Điều kiện tự nhiên (Đktn), tài nguyên thiên nhiên (tntn), môi trường sinh thái của Hà Nội khá phong phú và đa dạng



tải về 231.89 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích231.89 Kb.
#39552
1   2   3   4   5   6

Hệ Jura thượng - hệ Kreta hạ


Hệ tầng Tam Lung (J3 - K1tl)

Hệ tầng do Vũ Khúc và Đặng Trần Huyên (1995) xác lập ở Tam Lung (Lạng Sơn). Thuộc diện tích thành phố Hà Nội, các đá của hệ tầng chỉ lộ ra với những diện tích nhỏ hẹp gần 1 km2 ở vùng Nam Cường, Hiền Lương thuộc huyện Sóc Sơn. Mặt cắt của đá lộ kém, chỉ quan sát được ở taluy đường ôtô hoặc bờ ao mới đào.

Hệ tầng gồm đá phun trào ryodacit, ryolit porphyr màu xám, thường bị phân phiến (2 - 4cm). Ryolit porphyr có các ban tinh kích thước 0,1 - 0,2cm sắp xếp định hướng theo phương ép. Đá còn tươi, có màu xám sẫm, đôi nơi có xâm tán pyrit. Phương ép của đá là TB - ĐN với góc dốc 600, ở gần đứt gãy dốc tới 800. Hệ tầng dày khoảng 100m.

Dựa vào thành phần thạch học các đá mô tả trên được xếp vào hệ tầng Tam Lung. Ở vùng Tam Lung, các đá phun trào xuyên cắt và phủ lên trên các đá lục nguyên hệ tầng Nà Khuất tuổi Trias giữa và được đối sánh với pha phun trào felsic Mesozoi muộn phát triển rộng rãi ở nước ta, nên xếp vào tuổi Jura muộn - Kreta sớm.


Giới Kainozoi

Hệ Neogen - thống Pliocen


Hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb)

Hệ tầng Vĩnh Bảo do Golovenok V.K và Lê Văn Chân (1966) xác lập tại LK3, cách thị trấn Vĩnh Bảo 1,2 km. Trong phạm vi thành phố Hà Nội, hệ tầng Vĩnh Bảo không lộ ra trên mặt mà chủ yếu gặp trong các lỗ khoan ở vùng Đông Anh trải dài về phía Nam và Đông Nam ở độ sâu từ 77m trở xuống. Hầu hết các lỗ khoan chưa xuyên qua hết trầm tích của hệ tầng Vĩnh Bảo mà thường chỉ gặp ở phần trên của mặt cắt. Không quan sát được ranh giới dưới của hệ tầng Vĩnh Bảo.

Thành phần thạch học của hệ tầng bao gồm: cuội kết, sỏi sạn kết xen kẽ cát kết, cát bột kết màu xám, xám xi măng, chứa vật chất hữu cơ.

Hệ tầng chứa phong phú các di tích vi cổ sinh, tảo và bào tử phấn hoa. Các lớp chứa vi cổ sinh phân bố gần như nằm ngang, độ sâu bắt gặp chúng trong các lỗ khoan thay đổi từ 77 - 134 m.

Trong hầu hết các lỗ khoan 1, 2, 3, 4, 6,11 HN (hình 1.3), ở khoảng độ sâu 97 - 103m còn gặp tảo nước mặn: Cyclotella omarensis, tảo nước ngọt - lợ: Hantzschenia sp., Lygopodium sp., Pinus sp., Albus sp., Betula sp., Carpinus sp., Carya sp., Quercus sp., Castanea sp., tuổi Pliocen muộn (N2).

Hệ Đệ tứ (Q)

Diện phân bố của các trầm tích Đệ tứ thể hiện trên bản đồ địa chất và khoáng sản thành phố Hà Nội chiếm diện tích khoảng 800 km2, trong đó ở phía Nam và Đông Nam huyện Sóc Sơn, phần lớn huyện Đông Anh là đồng bằng aluvi cổ hình thành cách ngày nay hơn10.000 năm. Các quận nội thành và các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm là đồng bằng aluvi trẻ mới được bồi đắp khoảng 4000 năm trở lại đây.


Qua tổng hợp các tài liệu [50, 126, 132, 133], trầm tích Đệ tứ trên địa bàn Hà Nội được phân ra 9 phân vị với tuổi và nguồn gốc khác nhau.

Thống Pleistocen


Trầm tích Pleistocen ở Hà Nội được hình thành trong khoảng thời gian từ 1,6 triệu năm đến 10.000 năm cách ngày nay. Trầm tích phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố. Các trầm tích Pleistocen sớm bắt gặp trong các lỗ khoan sâu; các trầm tích Pleistocen giữa - muộn, phần sớm gặp trong các lỗ khoan và lộ ra ở ven rìa đồng bằng; trầm tích Pleistocen muộn, phần muộn lộ ra dưới dạng đồng bằng aluvi cổ, phân bố chủ yếu ở các huyện Sóc Sơn, Đông Anh và trong các lỗ khoan khu vực nội thành.

Phụ thống Pleistocen hạ

Hệ tầng Lệ Chi - nguồn gốc sông (aQ11lc)

Hệ tầng Lệ Chi do Ngô Quang Toàn xác lập năm 1989 khi nghiên cứu chi tiết LK4. HN (Lệ Chi - Gia Lâm - Hà Nội). Trầm tích của hệ tầng không lộ trên mặt, chỉ quan sát được trong các lỗ khoan ở độ sâu 45 đến 69,5m thuộc các tuyến I - I (1, 2,3,4), II - II (5,6,7,8), III - III (10,11,12) (hình 1.3) với chiều dày thay đổi từ 2,5m đến 24,5m. Theo không gian phân bố, trầm tích có bề dày tăng nhanh về phía Nam, Đông Nam và mỏng dần sang hai cánh Đông Bắc, Tây Nam. Bề dày lớn nhất gặp tại LK.6 - HN, Ái Mộ - Gia Lâm là 24,5 m.

Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng Lệ Chi quan sát thấy rất rõ nét ở tuyến I - I, trong đó LK4 - HN ở Lệ Chi - Gia Lâm được nghiên cứu chi tiết hơn cả vì ở đây có đầy đủ các tập của tầng từ hạt thô đến hạt mịn thể hiện được rõ nét tính chu kỳ trầm tích aluvi của tầng. Theo thạch học, cổ sinh, trầm tích hệ tầng Lệ Chi được phân ra làm 3 tập từ dưới lên như sau:

Tập 1 (77 - 67m): gồm cuội (thạch anh, silic, đá hoa... ) sỏi lẫn ít cát, bột sét thuộc tướng lòng miền núi và chuyển tiếp, đá có màu xám nâu, chiều dày 10m. Tập cuội nằm ngay trên trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb).

Tập 2 (67 - 63,5m): gồm cát hạt nhỏ, cát bột màu vàng xám, chọn lọc và mài tròn tốt. Trầm tích tập này thuộc tướng lòng và gần lòng sông thành tạo trong môi trường có dòng chảy, phân dị mạnh. Chiều dày trung bình của tập 2 là 3,5m.

Tập 3 (63,5 - 63m): gồm bột, sét, cát xám, xám vàng, xám đen (do lẫn mùn thực vật) độ chọn lọc và mài tròn kém. Chiều dày tập 3 là 0,5 m.

Trong 3 tập trầm tích thì tập 1 (hạt thô) là đối tượng chứa nước ngầm khá phong phú và có chất lượng tốt.

Tại LK 6 - HN, Ái Mộ - Gia Lâm, trầm tích sông thuộc hệ tầng Lệ Chi nằm ở độ sâu 80,5 - 55,5m, chiều dày 24,5m, gồm 3 tập:



Tập 1 (80,5 - 60m): cuội sỏi ít cát, bột sét xám nâu, bề dày 20,5m

Tập 2 (60 - 57m): cát, bột xám vàng, bề dày 3m.



Tập 3 (57 - 55,5m): bột cát, sét màu xám, xám đen có chứa bào tử phấn hoa: Lycopodium, Pteris, Pinus, Cedrus, Ulmus, Tilia, Canabis, Salix, Juglans... và tảo nước ngọt (Centrophyceae) có yếu tố Pleistocen sớm.

Hệ tầng Lệ Chi nằm không chỉnh hợp trên trầm tích tuổi Pliocen muộn và nằm không chỉnh hợp dưới hệ tầng Hà Nội (Q12 - 3a hn).

Hệ tầng Lệ Chi được định tuổi Pleistocen sớm dựa theo mối quan hệ địa tầng và phức hệ bào tử phấn hoa thu thập qua các lỗ khoan vùng Ái Mộ, Lệ Chi. Khí hậu giai đoạn này ôn hoà, khô lạnh với sự có mặt của thực vật ưa lạnh như Salix, Juglan.. Giai đoạn cuối khí hậu ấm dần lên.



Каталог: Upload -> Files -> Documents
Documents -> Thanh thực lục và giá trị SỬ liệu về quan hệ giữa nhà thanh và nhà TÂy sơn pgs. Ts sử học Tạ Ngọc Liễn
Documents -> Sơn Tây dư đồ, Sơn Tây địa chí, Sơn Tây tỉnh chí, Sơn Tây quận huyện khảo, Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Hà Đông tỉnh các phủ huyện tổng xã thôn danh hiệu
Documents -> Tranh dân gian Việt Nam đi triển lãm lưu động
Documents -> Minh Thực lục và sách Minh Thực lục: Quan hệ Trung Hoa –Việt Nam thế kỷ XIV-XVII phạm Hoàng Quân Lời mở
Documents -> Trong vài thập kỷ trở lại đây, nguồn tư liệu địa bạ được nhiều nhà khoa học quan tâm khai thác
Documents -> An Nam phong tục
Documents -> PHẦn thứ nhấT: VĂn học thăng long hà NỘI

tải về 231.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương