Điều kiện tự nhiên (Đktn), tài nguyên thiên nhiên (tntn), môi trường sinh thái của Hà Nội khá phong phú và đa dạng


Giới Proterozoi thượng - Paleozoi hạ



tải về 231.89 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích231.89 Kb.
#39552
1   2   3   4   5   6

Giới Proterozoi thượng - Paleozoi hạ


Hệ tầng Sông Chảy (PR3 - 1 sc)

Được Đovjikov A.E xác lập năm 1965 là một phức hệ, sau đó được mô tả là hệ tầng Sông Chảy.

Trong phạm vi thành phố Hà Nội, hệ tầng Sông Chảy mới chỉ phát hiện được qua các lỗ khoan ở phía Bắc, Tây Bắc thị trấn Đông Anh, gồm đá hoa xám đen đến xám sáng, cấu tạo khối và đá gneis. Lân cận thành phố Hà Nội (vùng Vị Thuỷ, Yên Mỹ) còn gặp đá phiến kết tinh, quarzit, amphibolit. Đá quarzit hạt nhỏ, cấu tạo phân dải, định hướng, kiến trúc hạt biến tinh. Bề dày của loạt chỉ quan sát được 83,5m trong các lỗ khoan. Theo tài liệu địa vật lý, bề dày lớn hơn 1000m.

Giới Mesozoi

Hệ Triat - thống trung, bậc Anisi


Hệ tầng Khôn Làng (T2 a kl)

Hệ tầng Khôn Làng do Nguyễn Kinh Quốc xác lập theo mặt cắt gần bản Khôn Làng (Lạng Sơn). Trên địa bàn thành phố Hà Nội hệ tầng Khôn Làng phân bố thành dải ở Vệ Linh, núi Dõm, núi Cửa Rừng, núi Chân Chim, núi Hàm Lợn, núi Đôi... với đặc trưng là các đá lục nguyên xen ít thấu kính phun trào.

Mặt cắt lộ ở vúng núi Am Lom từ sông Đồng Ca theo suối Dõm đến Thanh Hà, từ dưới lên gồm 4 tập:

- Tập 1: bột kết màu tím nhạt, nâu đỏ, phân lớp dày, xen các lớp mỏng cát kết hạt từ nhỏ đến vừa, chứa các kết hạch, thế nằm khá bình ổn với các góc dốc 15 - 200. Dày 170m.

- Tập 2: cát kết hạt nhỏ màu vàng nâu, phân lớp dày xen với bột kết màu nâu nhạt. Bột kết, cát kết hạt mịn bị lục hoá, phần hạt vụn gồm thạch anh hạt nửa góc cạnh bị gậm mòn. Độ dày 200m.

- Tập 3: bột kết tuf màu xám, phân lớp dày 10 - 15cm, xen lớp mỏng cát kết tuf. Phần trên của tập có xen thấu kính phun trào axit, trachyt, ryolit porphyr và felsit dày 4 - 10m, màu tím nhạt, vàng nâu, xám xanh, xám tro. Độ dày 220m.

Kaolin ở Vệ Linh và Thanh Hà (huyện Sóc Sơn) có màu trắng, trắng vàng là sản phẩm phong hoá của đá phun trào mô tả ở trên.

- Tập 4: Cát bột kết màu xám, phân lớp 10 - 15cm, bột kết ít khoáng màu tím đỏ, sét kết phân lớp mỏng đến vừa (10 - 20cm) hoặc dày (40cm), thỉnh thoảng có lớp dày hơn. Dày 250m.

Bề dày tổng cộng của hệ tầng: 650 - 845m.

Tại vùng Ba Tương, Am Lom, núi Quán quan sát được hệ tầng nằm chỉnh hợp dưới hệ tầng Nà Khuất, ranh giới dưới chưa quan sát được. Dựa vào quan hệ địa tầng kể trên và đối sánh với các mặt cắt Triat chứa phun trào felsic, hệ tầng Khôn Làng được định tuổi là Anisi, thuộc Triat trung.



Hệ tầng Nà Khuất (T2 nk)

Hệ tầng do Jamoida A.I xác lập theo mặt cắt nằm ở Đông Nam thị xã Lạng Sơn, trên đường từ Mai Pha đi Nà Khuất. Thuộc lãnh thổ Hà Nội, các đá của hệ tầng phân bố ở các dải núi phía Bắc và Tây Bắc huyện Sóc Sơn.

Hệ tầng gồm các trầm tích lục nguyên chứa phong phú hoá thạch hai mảnh. Phần trên của mặt cắt, trầm tích hạt thô chiếm ưu thế. Hệ tầng được chia thành 2 phụ hệ tầng:

Phụ hệ tầng dưới (T2 nk1): phân bố thành những dải kéo dài phương á vỹ tuyến (núi Dõm) và TB - ĐN ( núi Cánh Tay, núi Vành, suối Bầu, núi Quán, núi Đền), ngoài ra còn phân bố ở Thuỵ Lôi (Đông Anh). Mặt căt núi Đền cho thấy các trầm tích của phụ hệ tầng dưới được chia làm 3 tập, kể từ dưới lên như sau:

Tập 1: Cát kết màu xám, hồng nhạt, rắn chắc, phân lớp dày (0,5 - 1,0m), bột kết, sét kết màu xám tím, xám nâu, vàng nâu, phân lớp mỏng (2 - 3cm). Các đá này xen kẽ nhau dạng nhịp, thành phần bột kết và sét kết. Tập hợp hoá thạch vừa nêu trên có tuổi Triat giữa, Ladin. Dày 175m.



Tập 2: Cát bột kết màu xám vàng, xen kẽ đều đặn với các lớp mỏng (10 - 20cm) cát kết màu xám vàng đến xám nâu. Kiến trúc vi vẩy hạt biến tinh, cấu tạo định hướng. Dày 150m.

Tập 3: Chủ yếu là bột kết màu xám vàng khi bị phong hoá có màu tím nhạt, phân lớp mỏng (2 - 3cm), có chỗ dày (40cm). Trên bề mặt lớp thường có những lỗ rỗng li ti lấp đầy ôxyt sắt. Đá thường nứt nể theo đường vuông góc với mặt lớp. Dày 125m.

Bề dày tổng cộng của phụ hệ tầng dưới: 350 - 450m.

Phụ hệ tầng trên (T2 nk2): Phân bố chủ yếu ở các vùng Phú Thịnh và Xuân Bảng. Thành phần chủ yếu là cát kết, cát bột kết xen những lớp mỏng sét kết. Lớp cát kết màu xám vàng phân lớp dày (4m) ở dưới cùng được xem là lớp đánh dấu và là lớp cơ sở nằm trên phụ hệ tầng dưới.

Theo mặt cắt Xuân Bảng, phụ hệ tầng trên gồm 3 tập:

Tập 1: cát kết hạt vừa màu xám nâu, xám vàng, nằm chỉnh hợp trên phụ hệ tầng dưới, chuyển lên trên có xen bột kết, sét kết chứa kết hạch. Các lớp đá có thế nằm khá ổn định với góc dốc 35 - 400. Tại Xuân Bảng đá cắm về Đông Bắc, ở Phú Thịnh và phía Nam núi Vành đá cắm về phía Tây Nam, tạo thành một nếp lõm. Sét kết có kiến trúc sét bột, cấu tạo khối. Dày 100 - 140m.

Tập 2: cát bột kết màu xám nâu đỏ, phân lớp 0,2 - 0,4m, trên mặt lớp có những lỗ hổng nhỏ li ti lấp đầy ôxyt sắt, hoặc hình gợn sóng, phong hoá bóc vỏ dạng cầu. Cát bột kết kể trên xen kẽ khá đều đặn với sét kết, lên đến phần trên của tập lượng sét kết chiếm ưu thế hơn. Dày 150 - 200m.

Tập 3: cát kết thạch anh màu xám đến xám vàng, hạt nhỏ đến hạt vừa, dạng khối (dày 2 - 3m), chuyển lên bột kết xám vàng, trên mặt lớp có những ổ ôxyt sắt màu vàng lấp đầy các lỗ hổng li ti, và sét kết xám đen, vàng xen các lớp mỏng cát kết hạt nhỏ, trên cùng chủ yếu là bột kết tím nhạt xen ít cát kết cùng phân lớp dày (40 - 100cm). Các lớp đá có thế nằm ổn định với góc dốc 35 - 400. Bề dày chung của tập 150m.

Bề dày của phụ hệ tầng trên dao động trong khoảng 250 - 490m.

Tổng bề dày của hệ tầng Nà Khuất: 600 - 900m.

Hệ tầng Nà Khuất nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Khôn Làng. Quan hệ phía trên của hệ tầng chưa quan sát được. Dựa trên phức hệ hoá thạch hai mảnh, những mặt cắt vừa mô tả được đối sánh với các mặt cắt hệ tầng Nà Khuất ở vùng Lạng Sơn đã được xếp tuổi Trias giữa, chủ yếu là Ladin.

Bột kết và sét kết của hệ tầng Nà Khuất khi bị phong hoá cho sét đồi là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng khá lớn cho địa phương.

Hệ Jura, thống hạ - trung

Hệ tầng Hà Cối (J1 - 2 hc)

Hệ tầng Hà Cối do Jamoida A.I (1965) xác lập theo đường từ Hà Cối vào Tấn Mài. Trong diện tích thành phố Hà Nội, các đá thuộc hệ tầng Hà Cối thường lộ ra không liên tục với diện lộ nhỏ hẹp ở vùng đồi thấp phía Tây các xã Tân Dân, Hiền Lương thuộc huyện Sóc Sơn. Ở các diện lộ hẹp trên không quan sát được quan hệ dưới, còn quan hệ trên chúng bị các trầm tích Neogen phủ bất chỉnh hợp lên trên (quan sát qua lỗ khoan).

Hệ tầng gồm sỏi sạn kết, cát kết, bột kết và sét kết, xen kẽ nhau dạng nhịp, mỗi nhịp dày 1 m. Các lớp đá có thế nằm ổn định với góc dốc 30 - 350. Hệ tầng dày 120 m.

Các đá của hệ tầng Hà Cối phân bố trong thành phố Hà Nội có các đặc điểm tương ứng với các lớp thuộc phần thấp của hệ tầng Hà Cối phân bố rộng rãi ở Đông Bắc bộ. Đá cát kết màu trắng của hệ tầng Hà Cối cứng rắn, có thể sử dụng làm đá mài, vật liệu xây dựng, khuôn đúc. Do không phát hiện được hoá thạch, nên tuổi của hệ tầng vẫn xếp là Jura sớm - giữa (J1 - 2 hc).



Каталог: Upload -> Files -> Documents
Documents -> Thanh thực lục và giá trị SỬ liệu về quan hệ giữa nhà thanh và nhà TÂy sơn pgs. Ts sử học Tạ Ngọc Liễn
Documents -> Sơn Tây dư đồ, Sơn Tây địa chí, Sơn Tây tỉnh chí, Sơn Tây quận huyện khảo, Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Hà Đông tỉnh các phủ huyện tổng xã thôn danh hiệu
Documents -> Tranh dân gian Việt Nam đi triển lãm lưu động
Documents -> Minh Thực lục và sách Minh Thực lục: Quan hệ Trung Hoa –Việt Nam thế kỷ XIV-XVII phạm Hoàng Quân Lời mở
Documents -> Trong vài thập kỷ trở lại đây, nguồn tư liệu địa bạ được nhiều nhà khoa học quan tâm khai thác
Documents -> An Nam phong tục
Documents -> PHẦn thứ nhấT: VĂn học thăng long hà NỘI

tải về 231.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương