Điều kiện tự nhiên (Đktn), tài nguyên thiên nhiên (tntn), môi trường sinh thái của Hà Nội khá phong phú và đa dạng



tải về 231.89 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích231.89 Kb.
#39552
1   2   3   4   5   6

1.2.2. Kiến tạo và hệ thống đứt gãy

Vị trí kiến tạo


Thành phố Hà Nội nằm ở phía Bắc đứt gãy sông Chảy, thuộc hệ chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam. Trên sơ đồ kiến tạo, thành phố Hà Nội là nơi tiếp giáp giữa đới An Châu và vùng trũng Hà Nội (hình 1.4)

Các đơn vị cấu trúc


Đới An Châu

Thành phố Hà Nội chiếm diện tích nhỏ phía Tây Nam của đới An Châu. Các thành tạo tuổi Mesozoi lộ ra ở phía Bắc đứt gãy sông Lô thuộc huyện Sóc Sơn; dọc theo đứt gãy về phía Đông Nam chúng bị phủ chồng bởi các thành tạo Kainozoi của vùng trũng Hà Nội. Đới gồm các thành tạo lục nguyên, lục nguyên phun trào, lục địa màu đỏ thuộc các hệ tầng Khôn Làng (T2 akl), Nà Khuất ( T2nk), Hà Cối (J1 - 2 hc) và Tam Lung (J3 - K1 tl) với bề dày tổng cộng 1470 - 2005m.



Đới Hà Nội

Đới Hà Nội hay còn gọi là vùng trũng Hà Nội, hoặc võng địa hào Hà Nội phân bố rộng rãi ở phía Bắc và Nam đứt gãy Sông Lô. Đới được phân chia thành 2 phụ đới: phụ đới Trung Tâm và phụ đới Đông Bắc.

Phụ đới Trung tâm: phân bố ở phía Nam đứt gãy sông Lô, gồm các thành tạo lục nguyên tuổi Kainozoi có tổng bề dày 60 - 1000m, nằm phủ chồng lên các thành tạo Proterozoi thượng - Cambri hạ. Riêng ở vùng Tân Dân, các thành tạo Kainozoi còn nằm phủ chồng lên cả các thành tạo Mesozoi.

Phụ đới Đông Bắc: phân bố ở phía Bắc đứt gãy Sông Lô, gồm các thành tạo lục nguyên tuổi Kainozoi có bề dày >60m, nằm phủ chồng lên các thành tạo Mesozoi.



Các tầng cấu trúc

Về mặt cấu trúc địa chất, thành phố Hà Nội có 3 tầng cấu trúc sau:


Tầng cấu trúc Protezozoi thượng - Cambri hạ: gồm các thành tạo biến chất tướng amphibolit của loạt Sông Chảy, bề dày >1000m.

Tầng cấu trúc Mesozoi: gồm các thành tạo lục nguyên, lục nguyên phun trào, lục địa màu đỏ thuộc các hệ tầng Khôn Làng (T2 akl), Nà Khuất ( T2nk), Hà Cối (J1 - 2 hc) và Tam Lung (J3 - K1 tl) với bề dày tổng cộng 1470 - 2005m.

Tầng cấu trúc Kainozoi: gồm trầm tích lục nguyên của hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb) và các thành tạo bở rời Đệ tứ, dày 264 - 564m. Bề dày tầng cấu trúc theo tài liệu địa vật lý đạt 60 - 1000m.

Cấu trúc móng trước Kainozoi

Về cấu trúc móng trước Kainoizoi của vùng trũng Hà Nội, cho đến nay vẫn là vấn đề chưa được xác định rõ ràng, vì vùng trũng bị phủ bởi lớp trầm tích Kainozoi khá dày, đạt tới hàng trăm mét. Tuy nhiên, ở phần rìa vùng trũng lộ ra các đá có tuổi trước Kainozoi và theo các tài liệu lỗ khoan, đo sâu địa vật lý, cũng như các tài liệu mô tả móng trước Kainozoi, cho phép chia móng thành 3 đới: đới Tây Nam, đới Trung Tâm và đới Đông Bắc. Diện tích thành phố Hà Nội chỉ thuộc hai đới cấu trúc là Trung Tâm và Đông Bắc. Như đã mô tả ở phần trên, thì hai đới này thuộc đới Hà Nội nên được gọi là 2 phụ đới.

Phụ đới Trung tâm: gồm những cấu trúc nằm ở phía Nam đứt gãy sông Lô, trong đới phân ra làm 2 dải rõ rệt:

Dải thứ nhất: nằm kẹp giữa đứt gãy sông Lô và đứt gãy Vĩnh Ninh, cấu trúc có phương kéo dài TB - ĐN, dạng nếp lồi không hoàn chỉnh, phía TB là hai cánh nếp lồi không cân xứng, trục nếp lồi nằm về phía đứt gãy sông Lô. Theo tài liệu khoan thì ở phía Tây Nam thị trấn Đông Anh, gặp đá gốc thuộc tầng cấu trúc Proterozoi thượng - Cambri hạ ở độ sâu 50m. Về phía ĐN Hà nội cũng gặp các tầng cấu trúc Proterozoi thượng - Cambri hạ. Tại đây, tầng cấu trúc Kainozoi có bề dày 60 - 500m, bề mặt móng nằm nghiêng về phía ĐN, nằm phủ không chỉnh hợp lên tầng cấu trúc Proterozoi thượng - Cambri hạ.

Dải thứ hai: nằm ở phía Nam đứt gãy Vĩnh Ninh. Theo tài liệu trọng lực và địa chấn, dải này có phương TB - ĐN, trầm tích Kainozoi ở đây lớn hơn 500m đến 1000m. Tài liệu đo sâu điện và trọng lực, dự đoán tầng cấu trúc trước Kainozoi ở đây bao gồm các đá biến chất tướng amphibolit thuộc tầng cấu trúc Protezozoi thượng - Cambri hạ.

Phụ đới Đông Bắc: nằm ở phía Bắc đứt gãy sông Lô, trùng với cấu tạo nâng Tiên Sơn - Gia Lương. Đây là một cấu tạo không đối xứng, trục của cấu tạo có xu hướng dịch chuyển về phía đứt gãy sông Lô. Phía Tây Bắc của dải lộ ra diện tích nhỏ các đá trầm tích lục nguyên, lục nguyên phun trào và trầm tích màu đỏ Mesozoi. Phía Đông Nam của dải, tầng cấu trúc Mesozoi bị tầng cấu trúc Kainozoi dày >60m phủ lên trên.


Các hệ thống đứt gãy


Các đứt gãy khu vực Hà Nội khá phức tạp gồm có đứt gãy sâu phân miền, phân đới và các đứt gãy nội đới kiến trúc. Các đứt gãy không chỉ quan sát được ở trên mặt mà còn được phát hiện ở vùng phủ qua giải đoán ảnh vệ tinh. Theo phân loại của Văn Đức Chương, trên địa bàn thành phố Hà Nội có các loại đứt gãy sau:

Đứt gãy cấp 1

Thuộc về đứt gãy cấp 1: có đứt gãy Vĩnh Ninh và đứt gãy sông Lô.

Đứt gãy Vinh Ninh (1): nằm ở phía Nam thành phố với chiều dài trên 30 km, kéo dài phương TB - ĐN từ Thượng Cát đến Đông Mỹ. Đứt gãy có chiều sấu đạt tới 18 - 20 km. Biên độ dịch chuyển đứng của đứt gãy đạt 2 - 3 km, đới phá huỷ rộng 400 - 500m.

Trong giai đoạn Paleozoi, hoạt động của đứt gãy Vĩnh Ninh không rõ nét, đến Mesozoi hoạt động mới mạnh dần lên và vào Kainozoi đứt gãy hoạt động mãnh liệt gây nên sụt lún mạnh ở phụ đới Trung Tâm của đới Hà Nội nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.

Đứt gãy sông Lô (2): nằm ở phía Bắc thành phố, chiều dài đứt gãy cắt qua thành phố khoảng 25 km theo phương TB - ĐN từ Tân Dân đến Thuỵ Lâm và bị phủ dưới trầm tích Đệ tứ. Đới phá huỷ của đứt gãy có chiều rộng 1200 m, chiều sâu đứt gãy đạt tới 30 km và có thể còn sâu hơn, dọc đứt gãy có ít biểu hiện của chấn tâm động đất.

Đứt gãy sông Lô là đứt gãy thuận, biên độ dịch chuyển 2 - 3 km. Đứt gãy bắt đầu hoạt động từ Protezozoi muộn. Trong Paleozoi, đứt gãy vẫn hoạt động, nhưng không đóng vai trò quan trọng. Đến Mesozoi, hoạt động mạnh dần lên. Đến Kainozoi, đứt gãy hoạt động dữ dội để cùng với đứt gãy sông Chảy tạo ra phụ đới Trung Tâm vùng trũng Hà Nội và phân ra nhiều đứt gãy nhánh nằm theo hướng chủ đạo của đứt gãy sông Lô như đứt gãy Đông Anh.

Đứt gãy cấp 2

Đứt gãy cấp 2 là đứt gãy phân chia nội đới các cấu trúc lớn. Thuộc vào loại đứt gãy cấo 2 này có đứt gãy Đông Anh và đứt gãy đường số 3 (hay còn gọi là đứt gãy sông Công).

Đứt gãy Đông Anh (3): nằm kẹp giữa đứt gãy sông Lô và đứt gãy Vĩnh Ninh. Đoạn đứt gãy Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội có chiều dài 31 km, kéo dài phương TB - ĐN, từ phía Nam Tân Dân đến Yên Viên và Đình Xuyên. Đới phá huỷ của đứt gãy rộng hàng trăm mét. Đứt gãy Đông Anh là đứt gãy nhánh của đứt gãy sông Lô, phát triển và giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn Mesozoi.

Đứt gãy đường số 3 (4): có phương kéo dài á kinh tuyến với chiều dài 45 km từ Trung Giã về đến Yên Viên. Đứt gãy thể hiện rõ trên địa hình và bị phủ dưới trầm tích Đệ tứ. Đây là đứt gãy trượt bằng trái.



Đứt gãy cấp 3

Đứt gãy cấp 3 là những đứt gãy nhỏ có phương ĐB - TN và TB - ĐN. Chúng phân bố tập trung ở vùng Sóc Sơn và rải rác trong đồng bằng, giữ vai trò phức tạp hoá cấu trúc địa chất của vùng.

Đứt gãy Sơn Tây - Phúc Yên: Trong phạm vi Hà Nội, đứt gãy dài khoảng 3 km khống chế dòng suối bắt nguồn từ núi Chân Chim. Đới phá huỷ đứt gãy rộng vài trăm mét, cắm Đông Bắc 70 - 800, sâu 18 - 20 km

Đứt gãy Đan Phượng - Phủ Lỗ: Trong phạm vi Hà Nội, đứt gãy dài khoảng 25 km, kéo từ Thượng Cát đến Kim Lũ. Chưa xác định được hướng cắm của đứt gãy.

Đứt gãy Chương Mỹ - Từ Sơn ( hay còn gọi là đứt gãy Hà Đông - Yên Viên): Trong phạm vi Hà Nội, đứt gãy dài khoảng 21 km, kéo từ Thanh Xuân đến Yên Viên. Đứt gãy có mặt cắm về phía Đông Nam (1300), là đứt gãy thuận trái.

Dọc theo hai đứt gãy Sơn Tây - Phúc Yên và đứt gãy Đan Phượng - Phủ Lỗ, chiều dày trầm tích Đệ tứ ở nhiều nơi như Phúc Thọ, Phúc Yên, Phủ Lỗ đều thấy có sự chênh lệch đến 10m. Riêng đứt gãy đường 6 có vai trò cực lớn đối với chế độ địa động lực của Hà Nội, một mặt tạo ra đới sụt hạ phía Đông Nam, mặt khác tạo ra các tuyến nứt đất ngầm khá dữ dội.



Các nếp uốn

Các thành tạo địa chất trước Đệ tứ chỉ lộ ra ở phía Bắc huyện Đông Anh và huyện Sóc Sơn, bị phá huỷ mạnh mẽ và tạo nên các cấu trúc khối tảng có qui mô khác nhau; đồng thời chúng bị khống chế bởi các đứt gãy trong vùng. Do vậy các nếp uốn cũng không giữ được hình thái cấu trúc ban đầu. Hiện tại chúng chỉ tồn tại dưới dạng các nếp lồi và nếp lõm.



Nếp lồi

Trong vùng núi Sóc Sơn của Hà Nội chỉ xác định đuợc nếp lồi núi Hoàng Lân, thực chất tại đây chỉ lộ ra một đoạn ngắn của nếp lồi. Trục nếp lồi có phương TB - ĐN, dài 15 km, rộng 12,5 km. Nhân nếp lồi được cấu tạo bởi các thành tạo lục nguyên - phun trào hệ tầng Khôn Làng (T2a kl). Cánh nếp lồi là các thành tạo lục nguyên phụ hệ tầng dưới của hệ tầng Nà Khuất (T2 nk1). Cánh Đông Bắc dốc 300, cánh Tây Nam dốc 100 [126].



Nếp lõm

Kết quả điều tra đo vẽ dịa chất đã xác định được 2 nếp lõm:

Nếp lõm Núi Vành: trúc kéo dài phương TB - ĐN từ núi Vành đến Xuân Bảng, dài 22,5 km, rộng 11 km [131]. Nhân nếp lõm là trầm tích lục nguyên thuộc phụ hệ tầng trên của hệ tầng Nà Khuất (T2nk2). Cánh Đông Bắc dốc 100, cánh Tây Nam dốc 300.

Nếp lõm Núi Dõm: kéo dài phương TB - ĐN dài 8 km, rộng 4 km. Nhân nếp lõm là các thành tạo lục nguyên thuộc phụ hệ tầng dưới của hệ tầng Nà Khuất (T2 nk1). Cánh nếp lõm là các thành tạo lục nguyên - phun trào hệ tầng Khôn Làng (T2a kl). Các cánh nếp lõm đổ về ĐB và TN góc dốc 300 [126].



1.2.3. Mối quan hệ của các thành tạo địa chất Đệ tứ với các di chỉ

khảo cổ.

Hà Nội là nơi cư ngụ và phát triển của người Việt trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trên địa bàn Hà Nội đã có 12 di chỉ khảo cổ cùng hàng chục điểm phát hiện lẻ tẻ thuộc thời đại Đồng thau và thời đại Sắt sớm. Các di chỉ khảo cổ này phân bố tập trung chủ yếu ở Đông Anh, Gia Lâm và Thanh Trì (hình 1.5) [126].

Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học, thành phố Hà Nội được phân thành 3 vùng chính: 1, Vùng đồi núi xâm thực; 2, Vùng đồng bằng aluvui cổ tuổi Pleistocen; và 3, Vùng đồng bằng aluvi hiện đại có tuổi Holocen.

Trên cơ sở phân chia này cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa giữa các vùng được cấu thành bởi các thành tạo Đệ tứ với các di chỉ khảo cổ phát hiện bên trong chúng.


Vùng đồi núi xâm thực


Phân bố ở phía Bắc và Tây Bắc huyện Sóc Sơn. Trong vùng này cho đến nay chưa phát hiện thấy di chỉ khảo cổ. Chỉ có một số di tích lịch sử nổi tiếng ở đây là chùa và đền. Đền Sóc Sơn với truyền thuyết Thánh Gióng đánh xong giặc Ân cởi áo giáp sắt, cùng ngựa sắt bay về trời. Truyền thuyết Thánh Gióng xảy ra vào giai đoạn lịch sử khoảng 4000 năm cách ngày nay, còn đền Sóc Sơn chỉ có lịch sử vào đầu thế kỷ XIII.

Vùng đồng bằng aluvi cổ hay vùng đồng bằng cao


Phân bố chủ yếu ở phía Nam, Đông Nam huyện Sóc Sơn. Độ cao tuyệt đối của đồng bằng là 6 - 20 m. Di chỉ cổ nhất gặp trên vùng đồng bằng này là rìu đá ở Đầm Cả - Cổ Loa thuộc văn hoá Sơn Vi có niên đại khoảng 20.000 - 14.000 năm cách ngày nay. Di chỉ khảo cổ thuộc thời đại Đồng Thau (4700 - 2800 năm cách ngày nay) khá phong phú, tìm thấy ở Yến Tàng, Núi Xây (huyện Sóc Sơn); Đình Chàng, Cổ Loa, Tiên Hội (Đông Anh). Vị trí phân bố của các di chỉ này đáng lưu ý quan tâm:

- Ở Yến Tàng, Núi Xây (Sóc Sơn) chỉ bắt gặp các hiện vật thuộc văn hoá Phùng Nguyên (giai đoạn đầu thời đại Đồng Thau).

- Trong 3 điểm di tích khảo cổ ở Đông Anh, bắt gặp các các hiện vật của văn hoá Đồng Đậu và Gò Mun (giai đoạn cuối của thời đại Đồng Thau). Ngoài ra còn gặp trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng thuộc văn hoá Đông Sơn của đầu thời đại sắt mới (3200 - 2200 cách ngày nay) ở Cổ Loa, Đình Chàng. Di chỉ nổi tiếng nhất ở vùng đồng bằng cao này là cụm di chỉ khảo cổ và di tích lịch sử Cổ Loa.

- Các vị trí khảo cổ trên thường nằm gần ranh giới giữa đồng bằng aluvi cổ với đồng bằng aluvi hiện đại, hoặc ven sông suối.


Đồng bằng aluvi hiện đại hay vùng đồng bằng thấp


Phân bố chủ yếu ở ven sông Hồng, sông Đuống và các huyện nằm phía Nam thành phố Hà Nội (Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm). Độ cao tuyệt đối của đồng bằng 2 - 8 m. Trên đồng bằng này đã phát hiện được 7 di chỉ khảo cổ chính ở ven sông Hồng, sông Đuống và sông Nhuệ.

Các di chỉ ở Triều Khúc và Văn Điển thuộc văn hoá Phùng Nguyên thuộc thời đại Đồng Thau

Di chỉ Gò Thông thuộc văn hoá Gò Mun (thời đại Đồng Thau) và Đông Sơn (thời đại Sắt sớm).

Các di chỉ ở Đa Tốn, Trung Mầu, Giảo Tất, Ngọc Hà thuộc văn hoá Đông Sơn thuộc thời đại sắt sớm (800 năm trước công nguyên - 200 năm sau công nguyên)

Điểm lại các di chỉ trên cho thấy chúng chủ yếu thuộc thời đại Đồ đồng và Sắt sớm có niên đại tuyệt đối khoảng 4700 - 2000 năm cách ngày nay (ngoại trừ di chỉ rìu đá ở Đầm Cả thuộc văn hoá Sơn Vi có tuổi cổ hơn).

Trên cơ sở các tư liệu khảo cổ đã nêu ở trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Nếu chỉ xét riêng bờ phía Bắc sông Hồng, ta thấy thời gian có sự dịch chuyển di chỉ văn hoá từ vùng đồng bằng cao xuống vùng đồng bằng thấp, từ Bắc, Đông - Bắc xuống Nam, Đông - Nam; cụ thể từ Núi Xây, Yến Tàng (di chỉ Phùng Nguyên) đến Đình Chàng, Cổ Loa, Tiên Hội (di chỉ Đồng Đậu, Gò Mun) đến Ngọc Hà, Đa Tốn, Trung Màu (di chỉ Đông Sơn). Điểm này cho thấy quá trình phát triển của cư dân đồng bằng sông Hồng gắn chặt với quá trình bồi đắp, vận động tự nhiên của sông Hồng. Đứng dưới góc độ địa chất trầm tích kỷ thứ tư xem xét, thì thấy vùng đồng bằng cao (hay đồng bằng tích tụ aluvi cổ) cũng đã được hình thành ít nhất cách đây khoảng 10.000 năm. Kể cả khi biển tiến cực dại vào hoảng 6000 - 4000 năm trước, thì đồng bằng này vẫn không bị ngập, mà còn nằm cao hơn mực nước biển lúc bấy giờ từ 5 - 10m; và vào thời kỳ biển tiến thì khí hậu ấm, ẩm, ôn hoà hơn, lại dồi dào sản vật trên rừng lẫn duới biển, nhưng tại sao cư dân người Việt vẫn chưa chuyển xuống khai thác vùng đồng bằng cao này? (chưa phát hiện được di chỉ khảo cổ nào có tuổi cổ hơn văn hoá Phùng Nguyên, ngoại trừ di chỉ rìu đá thuộc văn hoá Sơn Vi ở Đầm Cả) mà phải đợi đến tận giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên. Đây vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ cần được trả lời vì nó liên quan đến lịc sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

- Vào khoảng 3000 năm cách ngày nay (đầu Holocen muộn), mực nuớc biển hạ thấp dần, đồng bằng châu thổ sông Hồng mở trộng về phía Đông Nam. Các nhóm cư dân người Việt bắt đầu chuyển từ vùng đồi xuống chiếm cứ, khai thác vùng đồng bằng. Trong thời gian này, họ lựa chọn các vùng đất cao nằm gần nguồn nuớc nhằm dễ khai thác các sản vật tự nhiên và tiện cho sinh hoạt, đồng thời phòng tránh thiên tai. Và lâu dần cùng với quá trình bồi đắp, các cư dân tiếp tục tiến về phía biển.




--


Каталог: Upload -> Files -> Documents
Documents -> Thanh thực lục và giá trị SỬ liệu về quan hệ giữa nhà thanh và nhà TÂy sơn pgs. Ts sử học Tạ Ngọc Liễn
Documents -> Sơn Tây dư đồ, Sơn Tây địa chí, Sơn Tây tỉnh chí, Sơn Tây quận huyện khảo, Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Hà Đông tỉnh các phủ huyện tổng xã thôn danh hiệu
Documents -> Tranh dân gian Việt Nam đi triển lãm lưu động
Documents -> Minh Thực lục và sách Minh Thực lục: Quan hệ Trung Hoa –Việt Nam thế kỷ XIV-XVII phạm Hoàng Quân Lời mở
Documents -> Trong vài thập kỷ trở lại đây, nguồn tư liệu địa bạ được nhiều nhà khoa học quan tâm khai thác
Documents -> An Nam phong tục
Documents -> PHẦn thứ nhấT: VĂn học thăng long hà NỘI

tải về 231.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương