Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


I.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP



tải về 5.32 Mb.
trang7/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   41

I.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Ngành trồng trọt


1.1. Cây lương thực có hạt

Sản xuất lương thực cơ bản đáp ứng được mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực của tỉnh, đồng thời hình thành và phát triển được những vùng lúa sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người năm 2014 đạt 193 kg/người/năm, giảm gần 23 kg so với năm 2005 (thấp hơn bình quân chung của vùng ĐBSH là 347,6kg/người/năm; của cả nước 549,2kg/ người/năm).



  • Cây lúa:

Diện tích năm 2014 là 43,11 nghìn ha (giảm so với năm 2005 là 4,1 nghìn ha). Sản lượng đạt 211,25 nghìn tấn (giảm so năm 2005 là 3,55 nghìn tấn); do áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, đưa các giống có năng suất cao vào thâm canh nên năng suất lúa liên tục tăng từ 45,5 tạ/ha năm 2005 lên 47,0 tạ/ha năm 2010 và 49 tạ/ha năm 2014. Tuy nhiên, so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSH, năng suất lúa Quảng Ninh thuộc hàng thấp nhất, thấp hơn so với năng suất chung của vùng là 10,3 tạ/ ha.

Các địa phương có diện tích gieo cấy lúa lớn gồm TX. Quảng Yên; TX.Đông Triều, Hải Hà, TP.Móng Cái. Diện tích lúa của 4 vùng này chiếm trên 62% diện tích lúa toàn tỉnh.

Cơ cấu trà, giống lúa đã có những chuyển biến tích cực, diện tích trà xuân sớm giảm nhiều, tập trung chủ yếu trà xuân muộn (93% diện tích lúa xuân); trà mùa sớm mùa trung tăng lên, chiếm 70% diện tích lúa mùa; giống lúa chất lượng cao chiếm 40% diện tích; Lúa lai các loại chiếm 14%. Diện tích lúa gieo thẳng toàn tỉnh đạt 26%.

Sản phẩm lúa nếp cái hoa vàng của tỉnh Quảng Ninh đã được xây dựng nhãn hiệu tập thể. Diện tích gieo trồng hàng năm đạt gần 500 ha chủ yếu trồng tập trung trên địa bàn TX. Đông Triều. Sản lượng đạt gần 2.000 tấn/năm.


  • Cây ngô

Diện tích gieo trồng ngô năm 2014 là 5.860 ha (giảm 620 ha so với năm 2005). Sản lượng ngô tương đối ổn định qua các năm. Năng suất ngô tăng từ 34,5 tạ/ha lên 38,4 tạ/ha do đưa dần giống ngô lai vào sản xuất. Tuy nhiên năng suất ngô tỉnh Quảng Ninh đạt mức thấp so với các tỉnh vùng ĐBSH (năng suất trung bình vùng ĐBSH đạt 46,1 tạ/ha). Ngô hạt chủ yếu dùng cho chăn nuôi trong các hộ gia đình và chế biến thức ăn gia súc tại các cơ sở công nghiệp chế biến trên địa bàn của tỉnh.

Một số giống ngô thường được trồng hiện nay là: MX4; C919; Bio 9698 … Cây ngô được bố trí nhiều trên đất chuyên mùa vụ xuân, vụ mùa và một phần đất lúa 2 vụ. Diện tích ngô tập trung nhiều ở các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu.



  1. DT - NS - SL cây lương thực giai đoạn 2005-2014

ĐVT: TĐTT: %/năm

TT

Hạng mục

Đơn vị

2005

2010

2011

2012

2013

2014

TĐTT

2005-2014

1

DT cây LT có hạt

1000 ha

53,7

50,9

50,3

49,6

49,0

49,0

-1,02

2

SLLT có hạt

1000 tấn

237,1

232,2

236,7

239,2

232,9

233,8

-0,16

3

SLLT BQ/người

Kg/người

216,3

200,5

201,8

201,4

193,6

193,0

-1,26

4

Cây lúa cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

1000 ha

47,20

44,30

43,90

43,60

43,07

43,11

-1,00

-

Năng suất

Tạ/ha

45,50

46,60

48,40

49,70

48,90

49,00

0,83

-

Sản lượng

1000 tấn

214,80

208,20

212,60

216,50

210,40

211,25

-0,19

4.1

Lúa đông xuân

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

1000 ha

18,30

17,60

17,20

17,20

17,20

17,18

-0,70

-

Năng suất

Tạ/ha

49,70

50,50

55,10

54,40

53,40

54,31

0,99

-

Sản lượng

1000 tấn

90,90

89,90

94,90

39,40

91,90

93,29

0,29

4.2

Lúa mùa

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

1000 ha

28,90

26,70

26,70

26,40

25,80

25,94

-1,19

-

Năng suất

Tạ/ha

42,80

44,10

44,10

46,60

45,80

45,48

0,68

-

Sản lượng

1000 tấn

123,90

118,30

117,70

123,10

118,50

117,96

-0,54

5

Ngô cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

1000 ha

6,40

6,40

6,30

6,00

5,84

5,86

-0,98

-

Năng suất

Tạ/ha

34,50

36,60

37,90

37,70

38,20

38,43

1,21

-

Sản lượng

1000 tấn

22,10

24,00

23,90

22,50

22,30

22,50

0,20

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2014.

1.2. Cây công nghiệp hàng năm (CNHN)

  • Cây lạc: Diện tích cây lạc năm 2014 đạt 2.686 ha (giảm 313 ha so với năm 2005). Do có sự tăng cường hỗ trợ giống, phân bón nên năng suất lạc ngày càng tăng từ 14,9 tạ/ha năm 2005 lên 17,4 tạ/ha năm 2014. Diện tích lạc tập trung tại các huyện: TX. Đông Triều 690 ha; Hải Hà 350 ha; Đầm hà 334 ha; TP. Móng Cái 318ha …

  • Cây đậu tương: Diện tích đậu tương năm 2014 đạt 628 ha (giảm so với năm 2005 là 301 ha. Nguyên nhân trên là do nhiều nơi vốn coi đậu tương là cây truyền thống, nông dân cũng bỏ dần, thay bằng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao hơn như rau các loại..... Do đưa các giống đậu tương mới vào sản xuất đã đưa năng suất từ 11,2 tạ/ha năm 2005 lên 12,6 tạ/ha năm 2014. Diện tích cây đậu tương tập trung chủ yếu ở các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Ba Chẽ... Một số giống đậu tương được người dân sử dụng nhiều như: ĐT 12; ĐT 22; DT84.

  • Cây mía: Diện tích năm 2005 là 430 ha, năm 2014 tăng lên 512 ha. Do có sự tăng cường hỗ trợ giống, phân bón nên năng suất mía ngày càng tăng từ 339,3 tạ/ha năm 2005 lên 431,7 tạ/ha năm 2014. Diện tích mía được trồng rải rác ở các huyện, thành phố, trong đó tập trung nhiều tại các huyện: Đầm Hà; Hải Hà; Ba Chẽ....

  1. DT - NS - SL cây công nghiệp hàng năm giai đoạn 2005-2014

Diện tích: ha; Năng suất: tạ/ha; Sản lượng: Tấn; TĐTT:%/năm

TT

Hạng mục

2005

2010

2011

2012

2013

2014

TĐTTBQ

2005-2014

1

Lạc

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

2.999

2.868

2.813

2.826

2.732

2.686

-1,22

-

Năng suất

14,90

15,7

17,2

16,8

17,2

17,4

1,73

-

Sản lượng

4.464

4.512

4.842

4.739

4.711

4.670

0,50

2

Đậu tương

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

929

866

826

827

779

628

-4,26

-

Năng suất

11,2

12,0

12,1

12,4

12,7

12,6

1,29

-

Sản lượng

1.041

1.043

1.002

1.022

990

789

-3,03

3

Mía

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

430

406

483

532

529

512

1,95

-

Năng suất

339,3

412,9

416,6

427,0

422,2

431,7

2,71

-

Sản lượng

14.589

16.781

20.122,4

22.725,1

22.321,6

22.095

4,72

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2014.

1.3. Cây khoai lang

Diện tích giảm dần qua các năm, từ 5.500 ha năm 2005 xuống còn 4.011 ha năm 2014, sản lượng giảm từ 31.600 tấn năm 2005 xuống còn 23.641 tấn năm 2014. Năng suất tăng từ 57,2 tạ/ha năm 2005 lên 58,9 tạ/ha năm 2014. Diện tích khoai lang tập trung chủ yếu ở các huyện, thị: TP. Móng Cái 414 ha; huyện Tiên Yên 603 ha; Đầm Hà 567 ha; Hải Hà 507 ha ...

  1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây khoai lang

giai đoạn 2005 - 2014

Diện tích: ha; Năng suất: tạ/ha; Sản lượng: Tấn; TĐTT:%/năm

TT

Hạng mục

2005

2010

2011

2012

2013

2014

TĐTTBQGĐ 2005-2014

-

Diện tích

5.500

4.400

4.400

4.200

4.000

4.011

-3,45

-

Năng suất

57,2

59,9

59,8

58,8

58,8

58,9

0,33

-

Sản lượng

31.600

27.100

26.600

24.700

23.700

23.641

-3,17

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2014.

1.4. Cây rau, đậu các loại

Chủ yếu là trồng loại rau ăn lá (như cải canh, bắp cải, bí xanh) và rau ăn củ, quả (xu hào, dưa chuột, cà chua). Quảng Ninh đã có nhiều vùng gieo trồng cây thực phẩm để phục vụ nhu cầu đô thị, khu công nghiệp, điển hình là các TX. Quảng Yên, TX. Đông Triều, TP. Uông Bí.



  • Rau các loại: Diện tích rau các loại năm 2014 là 9.420 ha (tăng 698 ha so với năm 2005). Đây là một sản phẩm nông nghiệp chính, có giá trị kinh tế và có nhiều lợi thế về thị trường tiêu thụ trên địa bàn Quảng Ninh hiện nay cũng như giai đoạn tới.

  • Đậu đỗ các loại: năm 2014 diện tích đậu đỗ các loại là 153 ha (giảm so với năm 2005 là 197ha). Diện tích đậu đỗ giai đoạn 2005-2014 giảm là do người dân chuyển đổi sang các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn như: trồng hoa, cây cảnh; trồng rau....Sản lượng đậu đỗ các loại đạt 200 tấn (giảm so với năm 2005 là 730 tấn).

  1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây rau, đậu các loại

giai đoạn 2005-2014

Diện tích: ha; Năng suất: tạ/ha; Sản lượng: tấn ; TĐTT : %/năm

TT

Hạng mục

2005

2010

2011

2012

2013

2014

TĐTTBQ

2005-2014 (%/năm)

1

Rau xanh các loại

 

 

 

 

 

 

 

 -

Diện tích

8.722

8.695

8.860

9.132

9.349

9.420

0,87

 -

Năng suất

135,00

150,20

147,91

146,58

154,30

150,8

1,68

 -

Sản lượng

117.774

130.616

131.049

133.853

144.251

142.031

2,57

2

Đậu đỗ các loại

 

 

 

 

 

 

 



Diện tích

349

193

166

171

171

153

-8,57

 -

Năng suất

26,60

11,70

11,4

13,3

12,70

13,1

-8,84

 -

Sản lượng

929

227

190

227

216

200

-16,65

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2014.

1.5. Cây lâu năm

  • Cây ăn quả: Cây ăn quả được trồng tập trung ở Hoành Bồ và TX. Đông Triều (chiếm khoảng 48% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh). Nhóm cây ăn quả chính là vải, nhãn, na (chiếm khoảng 51% diện tích). Diện tích cây ăn quả giảm mạnh từ trên 8 ngàn ha (năm 2010) xuống còn gần 7,4 ngàn ha năm 2014, giảm bình quân khoảng 110 ha/năm, trong đó diện tích trồng cây ăn quả của TX. Đông Triều giảm nhiều nhất (giảm 420 ha so với năm 2010).

  • Cây chè của Quảng Ninh được trồng tập trung ở huyện Hải Hà, Đầm Hà và một diện tích nhỏ chè Bản Sen - huyện Vân Đồn, đây là những vùng chè nổi tiếng được khai thác từ lâu đem lại giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng, đã tham gia xuất khẩu sang Trung Quốc. Diện tích chè trong giai đoạn 2005 - 2014 tăng 204 ha, chủ yếu là diện tích chè trồng mới nằm trong dự án quy hoạch cây chè của tỉnh đến năm 2010. Năm 2014 diện tích chè đạt cao nhất là 1.204 ha, tuy nhiên để đạt được mục tiêu có 2.000 ha, tỉnh cần điều chỉnh các giải pháp mang tính đặc thù của địa phương về chính sách hỗ trợ, chính sách đất đai và thu mua, chế biến sản phẩm.

  1. DT - SL cây lâu năm giai đoạn 2005 - 2014

Diện tích: ha; Năng suất: tạ/ha; Sản lượng: Tấn

TT

Cây trồng

2005

2010

2011

2012

2013

2014

TĐTTBQ 2005-2014

(%/năm)

 

Tổng DT

9.694,00

9.293,40

8843,5

8.868,90

8.749,90

8.750,50

-1,13

I

DT cây ăn quả

8.406,40

8.059,10

7664,4

7.602,90

7.398,80

7.412,70

-1,39

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

1

Vải

 

 

 

 

 

 

 

-

DT trồng

4.925,0

3.736,8

2993,2

2944,3

2.953,9

2.770,9

-6,19

-

DT cho thu hoạch

4.039,0

3.497,5

2730

2745,1

2.698,2

2.693,2

-4,40

-

Sản lượng

10.856,0

9.605,0

12066,7

7797

8.024,3

8.066,0

-3,25

2

Nhãn

 

 

 

 

 

 

 

-

DT trồng

1.329,0

1.337,5

1334,8

1322,4

1.183,1

1.147,3

-1,62

-

DT cho thu hoạch

1.016,0

1.168,6

1194,1

1186,8

1.090,7

1.071,5

0,59

-

Sản lượng

2.199,0

2.663,9

4.947,00

3418,4

3.530,0

3.561,3

5,50

3

Cam

 

 

 

 

 

 

 

-

DT trồng

422,7

295,6

284,5

316,2

256,4

258,6

-5,31

-

DT cho thu hoạch

349

257

251

249,7

178,6

205,9

-5,69

-

Sản lượng

1.431,00

1.050,7

1036,7

1028,9

703,6

904,2

-4,97

4

Xoài

 

 

 

 

 

 

 

-

DT trồng

112,6

145,6

145,9

135,7

134,4

131,8

1,76

-

DT cho thu hoạch

85

137,6

139,3

127,8

121,5

117,7

3,68

-

Sản lượng

384

529,7

527,5

505,8

464,8

38,61

-22,53

5

Táo

 

 

 

 

 

 

 

-

DT trồng

30,5

68,9

71,7

74,7

87,9

86,6

12,29

-

DT cho thu hoạch

25

58,7

64

64,5

65,8

81,8

14,08

-

Sản lượng

76

209,5

239

294,4

245,8

368,2

19,16

6

Nho

 

 

 

 

 

 

 

-

DT trồng

5,6

3,5

3,5

3,5

3,9

2,0

-10,81

-

DT cho thu hoạch

5,6

3,1

3,1

3,3

3,3

1,7

-12,41

-

Sản lượng

17,7

9,9

9,9

10,5

10,4

31,8

6,71

II

Cây công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

1

Dừa

 

 

 

 

 

 

 

-

DT trồng

34

52,6

52,6

53,1

53,9

49,8

4,33

-

DT cho thu hoạch

30

47,2

47,2

48,0

49,1

47,5

5,24

-

Sản lượng

329

487,4

495

504,3

482,7

456,9

3,72

2

Chè búp

 

 

 

 

 

 

 

-

DT trồng

1.000,00

1.131,2

1126,5

1212,9

1.210,00

1.204,2

2,09

-

DT cho thu hoạch

478,0

1.012,0

1.012,0

1.050,0

1.127,1

1.131,1

10,04

-

Sản lượng

3.556,50

5.423,0

5995,5

5968,3

6.922,60

8.112,0

9,59

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2014.

1.6. Hoa, cây cảnh

Diện tích biến động từ 200- 300 ha, được trồng quy mô nhỏ trong các vườn hộ gia đình có tính chất tận dụng. Trong 2 năm gần đây tỉnh đã chú trọng hỗ trợ đầu tư phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhà lưới, nhà kính bước đầu cho kết quả khả quan được nhiều hộ dân hưởng ứng và đã chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập gấp 8 - 10 lần so với trồng lúa, màu.



Năm 2014 toàn tỉnh có 281,1 ha tăng so với năm 2005 là 264,1 ha, tập trung chủ yếu tại Hoành Bồ, TX. Đông Triều, còn một số huyện đang triển khai mô hình. Phát triển và mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh theo hướng ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng trong sản xuất nông để nâng cao giá trị thu nhập/1đơn vị đất canh tác.

  1. Diện tích trồng hoa, cây cảnh giai đoạn 2005-2014

Diện tích: ha

Hạng mục

ĐVT

2005

2010

2011

2012

2013

2014

TĐTTBQ 2005-2014 (%/năm)

Diện tích

Ha

17,0

220,2

265,8

277,6

258,8

281,1

36,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2014

1.7. Cây trồng khác

  • Hiện nay diện tích trồng cây dược liệu tập trung tại các huyện miền núi, diện tích khoảng 14 ha tập trung chủ yếu trên những địa bàn truyền thống ở Ba Chẽ, Hoành Bồ. Các sản phẩm chủ yếu là Ba kích; trà hoa vàng....

  • Diện tích trồng dong giềng của tỉnh năm 2014 là 196,5ha, tập trung chủ yếu tại huyện Bình Liêu (xã Húc Động; Đồng Tâm; Tình Húc; Lục Hồn) 122,3ha, Huyện Tiên Yên 71ha, diện tích còn lại phân bố rãi rác tại Hoành Bồ 2,5ha, TP. Uông Bí 0,7ha..

  1. Diện tích trồng cây dược liệu, dong giềng năm 2014

TT

Hạng Mục

Diện tích (ha)

Địa điểm (xã)

1

Cây dược liệu

14,0

Tập trung chủ yếu tại các huyện huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ

2

Cây dong giềng

196,5

 

-

H. Bình Liêu

122,3

Xã Húc Động; Đồng Tâm; Tình Húc; Lục Hồn

-

H. Tiên Yên

71,0

 

-

H. Hoành Bồ

2,5

 

-

TP. Uông Bí

0,7

 

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2014.

1.8. Hiệu quả kinh tế

Để tính toán hiệu quả kinh tế của từng nhóm cây trồng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành điều tra từng loại cây trồng và trên từng huyện, nội dung điều tra gồm: các loại chi phí đầu tư (chi phí làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, vật tư khác, lãi suất ngân hàng, khấu hao vườn cây và các loại chi phí khác), đối với đầu ra gồm các loại sản phẩm chính, sản phẩm phụ, giá bán sản phẩm. Trên cơ sở đó để tính giá thành lợi nhuận, thu nhập và hiệu quả/1 ha đối với từng loại cây trồng được trình bày ở bảng sau:

  1. Sơ bộ hạch toán chi phí và hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng tính trên 01 ha

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Cây trồng

Tổng chi phí

Chi phí vật chất

Lao động

Chi khác

Tổng thu

Lợi nhuận

1

Chuyên rau hoa

262.060

120.855

136.080

5.125

373.060

111.000

2

Lúa + rau các loại

74.750

36.528

35.940

2.282

163.800

89.050

3

Chuyên ngô

46.715

19.435

25.440

1.840

80.500

33.785

4

2 vụ lúa

40.650

18.755

20.580

1.315

79.890

39.240

5

Lúa đông xuân + ngô

43.980

20.457

22.140

1.383

77.500

33.520

6

Na

83.400

32.500

48.900

2.000

268.830

185.230

7

Thanh long

154.000

80.000

72.000

2.000

274.000

120.000

8

Ba kích tím

127.000

50.000

75.000

2.000

327.000

200.000

Nguồn: kết quả điều tra Viện QH và TKNN.

Qua bảng trên có một số nhận xét sau:



  • Những cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao: gồm rau hoa, na dai, thanh long, ba kích tím ... Những loại cây này cần tăng cường đầu tư, thâm canh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để giảm chi phí sản xuất, mặt khác tăng cường liên kết 4 nhà, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm ... sẽ tăng hiệu quả kinh tế.

  • Những cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế trung bình: hai vụ lúa, lúa luân canh với rau màu các loại, đất chuyên màu, đất trồng mía. Đối với nhóm này cần tiếp tục lựa chọn các công thức luân canh hợp lý để mang lại hiệu quả kinh tế cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, canh tác để đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh.

  • Đối với cơ cấu cây trồng cho hiệu quả thấp gồm: lúa 1 vụ lúa, 1 vụ màu các loại. Theo xu thế chung các cơ cấu này sẽ giảm nhanh chuyển sang các cây trồng khác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

1.9. Đánh giá chung

  • Những mặt đạt được

  • Trong thời gian qua ngành trồng trọt đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, các loại cây trồng được gắn với đặc điểm các vùng sinh thái, bố trí cơ cấu cây trồng mùa vụ hợp lý, tăng nhanh giá trị thu nhập trên 1 ha diện tích canh tác (năm 2010 giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 54,1 triệu đồng; năm 2014 chỉ tiêu này đạt 67,5 triệu đồng (đạt tốc độ tăng trưởng 7,6%/năm).

  • Trong quá trình thực hiện quy hoạch nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến nay đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng như: vùng lúa chất lượng cao (TX. Đông Triều), vùng lúa cao sản như TX. Quảng Yên, Hải Hà, TP. Móng Cái; vùng chè Hải Hà, vùng dược liệu (Ba Chẽ, Hoành Bồ), vùng cây ăn quả : na dai Đông triều, ...

  • Công tác khuyến nông được quan tâm, khoa học kỹ thuật được chuyển giao cho người lao động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ giống mới trong sản xuất đã được nâng lên đáng kể: tỷ lệ lúa lai 12%; tỷ lệ ngô lai 98%, chè giống mới như: Ngọc thúy, ô long, phúc vân tiên, am tích, PT 95 chiếm tỷ lệ thấp 3,9% đã góp phần tăng năng suất cây trồng.

  • Các hoạt động khuyến nông có nhiều cố gắng trong việc tìm tòi, xây dựng chuyển giao các mô hình mới như: Mô hình thâm canh cây ăn quả (vải, nhãn) theo Gap; mô hình trồng lan MOKARA; Mô hình trồng rau trái vụ; giống su hào và cà chua, mô hình Đệm lót sinh học, Chăn nuôi chim bồ câu pháp... nên trong giai đoạn 2005 - 2014 trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ mang lại giá trị cao.

  • Các loại hình tổ chức sản xuất tiên tiến như trang trại (năm 2014 có 4 trang trại cây ăn quả), kinh tế hợp tác tham gia ngày càng nhiều vào sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt, tạo nhiều cơ hội về vốn đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • Những tồn tại cần khắc phục của ngành trồng trọt

  • Năng suất của hầu hết các loại cây trồng mặc dù có tăng so với năm 2005, song vẫn thấp hơn nhiều so với bình quân chung vùng ĐBSH (năng suất lúa năm 2014 của tỉnh là 49 tạ/ha, của vùng ĐBSH là 58,9 tạ/ha, cả nước là 55,7 tạ/ha. Năng suất ngô là 38,4 tạ/ha, vùng ĐHSH là 46,1 tạ/ha; cả nước là 44,4 tạ/ha).

  • Hệ số sử dụng đất thấp, từ năm 2005 đến nay duy trì ở mức 1,9 lần (hệ số sử dụng đất trung bình của vùng ĐBSH là 2,7 lần).

  • Công tác giống cây trồng mặc dù đã được quan tâm, đến nay chủng loại giống chưa đa dạng, năng lực quản lý Nhà nước về giống nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, chưa thực sự trở thành phòng trào mang tính xã hội hóa nên nhiều hộ vẫn có thói quen sử dụng giống cây trồng không rõ nguồn gốc.

  • Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới chưa được phổ biến rộng rãi và ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất nên năng suất thấp, chi phí cao và thiết hại do dịch bệnh khá lớn.

  • Là một tỉnh có công nghiệp dịch vụ và du lịch khá phát triển, song ngành nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng phát triển chưa đa dạng, chưa thể hiện vai trò là một ngành phục vụ công nghiệp và dịch vụ.

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương