Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang38/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41

XII. VỐN ĐẦU TƯ


Ưu tiên nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết đầu tư tập trung vào những vùng sản xuất hàng hoá, những chương trình sản xuất nông, hỗ trợ đầu tư cho phát triển ngành nghề nông thôn, hỗ trợ đầu tư chương trình nông nghiệp công nghệ cao. Vốn đầu tư cần tập trung vào khâu sản xuất giống cây trồng (lúa chất lượng cao, cây ăn quả…), giống vật nuôi (lợn hướng nạc, giống bò thịt, bò sữa, gia cầm siêu thịt, siêu trứng)…

1. Tổng vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư


Dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 khoảng 9.633 tỷ đồng, trong đó:

- Nông nghiệp: 2.259 tỷ đồng, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư của dự án: Trồng trọt : 504 tỷ đồng ; Chăn nuôi: 1.755 tỷ đồng.

- Lâm nghiệp: 2.854 tỷ đồng, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư của dự án

- Thủy lợi: 4.520 tỷ đồng , chiếm 46,9% tổng vốn đầu tư của dự án.



  1. Dự kiến vốn đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp và thủy lợi

TT

Hạng mục

Tổng vốn (tỷ.đ)

Tỷ lệ (%)

 

Tổng vốn đầu tư

9.633

100,0

1

Ngành trồng trọt

504

5,2

2

Ngành chăn nuôi

1.755

18,2

3

Ngành lâm nghiệp

2.854

29,6

4

Ngành thủy lợi

4.520

46,9

2. Huy động nguồn vốn đầu tư


Thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, bao gồm vốn đầu tư trong nước (ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, của nhân dân,...); vốn đầu tư nước ngoài (các dự án ODA, FDI, viện trợ không hoàn lại, các tổ chức phi chính phủ,...).

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước: Bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, chủ yếu tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 38,0% nhu cầu vốn đầu tư.

- Vốn doanh nghiệp: Hiện nay, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô doanh nghiệp nhỏ, việc huy động nguồn vốn này trước mắt sẽ khó khăn. Tuy nhiên, do đây là nguồn vốn đối ứng có ý nghĩa lâu dài và xu thế đầu tư sẽ tăng nên cần có các chính sách thích hợp nhằm thu hút nguồn vốn này. Dự kiến vốn doanh nghiệp năm 2020 đạt 25,0% nhu cầu vốn đầu tư.

- Vốn tín dụng: Củng cố và mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm cùng với hệ thống ngân hàng huy động tốt vốn nhàn rỗi trong dân. Đa dạng hóa loại hình huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu. Dự kiến 20 % năm 2020.

- Vốn dân cư và nguồn vốn khác: Nguồn vốn dân dự kiến 12,0 %

- Vốn khác (vốn ODA, FDI...) dự kiến 5,0%. Đối với nguồn ODA: Tích cực gọi vốn ODA cho lĩnh vực xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nâng cao mức sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là các lĩnh vực mà cộng đồng quốc tế dễ chấp nhận tài trợ ODA.



Trước mắt ưu tiên kêu gọi đầu tư cho các dự án về thủy lợi: như dự án nâng cấp hệ thống đê điều bảo đảm an toàn để ứng phó với biến đổi khí hậu, các dự án về hoàn chỉnh hệ thống tiêu úng, cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp ổn định, xử lý rác thải, chất thải khu chăn nuôi, bảo vệ môi trường, xây dựng trường đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp,...

  1. Phân nguồn vốn đầu tư

TT

Hạng mục

Tổng vốn (tỷ.đ)

Chia ra

Cơ cấu (%)

Trồng trọt

Chăn nuôi

Lâm nghiệp

Thủy lợi

 

Tổng vốn đầu tư

9.633

504

1.755

2.854

4.520

100,0

1

Ngân sách nhà nước

3.663

25

70

114

3.453

38,0

2

Doanh nghiệp

2.408

227

790

1.391

 

25,0

3

Tín dụng

1.926

176

614

819

316

20,0

4

Dân góp

1.155

71

263

501

320

12,0

5

Vốn khác (FDI, ODA…)

481

5

18

29

430

5,0

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương