Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


VIII. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP



tải về 5.32 Mb.
trang36/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41

VIII. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP


Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nông hộ, trang trại, doanh nghiệp bằng phương thức canh tác hiện đại, có hàm lượng kỹ thuật - công nghệ cao; đối với tỉnh Quảng Ninh đang đứng trước thách thức lớn nhất là chất lượng nguồn nhân lức khó có thể đáp ứng (nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp hiện tại đang bị “già hóa”, khó đào tạo lại do hạn chế về trình độ văn hóa, cơ cấu cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất - kinh doanh nông nghiệp thiếu về số lượng, bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề, đặc biệt rất ít lao động có năng lực trình độ về phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP. Chính vì vậy phải xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 định hướng tới 2030; đối tượng cần phải đào tạo gồm có:

- Đào tạo lao động trực tiếp sản xuất tại các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp, nông nghiệp phải được huấn luyện cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi đối với cây trồng vật nuôi chính mà loại hình tổ chức chọn sản xuất kinh doanh. Việc đào tạo huấn luyện do Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật đảm bảo theo kế hoạch hàng năm gắn với cá mô hình trình diễn hoặc lồng ghép trong các chương trình dự án hỗ trợ nông nghiệp - nông thôn,...

- Đào tạo chủ trang trại cả về kỹ thuật và quản lý với thời gian ít nhất từ 30 ngày đến 45 ngày/lớp, có thể chia thành 3 - chuyên đề do Chi cục phát triển nông thôn tổ chức lớp học tập trung, giảng viên được mời từ trường cán bộ quản lý Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn I hoặc trường Đại học Nông Lâm nghiệp,... về giảng dạy. Sau khi kết thúc học viên được cấp giấy chứng nhận xác định là đã hoàn thành chương trình đào tạo chủ trang trại.

- Cử các thành viên Ban quản lý Hợp tác xã Nông nghiệp tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, điều hành HTX do Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn I tổ chức theo các chuyên đề, sau khi kết thúc khóa hoc có giấy chứng nhận.

- Đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ chuyên môn kỹ thuật thuộc các ngành: nông học, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản có trình độ đại học và công tác tại UBND xã Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện. Hiện tại, ở xã, huyện của tỉnh Quảng Ninh thiếu cả số lượng và mất cân đối về cơ cấu cán bộ chuyên môn dẫn đến việc tham mưu cho hệ thống chính trị về phát triển sản xuất nông nghiệp - Phát triển Nông thôn ở địa phương gặp trở ngại, đồng thời việc đảm nhận vai trò quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng khó hoàn thành tốt. Do vậy, phấn đấu đến năm 2020: 100% xã phải có ít nhất 01 kỹ sư nông nghiệp. Phòng nông nghiệp - Phát triển Nông thôn huyện phải có ít nhất 4 -5 cán bộ đại học chuyên ngành nông học, chăn nuôi thú y, phát triển nông thôn, kinh tế nông nghiệp...

- Tiếp tục đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ đại học và sau đại học bố trí về công tác tại Sở nông nghiệp - Phát triển Nông thôn có năng lực chuyên môn sâu về: phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái đô thị, nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao (VietGAP, Global GAP ...).

IX. GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


1. Bón phân hợp lý

Sử dụng phân bón không đúng cách đã và đang để lại dư lượng phân bón cây trồng không hấp thụ, điều này tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nông nghiệp, làm ô nhiễm nguồn nước, đất nông nghiệp. Để bảo vệ môi trường cần sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại phân, đúng liều, đúng lúc, đúng cách.



2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý

- Thuốc BVTV sử dụng ngoài việc chọn thuốc có hiệu quả cao đối với loại sâu bệnh cần phòng trừ còn phải có 2 yêu cầu cần thiết nữa là ít độc hại với người và nhanh phân hủy trong môi trường tự nhiên.

- Tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc đã cấm sử dụng và các loại thuốc nhóm độc I. Các loại thuốc này có độ độc cấp tính cao, thời gian lưu tồn trong sản phẩm lâu, một số thuốc gây độc mãn tính rất nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường. Hạn chế các loại thuốc nhóm độc II, là những loại thuốc có độ độc cấp tính tương đối cao và cũng chậm phân hủy trong môi trường. Nên dùng các loại thuốc thuộc nhóm độc III, IV. Đây là những loại thuốc có độ độc tương đối thấp, hàm lượng hoạt chất thấp. Đặc biệt ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như thuốc vi sinh, thuốc thảo mộc.

- Các thuốc có nguồn gốc sinh học là thích hợp nhất đối với sản xuất an toàn do ít độc hại với người, nhanh phân hủy, ít hại thiên địch. Tuy vậy, thuốc chỉ có tính đặc trị đối với một số loại sâu nhất định và thời gian thể hiện hiệu lực giết sâu thường chậm hơn thuốc hóa học. Nếu sử dụng đúng kỹ thuật thì hiệu quả phòng trừ của thuốc sinh học cũng rất tốt và điều cơ bản là đảm bảo cho rau an toàn.

- Thuốc BVTV sử dụng cho sản xuất an toàn cần thực hiện nguyên tắc “4 đúng” và đặc biệt chú ý thời gian cách ly.


  • Chọn đúng loại thuốc sử dụng như trên đã trình bày, cần đảm bảo và có hiệu quả cao với loại sâu bệnh cần trừ và ít độc hại với người.

  • Đúng lúc là sử dụng thuốc ngay khi sâu bệnh mới phát sinh có khả năng phát triển gây hại mạnh, qua kiểm tra sâu bệnh thường xuyên trên đồng ruộng.

  • Đúng nồng độ và liều lượng như hướng dẫn ghi trên nhãn của mỗi loại thuốc, đảm bảo cho thuốc có hiệu lực phòng trừ sâu bệnh cao.

  • Sử dụng đúng cách chủ yếu là phun rải đều, chú ý chỗ sâu bệnh thường tập trung nhiều.

3. Xử lý chất thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất đang phát sinh một lượng khá lớn chất thải rắn nguy hại bao gồm vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, vỏ bao bì chất kích thích sinh trưởng, phân bón... được thải ra trên đồng ruộng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiêm môi trường. Cần có những giải pháp như sau:



- Coi công tác thu gom là bắt buộc: luật bảo vệ môi trường của Việt Nam đã ghi rõ, tổ chức, cá nhân nào gây ô nhiễm môi trường phải có trách nhiệm xử lý ô nhiễm. Bao bì thuốc BVTV được toàn xã hội và nông dân xác định là nguồn chất thải nguy hại, nó không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến môi trường sản xuất, do đó mọi người dân đều phải có trách nhiệm tham gia vào công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV;

- Vai trò quản lý của nhà nước là chủ đạo: mặc dù trách nhiệm thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV là của người dân, song vai trò của nhà nước, chính quyền địa phương vẫn phải là chủ đạo. Bên cạnh việc hỗ trợ nông dân về trang thiết bị ban đầu, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu hủy sau thu gom và xử lý v.v., chính quyền các cấp đặc biệt là cấp cơ sở (có thể là xã hoặc thôn tùy theo quy mô và hình thức tổ chức của địa phương) phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị của địa phương và phải có sự tham gia chủ động trong công tác quản lý, tổ chức và điều hành hoạt động.

- Sự tham gia của dân mang tính quyết định: kinh nghiệm cho thấy, mọi hoạt động thu gom chỉ có thể thành công và duy trì bền vững khi có sự tham gia chủ động gắn với trách nhiệm của người dân trong việc thực thi, đóng góp và tham gia giám sát nguồn kinh phí phục vụ cho công tác thu gom.

Để làm tốt công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV, trước hết người dân phải hiểu được vai trò, trách nhiệm của họ trong công tác bảo vệ môi trường sống, sản xuất của cộng đồng. Sau đó, người dân phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật và hiểu thấu đáo về các quy định, quy chế của địa phương để từ đó giúp họ có thể chủ động tham gia vào công tác thu gom, kiểm tra, giám sát v.v..



- Phải có cá nhân/ tổ chức chịu trách nhiệm thu gom: dù ở hình thức và mức độ nào thì công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV cũng phải có một tổ chức (doanh nghiệp) hay cá nhân nào đó chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức hoạt động này. Hình thức tổ chức, vai trò và mức độ tham gia của tổ chức, cá nhân trực tiếp thu gom phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hợp đồng, cam kết và quy chế hoạt động thu gom. Bên cạnh việc quản lý, giám sát hay trực tiếp thu gom, tổ chức này có trách nhiệm rất lớn trong việc quản lý, bảo vệ, tu sửa cơ sở hạ tầng, quản lý và xử lý rác thải sau thu gom.

Yêu cầu kỹ thuật của bể thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV:

Bể phải đáp ứng yêu cầu cho cả việc chứa và làm sạch vỏ bao bì thuốc BVTV. Nước thải từ bể phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng môi trường, vỏ bao bì thuốc BVTV được làm sạch phục vụ mục tiêu tái sử dụng hoặc tiêu hủy; Chất liệu phải phù hợp, không bị ăn mòn hóa chất, không bị rỉ, không bị mất cắp;

Dễ lắp đặt, di chuyển khi cần thiết; Yêu cầu đảm bảo an toàn khi sử dụng.



Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương