Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


I.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY LỢI



tải về 5.32 Mb.
trang10/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   41

I.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY LỢI

1. Công trình đầu mối


Hiện trạng các công trình thuỷ lợi tỉnh Quảng Ninh có 582 công trình, trong đó có 178 hồ chứa các loại, 301 đập dâng vừa và lớn, 103 trạm bơm, và một số phai, đập tạm trên sông suối cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và sinh hoạt. Tổng diện tích gieo trồng đ­ược t­ưới của toàn tỉnh năm 2014 là 53.814,7 ha, trong đó tưới cho lúa là 41.772,6 ha và 12.042,1 ha cây trồng cạn.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 công ty chịu trách thực hiện quản lý, vận hành các hệ thống công trình thủy lợi lớn của tỉnh là: Công ty TNHH 1 thành viên thủy lợi Đông Triều;Yên Lập và Miền Đông


2. Kênh m­ương và tình hình cứng hoá kênh mư­ơng


Tổng chiều dài kênh m­ương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đó được kiên cố hóa tính đến năm 2014 như­ bảng sau:

  1. Thống kê hiện trạng kênh mương tỉnh Quảng Ninh

TT

Huyện, thị

Tổng chiều dài kênh mương (km)

Chiều dài kênh mương đã kiên cố hóa (km)

Tỷ lệ kênh đã kiên cố hóa (%)

 

Tổng số

2.658,85

1.677,39

63,08

1

TP. Hạ Long

27,20

9,85

36,21

2

TP. Móng Cái

212,00

194,80

91,89

3

TP. Cẩm Phả

44,60

34,10

76,46

4

TP. Uông Bí

109,75

75,20

68,52

5

TX. Quảng Yên

292,40

267,20

91,38

6

TX. Đông Triều

358,10

219,20

61,21

7

H. Bình Liêu

316,51

148,22

46,83

8

H. Tiên Yên

144,80

78,60

54,28

9

H. Đầm Hà

592,59

339,32

57,29

10

H. Hải Hà

315,00

138,80

44,06

11

H. Ba Chẽ

50,10

35,60

71,06

12

H. Hoành Bồ

84,20

76,20

90,50

13

H. Vân Đồn

96,30

50,70

52,65

14

H. Cô Tô

15,30

9,60

62,75

Nguồn: Chi cục Thủy Lợi.

Tổng chiều dài kênh m­ương theo qui hoạch kiên cố hóa trên địa bàn tỉnh 2.658,85 km (chư­a kể kênh m­ương nội đồng), cụ thể như­ bảng sau:



  1. Thống kê kênh mương kiên cố hóa qua các năm

TT

Huyện, thị, TP

Dài kênh theo QH (km)

Chiều dài kênh mương đã kiên cố hoá (km)

Tổng

Trước

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

số

2008

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

 *

Tổng số

2.658,85

1.677,39

927,80

65,08

130,13

126,13

144,68

122,20

77,42

83,95

1

TP. Hạ Long

27,2

9,85

0,61

0,5

1,46

3,63

0,98

1,57

0,98

0,12

2

TP. Móng Cái

212

194,8

127,12

7

13,15

23,42

12,5

10,51

0,74

0,36

3

TP. Cẩm Phả

44,6

34,1

18,41

 

8,5

3,75

 

0,84

1,2

1,4

4

TP. Uông Bí

109,75

75,2

54,69

0,5

2,65

3,82

7,3

3,1

2,46

0,68

5

TX.Quảng Yên

292,4

267,2

151,33

4,5

19,51

18,96

35,45

31,24

2,75

3,46

6

TX.Đông Triều

358,1

219,2

164,14

0,7

4,05

16,65

4,09

15,87

8,41

5,29

7

Bình Liêu

316,51

148,22

50,04

2,9

18,38

11,71

14,29

16,56

16,21

18,13

8

Tiên Yên

144,8

78,6

42,67

2,8

4,7

9,42

7,25

2

1,28

8,48

9

Đầm Hà

592,59

339,32

170,49

38,5

33,0

18,6

24,9

19,1

17,3

17,4

10

Hải Hà

315

138,8

57,22

3,93

13,95

5,59

18,1

12,48

15,2

12,33

11

Ba Chẽ

50,1

35,6

16,69

3,25

5,46

2,12

2,73

0,5

 

4,85

12

Hoành Bồ

84,2

76,2

40,69

0,5

3,32

5,43

2,71

5,68

9,12

8,75

13

Vân Đồn

96,3

50,7

27,13

 

0,8

2,69

13,85

2,12

1,37

2,74

14

Cô Tô

15,3

9,6

6,57

 

1,2

0,3

0,5

0,61

0,42

 

Nguồn: Chi cục Thủy Lợi.

Tổng chiều dài kênh mư­ơng đã đ­ược cứng hoá tính đến hết năm 2014 (bê tông hoặc xây gạch) trong tỉnh là 1.677,39 km, chiếm 63,08% tổng chiều dài kênh mư­ơng trong tỉnh. Là một trong những tỉnh có tỷ lệ kênh m­ương được cứng hoá khá cao so với các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.



Hệ thống đê: Theo phân cấp đê của tỉnh Quảng Ninh đã đư­ợc Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt tại Quyết định số 2448/QĐ-BNN-TCTL ngày 18/10/2011 toàn tỉnh có : 397,597 km đê các loại bao gồm:

  • Đê cấp III : 33,670 km, do Trung ­ương quản lý

  • Đê cấp IV: 133,884km, do địa phương quản lý

  • Đê cấp V : 230,043 km, do địa phương quản lý.

3. Hiện trạng cấp nước t­ưới


Các công trình kiên cố trong toàn vùng có tổng năng lực tưới thiết kế khoảng 46.064 ha, thực tưới được: 12.480 ha lúa chiêm, 22.780 ha lúa mùa và 18.890 ha màu. Kể cả các công trình nhỏ, tạm thì tổng diện tích tưới được là: 16.804 ha lúa chiêm, 24.974 ha lúa mùa và 20.379 ha màu.

  1. Thống kê công trình cấp nước sản xuất nông nghiệp

Loại công trình

Số C.trình

DT tưới

thiết kế (ha)

DT thực tưới (ha)

Tổng cả năm

Chiêm

Mùa

Màu

Công trình hồ chứa

178

28.892

34.670

9.811

14.190

10.669

Đập dâng

331

9.448

9.440

2.122

3.262

4.056

Trạm bơm

98

7.474

9.404

2.427

3.402

3575

Các công trình nhỏ




250

300

120

120

60

Tổng cộng

46.064

53.814

14.480

20.974

18.360

3.1.Vùng I: Gồm TX. Đông Triều, TX. Quảng Yên và TP. Uông Bí thuộc lưu vực sông Đá Bạch, có diện tích nông nghiệp 26.823 ha, trong đó đất ruộng lúa+màu 16.909 ha, rau 559 ha, cây lâu năm 2.558 ha. Số dân: 425.362 người, trong đó: dân thành thị: 134.667 người, dân nông thôn: 290695 người.

- Hiện trạng sản xuất trong vùng:

+ Nông nghiệp: - lúa chiêm: 11.228 ha,- lúa mùa: 14.680 ha, màu: 7.588 ha;

+ Thủy sản : 8.592 ha.

Trong vùng có 47 hồ chứa, 86 trạm bơm, 17 đập dâng và một số công trình nhỏ

Trong vùng có một số hồ chứa lớn là:

- Hồ chứa Yên Lập ( khới công XD năm 1975, có Flv=182.6Km2, NDBT= +29,6m, W∑= 120x106m3, MNC=+11.5m, Wc=9.38x106m3) có nhiệm vụ tưới 10.050ha, gồm: 5.738ha đang canh tác và 4.312ha đất khai hoang (thị xã Quảng Yên 3.915 ha, Hoành Bồ 397 ha).


  1. Thống kê công trình cấp nước sản xuất nông nghiệp vùng I

TT

Hạng Mục

Số lượng

Diện tích thực tế tưới (ha)

Chiêm

Mùa

Màu

I

Diện tích gieo cấy




11.700

15.850

2.550

II

Diện tích tưới




11.415

14.043

1.690

1

Hồ chứa

47

5.858

6.698

1.010

2

Trạm bơm

86

1.237

1.252

135

3

Công trình nhỏ, tạm

17

4.129

5.752

495




DT tưới / DT gieo cấy




98%

90%

66%

Đến nay, nhiệm vụ của hồ Yên Lập được địa phương đưa ra là:

+ Tưới chủ động cho 8.320 ha đất canh tác, trong đó đất lúa 7.070 ha, đất màu 1.250 ha.

+ Cấp nước sinh hoạt cho khoảng 30 vạn dân của TX. Quảng Yên, Hoành Bồ, TP. Uông Bí, TP. Hạ Long và Cát Hải của TP. Hải Phòng.

+ Cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.600 ha.



Các hồ Khe Chố, Bến Châu, Trại Lốc thuộc thành phố Đông Triều, tưới khoảng 1.200 ha. Kênh cấp 2 trở xuống của các công trình này vẫn chưa hoàn chỉnh.

- Một số các hồ chứa bị bồi lấp nhiều do mưa xói bề mặt lưu vực khi khai thác than, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và rừng bị tàn phá nhiều.

- Diện tích tưới bằng bơm cũ tương đối nhiều. Về mùa kiệt chất lượng nước tưới kém do bị nhiễm mặn nên năng suất lúa không cao, nhất là ở vùng giáp Mạo Khê.

3.2. Vùng II: Lưu vực sông Man, Trới, Diễn Vọng, gồm các huyện Hoành Bồ, TP. Hạ Long, TP.Cẩm Phả, có diện tích đất nông nghiệp 6.546 ha, trong đó đất ruộng lúa + màu 3.392 ha, rau 113 ha, cây lâu năm 855 ha. Số dân: 450.652 người, trong đó: dân thành thị: 380.786 người, dân nông thôn: 69.866 người. Hiện đang gieo trồng được: lúa chiêm: 1.184 ha, lúa mùa: 2.669 ha, màu: 2.542 ha.

Đây là vùng công nghiệp và du lịch phát triển nhất của Quảng Ninh. Tiềm năng phát triển nông nghiệp nhỏ. Hiện trong vùng có 37 hồ chứa, 45 đập dâng và các công trình nhỏ tạm. Tổng diện tích tưới cả năm được 4.241 ha.



  1. Thống kê công trình cấp nước sản xuất nông nghiệp vùng II

TT

Hạng mục

Số c.trình

Diện tích thực tế tưới (ha)

Chiêm

Mùa

Màu

I

Diện tích gieo cấy




1184

2669

2542

II

Tổng DT tưới




968

2.550

723

1

Hồ chứa

37

437

632

114

2

Đập dâng

45

198

342

41

3

Công trình nhỏ, tạm




333

1.567

568




DT tưới / DT gieo cấy




99%

100%

90%

3.3. Vùng III: Lưu vực sông Ba Chẽ, Tiên Yên, gồm các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên và Bình Liêu, có diện tích đất nông nghiệp khoảng 12.320 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 5.450 ha (đất lúa màu 5.000ha), cây lâu năm 2.080 ha, đất đồng cỏ 3.890 ha, đất mặt nước 1.290 ha và 86.858 dân, trong đó: dân thành thị; 17.380 người, nông thôn: 69.478 người. Hiện đã gieo trồng được: Lúa chiêm: 2.310 ha; Lúa mùa: 4.070 ha; Màu: 3.430 ha.

Đây là vùng núi cao, nhất là huyện Ba Chẽ và Bình Liêu, ruộng đất phân tán nên công trình thủy lợi chủ yếu là công trình nhỏ. Hiện có 15 hồ chứa, 156 đập dâng và các công trình nhỏ, tạm. Tổng diện tích tưới cả năm được 6.867 ha.



3.4. Vùng IV: Lưu vực sông Đầm Hà, Hà Cối, Tài Chi và Ka Long gồm các huyện Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái, có diện tích đất nông nghiệp khoảng 12.310 ha, trong đó, đất trồng cây hàng năm 9.565ha (đất lúa màu 7.805 ha), đất cây lâu năm 848 ha, đất đồng cỏ 34 ha, đất mặt nước 1.861ha, và 155.490 dân, trong đó dân thành thị: 40.660 người, nông thôn: 114.830 người.

Hàng năm đã gieo trồng được 3.614 ha lúa chiêm, 7.604 ha lúa mùa và 5.395 ha màu.

Trong vùng hiện có 27 hồ chứa, 83 đập dâng, 4 trạm bơm và các công trình tạm, nhỏ, tưới được 16.960 ha gieo trồng cả năm.



3.5. Vùng V: gồm 2 huyện đảo Vân Đồn và huyện Cô Tô có diện tích đất nông nghiệp khoảng 1.048 ha. trong đó, đất trồng cây hằng năm là 748 ha, diện tích trồng lúa và màu khoảng 548 ha. dân số 45.338 dân.thành thị 15.000 dân, nông thôn 30.338 dân.

Trong vùng công trình thủy lợi chủ yếu là hồ chứa tổng số có 49 hồ chứa nằm trải đều trong các xã của huyện. tưới được 748 ha gieo trồng các năm.



3.6. Tình trạng hạn: Vào mùa khô do ít mưa, mực nước các dòng sông và nước ngầm hạ thấp hơn nhiều so với mặt đất canh tác nên nhiều nơi rất khó khăn về n­ước. Ở vùng núi ruộng đồng phân tán nhỏ hẹp, công trình tưới hầu hết là công trình nhỏ, chưa được kiên cố hóa nên gây tổn thất hiệu quả sử dụng nước thấp. Ở vùng đồng bằng ven biển bị ảnh hưởng mặn, nhiều diện tích không thể bơm tưới chủ động được. Các hệ thống thuỷ lợi do không được hoàn chỉnh và xuống cấp nên không đảm bảo tưới theo thiết kế. Diện tích gieo trồng bị hạn giảm năng suất hàng năm từ 500 - 1.000 ha .

4. Tiêu nư­ớc phục vụ sản xuất nông nghiệp


4.1. Hiện trạng úng : Nhiều năm vào mùa mưa bão, lượng mưa lớn nhất một ngày nhiều nơi trên 400 mm, như Tiên Yên 422 mm (1973), Cửa Ông 471,5 mm/ngày (1986), Hòn Gai 448 mm/ngày (1955). Có những trận mưa lớn kéo dài, lượng mưa lớn tập trung trong 1-3 ngày l­ượng m­ưa lên tới hàng 1.000 mm, trong khi đó hệ thống tiêu thoát n­ước còn hạn chế nên gây ra gập ứng nhiều khu vực. Ở khu vực miền núi do địa hình dốc nước mưa tập trung nhanh lại gặp triều cường tiêu thoát chậm nên dễ gây úng một số vùng trũng ven biển, chủ yếu ở TX.Đông Triều và một vài xã thuộc TX.Quảng Yên.

  1. Thống kê lượng mưa một số vùng trên địa bàn tỉnh

ĐVT: mm/ngày

Trạm

X1 ngày max

X3 ngày max

X5 ngày max

X7 ngày max

Móng Cái

384

643

767

773

Tiên Yên

422

758

780

789

Cửa Ông

471

518

687

763

Hòn Gai

448

964

1.370

1.389

Đông Triều

196

245

341

395

Cô Tô

332

513

553

595

Do mưa lớn và tình trạng công trình tiêu như đã nêu trên nên những năm mưa lớn thường bị ngập úng khoảng một vài nghìn ha, năng suất bị giảm, trong đó diện tích bị mất trắng từ 10- 20% (bảng 5.11). Diện tích bị úng tập trung chủ yếu ở các xã thuộc phía Tây của TX. Đông Triều và vùng Hà Nam thuộc TX. Quảng Yên.

4.2. Tiêu úng

- Tiêu tự chảy: có 243 cống tiêu ra biển và các cửa sông, lợi dụng thủy triều tiêu được khoảng 30.656 ha. Trong đó có 22 cống tiêu do Công ty TNHH1TV thủy lợi quản lý với diện tích được tiêu là 10.500 ha.

- Tiêu động lực: ở vùng Đông Triều có 5 trạm bơm điện lớn tiêu cho khoảng 4.000 ha và 5 trạm bơm nhỏ tưới + tiêu kết hợp có diện tích tiêu khoảng 360 ha.


  1. Thống kê các trạm bơm phục vụ tiêu úng

TT

Trạm bơm

Địa điểm

DT tiêu (ha)

Thiết kế

Thực tế

1

Đạm Thủy

Thuỷ An - Đông Triều

1.300

1.100

2

Việt Dân

Việt Dân - Đông Triều

700

550

3

Hồng Phong-sông Ngô

Hồng Phong - Đông Triều

875

575

4

Đức chính

Đức Chính - Đông Triều

870

570

5

Kim Sơn

Kim Sơn - Đông Triều

600

350

Tổng cộng




4.345

3.175

Hiện nay, các cống tiêu tự chảy còn tương đối tốt vì hầu hết được xây dựng cùng hệ thống đê điều trong những năm gần đây với sự trợ giúp của tổ chức PAM. Các trạm bơm tiêu được xây dựng từ lâu, giá điện bơm tiêu những năm gần đây quá đắt nên ít sử dụng, máy móc hỏng hóc dần, ít được tu sửa nên hiệu quả tiêu không cao.

5. Công trình chống lũ


Lũ trên các lưu vực sông ven biển Quảng Ninh hình thành do tổ hợp của nhiều hình thái thời tiết gây mưa là: bão, dải hội tụ nhiệt đới, dông…

Lũ chính vụ (tháng VI÷VIII) có dạng đơn hoặc nhiều đỉnh, dạng gầy, đỉnh nhọn do lũ lên, xuống nhanh. Ở các sông nhỏ, dốc thời gian lũ khoảng từ 20 đến 36 giờ. Trong trường hợp một số đỉnh mưa lớn kế tiếp nhau trong một ngày sẽ tạo nên dạng lũ kép, lũ sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày. Tuy nhiên, do phần lớn là sông nhỏ, thời gian tập trung nước chỉ vài giờ nên dạng lũ kép kéo dài vài ngày không phổ biến.

Độ lớn thuỷ triều ở vùng này lớn nhất Việt nam, mạnh nhất thường xẩy ra trong tháng I,VI,XII, thường cao trên 4,0m: tại Mũi ngọc + 4,98m, Mũi chùa + 5,26m, Hòn gai +4,70m, Cô Tô + 4,59m, Hòn dấu + 4,28m, Cửa ông + 4,80m.

Đặc điểm lũ và triều như vậy nên các cánh đồng nhỏ hẹp ở các thung lũng sông thường bị ngập lũ nhưng không lâu, các đồng bằng ven biển (thuộc TX. Quảng Yên, TX. Đông Triều) có cao độ từ 0 đến 4-5 m thường bị lũ úng do triều cao gây ngập.


6. Hệ thống đê biển


Hệ thống đê điều bảo vệ các vùng đồng bằng ven biển khỏi lũ bão của tỉnh Quảng Ninh trong nhiều năm đ­ược đầu tư­ nâng cấp nay đã khỏ hoàn chỉnh. Hiện toàn tỉnh có 68 km là đê sông và đê cửa sông, 330 km đê biển, trong đó có 33,67 km đê do Trung ­ương quản lý. Đê biển và đê cửa sông được thiết kế chống sóng bão cấp 9 gặp mức nước triều cao, ứng với tần suất thiết kế P = 5% , riêng 33,67 km đê biển thiết kế giúp bão cấp 10, tần suất thủy triều P=5%.

- Đê sông được thiết kế chống lũ có tần suất P = 10% và chống được bão cấp 11 và 12.

- Cao trình đê hiện tại: từ (+4.00) - (+6.50) m đối với đê bảo vệ sản xuất nông nghiệp và dân cư; từ +3,50 - 4,50 m đối với đê biển và đê bao vùng nuôi trồng thủy sản

Hệ thống đê điều bảo vệ cho hơn 300 nghìn dân và 36.260 ha đất nông nghiệp, trong đó có 27.760 ha đất canh tác và 6.850 ha nuôi trồng thuỷ sản.

Tuy nhiên để bảo vệ an toàn cho các vùng đê biển, đê sông cần đ­ược đầu t­ư xây dựng kiên cố và nâng cao trình mặt đê từ + 4.5 - 6.5 m đối với đê bảo vệ sản xuất nông nghiệp và dân cư; từ +3,5 - 4,5m đối với đê bao vùng nuôi trồng thủy sản. Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển và đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong giai đoạn tới cần phải tiếp tục củng cố, nâng cao mức bảo đảm chống lũ bão cao hơn.

7. Hệ thống cấp nước sinh hoạt


Nguồn cấp nước có cả nước ngầm và nước mặt. Tổng cộng toàn vùng có 18 công trình cấp nước sinh hoạt, du lịch và công nghiệp với tổng công suất khoảng 136.300 m3/ngày/đêm. Riêng nguồn nước mặt có các công trình như: Hồ Cao Vân (sông Diễn Vọng), Đập Thác Nhòng (sông Trới), Đập Lán Tháp (suối Vàng Danh), trạm bơm Đoan Tĩnh, trạm bơm Xuân Hoà (Sông Ka Long).

Trên địa bàn của tỉnh chủ yếu là hệ thống sông nhỏ cung cấp nguồn nước trong tỉnh, l­ưu l­­ượng từ vài chục đến trên d­­ưới 100 m3/s, không đủ cấp n­ước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về mùa khô. Hiện có một số khu vực cấp n­­ước chính trên địa bàn tỉnh nh­­ư sau:



  • Khu vực Móng Cái - Trà Cổ: Nguồn nư­­ớc lấy từ sông Ka Long và hồ Tràng Vinh. Hồ Đầm, Hà Động mới xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2009 là nguồn bổ sung nước cho khu vực. Hiện ở đây có nhà máy n­­ước công suất 5.500 m3/ngày đêm, trong đó: TP.Móng Cái sử dụng khoảng 4.000 m3/ ngày đêm và Trà Cổ sử dụng 1.500m3/ngày đêm.

  • Khu vực Hạ Long-Cẩm Phả:

+ Các TP. Hạ Long, Cẩm Phả nguồn n­­ước lấy từ đập Thác Nhòng, nhà máy nước Đồng Ho (Huyện Hoành Bồ ), hồ Cao Vân (công suất 20.000 m3/ngày đêm) và một phần khai thác từ n­­ước ngầm, cùng với nhà máy nước Hoành Bồ đang đ­­ược thi công với công suất 10.000 m3/ngày đêm cùng các trạm tăng áp Đồng Đăng, Cái Lân sẽ cung cấp cho khu vực phía tây Hạ Long. Nhà máy n­­ước Diễm Vọng với công suất 60.000 m3/ngày đêm lấy n­­ước từ hồ Cao Vân và các trạm tăng áp, trạm bơm và bể chứa sẽ cung cấp nước cho khu vực phía đông TP.Hạ Long và TP.Cẩm Phả. Hiện nay hệ thống cấp nước nông thôn tại thành phố Cẩm Phả chủ yếu là lấy nước từ trạm cấp nước tại xã Dương Huy công suất thiết kế 70m3/ngày đêm, các xã còn lại vẫn chưa có trạm cấp nước tập trung, chủ yếu sử dụng nguồn nước khai thác từ công trình nhỏ lẻ của hộ gia đình như: Giếng khoan, giếng đào, nước mưa và nước mặt…

+ Huyện Hoành Bồ: Đối với hệ thống cấp nước đô thị và công nghiệp được lấy từ nhà máy nước Hoành Bồ với công suất 10.000 m3/ngày đêm, cung cấp nước cho khu vưc đô thị của huyện và nhà máy xi măng Thăng Long và nhà máy xi măng Hạ Long. Đối với hệ thống cấp nước nông thôn: Hiện nay trên địa bàn có 1 trạm cấp nước tập trung tại xã Tân Dân với công suất thiết kế 50m3/ngày đêm, cấp cho khoảng 600 người.

  • Khu vực Uông Bí - Mạo Khê và Quảng Yên:

+ Khu vực TP.Uông Bí được cấp nước bởi 2 nhà máy nước là nhà máy nư­­ớc Vàng Danh (Lán Tháp) 5.000 m3/ngày đê), nhà máy nư­­ớc Đồng Mây công suất 4.500 m3/ ngày đêm (đạt 150% công suất thiết kế, công suất thiết kế 3.000m3/ngày đêm). Nhà máy nước Vàng Danh đã được xây dựng từ lâu nên có nhiều hạng mục xuống cấp, không đảm bảo công suất và hiệu quả xử lý.

Đặc biệt tình trạng khai thác than và chặt phá rừng bừa bãi ở thượng nguồn suối Vàng Danh ảnh hưởng đến lưu lượng nước và chất lượng nguồn nước dùng cho nhà máy.

+ TX. Đông Triều: Thị xã hiện có 2 trạm cấp nước tập trung, trong đó tại thị trấn Đồng triều có công suất 2.000 m3/ ngày đêm, Mạo Khê công suất 2.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra trên địa bàn còn có trạm cấp nước nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất thiết kế là 10.000m3/ngày đêm, trậm cấp nước nông thôn tại xã Yên Đức công suất thiết kế 700m3/ngày đêm ( tuy nhiên hiện tại mới chỉ khai thác 600m3/ngày đêm và đang được được đầu tư nâng cấp). Ngoài ra người dân còn lại chủ yếu sử dụng nguồn nước khai thác từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình như: Giếng khoan, giếng đào, nước mưa và các nguồn nước mặt khác.

+ TX. Quảng Yên: Hệ thống cấp nước đô thị ở Quảng Yên đã được xây dựng từ lâu sử dụng nguồn nước ngầm tại trạm bơm giếng có công suất 800 m3/ngày đêm, ngoài ra còn có trạm bơm Miếu Hư­­ơng lấy nước từ sông Cầm, và kênh N2 dẫn n­­ước từ hồ Yên Lập sẽ cung cấp nư­­ớc cho cả khu vực các huyện miền Tây của tỉnh...



  • Các huyện khác thuộc khu vực miền Đông việc cấp n­­ước khó khăn hơn, mỗi huyện hiện có một nhà máy nư­­ớc với công suất nhỏ 600-2.000m3/ngày đêm. Thư­­ờng đu­­ợc sử dụng trực tiếp từ các giếng khoan do đó không đảm bảo được vệ sinh môi tr­­ường và tiêu chuẩn vệ sinh.

+ Huyện Bình Liêu: Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 trạm cấp nước nông thôn đó là trạm cấp nước xã Đồng Tâm công suất thiết kế 200m3/ngđ, công suất khai thác là 150m3/ngày, đêm. Hệ thống cấp nước thị trấn Bình Liêu có công suất 2.000m3/ngày. Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô đang được đầu tư phát triển trong thời gian gần đây. Khu vực này cũng đang được đầu tư xây dựng một hệ thống cấp nước có công suất 1.200m3/ngày. Còn lại chủ yếu người dân sử dụng nước được khai thác từ giếng đào, giếng khoan và các nguồn nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý. Có 73,80% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.
+ Huyện Tiên Yên: Hệ thống cấp nước đô thị huyện Tiên Yên: Năm 1994 thị trấn Tiên Yên xây dựng hệ thống cấp nước lấy nước từ sông Tiên Yên bơm trực tiếp nước lên hai bể chứa đặt trên đồi cao, mỗi bể có dung tích 250 m3 phục vụ cho khoảng 55 hộ gia đình với 420 nhân khẩu.. Hệ thống cấp nước này thực tế không đáp ứng được yêu cầu về lưu lượng cũng như chất lượng nước do vậy UBND tỉnh Quảng Ninh đã cho xây dựng một hệ thống cấp nước mới có công suất 2.500 m3/ngày đêm để đáp ứng các nhu cầu dùng nước của Thị trấn. Hệ thống cấp nước nông thôn: Trên địa bàn huyện Tiên Yên có 1 hệ thống cấp nước tập trung tự chảy tại thôn Khe Cầu xã Điền Xá, còn lại, người dân ở các xã chủ yếu sử dụng nguồn nước từ các công trình nhỏ lẻ hộ gia đình như giếng đào, giếng khoan, nước mưa, nước mạch lộ, nước mặt. Có 81,68% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.

+ Huyện Đầm Hà: Có 1 trạm cấp nước đô thị tại Thị trấn Đầm Hà công suất 2.000 m3/ngđ được xây dựng năm 2002 và có 4 trạm cấp nước nông thôn gồm: Trạm cấp nước xã Quảng Lâm công suất 300m3/ngày đêm; trạm cấp nước Dực Yên đang được đầu tư xây dựng với công suất 2.200 m3/ngày đêm cấp cho 3 xã Dực Yên, Tân Lập và Đại Bình; trạm cấp nước liên xã Quảng Lợi, trạm cấp nước xã Đầm Hà; trạm cấp nước xã Tân Bình cung cấp nước cho 937 hộ, dự án do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư từ năm 2014. Còn lại người dân sử dụng chủ yếu nguồn nước từ giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước mạch lộ, nước mặt.

+ Huyện Hải Hà: Hệ thống cấp nước tập trung đô thị: Hệ thống cấp nước thị trấn Quảng Hà đã được lập và xây dựng một hệ thống cấp nước có công suất 3.000 m3/ngày đêm lấy nước từ sông Hải Hà. Công trình đã được xây dựng và đang vận hành sử dụng. Hệ thống cấp nước tập trung nông thôn: Hiện có 3 trạm cấp nước nông thôn gồm: Trạm cấp nước xã Phú Hải công suất thiết kế 240m3/ngày đêm hiện công suất khai thác thực tế là 200m3/ngày đêm; trạm cấp nước xã Quảng Đức công suất thiết kế 50m3/ngày đêm, công suất khai thác thực tế hiện nay 40m3/ngày đêm, khai thác sử dụng nước ngầm; trạm cấp nước xã Tiến Tới công suất thiết kế 230 m3/ngày đêm. Ngoài ra người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước khai thác từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình như giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước mạch lộ và nguồn nước mặt.

+ Huyện Ba Chẽ: Trên địa bàn huyện hiện có 1 TCNTT thị trấn Ba Chẽ công suất 1.200m3/ngày đêm. Nguồn nước cấp cho thị trấn Ba Chẽ được lấy từ sông Ba Chẽ thông qua trạm bơm cấp I đưa nước về trạm xử lý đặt trên đồi bộ đội. Sau khi được xử lý, nước sẽ được dẫn tự chảy ra mạng truyền dẫn- phân phối. Hiện nay công suất tiêu thụ thực tế cho thị trấn Ba Chẽ trung bình là 225m3/ngày, đạt 18% công suất thiết kế, cấp nước cho 378 khách hàng trong số 832 hộ dân. Ngoài ra còn các trạm cấp nước nông thôn: Có 2 TCNTT nông thôn: Trạm cấp nước tự chảy xã Lương Mông, công suất 150 m3/ngày đêm, trạm cấp nước tự chảy xã Thanh Lâm, công suất 50m3/ngày đêm. Còn lại chủ yếu người dân sử dụng nước được khai thác từ giếng đào và các nguồn nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý, có 76,95% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.

+ Huyện Vân Đồn: Về cấp nước đô thị: Hệ thống cấp nước cho thị trấn Cái Rồng chưa được xây dựng hoàn chỉnh, không có công trình xử lý. Nước thô được bơm từ hồ Mắt Rồng bằng trạm bơm có công suất 20m3/h dẫn trực tiếp đến nơi tiêu thụ bằng mạng lưới đường ống có tổng chiều dài khoảng 3.200m. Đa số dân cư trong thị trấn sử dụng nguồn nước giếng mạch nông. Hệ thống cấp nước nông thôn: Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có trạm cấp nước tập trung nông thôn nào, hai xã Đông Xá và Hạ Long sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước của TP. Cẩm Phả, các xã còn lại sử dụng nguồn nước khai thác từ các công trình nhỏ lẻ hộ gia đình như giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước mạch lộ và nguồn nước mặt. Có 85,28% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.

- Đối với huyện đảo Cô Tô: Do huyện nằm cách biệt với dải đất liền do vậy việc cấp nước cho các nhu cầu ăn uống sinh hoạt trên đảo đều phải sử dụng các nguồn tại chỗ. Năm 2000- 2001 hệ thống cấp nước cho thị trấn huyện đảo Cô Tô đã được đầu tư xây dựng với công suất 1.000 m3/ngày đêm lấy nước từ hồ C4 cách trung tâm thị trấn khoảng 3km. Thực tế hoạt động cho thấy trong nhiều thời điểm công suất khai thác không đảm bảo như thiết kế vì cạn kiệt nguồn bổ cập. Mặt khác, ngoài số hộ gia đình sinh sống trên đảo còn một số lượng đáng kể khách lưu trú (du lịch, quân sự…) sinh hoạt có thời hạn trên đảo, vì vậy việc cấp nước càng trở nên thiếu thốn. Người dân ở các xã chủ yếu sử dụng nguồn nước khai thác từ giếng đào và nước mưa. Hiện nay huyện có 92,48% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.



  • Hệ thống n­ước sinh hoạt đã đáp ứng nhu cầu cần thiết phục vụ sinh hoạt của dân c­ư trong tỉnh

  • N­ước sạch: Đáp ứng đư­ợc nhu cầu sinh hoạt của ngư­ời dân khu vực đô thị, dự án thoát n­ước và xử lý rác thải T.P. Hạ Long, T.X .Cẩm Phả do Đan Mạch hỗ trợ đang gấp rút hoàn thành, đ­a vào sử dụng sẽ khắc phục đ­ược một phần nguy cơ ô nhiễm môi trư­ờng ở hai khu vực này.

+ N­ước sinh hoạt: Khu vực miền núi, hải đảo thư­ờng sử dụng trực tiếp từ các giếng khoan và một phần sử dụng nư­ớc sông suối ch­ưa đảm bảo vệ sinh. Nước sinh hoạt cho huyện Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô rất khó khăn nhất là vào mùa khô, thiếu nguồn nư­ớc, trữ n­ớc m­a là biện pháp phổ biến có hiệu quả cho hộ dân.

+ Nước cho sinh hoạt của dân cư nông thôn vùng đồng bằng chủ yếu là do các hộ dân tự làm, nguồn n­ước lấy từ sông suối, ao hồ, giếng đào, một số nơi có giếng khoan UNICEF. Chất lượng nước các nguồn tự nhiờn nhiều nơi còn ch­ưa đ­ược xử lý tốt do chất thải sinh hoạt, phế thải của các khu mỏ và bị nhiễm mặn do gần biển.

Nhiều công trình cấp n­ước sạch cho sinh hoạt của nhân dân còn kết hợp cung cấp n­ứớc cho các khu công nghiệp nghiệp đang phát triển nhanh. Do đó cần tận dụng ở mức cao các nguồn n­ước trên địa bàn, xây dựng các công trình chứa hồ, đập để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho ng­ười dân.

8. Nhận xét chung về hiện trạng các công trình thuỷ lợi Quảng Ninh


- Năng lực tưới thực tế của các công trình còn thấp so với thiết kế. Nguyên nhân chính là:

+ Các công trình chủ yếu mới hoàn thiện được phần đầu mối và kênh chính, còn các kênh cấp II và kênh nội đồng chưa được hoàn chỉnh đồng bộ, thiết bị phân phối nước thô sơ, tổn thất nước nhiều, hiệu quả tưới chưa cao. Tình trạng bồi lấp, sạt lở công trình và kênh mương còn xảy ra nhiều.

+ Các hệ thống thủy nông bị xuống cấp nhanh do khâu quản lý, khai thác chưa tốt, kinh phí đầu tư cho duy tu và bảo dưỡng còn hạn chế.

- Nhiệm vụ một số công trình có sự điều chỉnh so với thiết kế ban đầu :

+ Công trình cấp nước sinh hoạt có sự phát triển tương đối khá, tuy nhiên so với nhu cầu thì các công trình hiện có mới chỉ giải quyết được một phần. Trong tương lai, các khu đô thị phát triển nhanh, nhu cầu nư­ớc cho sinh hoạt, du lịch sẽ tăng cao nhất là khu vực đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

+ Các công trình cấp nư­ớc cho công nghiệp cũng phát triển khá nhanh, tuy nhiên theo xu hướng phát triển công nghiệp của tỉnh (quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh) thì nhu cầu nư­ớc cho công nghiệp cũng đòi hỏi khá cao.

+ Các công trình cấp n­ước cho nuôi trồng thuỷ sản chư­a đáp ứng đ­ược so với nhu cầu phát triển rất nhanh của ngành thuỷ sản nhất là thuỷ sản nư­ớc lợ. Tình trạng đóng váng cũng nh­ ô nhiễm ở các vùng đất nuôi thuỷ sản còn xảy ra do thiếu nguồn n­ước thau chua, rửa mặn thường xuyên.

+ Vấn đề úng, lũ cũng đã được đầu tư giải quyết nhưng mức bảo đảm chưa cao. Diện tích canh tác bị ngập úng vẫn còn hàng nghìn ha. Đê điều có cao trình và mặt cắt chưa đủ chống lũ gặp bão cấp 9-10 gặp triều cường. Các vùng đô thị Hòn Gai, Cẩm Phả vẫn còn có những đoạn bị ngập úng cục bộ hàng giờ khi mưa lớn trên 100 mm.


Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương