Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang41/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41

II. HIỆU QUẢ XÃ HỘI


- Hàng năm chuyển một lực lượng lao động nông thôn sang lao động trong lĩnh vực công nghiệp, du lịch, thương mại. Tạo thêm được việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống dân cư khu vực nông thôn. Kinh tế phát triển, xã hội nông thôn từng bước được cải thiện ổn định.

- Khai thác có hiệu quả quỹ đất chưa sử dụng sản xuất nông, lâm nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá nông, lâm sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo ra một số ngành nghề mới. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Tạo bước chuyển lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp với giá trị sản xuất cao/1đơn vị diện tích đất nông nghiệp, thu nhập của người lao động tăng gấp 2-3 lần so với hiện nay. Nâng cao trình độ, năng lực của người lao động, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp để có khả năng thích ứng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

III. HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG


- Môi trường được cải thiện theo hướng xanh, sạch, đẹp, tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái. Tăng tỷ lệ che phủ đồi gò, đất có rừng đạt 55%.

- Tăng độ che phủ đất rừng, góp phần giữ các nguồn sinh thuỷ, chống xói mòn, bảo vệ đất, chống xâm thực. Tăng tỷ lệ m2/cây xanh/người trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, góp phần cải thiện môi trường sống xung quanh.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Trong giai đoạn 2005 - 2014, sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tích quan trọng


- Ngành trồng trọt đã tạo ra một số sản phẩm có uy tín trên thị trường, gắn với thương hiệu sản phẩm mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế trang trại. Sản xuất chăn nuôi đã hướng vào phát triển những con gia súc, gia cầm có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao. Đã chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa: nếp cái hoa vàng Đông Triều, na dai Đông Triều, vải chín sớm Phương Nam TP. Uông Bí; rau an toàn TX. Quảng Yên; nhựa thông Quảng Ninh; gà đặc chủng bản địa Tiên Yên, miến dong Bình Liêu, chè Đường Hoa …

- Ngành lâm nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010 là 10,6%/năm và giai đoạn 2010 - 2014 đạt 12,3%/năm. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn, ngăn ngừa tình trạng cháy rừng, đốt nương làm rẫy. Thực hiện tốt công tác trồng rừng nâng cao độ che phủ rừng: năm 2005 độ che phủ rừng đạt 40,7%; năm 2014 đạt 53,5%.

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân được thực hiện khá tốt, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình sản xuất tiên tiến mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao...

- Toàn tỉnh đã có 582 công trình thủy lợi, trong đó có 178 hồ chứa các loại, 301 đập dâng vừa và lớn, 103 trạm bơm và một số phai, đập tạm trên sông suối cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và sinh hoạt. Năm 2014 tổng diện tích gieo trồng đ­ược t­ưới chiếm khoảng 80% diện tích gieo trồng của toàn tỉnh. Tỷ lệ cứng hóa kênh mương đạt 76,1% tổng chiều dài kênh mương. Là một trong những tỉnh có tỷ lệ kênh m­ương được cứng hoá khá cao so với các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Hệ thống n­ước sinh hoạt đã đáp ứng nhu cầu cần thiết phục vụ sinh hoạt của dân c­ư trong tỉnh.

- Những thành tựu trên đây cũng là tiền đề quan trọng cần kế thừa và phát huy cao độ đối với phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

2. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận kể trên, thực trạng phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém như:


  • Năng suất, chất lượng của phần lớn nông sản hàng hóa còn thấp, nông sản thực phẩm chưa an toàn, khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp chưa cao, chất lượng lao động nông thôn còn thấp, nhất là lao động nông nghiệp.

  • Công tác giống cây trồng, vật nuôi mặc dù đã được quan tâm, tuy nhiên tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, chủng loại giống chưa đa dạng, năng lực quản lý giống trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, chưa thực sự trở thành phong trào xã hội hóa nên nhiều hộ vẫn còn có thói quen sử dụng giống cây trồng kém chất lượng.

  • Các trang trại chăn nuôi và các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm luôn được xem là một trong những đối tượng có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, song hầu hết các cơ sở này chưa có hệ thống xử lý chất thải và nước thải theo đúng quy định của cơ quan quản lý môi trường. Công tác thú y còn nhiều bất cập. Trình độ chuyên môn của người chăn nuôi (đặc biệt là nông hộ và gia trại) còn ở mức thấp, khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học còn hạn chế.

  • Mô hình kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp còn ít hiệu quả

  • Giá thành sản phẩm nhìn chung còn ở mức cao, vấn đề thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập.

  • Các hệ thống thủy nông bị xuống cấp nhanh do khâu quản lý, khai thác chưa tốt, kinh phí đầu tư cho duy tu và bảo dưỡng còn hạn chế. Vấn đề úng, lũ cũng đã được đầu tư giải quyết nhưng mức bảo đảm chưa cao. Diện tích canh tác bị ngập úng vẫn còn hàng nghìn ha. Công trình cấp nước sinh hoạt có sự phát triển tương đối khá, tuy nhiên so với nhu cầu thì các công trình hiện có mới chỉ giải quyết được một phần

  • Những hạn chế yếu kém trên không dễ khắc phục và nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nếu không sắp xếp được nguồn lực để có định hướng đúng đồng thời thực hiện các biện pháp khả thi và chỉ đạo điều hành quyết liệt.

3. Tiến hành quy hoạch tổng thể ngành nông lâm nghiệp thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là cần thiết


Những nội dung tập trung giải quyết mang tính chiến lược nhằm xác định lợi thế các sản phẩm nông lâm nghiệp và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cap đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác, tăng thu nhập cho người lao động.

Sản xuất nông lâm nghiệp thủy lợi tỉnh Quảng Ninh nói riêng, cả nước nói chung đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa với năng suất cao, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao là hướng đi tất yếu. Nó đòi hỏi phát huy cao tiềm năng về lao động, vốn đầu tư, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, khai thác thị trường và sự đổi mới cách nghĩ thói quen cũ sản xuất nhỏ của người sản xuất cũng như cán bộ quản lý chỉ đạo, để thích ứng trước sự biến động nhanh của nền kinh tế thị trường.


II. ĐỀ NGHỊ


      1. Những khó khăn thách thức đối với phát triển nông lâm nghiệp thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đã được trình bày ở trên; đặc biệt là thách thức bởi: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đất, dịch bệnh cây trồng vật nuôi, chất lượng nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ... Chính vì vậy ngay từ năm 2016 ngành nông nghiệp cần phối hợp với cả hệ thống chính trị các cấp (xã, huyện, tỉnh) chủ động khắc phục khó khăn vượt qua thách thức bằng các giải pháp đồng bộ.

      2. Lập quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 đối với các huyện, thị, thành phố. Sở Tài nguyên Môi trường cần xác định đúng diện tích và phân bố không gian quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp ổn định đến năm 2020, hạn chế tình trạng bị động trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bởi luôn bị coi là đối tượng phải chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp khi mà các nhà đầu tư có nhu cầu.

      3. Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành chức năng và UBND các cấp phổ biến sâu rộng cơ chế chính sách mới ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh đến các nông hộ, trang trại, hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản. Đồng thời vận dụng sáng tạo các quy định vào thực tiễn đối với các ngành, lĩnh vực đột phá, UBND cần sớm ban hành những chính sách đặc thù đối với việc phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi đất kém hiệu quả sang hệ thống canh tác mới mang lại giá trị sản lượng và thu nhập cao.

      4. Kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tăng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho phát triển nông lâm nghiệp ít nhất gấp 2,5 - 3,0 lần so với hiện nay đủ sức hỗ trợ cho nông lâm nghiệp phát triển một cách bền vững đồng thời sẽ làm hậu phương vững chắc cho công nghiệp, dịch vụ phát triển.

      5. Đề nghị cho triển khai các dự án ưu tiên nhằm tạo sự đột phá trong phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.





SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương