Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


I.4. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NGÀNH LÂM NGHIỆP



tải về 5.32 Mb.
trang9/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   41

I.4. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NGÀNH LÂM NGHIỆP

1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp


Căn cứ kết quả rà soát điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay là 426.977,1 ha. Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp được trình bày tại bảng sau:

  1. Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị: Ha

TT

Loại rừng

2005

2010

2012

2013

2014

 

ĐẤT LÂM NGHIỆP

433.226,5

427.932,5

428.377,2

431.806,1

426.977,1

A

Đất có rừng

268.404,0

310.354,4

337.533,9

337.533,8

355.767,5

I

Rừng tự nhiên

167.501,2

147.329,3

141.595,1

141.595,1

131.132,9

1.1

Rừng giàu

 

1.210,9

1.385,0

1.385,0

125,0

1.2

Rừng trung bình

9.936,4

9.479,4

9.640,0

9.640,0

9.841,9

1.3

Rừng nghèo

24.836,7

19.983,7

15.801,6

15.801,6

16.800,0

1.4

Rừng phục hồi

81.977,3

79.781,5

79.185,5

79.171,9

75.419,6

1.5

Rừng tre nứa

13.678,1

8.655,3

8.797,4

8.328,1

3.913,5

1.6

Rừng hỗn giao

11.850,9

7.872,2

7.780,2

77.470,3

7.827,2

1.7

Rừng lá kim

 

 




 

 

1.8

Rừng ngập mặn

21.737,9

20.346,3

19.032,4

18.892,6

17.205,7

1.9

Rừng trên núi đá

3.483,9

 




 

 

II

Rừng trồng

100.902,8

163.025,1

195.938,7

195.938,7

224.634,6

2.1

Có trữ lượng

19.949,2

85.652,3

135.078,9

135.358,3

110.503,8

2.2

Chưa có trữ lượng

64.276,0

63.201,3

44.055,2

44.055,2

97.237,0

2.3

Rừng đặc sản

16.677,6

13.688,3

15.433,6

15.433,6

13.050,09

2.4

Rừng cây ngập mặn, phèn

 

483,2

1.091,6

1.091,6

3.843,6

B

Đất chưa có rừng

164.822,5

117.578,1

94.272,3

94.272,3

71.209,6

Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt.

1.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý

Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp do các thành phần kinh tế quản lý, đã và đang được hoàn thiện thủ tục để giao đất gắn với giao vốn rừng. Những điểm bất hợp lý về đối tượng, diện tích, quyền và lợi ích hiện tại, trong thời gian tới sẽ được UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, nhằm hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng.

Trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giao; cho thuê rừng và đất lâm nghiệp đối với diện tích còn lại, nhằm ổn định sản xuất cho người dân.

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã từng bước xã hội hóa nghề rừng, đến nay đã tiến hành giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp được 324.244,1 ha đạt 75,9% tổng diện tích đất lâm nghiệp.



  1. Tổng hợp diện tích giao đất, giao rừng

ĐVT: ha

TT

Đối tượng giao

Tổng cộng

đất rừng đặc dụng

đất rừng phòng hộ

đất rừng sản xuất

Tổng diện tích

426.977,1

25.046,3

133.254,0

268.676,9

1

09 Doanh nghiệp nhà nước

89.338,4

 

39.031,5

50.306,9

2

10 BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

76.543,4

24.501,4

52.042,0

 

3

Các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh

15.080,3

 

4.378,2

10.702,1

4

Các hộ gia đình cá nhân

143.282,1

 

9.338,5

133.943,6

5

UBND quản lý

102.733,0

544,9

28.463,8

73.724,3


Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt.

1.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng

  1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng

ĐVT: ha

Loại đất, loại rừng

Phân theo mục đích sử dụng

Tổng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Tổng diện tích

426.977,10










A. Đất có rừng

355.767,47

22.253,12

102.838,33

230.676,02

I. Rừng tự nhiên

131.132,86

19.593,83

62.320,26

49.218,77

1. Rừng gỗ

99.919,10

17.279,92

43.173,63

39.465,55

2. Rừng tre nứa

3.895,19

193,65

638,51

3.063,03

3. Rừng hỗn giao gỗ nứa

10.290,00

2.042,48

2.320,57

5.926,95

4. Rừng ngập mặn

17.028,57

77,78

16.187,55

763,24

5. Rừng trên núi đá













II. Rừng trồng

224.634,61

2.659,29

40.518,07

181.457,25

1. Rừng trồng có trữ lượng

110.503,83

1.505,62

21.784,10

87.214,11

2. Rừng trồng chưa có trữ lượng

97.237,08

1.140,19

11.762,32

84.334,57

3. Rừng trồng là cây tre luồng

276,06







276,07

4. Rừng trồng là cây đặc sản

12.774,03

13,48

3.255,86

9.504,89

5. Rừng trồng là cây ngập mặn

3.843,61




3.715,79

127,82

B. Đất chưa có rừng

71.209,63

2.793,18

30.415,47

38.000,98

Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt.


  • Diện tích rừng đặc dụng 22.253,1ha; chiếm 6,2% tổng diện tích đất lâm nghiệp, thuộc các loại hình Vườn quốc gia; Rừng quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên; rừng văn hóa lịch sử.

  • Diện tích rừng phòng hộ 102.838,3ha; chiếm 28,9% tổng diện tích đất lâm nghiệp thuộc các loại hình: phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường dân cư, phòng hộ biên giới... Đối với rừng phòng hộ sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng rừng và khả năng phòng hộ của rừng, trồng mới tại khu vực đất trống khi điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép.

  • Diện tích rừng sản xuất 230.676,0ha; chiếm 64,8% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Đây là đối tượng chính để thực hiện các giải pháp kinh doanh rừng bền vững: trồng mới, nuôi dưỡng, tu bổ, cải tạo, khai thác; trồng lại rừng...

1.3. Đặc điểm các trạng thái rừng và đất rừng

1.3.1. Rừng tự nhiên


  • Rừng giàu (IIIa3): Diện tích 125,0 ha, chiếm 0,04% diện tích đất có rừng, phân bố tại rừng Quốc gia Yên Tử; TP.Uông Bí. Loại rừng này ít bị tác động, độ tàn che 0,7- 0,8, chiều cao lâm phần bình quân 16 m, đường kính bình quân 28 cm, mật độ bình quân 400 cây/ha, trữ lượng bình quân 120 m3/ha.

  • Rừng trung bình (IIIa2): Diện tích 9.841,9 ha, chiếm 2,95% diện tích đất có rừng, phân bố ở TP.Uông Bí và các huyện Hoành Bồ; Vân Đồn; Bình Liêu; Đầm Hà; Hải Hà; Loại rừng này đã có thời gian phục hồi sau khai thác, cấu trúc tầng tán 2-3 tầng. Độ tàn che 0,6 - 0,7, chiều cao bình quân 15m, đường kính bình quân 22-24 cm, mật độ 550 cây/ha, trữ lượng bình quân 80-120m3/ha. Thành phần loài chủ yếu là Dẻ, Re, Táu Muối, Lim xanh, Lim xẹt, Ràng ràng, Trám... Mật độ cây tái sinh > 800 -1000 cây/ha.

  • Rừng nghèo (IIIa1): Diện tích 22.983,6 ha, chiếm 6,89% diện tích đất có rừng, phân bố hầu hết ở trên các huyện; thị xã; thành phố. Rừng bị khai thác quá kiệt chưa đủ thời gian phục hồi; cấu trúc tầng tán bị phá vỡ, tầng cây cao gồm một số loài cây gỗ lớn phẩm chất kém. Độ tàn che 0,3 - 0,4, chiều cao bình quân 13 m, đường kính bình quân 22 cm, mật độ 300-500 cây/ha, trữ lượng bình quân 40-80 m3/ha. Thành phần loài chủ yếu là Dẻ, Trám, Trâm, Chay, sung, Ngát… Mật độ cây tái sinh 800-1300 cây/ha.

  • Rừng phục hồi (IIa + IIb): Là loại rừng hình thành sau khai thác và sau nương rãy nhưng đã có thời gian phục hồi với đặc điểm đều tuổi một tầng, với diện tích 75.419,8 ha, chiếm 22,61% diện tích đất có rừng, phân bố hầu hết ở 14 huyện, thị xã, thành phố. Độ tàn che 0,3 - 0,4, chiều cao bình quân 7-13 m, đường kính bình quân 8-16 cm, mật độ cây 500-1200 cây/ha. Thành phần loài Vối Thuốc, Thành ngạnh, Dẻ, Chẹo, Kháo, Trám, Lòng mang… Mật độ cây tái sinh có mục đích 1.000 -1200 cây/ha.

  • Rừng hỗn giao: 15.690,8 ha, chiếm 4,7% diện tích đất có rừng, độ tàn che 0,4, đường kính cây gỗ bình quân 14 cm, chiều cao 12 - 13 m, mật độ cây gỗ 100 - 200 cây/ha.

  • Rừng tre nứa thuần loài: Diện tích 87,1 ha, chiếm 0,03% diện tích đất có rừng, phân bố tại TP.Uông Bí, Đông Triều... mật độ từ 10.000-15.000 cây/ha chủ yếu là các loài tre nứa có đường kính nhỏ.

  • Rừng ngập mặn: Rừng ngặp mặn tự nhiên 17.034,8 ha, chiếm 5,11% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố ở hầu hết các huyện; thị xã; thành phố ven biển. Tổ thành loài gồm : Bần Chua; Đâng; Trang; Vẹt Dù, Mắn, Sú... mật độ dao động từ 2.000 - 5.000 cây/ha, chiều cao phụ thuộc vào loài trung bình >1m; độ tàn che > 0,36 nên đảm bảo được chức năng phòng hộ.

  • Rừng trên núi đá: Diện tích 2.279,5 ha, chiếm 0,68% diện tích đất có rừng, phân bố chủ yếu tại vườn Quốc gia Bái Tử Long, rừng Quốc gia Yên Tử. Loại rừng có cấu trúc 1-2 tầng, độ tàn che 0,4-0,6 thực vật chủ yếu, Chẹo, Xoan đào, Dẻ, Sồi…trữ lượng bình quân từ 20 - 25m3/ha.

1.3.2. Rừng trồng


  • Rừng trồng trên cạn: Diện tích rừng trồng năm 2014 là 224.634,6 ha, chiếm 63,1% diện tích đất có rừng, Loài cây trồng chủ yếu là cây lấy gỗ Thông, Keo, Bạch đàn, Sa mộc… được trồng trên địa bàn toàn tỉnh, ngoài ra còn hình thành vùng trồng cây đặc sản chủ yếu là Thông nhựa tại Uông Bí, Đông Triều, Hoành Bồ, Vân Đồn và Quế, Hồi tại các huyện Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ.

  • Rừng trồng ngập mặn: Nhận thấy tác dụng to lớn của rừng ngập mặn đối với việc chắn sóng, chắn gió bảo vệ đê điều, trong những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh luôn tập trung vào công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Đến nay ngoài diện tích rừng ngập mặn tự nhiên, tỉnh đã tiến hành trồng được 3.843,61 ha với các loài cây trồng chủ yếu là Bần Chua; Trang; Đước; Vẹt Dù.

1.3.3. Đất chưa có rừng


  • Đất trống trảng cỏ và cây bụi (Ia+Ib): Diện tích 36.078,21 ha, chiếm 48,3% diện tích đất chưa có rừng, phân bố tại Ba Chẽ; Tiên Yên; Bình Liêu; Đầm Hà; Hải Hà; Móng Cái... Thực bì chủ yếu là Cỏ tranh, Lau lách, cây bụi xen lẫn cây gỗ tái sinh với các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Hoắc quang, Dẻ, Kháo, Sau sau, Hu đay, Re, Đỏm…

  • Đất trống cây gỗ rải rác(Ic): Diện tích 24.205,7 ha, chiếm 33,8% diện tích đất chưa có rừng, tập trung ở miền Đông như: Ba Chẽ; Tiên Yên; Bình Liêu; Đầm Hà; Hải Hà; Móng Cái. Thành phần cây tái sinh chủ yếu là các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Thành ngạnh, Hoắc quang, Thẩu tấu, Mần tang, Sòi tía, Dẻ…Giải pháp đối với trạng thái này chủ yếu là khoanh nuôi phục hồi tái sinh rừng.

  • Đất có gỗ tái sinh (Ic): diện tích 24.205,7 ha (chiếm 33,9% diện tích đất chưa có rừng).

  • Núi đá không có rừng cây: Diện tích là 8.864,9 ha, chiếm tỷ lệ 12,4% diện tích đất trống, tập trung chủ yếu ở TP.Hạ Long và TP. Cẩm Phả. Loài cây chủ yếu là các dây leo; bụi dậm, một số khu vực có cây gỗ nhưng kích thước nhỏ và không đủ mật độ để thành rừng. Đối tượng này nên tiến hành giải pháp bảo vệ nhằm duy trì tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

2. Trữ lượng các loại rừng


Tổng trữ lượng các loại rừng hiện nay của tỉnh Quảng Ninh là 7.775.000 m3 gỗ và 30-35 triệu cây Tre các loại cụ thể như sau:

2.1. Rừng tự nhiên

  • Rừng giầu: tổng trữ lượng rừng giầu 15.000 m3 gồm những loài cây gỗ lớn đặc trưng của hệ sinh thái rừng Đông - Bắc Việt Nam, có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học và nghiên cứu khoa học, giải pháp chính áp dụng cho đối tượng này là bảo vệ nghiêm ngặt.

  • Rừng trung bình: gồm 836.400 m3 tồn tại ở cả 3 khu vực, đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Loại rừng này vẫn tiếp tục tăng trưởng về thể tích, đồng thời có giá trị đa dạng sinh học, phòng hộ cao.

  • Rừng nghèo: Tổng trữ lượng rừng nghèo là: 804.600 m3 tồn tại ở cả 3 khu vực, đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Lớp cây tái sinh đang dần phục hồi và thay thế dần tầng cây cao kém chất lượng. Tùy điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép, sẽ tiến hành các biện pháp tích cực để cải thiện phẩm chất và nâng cao trữ lượng rừng.

  • Rừng phục hồi: Tổng trữ lượng rừng phục hồi là: 2.639.700 m3 hầu hết đang bước vào giai đoạn rừng sào, giải pháp hữu hiệu cho trạng thái rừng này là làm tốt công tác bảo vệ, nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi tự nhiên trong vòng 20 - 30 năm tới trở thành trạng thái rừng trung bình với trữ lượng 80 - 100 m3/ha.

  • Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa: có trữ lượng là 392.100 m3 tiến hành giải pháp bảo vệ lớp cây gỗ, cây tái sinh; đồng thời khai thác tre, nứa ở lớp tuổi già phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống.

2.2.Rừng trồng: tổng trữ lượng rừng trồng là 3.030.200 m3.

  • Đối với rừng cây lấy nhựa, tiến hành chăm sóc; bảo vệ; nuôi dưỡng cây trồng đồng thời khai thác nhựa theo đúng quy trình kỹ thuật.

  • Đối với cây lấy gỗ: Tại 2 khu vực rừng phòng hộ và đặc dụng tiến hành bảo vệ, nuôi dưỡng nhằm phát huy khả năng phòng hộ. Có thể tiến hành các giải pháp tích cực như: trồng bổ sung cây bản địa dưới tán rừng, nhằm nâng cao chất lượng, đồng thời với việc chặt tỉa những cây có phẩm chất kém hoặc mặt độ dầy, để tận thu sản phẩm.

  • Đối với khu vực rừng sản xuất gồm 2.463.000 m3, hiện nay hầu hết các công ty, hộ gia đình đang tập trung vào việc khai thác sản phẩm gỗ mỏ; gỗ dăm giấy... ở độ tuổi nhỏ, cây đang sinh trưởng nhanh, gây lãng phí. Trong kỳ quy hoạch tới cần điều chế đối tượng này, thành hai loại hình sản xuất kinh doanh.

Kinh doanh gỗ lớn: chu kỳ 15-20 năm, sản lượng định hình trung bình 150 - 200 m3/ha. Tỷ lệ diện tích dành cho sản xuất kinh doanh gỗ lớn chiếm khoảng 5-10%.

Kinh doanh gỗ nhỏ: chu kỳ 7 - 8 năm, sản lượng trung bình đạt từ 70 - 100 m3/ha. Tỷ lệ diện tích giành cho sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ chiếm khoảng 90 - 95%. Hàng năm khai thác 9.000 - 10.000 ha, tương đương với 550.000 - 600.000 m3 gỗ thương phẩm, đáp ứng một phần nhu cầu cho sản xuất và đời sống.

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh


3.1. Quản lý bảo vệ rừng

Đến nay trên địa bàn tỉnh cơ bản hoàn thành việc xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2011 - 2015 đối với cấp huyện; thị xã; thành phố và nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm; xây dựng hệ thống biển báo, bảng nội quy về quản lý bảo vệ rừng ở những nơi có nguy cơ xâm hại rừng cao... Thành lập Tổ công tác của tỉnh thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg và Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ; xây dựng quy chế phối hợp giữa các xã, huyện giáp ranh để ngăn chặn kịp thời các hiện tượng chặt phá, khai thác, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái phép...

Nhìn chung công tác quản lý bảo vệ rừng đã được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả khả quan. Hoàn thành công tác rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, cắm mốc ranh giới 3 loại rừng. Thực hiện tốt công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; đến nay tỷ lệ che phủ đạt 53,5%. Bên cạnh những việc đã đạt được trong thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

3.2. Khoanh nuôi tái sinh rừng

Thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ tỉnh Quảng Ninh có nhiều quan tâm đầu tư cho công tác khoanh nuôi tái sinh rừng, trong giai đoạn 2005 - 2014 đã thực hiện bình 5.848,8 lượt ha/năm. Ưu tiên khoanh nuôi tái sinh rừng các thuộc khu vực phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu, xung yếu thuộc các công trình thủy lợi, thủy điện, lưu vực sông, suối lớn, các đèo dốc, dọc các tuyến đường giao thông và các khu rừng đặc dụng.

Rừng khoanh nuôi tái sinh mang lại hiệu quả đáng kể, trên 50% diện tích được khoanh nuôi phòng hộ tái sinh rừng sau 5 - 7 năm đã đạt độ tàn che 0,2 - 0,3, góp phần nâng cao độ che phủ rừng của toàn tỉnh.



3.3. Trồng rừng

Từ nhiều năm nay công tác trồng rừng tại Quảng Ninh luôn được quan tâm đầu tư, đặc biệt là những năm gần đây bằng các nguồn vốn đầu tư trong chương trình dự án 661, dự án trồng rừng Việt - Đức, dự án định canh định cư, dự án trồng rừng nguyên liệu, dự án trồng rừng ngập mặn hội chữ thập đỏ của Nhật Bản…

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông, thị trường lâm sản, quy hoạch 3 loại rừng. Tỉnh Quảng Ninh đã từng bước quy hoạch các vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hoá, chuyên canh theo mục đích sử dụng đất lâm nghiệp của mỗi loại rừng; các vùng cao, vùng xa tập trung trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và vùng có điều kiện thuận lợi về giao thông, có thị trường lâm sản tập trung trồng rừng sản xuất. Chính vì vậy, trong 5 năm gần đây, trồng rừng sản xuất đã thành phong trào phát triển rộng lớn trên địa bàn tỉnh; mỗi năm toàn tỉnh trồng mới bình quân 13.000 ha rừng sản xuất.

3.4. Khai thác


  • Khai thác gỗ:

Từ năm 2000 toàn tỉnh cơ bản chấm dứt việc khai thác gỗ rừng tự nhiên, chuyển hướng sang trồng và khai thác gỗ rừng trồng và sản lượng khai thác rừng trồng được tăng dần qua các năm. Từ năm 2010 - 2014 sản lượng tăng từ 100 nghìn đến 250 nghìn m3 gỗ, sản phẩm chủ yếu là gỗ mỏ; gỗ xây dựng và gỗ dăm giấy.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh vẫn có, một lượng gỗ rừng tự nhiên bị khai thác trái phép không kiểm soát được. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng rừng, giảm tính đa dạng sinh học đối với rừng tự nhiên.



  • Khai thác lâm sản ngoài gỗ:

  • Khai thác nhựa Thông: tập trung chủ yếu ở các huyện có diện tích trồng Thông như: TX. Đông Triều; TP. Uông Bí; Ba Chẽ; Tiên Yên; Vân Đồn; Bình Liêu; TP. Móng Cái sản lượng khai thác bình quân đạt 2.063 tấn/năm. Khai thác nhựa Thông trong những năm gần đây đang phát triển mạnh do giá sản phẩm cao, tuy nhiên tình trạng khai thác nhựa Thông non (rừng chưa đủ tuổi khai thác) diễn ra phổ biến, điều này đã ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của rừng.

  • Hàng năm trên địa bàn tỉnh còn khai thác các lâm sản ngoài gỗ có giá trị khác như: Quế; Tre, dóc, song mây...

  • Hiện nay việc khai thác lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh còn mang tính tự phát và nhỏ lẻ, dẫn đến tình trạng giá cả của các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ thường bị tư thương ép giá.

4. Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh


4.1. Tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp

Hệ thống tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp đã từng bước được kiện toàn.



  • Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Lâm nghiệp; Chi cục Kiểm lâm là cơ quan quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp, chỉ đạo mọi hoạt động về công tác bảo vệ và phát triển rừng trên toàn tỉnh.

  • Cấp huyện, thị xã, thành phố: Phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế); là cơ quan tham mưu giúp UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và phát triển lâm nghiệp. Hạt Kiểm lâm là cơ quan kiểm tra, giám sát việc thi hành luật, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

  • Cấp xã: Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, giúp Chủ tịch UBND xã quản lý về công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã.

4.2. Tổ chức quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng

4.2.1. Các tổ chức quản lý, bảo vệ rừng rừng


Trên địa bàn tỉnh có 12 tổ chức trực tiếp tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các đơn vị thuộc cấp trung ương và địa phương quản lí có liên quan đến công tác QLBV PTR: Trường cao đẳng Nông lâm Đông Bắc; Trung tâm lâm đặc sản Hoành Bồ; Trung tâm khoa học và sản xuất Lâm - Nông nghiệp... Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác QLBVR.

4.2.2. Các tổ chức sản xuất kinh doanh rừng


  • Tổ chức; doanh nghiệp nhà nước: Thuộc tỉnh quản lý: Có 9 công ty thuộc Bộ Quốc phòng quản lý: có 1 Đoàn kinh tế quốc phòng 327, trong đó có 04 Lâm trường là: Lâm trường 155; Lâm trường 156 đóng tại huyện Bình Liêu; Lâm trường 42 đóng tại thành phố Móng Cái; Lâm trường 103 đóng tại huyện Hải Hà.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có Bộ đội biên phòng tỉnh; BCH quân sự tỉnh; Kho KV4 - Tổng cục kỹ thuật... tham gia vào công tác phát triển rừng.

  • Tổ chức; doanh nghiệp ngoài Quốc doanh: Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có trên 33 Tổ chức kinh tế; doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào bảo vệ và phát triển rừng, với tổng diện tích được giao lên tới 36.451,6 ha. Trong đó, có thể kể đến 1 số tổ chức doanh nghiệp điển hình như: HTX Toàn Dân; Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tài Nguyên; Công ty TNHH Thanh Lâm; Công ty CP Thương mại và XD TKL; Công ty TNHH Phú Lâm; Công ty TNHH Ngân Hiền; Công ty InnovGreen Quảng Ninh...

5. Hoạt động chế biến


  • Ngành chế biến gỗ tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua đã có những bước phát triển nhất định, tăng trưởng mạnh không chỉ về số lượng doanh nghiệp, quy mô sản xuất và bước đầu đã đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đã tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn. Tổng doanh thu thuần năm 2009 của ngành công nghiệp Chế biến gỗ Quảng Ninh là 317.182 triệu đồng, năm 2014 là 1.757.956 triệu đồng.

  • Mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh Quảng Ninh là dăm thô và ván bóc; trong đó chủ yếu là dăm thô. Giá trị lâm sản xuất khẩu năm 2005 đạt 110,9 triệu USD; năm 2013 đạt 100,9 triệu USD. Đây là ngành sản xuất sôi động nhất trong thời gian qua, thu hút nhiều lao động và mang lại nguồn lợi đáng kể do có lợi thế từ cảng Cái Lân là nơi duy nhất xuất khẩu dăm thô vùng Bắc Bộ.

  • Mức tiêu thụ gỗ hàng năm được thống kê theo kết quả báo cáo của các huyện,thị trong tỉnh như sau:

  1. Mức tiêu thụ gỗ tròn rừng trồng hàng năm (m3)/ năm

TT

Huyện thị

Dăm, giấy

Ván mỏng

Ván sợi

Ghép thanh

Xẻ, đồ mộc, trụ mỏ, xây dựng

1

Hạ long

368.201

 

 

 

2

Cẩm Phả

100.000

 

 

 

3

Đầm Hà

1.500

 

4.000

4.500

4

Hải Hà

80.000

 

 

 

5

Quảng Yên

 

1.500

 

5.000

6

Tiên Yên

125.000

3.000

 

 

7

Ba Chẽ

8.500

 

 

 

8

Móng Cái

 

 

 

 

9

Hoanh Bồ

47.916

2.700

 

2.000

10

Uông Bí

 

 

40.000

20.000

11

Đông Triều

 

 

1.000

1.500

12

Bình Liêu

5.000

 

 

5.000

13

Vân Đồn

5.000

3.000

 

50.000

14

Cô Tô

 

 

 

5.000

Tổng cộng

741.117

10.200

45.000

93.000

Nguồn: Kết quả điều tra tại các huyện, thị, thành phố.

Tổng lượng tiêu thụ gỗ tròn ước tính 889.317 m3 gỗ tròn/năm (bao gồm cả lượng gỗ rừng trồng thu mua của các tỉnh lân cận). Nguyên liệu gỗ sử dụng là gỗ tròn rừng trồng, các loài cây trồng rừng chủ yếu là Thông, keo, bạch đàn. Gỗ rừng trồng của tỉnh Quảng Ninh đã đã đáp ứng cơ bản nguyên liệu gỗ cho sản xuất ván sợi, dăm gỗ, gỗ xẻ, gỗ tròn cho xây dựng và một phần gỗ cho công nghiệp khai thác mỏ. Nguồn cung cấp chủ yếu trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang..). Gỗ rừng tự nhiên chủ yếu được sử dụng cho sản xuất đồ mộc và gỗ xẻ trong xây dựng dân dụng (ván sàn, cầu thang, cửa các loại). Gỗ nhập khẩu (bao gồm cả gỗ tròn, gỗ xẻ và ván nhân tạo) của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh không lớn, chủ yếu cho công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền và một phần rất ít (so với các tỉnh khác trong cả nước) cho sản xuất đồ mộc. Loại gỗ nhập khẩu chủ yếu: gỗ lim, gỗ sao, gỗ sồi; từ các nước Lào, Căm Phu Chia, Nam Phi.



Căn cứ kết quả điều tra và báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố; toàn tỉnh Quảng Ninh có 381 cơ sở sản xuất chế biến gỗ; trong đó 99 cơ sở là các doanh nghiệp (Nhà nước, tư nhân) và 282 cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình.

  1. Số lượng các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn Quảng Ninh

TT

Huyện/TX/TP

Số doanh nghiệp

Số hộ KD cá thể

Tổng cộng

1

H. Đông Triều

4

31

35

2

TP.Uông Bí

9

42

51

3

TX. Quảng Yên

17

28

45

4

H. Hoành Bồ

18

0

18

5

TP. Hạ Long

12

13

25

6

TP. Cẩm Phả

12

13

25

7

H. Vân Đồn

3

16

19

8

H. Ba Chẽ

4

28

32

9

H. Tiên Yên

9

67

76

10

H. Bình Liêu

1

6

7

11

H. Đầm Hà

4

9

13

12

H. Hải Hà

2

18

20

13

TP. Móng Cái

4

6

10

14

H. Cô Tô

0

5

5




Tổng cộng

99

282

381

Nguồn: Báo cáo của UBND các huyện/thị xã/thành phố.

Chế biến nhựa Thông: Trên địa bàn tỉnh có Công ty Cổ phần Thông Quảng Ninh, với dây chuyền chế biến tương đối hiện đại với sản lượng đạt trên 12 nghìn tấn/năm. Sản phẩm nhựa Thông với thương hiệu uy tín trong và ngoài nước.



  • Bên cạnh những điểm đã đạt được, ngành chế biến gỗ trong tỉnh vẫn còn một số hạn chế như:

  • Phân bố phân tán, chưa hình thành các cụm công nghiệp có tính hỗ trợ, tương tác cùng phát triển, một số cụm chế biến nhỏ đã hình thành nhưng sản phẩm chưa phong phú, chưa có tính gắn kết đa ngành (băm dăm, đóng tàu thuyền ở Quảng Yên).

  • Đầu tư công nghệ cho sản xuất ở trình độ thấp và chưa đồng đều. Chất lượng sản phẩm và sản lượng hàng hóa tạo ra thấp (trừ dăm gỗ), đặc biệt ngành hàng chế biến đồ mộc chưa đáp ứng nhu cầu đồ gỗ cao cấp trong tỉnh.

  • Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển chế biến gỗ tại các huyện tiềm năng nguyên liệu gỗ chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

  • Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn, điều này hoàn toàn phù hợp

  • Trong giai đoạn tới để đẩy mạnh phát triển chế biến lâm sản của tỉnh trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, tổ chức lại, bố trí hợp lý, khoa học hệ thống các cơ sở chế biến gắn với vùng, nguồn nguyên liệu ổn định, nhanh chóng chuyển hướng từ chế biến thô sang tinh và sâu, sử dụng nguyên liệu từ rừng trồng là chính, đưa công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định số 3599/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 Phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;


6. Tồn tại và nguyên nhân

6.1. Tồn tại

  • Diện tích rừng tuy có tăng, độ che phủ đạt và vượt so với mục tiêu, nhưng chất lượng, tính đa dạng sinh học chưa cao của cả rừng tự nhiên và rừng trồng.

  • Một số diện tích rừng vẫn tiếp tục bị thu hẹp, do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác;

  • Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp có tăng nhưng chưa thực sự bền vững; giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp. Sản xuất ở vùng sâu, vùng xa, chi phí cho khâu khai thác, vận xuất, vận chuyển cao; năng suất rừng trồng quảng canh thấp.

  • Ngành công nghiệp chế biến lâm sản còn rất nhiều bất cập, hệ thống cơ sở chế biến với thiết bị và công nghệ còn lạc hậu; sản phẩm vẫn là nguyên liệu thô chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Việc phát triển các cơ sở chế biến lâm sản còn thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao; nguồn nguyên liệu chưa ổn định.

  • Tác động của ngành lâm nghiệp đối với xóa đói giảm nghèo còn hạn chế, chưa tạo ra nhiều việc làm; thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp và chưa ổn định; đa số người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa thực sự có thu nhập từ rừng và chưa thể sống bằng nghề rừng; đời sống của cán bộ, công nhân làm nghề lâm nghiệp còn rất nhiều khó khăn.

  • Việc quản lý sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp còn bất cập; người dân còn sử dụng đất lâm nghiệp được giao vào các mục đích khác hoặc chưa tận dụng hết tiềm năng của đất, nhiều diện tích nhận đất nhưng thiếu vốn đầu tư nên để hoang hóa thời gian dài gây lãng phí, một số diện tích đất lâm nghiệp ở xa, hạ tầng đường xá, cầu cống còn hạn chế nên việc triển khai sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

  • Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của rừng và tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế.

6.2. Nguyên nhân

6.2.1. Nguyên nhân khách quan:


  • Chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài ngày, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro bởi ảnh hưởng của thời tiết; nơi có điều kiện phát triển lâm nghiệp lại là các vùng khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển; thị trường lâm sản chậm phát triển và tính cạnh tranh thấp. Khả năng về vốn đầu tư còn thiếu thốn và nhiều hạn chế.

  • Rừng trải rộng trên địa bàn lớn; sức ép gia tăng dân số lên đất rừng và lâm sản ngày càng cao, nhất là các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu đất sản xuất nông nghiệp;

  • Hệ thống cơ sở chế biến chậm phát triển; hệ thống giao thông chưa đồng bộ dẫn đến chi phí vận chuyển và dịch vụ cao và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp thấp;

  • Thị trường lâm sản còn bị ảnh hưởng, phụ thuộc nhiều từ các đối tác nước ngoài, dẫn đến mất ổn định trong sản xuất kinh doanh.

6.2.2. Nguyên nhân chủ quan


  • Nhận thức về vai trò của lâm nghiệp trong công tác phát triển kinh tế- xã hội chưa thực sự đầy đủ và toàn diện; chưa đánh giá đúng tiềm năng, giá trị môi trường của rừng đem lại cho xã hội, chưa xác định rõ chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ khâu tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản và cung cấp dịch vụ từ rừng.- Rừng trải rộng trên địa bàn lớn; sức ép gia tăng dân số lên đất rừng và lâm sản ngày càng cao, nhất là các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu đất sản xuất nông nghiệp;

  • Hệ thống cơ sở chế biến chậm phát triển; hệ thống giao thông chưa đồng bộ dẫn đến chi phí vận chuyển và dịch vụ cao và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp thấp;

  • Thị trường lâm sản còn bị ảnh hưởng nhiều từ các đối tác nước ngoài, dẫn đến mất ổn định trong sản xuất kinh doanh.

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương