Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang8/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   41

2. Hiện trạng chăn nuôi


2.1. Thực trạng về quy mô ngành chăn nuôi

  1. Diễn biến kết quả ngành chăn nuôi giai đoạn 2005-2014

Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2010

2012

2013

2014

TĐTT 2005-2014

I. Số đầu con nuôi

 

 

 

 

 

 

 

1. Đàn trâu

Con

63.200

63.700

53.400

46.500

45.545

-3,6

2. Đàn bò

Con

24.100

24.000

19.200

17.400

19.073

-2,6

3. Đàn lợn

Con

374.700

354.400

360.500

374.100

374.916

0,0

4. Đàn gia cầm

1000 con

2.114

2.364

2.449

2.765

2.768

3,0

Trong đó: Gà

1000

1.700

1.800

1.846

2.100

2.063

2,2

II. Sản phẩm thịt hơi

Tấn

41.487

36.995

87.694,2

80.269

83.713

8,1

1. Đàn trâu

Tấn

704,9

1.187,2

87.106,0

1.873

1.518

8,9

2. Đàn bò

Tấn

540,9

1.364,7

458,3

1.109

1.023

7,3

3. Đàn lợn

Tấn

36.208

30.272,0

129,9

65.834

68.412

7,3

4. Đàn gia cầm

Tấn

4.033

4.171,0

 

11.453

12.759

13,7

III. Sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

 

1. Trứng các loại

1000 quả

48.437

37.823

87.106

101.640

53.345

1,1

2. Mật ong

1000 lít

60

97,5

129,9

160

121,9

8,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2014.

Mặc dù quy mô đàn có xu thế giảm (chỉ có đàn gia cầm tăng 3,0% giai đoạn 2005 - 2014), tuy nhiên sản lượng thịt hơi các loại vẫn có xu thế tăng (đạt 8,1%/năm), trong đó tăng nhanh nhất là gia cầm (13,7%/năm), chứng tỏ chất lượng đàn vật nuôi của Quảng Ninh ngày càng được nâng cao, kể cả chất lượng con giống và kỹ thuật chăn nuôi.



Tuy nhiên, sản lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi tại Quảng Ninh, mới đáp ứng được 60% nhu cầu của tỉnh, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội... về giết mổ để tiêu thụ. Trên địa bàn toàn tỉnh ước phải nhập từ 1.600 - 1.800 con lợn/ngày (chỉ tính riêng TP Hạ Long và Cẩm Phả đã nhập từ 600 - 800 con lợn/ngày) để giết mổ, chưa kể đến trâu bò và gia cầm các loại.

Hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc - gia cầm từ tỉnh ngoài về, mang theo dịch bệnh, làm phát sinh và lây lan, ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi của tỉnh. Việc kiểm soát dư lượng kháng sinh; kim loại nặng, hoóc môn tăng trọng ... chưa thực hiện được, đây là mối lo chung về sức khỏe đối với người tiêu dùng.



2.2. Thực trạng phân bố các loại vật nuôi

2.2.1. Đàn trâu

Trong nhiều năm qua đàn trâu của tỉnh Quảng Ninh chủ yếu phục vụ cày kéo nên hình thức nuôi theo hộ gia đình. Trong những năm gần đây, đàn trâu liên tục giảm từ 63.200 con (năm 2005) xuống còn 45.545 con năm 2014, tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2005 - 2014 là 3,6%/năm. Nguyên nhân giảm chủ yếu do đưa máy móc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp thay thế hình thức cày, kéo, làm đất bằng trâu và hiệu quả kinh tế chưa cao, hiện nay thịt trâu chưa phải là nguồn thực phẩm chính trong đời sống của con người. Đàn trâu hiện nay tập trung nhiều nhất Hải Hà (chiếm 16,3% tổng đàn); Hoành Bồ (chiếm 13,7%); Bình Liêu (chiếm 13,0% tổng đàn); Tiên Yên (chiếm 10,5% tổng đàn).



2.2.2. Đàn bò

Năm 2014 tổng đàn bò của tỉnh là 19.073 con,tập trung nuôi chủ yếu tại các các địa phương: TX. Quảng Yên 894 con; TX. Đông Triều 658 con, Đầm Hà 581 con, TP.Uông Bí 425 con, TP.Hạ Long 265 con, Hoành Bồ 258 con…. Đàn bò đang được chuyển dần sang chăn nuôi hướng thịt. Chương trình "Sind hoá" đàn bò đang được mở rộng trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ Laisind hiện này chiếm khoảng 14% tổng đàn.



2.2.3. Đàn lợn

So với các tỉnh thuộc ĐBSH, quy mô đàn lợn của tỉnh còn nhỏ đứng thứ 12 (về số lượng), đến năm 2014 đạt 374.916 con. Giai đoạn 2005 - 2010, quy mô đàn giảm mạnh 20.300 con, tốc độ giảm bình quân khoảng 1,1%/năm, tuy nhiên đến năm 2014 kinh tế trang trại phát triển mạnh tại một số địa phương đã nâng quy mô đàn lợn của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng gần 1,4% so với năm 2010. Lợn nái, lợn đực giống ngoại (có tỷ lệ nạc 59-62%) hiện đang được nuôi và nhân giống tại Công ty Minh Châu - TP. Hạ Long và công ty cổ phần Thiên Thuận Tường - TP. Cẩm Phả. Đàn lợn nuôi tập trung ở TX.Đông Triều (17,3% tổng đàn), TX.Quảng Yên (14,9%); huyện Hải Hà (14,3%); huyện Đầm Hà (9,4%); TP.Móng Cái (9,2%). Những địa phương khác có qui mô đàn lợn nhỏ chỉ chiếm từ 2,4% đến 7% tổng đàn lợn toàn tỉnh. Huyện đảo Cô Tô có qui mô đàn lợn nhỏ nhất chiếm 0,6% tổng đàn lợn toàn tỉnh.



2.2.4. Đàn gia cầm

Tổng đàn gia cầm năm 2014 đạt 2.768 ngàn con (đạt tốc độ tăng trưởng 3,0%/năm giai đoạn 2005-2014). Nuôi tập trung nhiều tại TX.Đông Triều và TX. Quảng Yên, số lượng gia cầm nuôi tại 02 địa phương này chiếm 44,5%/tổng đàn gia cầm toàn tỉnh. Trong đó: đàn gia cầm tại TX.Đông Triều có qui mô gần 657,5 nghìn con; tại TX. Quảng Yên là 573,3 nghìn con; các địa phương khác có qui mô đàn gia cầm đạt từ 1,4% đến 8,3%/tổng đàn gia cầm toàn tỉnh. Đàn gia cầm của huyện đảo Cô Tô chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu đàn gia cầm của tỉnh (chỉ đạt 0,7 %).



2.2.5. Chăn nuôi khác

Ngoài các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu trên, Quảng Ninh còn có một số loại hình chăn nuôi khác, trong đó có nuôi dê 9.704 con; Hươu 117 con, ngựa 63 con. Ngoài còn nuôi, sản lượng mật ong năm 2014 đạt 122 nghìn lít. Phát triển ong cũng có thể coi và thế mạnh của Quảng Ninh với khả năng khai thác hoa từ các vườn cây ăn quả có quy mô đáng kể trong tỉnh.



2.3. Các hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn và thực trạng chăn nuôi tập trung

Hiện ở Quảng Ninh đang tồn tại 3 hình thức chăn nuôi chủ yếu, đó là chăn nuôi trong nông hộ với quy mô nhỏ, chăn nuôi bán công nghiệp quy mô vừa và chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, tập trung.



2.3.1. Chăn nuôi thủ công quy mô hộ

Phương thức tổ chức sản xuất chăn nuôi ở Quảng Ninh nhìn chung vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ hộ gia đình chiếm >80% (cả nước năm 2014 chăn nuôi trang trại chiếm 14,4%); Sản phẩm chăn nuôi theo hình thức này chiếm từ 72 - 75% tổng sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, loại vật nuôi theo phương thức này chủ yếu là trâu bò, gia cầm, thủy cầm.



2.3.2. Chăn nuôi bán công nghiệp

Đặc trưng của hình thức chăn nuôi này là quy mô lớn hơn (số lượng lợn thịt 100 - 200 con, lợn sinh sản 20 - 50 con, gia cầm từ 2.000 - 5.000 con), chuồng trại được đầu tư và bổ sung thức ăn công nghiệp, đồng thời áp dụng các quy trình phòng bệnh, nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao hơn, thời gian nuôi rút ngắn, vòng quay vốn nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ, lẻ trong nông hộ. Ước tính ở Quảng Ninh có khoảng 16% - 17% số lượng lợn và 2,5 – 3,5% số lượng gà nuôi theo phương thức này.



2.3.3. Chăn nuôi công nghiệp

  • Chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp ở Quảng Ninh mới bắt đầu hình thành và chủ yếu ở trại lợn tư nhân; nhìn chung, chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp chưa phát triển, vẫn còn hạn chế cả về công nghệ và chất lượng sản phẩm. Tỷ trọng sản phẩm hàng hóa chăn nuôi công nghiệp còn rất nhỏ so với tổng sản phẩm chăn nuôi (khoảng 3,6%).

  • Đối với đàn gà nuôi theo phương thức công nghiệp chỉ mới phát triển và chủ yếu ở các trại gà nuôi gia công. Các giống nuôi chủ yếu là các giống cao sản, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín, chuồng lồng, sàn,…năng suất chăn nuôi đạt cao. Hình thức chăn nuôi gà công nghiệp chỉ có 8 trại, sản phẩm thịt và trứng gà nuôi với phương thức này ở tỉnh Quảng Ninh chiếm tỷ trọng rất nhỏ (2,5%)/tổng sản phẩm chăn nuôi gà.



2.4. Thực trạng chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung trong tỉnh

Chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung tại các địa phương trên địa bàn tỉnh mới chỉ ở mức độ vừa và nhỏ hộ gia đình. Loại vật nuôi phổ biến theo phương thúc này là lợn thịt và gia cầm (đàn gà chiếm tỷ trọng lớn). Tổng số trang trại chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh có 84 trang trại (theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá về tiêu chí trang trại).



  • Đàn trâu bò nuôi theo hình thức trang trại, gia trại chiếm tỷ lệ thấp (dưới 10% tổng đàn), chủ yếu là hình thức nuôi bò thịt kết hợp nuôi bò sinh sản với quy mô phổ biến 10 - <50 bò/trại.

  • Đàn lợn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại chiếm 20,2% tổng đàn (cả nước chiếm khoảng 32%). Có 19 trại nuôi lợn thịt (chiếm 25% tổng số trại) với quy mô nuôi lợn thịt phổ biến từ 100 con trở lên/trại, trong đó 10 trại nuôi qui mô từ 200 con đến 800 con, 02 doanh nghiệp chăn nuôi lợn với quy mô lớn từ 1.400 đến 1.500 lợn nái và 4.500 đến 5.500 lợn thịt/trại.

  • Đàn gia cầm nuôi theo hình thức trang trại, gia trại chỉ chiếm trên 20% tổng đàn gia cầm. Đến năm 2014 toàn tỉnh có 10 trại nuôi gà với tổng đàn đạt trên 140.000 con, chiếm 2,59% tổng đàn gà (cả nước năm 2014 tỷ lệ đàn gà nuôi gia trại, trang trại chiếm khoảng 20%); trong đó có 3 trại quy mô từ 2.000 - <5.000 con/trại, có 3 trại quy mô 5.000 - <8.000 con/trại, có 2 trại quy mô 8.000 - 11.000 con/trại; có 02 trang trại tâp trung quy mô 24.000 gà thịt/trại và 40.000 gà đẻ trứng /trại . Đàn vịt nuôi theo hình thức trang trại (ao + chuồng) chỉ có 2 trại với quy mô từ 2.000 - <5.000 con/trại.

2.5. Hiệu quả kinh tế

Chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu mang tính tự sản tự tiêu và đáp ứng một phần tiêu dùng của hộ, lợi nhuận chưa cao do phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường; nếu giá thị trường giảm mạnh nhiều hộ chăn nuôi có thể phải chịu lỗ.



  • Bò thịt: Khảo sát các trang trại (tháng 12/2014) cho thấy bình quân tổng chi phí nuôi trong 12 tháng: 10,5 - 11,0 triệu đồng/con, tổng thu: 14,0 - 15 triệu đồng/con, lợi nhuận: 3,5 - 4,0 triệu đồng/con, tỷ suất lợi nhuận đạt 26,7%.

  • Bò sinh sản: Hầu hết các trại chăn nuôi bò sinh sản có mục đích chủ yếu là để tăng quy mô đàn, một ít bán bò giống. Hạch toán giá thành sản xuất bình quân 1 con bò giống 4,0 - 4,1 triệu đồng/con, với giá bán bò giống trung bình là: 5,2 triệu đồng/con, lợi nhuận thu được của 1 bò sinh sản: 1,1 - 1,2 triệu đồng/con/năm, tỷ suất lợi nhuận đạt khoảng 20%.

  • Lợn thịt: Chi phí bình quân 1 lợn thịt: 4,65 - 4,80 triệu đồng/con, bán lợn hơi với giá thời điểm (tháng 12/2014) là: 52.000 - 54.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được 500.000 - 520.000 đồng/con, tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 11,0%.

Nguyên nhân do giá thức ăn tăng cao nên giá thành 1 kg lợn hơi lên đến 47.500 - 48.700 đồng/kg, người chăn nuôi quy mô nhỏ sẽ lãi rất ít hoặc bị lỗ nếu giá lợn hơi giảm.

  • Lợn sinh sản: Khảo sát tại các trại nuôi lợn nái (tháng 12/2014), hạch toán giá thành 1 kg lợn con là: 64.000 - 64.800 đồng/kg với giá bán cùng thời điểm là: 72.000 - 75.000 đồng/kg, người chăn nuôi thu lợi nhuận 10.000 - 11.000 đồng/kg lợn giống, lợi nhuận bình quân 2,20 - 2,50 triệu đồng/lợn nái/năm với tỷ suất lợi nhuận khoảng 14,0%.

  • Nuôi gà: Nuôi gà thả vườn (nuôi bán chăn thả) có hiệu quả kinh tế hơn nuôi gà thịt nhốt chuồng và gà thịt công nghiệp. Do giảm được chi phí thức ăn và giá bán thịt gà thả vườn cao (lợi nhuận trên 1 đầu gà thịt nuôi thả vườn: 26.400 đồng, nuôi gà thịt Lương Phượng: 22.400 đồng/con so với gà thịt công nghiệp chỉ có: 10.500 đồng/con); song thời gian nuôi kéo dài hơn và hệ số vòng nuôi thấp hơn; Nuôi gà đẻ trứng thương phẩm cũng có hiệu quả kinh tế khá cao, lợi nhuận bình quân khoảng 3.800 đồng/10 quả trứng, đạt khoảng 103.000 đồng/1 con gà đẻ.

  • Nuôi vịt: Hiện nay trên thị trường giá bán thịt vịt tăng cao nên hạch toán các mô hình nuôi vịt thịt và vịt đẻ đều có hiệu quả kinh tế cao. Song trong tương lai để phát triển bền vững cần phát triển mô hình quy trình thực hành tốt nuôi vịt an toàn để dễ dàng kiểm soát dịch bệnh.

2.6. Giết mổ tập trung

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 870 cơ sở giết mổ, trong đó: 23 điểm giết mổ trâu bò, dê, ngựa; 720 điểm giết mổ lợn; 127 điểm giết mổ gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư. Trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 8.000 hộ, điểm hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Toàn tỉnh hiện có 138 chợ gồm: 19 chợ hạng I; 19 chợ hạng II và 100 chợ hạng III.



Số lượng gia súc, gia cầm giết mổ ước tính bình quân (một ngày đêm): 2.530 con lợn, 33 con trâu, bò và khoảng 10 nghìn con gia cầm. Việc giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra vào 04 - 05 giờ sáng tại các điểm, cơ sở giết mổ nằm rải rác trong khu dân cư nên công tác kiểm soát giết mổ chưa thực hiện kiểm tra trước khi giết mổ mà chỉ kiểm tra sau khi giết mổ tại các chợ bán thịt gia súc, gia cầm.

2.7. Đánh giá chung

2.7.1. Thuận lợi

Chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh phát triển không ổn định do tác động bởi nhiều yếu tố như: dịch bệnh, giá các yếu tố đâu vào cao, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, Quảng Ninh có những thuận lợi cơ bản như:



  • Là tỉnh có diện tích lớn với khí hậu và địa hình vùng miền núi, thế mạnh nổi bật là chăn nuôi đại gia súc, trong đó đàn trâu có qui mô tổng đàn đứng đầu so với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiềm năng phát triển bò thịt trên địa bàn tỉnh còn lớn tại các huyện vùng cao có thể phát triển vùng bãi chăn thả, trồng cỏ chuyên canh …

  • Công tác truyền giống, dịch vụ thú y đã được xã hội hóa, tạo nguồn lực hoạt động khá hiệu quả, nhất là các huyện có phong trào chăn nuôi phát triển.

  • Hệ thống các trạm khuyến nông, thú y trong đó lực lượng khuyến nông viên và các cộng tác viên được tổ chức đều khắp cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn chăn nuôi, thú y và chăm sóc nuôi dưỡng tiếp tục được triển khai thực hiện đã đem lại lợi ích và kết quả thiết thực cho người chăn nuôi.

  • Các chính sách khuyến khích của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án bao gồm Dự án Cải tiến nâng cao chất lượng giống bò thịt, Chương trình thanh toán và khống chế bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, các chương trình khuyến nông, chính sách phụ cấp Thú y viên cơ sở,... đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.

2.7.2. Tồn tại hạn chế

  • Nhu cầu sử dụng giống vật nuôi trên địa bàn Tỉnh còn bị phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp từ nhiều địa phương khác. Chất lượng con giống chưa hoàn toàn được kiểm soát dẫn đến chất lượng không đảm bảo, dễ bị suy thoái...

  • Chi phí cho thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vật nuôi, thức ăn chăn nuôi hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc có nguồn gốc từ các địa phương khác đã tác động và tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi. Nếu không xây dựng thành công các vùng nguyên liệu và tổ chức chế biến nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, quản lý tốt nhập khẩu nguyên liệu thì khó có thể rút ngắn khoảng cách về giá thức ăn.

  • Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất hàng hóa, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp. Không gian phát triển chăn nuôi còn bất hợp lý, quy mô chăn nuôi nhỏ chiếm đa số, dịch bệnh diễn biến phức tạp, là mối đe dọa tiềm tàng ảnh hưởng đến hiệu quả nói chung và tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Một số dịch bệnh lây nhiệm nhiễm vẫn còn tiềm ẩn. Ý thức của người dân về phòng chống dịch và tuân thủ pháp lệnh thú y còn thấp.

  • Hình thức tổ chức sản xuất còn phân tán trong khu dân cư, tận dụng nguồn thức ăn thừa và phụ phẩm ngành trồng trọt nên tính hàng hóa và chất lượng sản phẩm còn thấp. Xử lý ô nhiểm môi trường ở những hộ nuôi nhỏ chưa tốt, gây ô nhiểm không khí và nguồn nước.

  • Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, gây thiệt hại cho người tiêu dùng (như trộn hooc môn sinh trưởng vào thức ăn, tiêm thuốc chống lao để tăng tỷ lệ nạc,...).

  • Chính sách cho việc sử dụng đất phát triển CNTT còn bất cập đã làm hạn chế tốc độ phát triển các vùng CNTT và mở rộng quy mô chăn nuôi. Hầu hết các huyện chưa chú trọng trồng cỏ chăn nuôi. Thức ăn thô xanh cho đàn bò chủ yếu là cỏ voi và phát triển dưới hình thức tận dụng đất thổ cư hoặc các rẻo đất phân tán nên chưa đáp ứng nhu cầu về chất cũng như về lượng cho gia súc.

  • Công nghệ nuôi tiên tiến đã được khuyến cáo, nhưng trình độ nguồn lực của các hộ nuôi, nhất là các trại có quy mô nhỏ khó có thể áp dụng nhanh được. Sản xuất chăn nuôi trang trại chưa gắn chặt với giết mổ tập trung. Liên kết chuỗi từ sản xuất đến chế biến - tiêu thụ còn lỏng lẻo, còn xảy ra tình trạng cạnh tranh ép giá. Tổ chức sản xuất theo phương thức hợp tác chưa được đề cao nên sự tương trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tổ chức di dời còn bất cập.

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương