô hữu Dương Sơn vốn đã được đề cập trên kia khi bàn về Thừa Phủ cũng như những người mà chúng tôi sẽ nói đến khi bàn về Khám Đường, vì họ cũng đã bị giam ở Thừa Phủ dưới triều Tự Đức.

Nhà giam này được chuyển ra ngoại thành cùng lúc với chính Phủ Thừa, khi khoảnh đất này trở nên đất của người Pháp sau biến cố năm 1885 ở Huế. Ngày nay chẳng còn gì hết.

Nhưng trước khi biến mất, nhà giam này đã nổi tiếng theo cách của nó do một sự kiện nhỏ mà chúng tôi nghĩ là nên kể lại. Từ năm 1883, nước Pháp đã sở hữu góc phía bắc Thành Nội. Đó là một khu đất nhỏ được chuyển nhượng, có hình dạng gần như hình tam giác: hai cạnh là bờ lũy của kinh thành, cạnh thứ ba là một bức tường bình thường bằng gạch. Nhưng vì ranh giới của Nhượng Địa ở phía này lại đi qua 2 cái ao, nên bức tường dừng lại ở bờ nước vốn mực nước sẽ hạ xuống khi nắng hạn.

Đêm mồng 4 rạng ngày 5-7-1885, người An Nam có ý định tàn sát binh lính Pháp đang đóng trong Nhượng Địa. Cuộc tấn công đã xảy ra nhưng bất thành. Ngày hôm sau, thành phố Huế bị các đội quân Pháp chiếm giữ. Vụ nổi dậy này được biết dưới cái tên “cuộc mai phục của Huế” (cuộc binh biến Huế. ND.). Điều chúng tôi muốn nhắc lại ở đây về cuộc đánh úp này, đó là ngay sau khi hiệu lệnh phát ra, các tù nhân của Phủ Thừa Thiên mà nhà giam sát cạnh Nhượng Địa đều được thả; họ trườn giữa bức tường cụt và các ao theo chỉ thị đã được ban hành; họ được trang bị đuốc, giáo và dao phạt để tìm cách đột nhập Nhượng Địa và đốt lán trại cùng giết binh lính.

4- Trấn Phủ,
Nhà giam các Bị can

Trấn Phủ và Khám Đường là hai nhà giam nổi tiếng nhất trong Biên Niên Sử của Giáo Hội tại Huế. Chúng ta biết rõ hai nhà giam này nhờ vào ngọn bút nhanh nhạy không mệt mỏi của cha Miche33. Vị thừa sai này, về sau là Đại Diện Tông Toà Địa phận Tây Đàng Trong, đã miêu tả nhà giam ấy cho chúng ta nơi các thư ngài gửi34 cho Giám Mục và gia đình của mình trong thời gian 10 tháng bị giam giữ vào năm 1842 và 1843. Trấn Phủ lúc bấy giờ là nhà giam của các bị can và Khám Đường, nhà giam của các kẻ có án.

Trấn Phủ35 xem ra đã được xây dựng dưới thời Minh Mạng. Năm 1827, vua đã chuyển Bộ Hình đến chỗ hiện thời; nhà tù Trấn Phủ, nơi giam các bị cáo được đưa ra xử ở toà án này, hẳn đã được xây dựng cùng thời. Dù sao, chúng ta thấy Trấn Phủ đã được xác định là nơi chỗ giam giữ Chân phước Gagelin năm 1833.

Trấn Phủ nằm ở góc phía đông Thành Nội. Để đến đó, sau khi vượt qua cửa Chánh Đông hay cửa Đông Ba (Vọng lâu IX), chúng ta rẽ trái và đi theo con đường vòng khoảng 350 mét. Như thế, người ta sẽ đến ngang tầm nhà tù, vốn men theo con đường vòng phía đối diện với bờ thành. Mặt tiền của nó hướng qua phía tường Thành Nội.

Nhà giam vẫn còn đó cho đến khoảng 1889. Lên ngôi cũng vào năm này, vua Thành Thái hạ lệnh phá huỷ nó để xoá đi những kỷ niệm đau buồn gợi lại cho ông.

Khi Tự Đức qua đời năm 1883, chính một trong các con nuôi của ông là Dục Đức lên nối ngôi. Nhưng mới được 3 ngày, Dục Đức đã bị truất phế và giam chung cùng gia đình ở Trấn Phủ. Chính vua Thành Thái tương lai, con của cựu hoàng bất hạnh, cũng là một trong số các tù nhân. Sau vài ngày, Dục Đức được chuyển đến Tôn Nhơn Phủ; ông bị giam trong một căn nhà chật hẹp làm bằng một vài tấm ván và nhiều mảnh gỗ vụn rồi bỏ ông chết đói ở đó. Phần Thành Thái và anh em ông, họ đã ở lại Trấn Phủ trong nhiều tháng. Vận may đổi chiều, Thành Thái lên ngôi năm 1889. Để phục hồi ký ức thân phụ, đồng thời xoá sạch mọi vết sỉ nhục mà gia đình và bản thân đã chịu, Thành Thái quyết triệt hạ toàn bộ Trấn Phủ, nơi gia đình ông đã bị liệt vào hàng gian ác.

Nhà giam này được xây dựng lại gần cửa Đông Ba hơn, chỉ cách cửa khoảng 150 mét, vẫn nằm dọc đường vòng và vẫn cùng một phía gần như đối diện với nơi mà ngày nay là Bệnh xá của Thành Nội. Nó nhỏ hơn nhà tù cũ rất nhiều. Nhưng cơn bão ngày 11-9-1904 (Bão năm Thìn. ND.) làm nó sụp đổ và không bao giờ được tái thiết.

*

* *



Đừng hình dung Trấn Phủ và mọi nhà tù An Nam ngày xưa như một nhà tù Âu châu. Tất cả ở đây đều khác hẳn.

Trấn Phủ là một vòng thành hình chữ nhật với những bức tường cao, dài khoảng từ 70 đến 80 mét, rộng chừng 25 mét. Chiều dài nằm theo hướng đường vòng, trên đó mở ra 3 cửa, mỗi cửa đối diện với một trong 3 sở chỉ huy mà chúng tôi sắp đề cập. Phía sau có một cái ao rộng tới bờ tường.

Giữa khu vực rào kín này, có một toà nhà lớn, cha Miche ước chừng “mặt tiền khoảng 130 bộ và chiều sâu khoảng 40 bộ”, tức 43m x 13m. Toà nhà này chủ yếu là một bộ sườn gỗ tựa trên nhiều cột cũng bằng gỗ. Nó được lợp ngói, có tường gạch hoặc đất nhồi rơm bao quanh. Mọi dinh thự công cộng, toà án, kho lẫm v.v. đều được xây cùng một kiểu như thế. “Nhìn bên ngoài, cha Miche nói, nhà giam này cũng như dinh các đại thần đều được người Pháp coi như một chuồng ngựa xinh đẹp”. Nhà bếp tựa lưng vào nhà tù và kéo dài ra tới ao. Phía trước có một loại sân nhỏ36, đúng hơn là một lối đi qua, ngổn ngang đủ loại vật dụng.

Chẳng còn vết tích nào từ tất cả những cái đó. Cái ao nằm sau Trấn Phủ vẫn còn; người ta có thể theo dấu các nền đá của bức tường vành đai chạy dọc toà nhà. Nhiều viên đá giống nhau nằm rải rác dọc con đường vòng. Cuối cùng, khi đào xuống hai bên, người ta tìm thấy nhiều mảnh gạch vụn. Tất cả chỉ có thế! Nhiều mảnh vườn và những căn nhà nhỏ đang lấn chiếm khu vực nhà giam.

Toà nhà chúng ta vừa nói đến có 6 gian, chia thành 3 căn, mỗi căn hai gian, tách nhau bởi nhiều thanh gỗ. Ở giữa có một bàn thờ chung. Mỗi căn giam một số tù nhân, giao cho một đội lính gác, đứng đầu có một đội trưởng.

Mỗi đội gồm 50 người. Do đó, toàn bộ toán canh giữ nhà giam lên tới con số 150 lính. Nhưng con số này chỉ đủ ngày đầu tháng, ngày phát lương, mà người ta phải đích thân đến nhận. Thời gian còn lại, 2/3 lính gác được nghỉ hoặc được vua dùng vào các việc khác nhau.

Mỗi sở chỉ huy chia làm hai phần: trước và sau. Phòng trước rộng rãi, tương đối sạch sẽ, đủ sáng và thoáng khí, dùng làm chỗ ở cho các cai ngục và các tù nhân cần được quan tâm một cách nào đó. Phòng sau, nhỏ bằng một nửa, tối tăm, nhơ nhớp, là nhà tù đúng nghĩa. Ở đó, người ta dồn nhét các tù nhân bị xiềng xích, chân đeo cùm và đôi khi vai bầm giập vì gông nặng. Đó còn là một nhà kho ghê rợn cất giữ những dụng cụ hành hình: dây trói, gông cùm và xiềng xích.

*

* *



Có thể đoán được rằng, số phận của những tù nhân khốn khổ ấy rất thê thảm và chẳng bao giờ được một bàn tay thương xót đến xoa dịu. Nhu cầu của họ là cái ăn cái mặc cũng không được cung cấp. Ngoại trừ ở Khám Đường như chúng ta sẽ thấy, tại Trấn Phủ cũng như trong mọi nhà giam An Nam khác, chính quyền chẳng hề bận tâm chăm sóc tù nhân. Ai nấy phải tự cung cấp lương thực cho mình, dẫu phải xa quê nhà hàng trăm dặm. Muốn thế, họ phải mang theo tiền bạc cần thiết, hoặc thông thường hơn, đem theo mình một người thân hay một người bạn để lo nuôi ăn suốt thời gian bị giam giữ37. Chúng ta tìm thấy dưới ngòi bút của cha Miche hai chi tiết sau đây xác nhận những gì chúng ta vừa nói:

“Hồi tôi bị giam ở Trấn Phủ, ngài nói, có một tù nhân người Miên đến trước đó ít lâu, không nhận được khẩu phần. Vì thương tình, những người lính cho anh cạo nồi và ăn cơm cháy dính dưới đáy nồi với điều kiện anh phải giúp họ xay lúa suốt ngày. Sau cùng, một sĩ quan quyết định lên Toà báo cáo cho các quan về tình trạng khốn quẫn của kẻ bất hạnh. Như một phần thưởng, ông bị doạ đánh đòn, vì đã xoa dịu nỗi khốn khổ của một đứa tiện dân đáng tử hình và quan tâm đến số phận của nó!38.

Ngày nọ, cha Miche đòi cứu trợ cho mình và người bạn là cha Duclos: “Các ông đã lấy tiền bạc của chúng tôi, tôi nói với các quan, đã bán mọi vật dụng của chúng tôi; vậy do đâu mà chẳng ai trong các ông nghĩ đến việc cấp dưỡng cho chúng tôi? Các ông được phép để chúng tôi chết đói trước khi hình phạt này được công bố cho chúng tôi à? Theo công bằng, hoặc phải trả lại những gì thuộc về chúng tôi, hoặc phải bù lại tiền của các ông đã tước đoạt chúng tôi”. Nghe những lời ấy, viên chánh án đã trả lời cách quá đáng : “Các người hết tiền rồi à, vậy thì hãy ăn đất !”. Mà thật thế, nếu không có lòng bác ái và sự khôn khéo của các Kitô hữu bất chấp nguy hiểm tính mạng, chúng tôi đã phải ăn đất và chết đói từ lâu. Vì nếu trong hai tháng đầu bị giam tại kinh đô, chúng tôi nhận được một xu mỗi ngày để sống, thì đã hơn 4 tháng nay, chúng tôi chẳng đụng được cắc nào”39.

Ngay khi vừa bước qua ngưỡng cửa Trấn Phủ, các tù nhân thấy các cai ngục sà xuống với mình như bổ xuống một con mồi. Dẫu nghèo túng và khốn khổ đến đâu, kẻ mới vào cũng phải nhanh chóng thoả mãn lòng tham của bọn họ: dưới hình thức của lễ, đương sự phải biếu các viên chỉ huy vài xâu tiền, ít trầu cau và một bình rượu. Bao lâu không theo thông lệ này, đương sự chẳng những phải chờ lãnh chịu hình phạt giam cầm khắc nghiệt nhất, mà còn thấy mỗi giờ mỗi khắc đêm ngày đều mang đến cho mình một phiền nhiễu mới. Một khi biếu quà rồi, tù nhân rốt cuộc được yên thân với lính gác, nhưng là sự yên thân tạm thời: nó sẽ chấm dứt vào những ngày cuối mùa trăng40. Quả thế, mỗi tháng đều đổi phiên Cai và Bếp40b phục dịch, và những tân giám thị này lập tức đòi người ta phải lặp lại với họ nghi thức nhập tù, lại phải chi tiền, cau trầu và rượu. Nếu không, thì khốn cho họ, những tù nhân đáng thương.

*

* *


Chúng ta hãy hoàn thành bức chân dung các cai tù ở Trấn Phủ. Chúng tôi đã gọi họ là binh lính, quả đúng như vậy. Nhưng đừng quên chúng ta đang ở An Nam: “binh lính”, “quân đội”, các từ này không hề có một ý nghĩa cao quý chúng ta thường gán cho chúng ở Âu châu. Ở các nước Tây phương, binh lính chủ yếu là người bảo vệ tổ quốc, vai trò chính thức của họ là gìn giữ đất đai, tài sản và con người. Tại Viễn Đông, binh lính thực chất chỉ là một kẻ lao dịch, là đầy tớ của vua quan, làm mọi việc sang hèn để vừa lòng người sử dụng mình. Thân phận nô lệ này được diễn tả đầy đủ trong câu nói trịnh trọng mà mọi binh lính, và nói chung, mọi công bộc chính quyền đều dùng để biện minh cho việc chu toàn các phận sự, ngay cả khi các phận sự này trái ngược với lương tâm con người của họ: “Ăn cơm chúa, múa tối ngày”. Lao dịch do Hoàng thượng hay các đại diện áp đặt có nhiều loại khác nhau: đánh trận là một, hầu vua trong các nghi lễ chính thức là hai; nhưng canh giữ bọn cướp của giết người và chém đầu chặt thân chúng thành trăm mảnh cũng tương tự, và người An Nam tự nhiên coi việc này ngang hàng với hai việc kia.

Ngoài phận sự thuộc cương vị của họ là xuất hiện trong các đoàn rước vua, và trường hợp ngoại lệ là những việc tạp nham nhất do ý thích thất thường của vua áp đặt, thì trách nhiệm chính thức của lính Trấn Phủ là canh giữ các tù nhân, tra tấn những người bị xét xử và hành quyết những người đã thành án. Họ vừa là cai tù vừa là đao phủ. Người ta thấy họ ở cửa nhà giam canh chừng các tù nhân; cũng gặp họ ở Bộ hình và trong các Pháp đình khác, dự mọi cuộc hỏi cung các bị can. Ở đó, họ chẳng phải là khán giả nhàn rỗi. Quan ra dấu là họ cầm kềm nguội hay kềm nóng ấn vào thịt kẻ bị hành tội một cách tài tình; hoặc khéo léo điều khiển roi mây, chỉ qua vài cú đánh, họ vạch nhiều rãnh lớn trên thân mình bị can, khiến thịt văng ra từng mảnh. Nạn nhân đẫm máu thốt lên những tiếng kêu xé lòng. Nhưng đao phủ - hay người lính nếu gọi đúng tên chính thức - chẳng để lộ trên sắc diện một nét xúc động nào: làm sao có thể phản ứng được như thế? Vì y chẳng cảm nghiệm chút gì trong chính mình! Sau hết, để chu toàn đến cùng nghề đao phủ của y, y nắm lấy người thụ án và dẫn đến nơi hành quyết: ở đó, chính y phải chém đầu nạn nhân, phải buộc dây thòng lọng vào cổ hay chặt nát chi thể giãy giụa của đương sự. Và tất cả những việc ấy, y hoàn tất cách vô cảm, chẳng hề bối rối, chẳng hề xót xa: trong con người này, đâu là cái khiến y xứng đáng mang danh hiệu con người?

Vào thời bình, chúng ta thấy các đội quân Âu châu dành những thời gian dài để thao luyện binh nghiệp cao quý: bảo vệ tổ quốc khỏi kẻ thù xâm lược là một nghệ thuật phải tự rèn luyện, nếu muốn những nỗ lực dẫn đến thành công tốt đẹp. Lính Trấn Phủ cũng cảm thấy cần được huấn luyện, thế nhưng người ta chẳng hề tập cho họ sử dụng một khẩu súng hay một thanh gươm. Để làm gì? Muốn tra tấn thành thạo, họ chỉ cần biết sử dụng ngọn roi mây! Chính vì thế, chiều đến, lúc Toà án tạm ngưng phiên xử, các đại đội tập họp trước nơi cư trú của mình. Người ta mang đến 3 hình nộm phủ chiếu rách giả dạng người. Mỗi đại đội nhận một hình nộm và đứng vòng quanh nó. Bấy giờ người kỳ cựu nhất lên tiếng giải thích, tất cả hau háu lắng nghe. Từ lý thuyết qua ngay thực hành: tay cầm roi mây, binh lính lần lượt tiến lại gần hình nộm và chậm rãi đánh nó cho đến khi nó tan từng mảnh. Những ai đánh trúng chỗ cũ và nhanh chóng tạo nhiều lằn sâu thì được bè bạn thán phục và chỉ huy khen ngợi. Khi cảnh khủng khiếp và ghê tởm này tái diễn ở Pháp đình ngày hôm sau, không phải trên một hình nộm vô hồn nhưng trên một thể xác sống có xúc cảm, thì viên quan có thể tự đắc nói: “Đó là những binh lính giỏi …!”, còn chúng ta thì bảo: “Quả là những đao phủ bạo tàn!”.

*

* *



Tuy nhiên, có một lúc dưới thời Thiệu Trị, lính Trấn Phủ được dùng vào nhiều việc hiếu hòa hơn: lính canh tù trở thành người giữ cừu. Việc này xác nhận điều chúng tôi đã nói trên kia, tức là binh lính có thể được dùng vào những việc vặt vãnh nhất và kỳ cục nhất tùy ý thích của vua. Để khỏi làm mất ý vị, chúng tôi để cho ngòi bút hóm hỉnh của cha Miche kể lại giai thoại sau đây. Mặc dầu ít quan trọng nhưng cũng đáng tường thuật, bởi lẽ nó gắn liền với câu chuyện của Trấn Phủ. Vị thừa sai viết: “Các con cừu của vua chia sẻ với chúng tôi vinh dự được binh lính của Hoàng thượng chăm sóc từ khi Thiệu Trị sai mua đàn vật tận Batavia về. Quá thấp hèn, không đáng ở trong cung, nên khi vừa được đưa về, chúng được chuyển đến nhà giam; vừa xa lạ vừa ngây thơ, chúng ước mong gì hơn! Phải cấp tốc xây một chuồng trại cho chúng ở một góc trong cái sân rộng41 của chúng tôi, và dĩ nhiên với tiền túi của đội quân quý phái. Họ được đền bù phí tổn bằng vinh dự nuôi giữ và chăn dắt những con cừu rồi đây sẽ là cao lương mỹ vị cho vua. Thành thử, ngày ngày các chiến binh của chúng ta phải cất bỏ gươm giáo và trang bị gậy gộc để lần lượt hoàn tất nghĩa vụ mục đồng khiêm hạ của mình. Nếu chẳng may, một chú cừu non nào đó chết thì cả đội gác đều xôn xao; và với một biên bản hoàn toàn đúng nguyên tắc, họ phải chứng minh cho được kẻ yểu tử đã chết cách bình thường; bằng không, toàn doanh trại sẽ bị tình nghi nghiêm trọng là cắt xén thực phẩm của Hoàng thượng”42.

* *


*

Nếu cai ngục là những kẻ ít được quý mến, thì tù nhân cũng chẳng đáng là những người cần tôn trọng. Chúng tôi có ý nói đến những tù nhân bình thường, chứ không phải những người đã bị dẫn vào đây cách bất công vì lý do tôn giáo.



Khách thông thường của Trấn Phủ phần lớn là những kẻ gian ác đã phạm những tội ít nhiều nghiêm trọng như cướp của giết người. Tuy nhiên, ở đó cũng có những kẻ chỉ phạm một tội nhẹ hay thậm chí vô tội hoàn toàn. Hạng cuối cùng này được “đặc tuyển” từ những gia nhân của hoàng cung, nơi vị vua chuyên chế chỉ biết hành quyền thẳng tay. Cha Miche kể, chỉ trong khoảng 4 đến 5 tháng, ngài thấy hơn 15 người từ hoàng cung bị xuống nhà giam của ngài. “Họ phạm lỗi gì? ngài nói. Vô ý băng qua một ngưỡng cửa cấm, thốt lên một từ trùng tên một hoàng tử, làm vỡ một chiếc bình”43 và nhiều chuyện nhỏ nhặt khác tương tự như thế.

Đó là về mặt đạo đức của những người được đưa đến Trấn Phủ. Còn về địa vị xã hội thì sao? Tất cả mọi hạng người đều có đại diện ở Trấn Phủ, từ dân thường đến đại quan. “Chúng tôi có bạn, vị thừa sai nói, là các quan đủ mọi cấp bậc, từ Cai thường đến Tổng Đốc, ngang hàng với một Trung Tướng”44.

* *

*

Nhưng chúng ta nóng lòng biết đến một hạng tù nhân quý mến khác, những người đã mang gông cùm vì Danh Chúa Giêsu Kitô. Chính họ đã làm cho nhà giam Trấn Phủ cũng như nhà giam Khám Đường nên nổi tiếng. Nhờ họ, chúng ta không đến đó để thăm viếng các phế tích như những du khách hiếu kỳ, nhưng là kính viếng các thánh tích như những người hành hương sốt sắng. Dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, nhiều linh mục và giáo hữu ở đây đã xứng với tước hiệu cao đẹp: “Tù nhân của Đức Giêsu Kitô, vinctus Christi Jesu45 mà thánh Phaolô coi là rất vinh hiển.



Chúng tôi rất muốn đưa ra danh sách đầy đủ về họ, nhưng ngoài các vị tử đạo mà Giáo Hội đã đặt trên bàn thờ, chúng tôi chỉ góp nhặt được vài danh tánh. Hãy tự an ủi bằng cách nghĩ rằng, ngày kia trên trời, chúng ta sẽ có thể lần giở cuốn sách vàng của Chúa, trong đó sẽ chẳng sót một danh tánh nào.

Trước hết là tên các nhà truyền giáo. Tất cả đều thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại:

Chân phước Isidore Gagelin vào Trấn Phủ ngày 23-8-1933 và chỉ ra khỏi đó ngày 17 tháng 10 năm ấy, ngày ngài chịu tử đạo.

Đấng đáng kính Gilles Delamotte bị dẫn vào đây có lẽ khoảng tháng 5-1840. Ngài chết ở đó ngày 03-10 cùng năm do sự đối xử tàn bạo dành cho ngài ở Bộ Hình khi họ buộc ngài dẫm lên thánh giá.

Cha Berneux, sau này là Đại Diện Tông Toà ở Triều Tiên và cha Galy, đã lưu lại đó hơn 16 tháng: các ngài vào đây ngày 28-5-1841 và chỉ ra khỏi đó đầu tháng 10-1842.

Cha Charrier bị giam ở đây từ 26-11-1841 đến đầu tháng 10-1842.

Cha Miche, về sau là Đại Diện Tông Toà ở Cambốt rồi Địa phận Tây Đàng Trong, cùng cha Duclos, từ 13-5 đến 07-12-1842.

Sau cùng, Đức Cha Lefebvre, Đại Diện Tông Toà Tây Đàng Trong, là khách trọ 2 lần của Trấn Phủ: lần thứ nhất vào cuối năm 1944 đến đầu năm 1945; lần thứ hai vào tháng 8-1846.

Chúng ta sẽ gặp lại Đức Cha Lefebvre cũng như các cha Berneux, Galy, Charrier, Miche và Duclos ở nhà giam Khám Đường và sẽ chứng kiến sự đau khổ của các ngài thế nào khi thấy mình không nhận được triều thiên tử đạo.

* *


*

Trong số các giáo hữu An Nam, khách trọ của Trấn Phủ, trước tiên hãy kể đến Chân phước Phaolô Bường, vốn đã ở đây 9 đến 10 tháng, suốt 6 tháng cuối năm 1832 và nửa đầu năm 1833, không thể xác định hơn được nữa. Chính trong thời gian lưu lại nhà giam này, ngài đã làm một bài thơ nhỏ mà chúng tôi dịch ra sau đây*, dẫu bản dịch này không được duyên dáng và trong sáng như nguyên bản. Nhưng những lời thơ nhịp nhàng này diễn tả các ý tưởng cao thượng, sẽ cho chúng ta biết những tình cảm tốt đẹp nào hoà quyện trong tâm hồn của các vị tuyên tín người An Nam ấy:

“Voici les témoignages que Dieu m'envoie, ce sont mes joies.

Je porte une chaîne au cou, je suis gardé étroitement, on ne me laisse aucune liberté.

On me bat, on me tourmente à tout propos, je n'ai pas un moment de paix.

Mes chairs sont meurtries, mes os broyés et cela ne suffit pas encore pour payer ma dette.

Mes forces sont épuisées, ma vie s'éteint, je ne me plains pas.

J'implore l'aide du Très-Haut pour rester toujours ferme. Puissé-je laisser à la postérité un nom honorable”46.

Mừng vui chan chứa thoả lòng

Bởi bao chứng tá dành ngàn ân thiêng

Cổ con nặng mang xích xiềng

Ngặt nghiêm canh giữ con liên không rời.

Chẳng cho một phút nghỉ ngơi

Đòn roi tra tấn hỡi ôi bất chừng!

Thịt da bầm dập tím sưng,

Từng khúc gãy nát cốt xương nhừ đòn.

Thế mà đâu đủ nợ con

Dẫu nên cạn kiệt mỏi mòn sức hơi,

Tiêu vong cũng chẳng một lời

Phàn nàn trách cứ trong nơi ngục tù.

Khấn xin Chúa Cả trợ phù

Cho con kiên vững qua ngàn gian truân.

Chỉ mong để lại tử tôn

Danh thơm tiếng tốt vĩnh tồn thiên thu”.
Khi bản án của ngài được mang tới, vị tù nhân bị chuyển đến Khám Đường.

Phaolô Bường là sĩ quan thị vệ, cấp đội trưởng. Nhiều binh lính trong đội của ngài cùng ngài chia sẻ niềm tin. Khoảng giữa năm 1832, ban đầu có chừng 20 người bị bắt rồi bị tra tấn tàn bạo. Một số xuất giáo nhưng 12 người vẫn dũng cảm tuyên xưng đức tin, họ bị giam ở Trấn Phủ. Sau đó một hai ngày, an ủi biết bao khi họ thấy vị đội trưởng của mình cũng vừa bị bắt xuất hiện. Lời nói và gương sáng của ngài là một trợ lực lớn lao cho họ. Lại bị tra tấn, 6 người tắt thở dưới roi đòn; 6 người kia, tổn thương và kiệt sức nhưng vẫn anh dũng chiến đấu đến cùng. Lãnh án cùng vị Chân phước, và như ngài, họ được chuyển đến Khám Đường.

Đầu năm 1835, Chân phước Anrê Trông đến Trấn Phủ và ở đây chừng 5 đến 6 tháng trước khi được chuyển tới Khám Đường.

Năm 1840, cùng với cha Gilles Delamotte, Chân phước Simon Hòa và 4 giáo dân khác bị bắt: đó là thầy Phê47, chị Hậu (nữ tu) và 2 phụ nữ, mà một người tên là mụ Cua48. Đức Cha Cuénot viết: “Chị Hậu, thuộc tu viện Nhu Lý, đã bị lương dân của 7 ngôi làng bên cạnh bắt cùng lúc với cha Delamotte, 2 thầy giảng y sĩ và 2 phụ nữ”. Simon Hòa và thầy Phê là y sĩ. Trước tiên người ta giam họ tại Quảng Trị, rồi chuyển vào Huế ở Trấn Phủ. Vị thừa sai là người trong nhóm bị dẫn đến đây đầu tiên, có lẽ vào tháng 5, còn 5 người kia thì được dẫn đến đây sau đó ít lâu. Chân phước Simon Hòa ở lại Trấn Phủ cho đến ngày 12-12 cùng năm 1840, ngày ngài chịu tử đạo. Bốn vị tuyên tín kia bị đày lên miền núi, chị Hậu chết ở đó năm 184149.

Nhờ các bức thư của cha Miche, chúng ta còn biết được nhiều vị tuyên tín đã bị giam cầm ở Trấn Phủ. Trước tiên, cha nói tới nhưng không nêu tên 3 người tân tòng miền Trung Nam kỳ mà người ta đã đem về Huế để đối chiếu lời khai của họ với lời khai của các thừa sai. Điều đó xảy ra khoảng giữa năm 1842. Họ theo dấu chân vinh hiển của các vị thầy trong đức tin của mình. “Tất cả đều cho thấy, cha Miche nói, ba Kitô hữu này một ngày kia sẽ là 3 vị tử đạo hiển hách”50.

Trong một bức thư khác, vị thừa sai này nêu tên vài tín hữu cùng bị tống giam với mình vào tháng 9-1842 và vài người khác đã cư ngụ trước họ tại nhà giam này. Ngài nói: “Trong sở chỉ huy thứ nhất, có ông51 Thiên, người mang nhiều dấu ấn vinh hiển… ở tại chính nơi cha Delamotte đã phó linh hồn cho Chúa sau khi dũng cảm chiến đấu vì vinh quang Người. Trong sở thứ hai, nơi ông Quờn ở, mọi cái đều còn nói về đức tin sống động và sự kiên trì không lay chuyển của 3 vị tuyên tín là Phê, Xã52 Duyên và Luật... Trong sở thứ ba, cụ già Tiên nằm trên chiếc chõng, nơi các đao phủ đã đến bắt thầy Hòa53 nổi tiếng dẫn đi hành hình”54.

Chân phước Micae Hồ Đình Hy bị giam ở Trấn Phủ từ 8-11-1856 đến 22-5-1857, ngày ngài bị dẫn đi hành hình. Xem ra ngài không qua Khám Đường.

Đồng thời với Chân phước Micae Hồ Đình Hy, nhiều tín hữu cũng bị bắt, họ cùng chia sẻ những cực hình của ngài. Phần lớn họ đã anh dũng tuyên xưng đức tin. Các chiến sĩ can trường của Chúa Kitô này gồm 21 người. Đức Cha Sohier còn giữ cho chúng ta tên tuổi của họ: trước hết là 4 vị cao niên Lê Thị Vê, Trần Hữu Sĩ, Lê Văn Tường và Đặng Văn Ngôn, tất cả đều trên 70 tuổi. Tình trạng tuổi tác này khiến họ được ân xá, với điều kiện nộp một số tiền.

Chúng ta hãy nghe những lý do lạ thường của bản án kết tội họ: “Tuổi già chúng cận kề cái chết, và vì chúng sẽ chẳng còn sức đi đày, nên nếu bị giữ lại đây, chúng chỉ làm nhà giam ra nhơ uế. Lấy tiền chúng rồi gửi đuổi về làng không lợi hơn sao?”55. Đây là tên các vị khác: Phaolô Lưu, Phaolô Sanh, Giuse Mạnh, Philipphê Xuân, Têphanô Lộc - đội trưởng, Anrê Yên, Anrê Liên, Phaolô Khuê, Giacôbê Soạn, Anrê Thuật, Madalêna Hồ, Anna An, Anna Cư, Antôn Cư, Philipphê Lai, Giacôbê Quang và Anrê Thoan. Mười bảy vị tuyên tín này ở lại Trấn Phủ cho đến ngày 19-5-1857. Hôm đó, “người ta triệu tất cả họ ra Toà để thích chữ vào mặt. Bên má phải, thích tên tỉnh, nơi họ bị đi đày; và bên má trái, thích chữ Tà Đạo, nghĩa là Đạo xấu. Sau đó, các vị tuyên tín được đưa đến nhà giam Khám Đường”56 chờ ngày phát lưu.

Một tháng vừa trôi qua kể từ hôm những con người anh dũng đó đổi nhà giam, thì 14 lính canh của Hoàng thái hậu thế chỗ họ tại Trấn Phủ. Tiếc là chúng tôi không biết được danh tánh các vị này. Ngày 25 tháng 6, chỉ huy của họ tố cáo họ là Kitô hữu. Ngay ngày 26, theo lệnh vua, Bộ Hình bắt đầu thẩm cứu vụ kiện, và ngày 28 họ bị đóng gông vào cổ đem giam tại Trấn Phủ. Ngoại trừ một người xuất giáo, còn tất cả đều tỏ ra hết sức can đảm trong 5 cuộc hỏi cung mà họ phải chịu. Cuối cùng, ngày 29 tháng 7, người ta cũng thích dấu vào mặt họ, buộc xiềng xích vào vai họ và gửi họ đến Khám Đường để chờ ngày phát lưu.

Sau hết, chúng ta hãy nhắc đến Chân phước Phanxicô Trung, người đã trải qua hơn 2 tháng trong nhà giam khoảng giữa năm 1858. Theo mọi vẻ bên ngoài, nhà giam này hẳn là Trấn Phủ. Ngài ra khỏi đó ngày 06-10 để đi tử đạo.

* *


*

Ở Trấn Phủ, như đã biết, có 3 sở chỉ huy, nghĩa là 3 căn nhà tách biệt nhau. Chúng ta biết thừa sai Charrier và Duclos bị giam ở sở thứ nhất, thừa sai Berneux sở thứ hai, thừa sai Galy và Miche sở thứ 3. Nhưng đâu là vị trí tương ứng của 3 nơi giam giữ này? Khó có thể ước đoán. Theo cách nói của người An Nam57, sở chỉ huy thứ nhất hẳn là ở giữa, sở thứ hai bên trái, nghĩa là phía bắc và sở thứ ba bên phải, phía nam. Nhưng khi nói về sở chỉ huy thứ nhất, thứ hai, thứ ba, cha Miche có theo thứ tự lôgíc chăng? Chúng ta không biết. Người ta có thể đặt cùng câu hỏi khi đọc trong bản tường thuật của ngài rằng, trong sở chỉ huy thứ nhất, ông Thiên bị giam giữ chính nơi Đấng đáng kính Gilles Delamotte phó linh hồn cho Chúa; trong sở thứ hai, ông Quờn noi gương ba vị tuyên tín Phê, Duyên và Luật; trong sở thứ ba, ông Tiên thế chỗ Chân phước Simon Hòa.

Chúng ta biết rõ hơn về nhà tù nơi mỗi sở chỉ huy dùng cho việc cầm giữ các vị tuyên tín. Các giáo dân bị giam chung với các tù nhân thông thường ở phần phía sau, nhà giam tối tăm bẩn thỉu. Các linh mục chịu cùng số phận đó dưới thời Minh Mạng. Thời Thiệu Trị, người ta quan tâm đến các thừa sai Charrier, Duclos, Berneux, Galy và Miche hơn: giam các vị ở phòng trước, phần đúng nghĩa là chỗ ở của những cai tù.

* *


*

Chúng tôi vừa mô tả những khốn khổ thể lý và tinh thần của các tù nhân Trấn Phủ. Các Kitô hữu chẳng miễn được một hình khổ nào. “Khi phân phối xiềng xích (cha Miche nghĩ), họ luôn lãnh lấy cái dài nhất và nặng nhất, vì thế người ta gọi những xiềng lớn là xiềng Da tô”58.

Chính đức tin, một đức tin sống động, đã dẫn các tín hữu đến Trấn Phủ. Khi đi vào nhà tù này, nơi họ đã trải qua biết bao đau khổ, hãy làm như họ, chúng ta hãy mở mắt đức tin, để rồi nơi khốn khổ tột cùng ấy sẽ hiện ra cho chúng ta như một góc nhỏ của Thiên Đàng. Sợ rằng ngòi bút chúng tôi làm mất vẻ xinh đẹp và giảm thiểu sự lớn lao của những tình cảm tinh tế ấy, chúng tôi xin để cho vị thừa sai đáng kính, cha Miche, nhiệm vụ trình bày cho chúng ta khía cạnh nhiệm mầu của nhà lao ghê rợn ấy. Các lời của ngài xứng đáng để kết thúc những gì chúng tôi muốn nói về Trấn Phủ: “Những anh em lương dân rên rỉ trong nhà giam tăm tối này thật đáng thương: trong vô vọng, họ khổ đau biết bao! Số phận các Kitô hữu lại khác biệt dường nào! Họ biết là Thiên Chúa đang đếm từng tiếng thở than và những giọt nước mắt của họ; họ biết những nỗi gian truân chóng vánh này, sau khi thanh luyện họ qua những ngày thử thách, sẽ mang lại cho họ một niềm vinh quang lớn lao. Niềm tin tưởng làm rạng rỡ con tim, nhìn xiềng xích khiến trí lòng hoan hỉ. Họ chiêm ngưỡng nó với niềm vui sướng hơn ông vua trẻ chiêm ngắm vương miện của mình. Nếu sự thất vọng và chán nản đã có lúc lướt qua tâm hồn họ, thì đó chỉ như một trong những đám mây mỏng manh bay ngang bầu trời thanh quang mà chẳng để lại ở đó dấu vết nào. Nơi đây, tất cả đều nói cho chúng ta về lòng can đảm, sự kiên trì và triều thiên vinh quang; không thể bước một bước trong vòng tường thành này mà không sống lại một vài kỷ niệm cao quý… Tất cả ở đây đều hét lên cho chúng ta: “Can đảm lên! Can đảm lên! Chỉ chốc nữa thôi, các bạn sẽ đoàn tụ với các bậc tiền bối bất tử và vinh quang của mình”59.
5. Khám Đường,

Nhà giam những người có án

Khi việc xét xử một tù nhân kết thúc với bản án được đưa ra, người ta không để đương sự trong những nhà giam thông thường lẫn lộn với các tù nhân còn phải thẩm cứu. Đôi khi, bản án được thi hành ngay. Thông thường hơn, tù nhân được chuyển đến một nhà giam đặc biệt, Nhà Tù Lớn - gọi là Khám Đường. Nếu bị án tử hình, thì ở đó, đương sự đợi vua chuẩn y và ấn định ngày hành quyết, vì mọi án tử hình đều phải được vua phê chuẩn. Nếu bị án lưu đày, thì ở đó tù nhân đợi ngày ấn định phát lưu. Một số tù nhân chịu án chung thân kết thúc đời mình tại Khám Đường. Nhà giam này chỉ chứa những kẻ đã thành án, nên bất cứ ai đã đi qua cánh cửa duy nhất của nó “thì thường chỉ bước qua ngưỡng cửa này lần thứ hai trong chiếc quan tài hoặc dưới sự dẫn dắt của đao phủ tiến về giá treo cổ”60. Các lời này được cha Miche ghi lại, ngài là người bị cầm cố 4 tháng trong nhà giam ấy. Ngài kể lại cảnh tù đày của mình trong một bức thư cảm động viết từ Khám Đường tháng 12-1842 để gửi cho anh mình. Bức thư này đã được đăng trong bộ Niên san Hội Truyền bá Đức tin (Annales de la Propaga-tion de la Foi) XV, tr. 525-533.

*

* *



Khám Đường nằm phía đối diện với Trấn Phủ, tức là góc phía tây của Thành Nội, cách tường thành một khoảng: góc này nằm giữa cửa Tây Bắc thường được gọi là cửa An Hoà (hoặc Vọng lâu II) và cửa Chánh Tây hoặc cửa Tây (Vọng lâu III). Nhà giam này gồm một vòng thành lớn hình chữ nhật dài khoảng 100 mét, rộng khoảng 60 mét. Khám Đường được xây dựng giữa những đầm lầy không người ở. Hướng của nó trùng với hướng của Thành Nội: chiều dài theo hướng tây-bắc đông-nam, chiều rộng theo hướng đông-bắc tây-nam. Tường vòng thành này cao khoảng 4 mét bao quanh bởi nhiều hào nước. Rào chắn thứ ba là một lũy tre gai được trồng bên ngoài các hào. Vành đai 3 lớp này quả là không thể vượt qua. Để xâm nhập vào bên trong, chỉ có một cánh cửa duy nhất mở ra ở giữa tường thành phía đông-bắc: người ta đến đó ngang qua hào nước trên một chiếc cầu tre nhỏ.

Hiện nay, các phế tích này vẫn còn khá nhiều. Khi vào Thành Nội qua cửa Chánh Tây (Vọng lâu III), người ta thấy chúng bên phía bên trái giữa các ruộng lúa và đầm lầy. Sau khi qua cửa này, nếu tiếp tục đi thẳng khoảng 300 mét, người ta thấy bên trái có một con đường nhỏ băng qua ruộng lúa dẫn vào các di tích đáng kính ấy. Con đường nhỏ này bây giờ là lối vào duy nhất; chúng tôi không biết ngày xưa còn có con đường nào khác không. Đến gần, chúng ta thấy lũy tre đã biến mất hoàn toàn, các hào hố thì vẫn còn, đầy hoa súng; chiếc cầu tre được thay bằng một đường đất đắp cao giúp cho việc đi qua dễ dàng hơn. Vòng đai thành vẫn còn nguyên vẹn nhưng trong tình trạng đổ nát nghiêm trọng. Tuy nhiên, tại một điểm, bức tường lung lay vẫn còn tất cả chiều cao. Nhờ tình tiết may mắn này, với trí tưởng tượng, chúng tôi có thể hình dung vòng thành như vào thời các vị tử đạo của chúng ta.

Tiếc là cái góc nguyên vẹn này không nằm ở chỗ cửa ra vào. Cửa này vẫn còn nhưng phần trên của nó cùng với bức tường đã sụp đổ. Dẫu vậy, đến những năm gần đây, người ta vẫn còn có thể thấy chỗ bắt đầu của vòm cửa, nên có thể nhận biết cánh cửa ngày xưa ra sao: nó không cao quá 1m75; rất hẹp, chỉ đủ cho một người đi qua.

*

* *



Chúng ta hãy vào bên trong. Ngày xưa người ta thấy ở đây có 4 toà nhà lớn: một cho lính gác và ba cho tù nhân. Chúng chiếm gần nửa diện tích khoảng đất, phần còn lại chuyển thành ruộng lúa được canh








tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương