Điều Phạm VI điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết thi hành khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 106/2005/NĐ-cp ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ; khoản 4 Điều 1 của Nghị định số /2009/NĐ-cp ngày Điều Đối tượng áp dụng



tải về 33.13 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích33.13 Kb.
#11466

BỘ CÔNG THƯƠNG


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Số: /2009/TT-BCT

Hà Nội, ngày tháng năm 2009



DỰ THẢO 2

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và Nghị định số /2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP



Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và Nghị định số /2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP;

Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ, Nghị định số .../2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 106/2005/NĐ-CP như sau:



Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết thi hành khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ; khoản 4 Điều 1 của Nghị định số ...../2009/NĐ-CP ngày...



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các đơn vị điện lực, các hộ dân sống trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, và các tổ chức, cá nhân có liên quan.



Điều 3. Đặt biển cấm, biển báo

Việc đặt biển cấm, biển báo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP được thực hiện như sau:

1. Đối với đường dây dẫn điện trên không, trên cột phải đặt biển báo an toàn điện theo TCVN 2572-78 kiểu 2aX bắt cố định trên cột hoặc dùng khuôn biển kiểu 2K để in biển trực tiếp lên cột ở độ cao 2,0m đến 2,5m về phía dễ nhìn thấy. Biển báo an toàn điện phải đặt hoặc in ở tất cả các cột;

2. Đối với đường cáp điện ngầm, trên mặt đất ở vị trí tim rãnh cáp phải đặt cột mốc hoặc biển báo "CÁP ĐIỆN LỰC"; cột mốc hoặc biển báo phải được đặt ở những chỗ sao cho có thể xác định được đường cáp ở mọi vị trí; khoảng cách giữa hai cột mốc, biển báo liền kề không quá 30m;

3. Đối với trạm điện có tường rào bao quanh, trên cửa hoặc cổng ra vào trạm phải đặt biển báo an toàn điện theo TCVN 2572-78 kiểu 1aX bắt trực tiếp lên cửa hoặc cổng của trạm điện;

4. Đối với trạm điện treo, trên cột đặt trạm phải đặt biển báo an toàn điện như quy định đối với đường dây trên không;



Điều 4 . Đo giá trị cường độ điện trường

Việc đo xác định giá trị cường độ điện trường quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số .../2009/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 106/2005/NĐ-CP chỉ phải thực hiện đối với cấp điện áp từ 220 kV trở lên.

Điều 5. Nối đất

Việc nối đất quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số .../2009/NĐ-CP được thực hiện như sau:

1. Phạm vi nối đất

a) Cấp điện áp 110kV: Trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;

b) Cấp điện áp 220kV: Trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đến 25m tính từ mép dây dẫn ngoài cùng ;

c) Cấp điện áp 500 kV: Trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đến 60m tính từ mép dây dẫn ngoài cùng.

2. Yêu cầu nối đất

a) Nhà có mái bằng kim loại cách điện với đất: chỉ nối đất mái, các kết cấu kim loại nằm dưới mái không phải nối đất;

b) Nhà có mái không làm bằng kim loại: nối đất các kết cấu kim loại cách điện với đất như vách nhà, dầm, xà, vì kèo, khung cửa;

c)Nối đất các kết cấu kim loại cách điện với đất ở bên ngoài nhà như khung sắt, tấm tôn, ăng ten ti vi, dây phơi.

3.Trang bị nối đất

a) Cọc tiếp đất được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16mm hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn 40 x 40 x 4mm; chiều dài không nhỏ hơn 1,0m đặt vào đất theo phương thẳng đứng, một đầu nhô lên khỏi mặt đất từ 0,1m đến 0,15m; nơi đặt cọc tiếp đất không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc nối đất. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các cọc nối đất phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm;

b) Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6mm; thép dẹt kích thước không nhỏ hơn 24 x 4mm; dây đồng mềm tiết diện không nhỏ hơn 16mm2; nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ; Dây nối đất được nối với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn;

c)Trong trường hợp nhà, công trình đã có lưới nối đất thì không phải làm cọc nối đất mà chỉ cần liên kết dây nối đất vào lưới nối đất đó bằng bulông hoặc hàn;

d) Cho phép sử dụng thay cọc nối đất bằng các vật nối đất tự nhiên nhưkết cấu kim loại và bê tông cốt thép nằm trong đất của toà nhà và công trình, ống dẫn nước và ống dẫn bằng kim loại chôn trong đất, trừ các ống dẫn chất lỏng dễ cháy, khí và hợp chất cháy nổ. ;

4. Chi phí nối đất và quản lý hệ thống nối đất

a) Đối với nhà ở, công trình có trước khi xây dựng công trình lưới điện cao áp, chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp chịu mọi chi phí cho việc lắp đặt hệ thống nối đất. Đơn vị quản lý vận hành công trình lưới điện cao áp có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nối đất.

b) Đối với nhà ở, công trình có sau công trình lưới điện cao áp thì chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình chịu mọi chi phí cho việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nối đất;

c) Chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình trong và ngoài hành lang an toàn lưới điện cao áp có trách nhiệm quản lý hệ thống nối đất. Khi phát hiện hư hỏng hoặc có hiện tượng bất thường báo ngay cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp để phối hợp giải quyết.



Điều 6. Trách nhiệm của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp trước khi đóng điện vận hành đường dây

1. Thực hiện việc di dời hoặc cải tạo nhà ở, công trình. Nối đất các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình. Chặt tỉa cây theo quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP và Nghị định số ..../2009/NĐ-CP.

2. Bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp các hồ sơ liên quan đến xây dựng công trình lưói điện cao áp;

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

2. Bãi bỏ Thông tư số 06/2006/TT-BCN ngày 26 tháng 9 năm 2006 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; Quy định về phạm vi nối đất tại Quyết định số 183/NL/KHKT ngày 12 tháng 4 năm 1994 của Bộ Năng lượng.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.




Nơi nhận:

BỘ TRƯỞNG

- Văn phòng Chính phủ;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở Công thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Website Chính phủ,

- Công báo;

- Bộ CN: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;

Các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ;

- Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ;



- Lưu: VT, PC, ATMT.


Vũ Huy Hoàng





tải về 33.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương