Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang31/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   41

2. Giải pháp về canh tác


2.1. Giải pháp về canh tác đối với vùng đất dốc

Trong điều kiện hiện nay và dự báo đến năm 2020, tầm nhìn 2030, dưới tác động của biến đổi khí hậu với điều kiện địa hình như tỉnh Quảng Ninh thì ảnh hưởng của nước biển dâng, mặn hóa, phèn hóa sẽ không nhiều, mà tập trung chủ yếu là xói mòn đất, lũ quét. Cần phải có giải pháp canh tác thích hợp để khắc phục tình trạng trên như sau:

Hệ thống nông lâm kết hợp tạo ra một hệ sản xuất nông nghiệp ổn định và lâu dài phù hợp với điều kiện sản xuất của nông hộ, giảm thiểu rủi ro của canh tác độc canh, bảo vệ được môi trường đất, đồng thời tạo thu nhập ổn định cho người dân.

Cơ cấu sử dụng đất trong mô hình phụ thuộc vào độ dốc, trên một thửa đất có thể bố trí 70% diện tích trồng cây nông nghiệp và 25% diện tích trồng cây lâm nghiệp. Trên diện tích trồng cây nông nghiệp có thể bố trí 50% cây hàng năm và 25% cây dài ngày. Với mô hình nông lâm kết hợp luôn giảm rủi ro và cho thu nhập gấp từ 1 - 2 lần so với các mô hình độc canh, nên tình trạng phá rừng cũng giảm đáng kể và quan trọng với mô hình này là lượng đất xói mòn giảm hơn 50% so với các mô hình truyền thống.

Thông thường, một mô hình nông lâm kết hợp gồm 2 phần:

- Phần cứng: Bao gồm lâm phần trên đỉnh với tập đoàn cây rừng và những băng kép trồng cây họ đậu, cây thức ăn gia súc theo đường đồng mức để làm phân xanh, thức ăn gia súc, chống xói mòn, giữ ẩm, tạo điều kiện sinh thái hài hoà và giảm sâu hại.

- Phần mềm: Bao gồm những cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày khác nhau, được trồng vào phần đất nằm xen kẽ giữa các băng kép cây họ đậu để cải tạo đât. Như vậy, các mô hình nông lâm kết hợp được coi là một loại hình nông nghiệp tái sinh trên đất dốc. Nông nghiệp tái sinh trên đất dốc là một thực tiễn nhằm cải tạo nguồn tài nguyên đất dốc bị thoái hóa để tăng sức sản xuất của đất.

Các mô hình như sau:

Mô hình 1 : Mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng (RVAC)

Hệ thống này thực chất là hệ thống VAC cải tiến và đã được phát triển khá lâu tại một số địa phương. Trong đó, có sự kết hợp giữa rừng, vườn cây ăn quả, ao nuôi thủy sản (chủ yếu là cá) và vật nuôi. Các lợi ích của hệ thống RVAC mang lại gồm:

- Tạo thu nhập ổn định và thường xuyên (bền vững về kinh tế), tận dụng được các nguồn chất thải và nguyên liệu dư thừa;

- Có khả năng chống chịu và giảm các rủi ro về sinh học và kinh tế so với các mô hình sản xuất đơn canh;

- Gia tăng mối quan tâm của ngƣời dân đến quản lý và bảo vệ rừng;

- Góp phần duy trì và bảo vệ được tính đa dạng sinh học;

- Giảm sức ép của gia tăng dân số lên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

- Tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày, củi đun, thức ăn,… tạo thêm việc làm, tận dụng được thời gian nông nhàn và nguồn lao động nông thôn;

- Tạo được sự đa dạng và cân bằng sinh thái (bền vững về mặt sinh thái) đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền.

Mô hình 2 : Mô hình Rừng + Cây ăn quả + Vườn + Ruộng bậc thang (RCVR)

Mô hình phù hợp với quy mô diện tích 3 - 5 ha/hộ và thường được bố trí trên các sườn núi dốc. Bố trí cây trồng trên mô hình này như sau:

- Rừng được bố trí từ sườn dốc lên đến đỉnh. Có thể lựa chọn tập đoàn cây bản địa, cây mọc nhanh (keo các loại) hoặc kết hợp giữa cây mọc nhanh và cây bản địa.

- Vườn nhà đặt gần các ruộng bậc thang hoặc chỗ thấp nhất để kết hợp tận dụng nguồn nước và có bờ rào hàng cây xanh. Cây tạp trong vườn được thay bằng những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn.

- Ruộng bậc thang được thiết lập ở các mái sườn dốc kể cả nơi dốc mạnh, miễn là có nguồn nước, có những đám chỉ rộng 50 - 100 m2 cũng được tận dụng chia thành 5 - 7 bậc, mỗi bậc chỉ rộng vài ba bước chân và cao quá tầm đầu người.

2.2. Giải pháp về canh tác đối với vùng đất tương đối bằng phẳng

Diện tích đất này chủ yếu trồng hoa màu và các cây ngắn ngày. Năng suất của hầu hết các loại cây trồng của tỉnh mặc dù có tăng so với năm 2005, song vẫn thấp hơn nhiều so với bình quân chung vùng ĐBSH (năng suất lúa năm 2013 của tỉnh là 48,9 tạ/ha, của vùng ĐBSH là 58,9 tạ/ha, cả nước là 55,7 tạ/ha. Năng suất ngô là 38,2 tạ/ha, vùng ĐHSH là 46,1 tạ/ha; cả nước là 44,1 tạ/ha). Hệ số sử dụng đất thấp, từ năm 2005 đến nay duy trì ở mức 1,9 lần (hệ số sử dụng đất trung bình của vùng ĐBSH là 2,7 lần) nguyên nhân chính là chất lượng đất của tỉnh kém cho nên cần phải có các biện pháp duy trì, cải tạo tăng độ phì cho đất, áp dụng các biện pháp kỹ thuật như thâm canh, tăng vụ, bón bổ sung phân hữu cơ, bón phân cân đối, hợp lý, chuyển giao đồng thời các tiến bộ khoa học, giống, phân bón, chất giữ ẩm, cải tiến phương thức canh tác góp phần đảm bảo lương thực cho người dân.



2.2.1. Đối với bón phân 

Quản lý dinh dưỡng tổng hợp theo hướng bón phân cân đối giữa các loại phân khoáng với phân hữu cơ và cân đối giữa các nguyên tố vi lượng, trung lượng và đa lượng. Đây là giải pháp cần được áp dụng trong sản xuất nông sản hàng hóa. Trên thực tế sản xuất tỉnh, giải pháp này chưa được chú trọng. Tình trạng sử dụng phân bón tùy tiện không dựa vào tính chất và đặc điểm của đất, nhu cầu của từng cây và khả năng cho năng suất đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tính chất của đất, đến xu thế phát triển của đất, ảnh hưởng đến chất lượng đất và năng suất cây trồng.

Hiện nay, các nhà sản xuất phân bón đều đưa ra nguyên tắc 4 đúng cũng như khi dùng thuốc bảo vệ thực vật: đúng loại, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách sử dụng. Viện Quy hoạch đã tiến hành lấy 130 mẫu đất phân tích tại các vùng sản xuất tập trung, lấy kết quả phân tích điều kiện thổ nhưỡng của các vùng sản xuất tập trung đưa vào phần mềm PASS 2011 để đưa ra các thông số khuyến cáo về sử dụng phân bón như sau :

a. Cây chè (Xã Quảng Long, H. Hải Hà)

Chè là loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao. Số liệu điều tra, phân tích các chỉ tiêu độ phì của đất trồng chè tại xã Quảng Long, huyện Hải Hà cho thấy: Đất ở vùng trồng chè có độ pH rất thấp, thuộc loại đất rất chua; CEC thấp; các chỉ tiêu OM%, N%, K2O dễ tiêu ở mức trung bình, P2O5 ở mức giàu. Theo Sổ tay phân bón của Viện Thổ nhưỡng nông hoá, tiêu chuẩn bón phân cho cây trồng áp dụng với chỉ tiêu độ phì ở mức trung bình. Các chỉ tiêu độ phì của đất trồng chè xã Quảng Long đều ở mức trung bình, do vậy lượng phân bón được sử dụng theo khuyến cáo.

- Bón lót: Phân hữu cơ từ 20-30 tấn/ha; phân supe photphat từ 500-600 kg/ha.

- Đốn tạo hình lần 1 (2 tuổi): Phân hữu cơ từ 20-30 tấn/ha; phân supe photphat 500 kg/ha.

- Lượng phân bón cho mỗi ha chè kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh được tính trong bảng 2,3:


  1. Lượng phân bón cho đất trồng chè xã Quảng Long theo thời kỳ (kg/ha)

Chỉ tiêu

Phân cấp

độ phì

Lượng phân bón theo thời kỳ (kg/ha)

Năm 1

Năm 2-3

Năm 4 trở đi - Năng suất (tấn/ha)

<3

3-5

5-7

7-10

10-15

Ure

TB

65-76

130

130

217

261

391

522

Kali Clorua

TB

50

83

67

100

125

250

333

  • Năm thứ nhất: Bón từ 30-35 kg N/ha (65-76 kg phân Ure), bón 2 lần vào tháng 3,7; 30 kg K2O/ha (50 kg Kali Clorua), bón 2 lần vào tháng 7,8;

  • Năm thứ 2,3: Bón 60 kg N/ha (130 kg phân Ure); 50 kg K2O/ha (83 kg Kali Clorua); cách bón tương tự như năm thứ nhất;

  • Từ năm thứ 4 trở đi: Tuỳ theo năng suất búp tươi mà dùng lượng phân bón thích hợp.

b. Cây na dai

Số liệu điều tra, phân tích các chỉ tiêu độ phì của đất trồng na dai tại xã Việt Yên, TX. Đông Triều cho thấy: Đất ở vùng có độ pH trung bình, thuộc loại đất từ ít chua đến chua; CEC ở mức Khá; chỉ tiêu OM% ở mức nghèo đến trung bình; N% trung bình; K2O, P2O5 dễ tiêu ở mức giàu. Do vậy, chế độ bón phân đối với đất trồng na dai (mật độ trồng 1400-1600 cây/ha) của xã Việt Yên được khuyến cáo như sau:



  1. Lượng phân bón cho đất trồng na dai xã Việt Yên, TX. Đông Triều (kg/ha)

Chỉ tiêu

Phân cấp

độ phì

Bón lót

Tuổi cây

1

2-3

4-5

6-7

>8

Ure

TB




326

652

685

880

1.174

Supe photphat

Giàu

300

422

844

1.477

2.109

2.531

Kali Clorua

Giàu




100

200

300

300

300

(Do đất ở vùng trồng na thuộc loại đất chua nên bón thêm mỗi hỗ 0,5 kg vôi/hố, tương ứng 750 kg/ha.)

c. Cây thanh long ruột đỏ

Số liệu điều tra, phân tích các chỉ tiêu độ phì của đất trồng thanh long ruột đỏ tại TP. Uông Bí cho thấy: Đất có độ pH cao, thuộc đất trung tính; CEC ở mức Khá; chỉ tiêu OM% ở mức nghèo; N% trung bình; K2O, P2O5 dễ tiêu ở mức giàu. Chế độ bón phân đối với đất trồng thanh long ruột đỏ (mật độ trồng 1000 trụ/ha) của TP. Uông Bí được khuyến cáo như sau:

- Phân hữu cơ hoai mục: Năm thứ nhất bón 15-20 kg/trụ, tương ứng với 15-20 tấn/ha; Năm thứ 2 bón 20kg/trụ; Từ năm thứ 3 trở đi bón 40kg/trụ/năm.

- Phân vô cơ:



  1. Lượng phân bón cho đất trồng thanh long ruột đỏ TP. Uông Bí (kg/ha)

Chỉ tiêu

Phân cấp

độ phì

Tuổi cây

1

2

3-5

>6

Ure

TB

250

500

1.100

1.600

Supe photphat

Giàu

375

750

2.250

2.250

Kali Clorua

Giàu

133

267

633

867

d. Cây vải chín sớm

Số liệu điều tra, phân tích các chỉ tiêu độ phì của đất trồng vải chín sớm tại TP. Uông Bí cho thấy: Đất có độ pH cao, thuộc đất trung tính; CEC ở mức cao; chỉ tiêu OM%, N% ở mức trung bình; K2O, P2O5 dễ tiêu ở mức giàu. Chế độ bón phân đối với đất trồng vải chín sớm (mật độ trồng 400 cây/ha) được khuyến cáo như sau:

Bón lót: 50-70 kg phân chuông hoai mục/hố (20.000-28.000 kg/ha); phân supe lân 0,7-1kg/hố (280-400 kg/ha); phân KCl 0,2-0,3kg/hố (80-120 kg/ha).

Ở giai đoạn chưa mang quả (năm 1-3): Bón 40-50 kg phân hữu cơ/hốc/năm (16-20 tấn/ha). Cây từ 4-9 tuổi bón 16-20 tấn/ha; từ 10 tuổi trở lên bón 60-70kg/hốc/năm (24-28 tấn/ha).



  1. Lượng phân bón cho đất trồng vải chín sớm huyện Uông Bí (kg/ha)

Chỉ tiêu

Phân cấp độ phì

Tuổi cây

1

2

3-5

4-6

7-9

10-15

>15

Ure

TB

60

100

160

280

480

720

880

Supe photphat

Giàu

120

180

240

270

450

750

900

Kali Clorua

Giàu

40

67

107

200

427

533

907

e. Cây lúa

- Vùng trồng lúa TX. Quảng Yên

Số liệu điều tra, phân tích các chỉ tiêu độ phì của đất trồng lúa tại các xã Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng và Đồng Rui, huyện Tiên Yên cho thấy: Đất ở vùng trồng lúa có độ pH thấp, thuộc loại đất chua, khi canh tác cần chú ý bón vôi cải tạo đất; CEC ở mức thấp; OM% ở mức nghèo, N% ở mức trung bình, P2O5 dễ tiêu ở mức giàu; K2O dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Do vậy, chế độ bón phân đối với các loại đất chính của huyện Tiên Yên được khuyến cáo như sau:


  1. Lượng phân bón cho đất trồng lúa huyện Tiên Yên (kg/ha)

Chỉ tiêu/ Loại phân

Quy ra phân thực tế

Ghi chú (địa điểm)

Đất phù sa

Đất bạc màu




 N% (Ure)

196-217

174-217




P2O5

(Supe photphat) 



188

281




K2O

(Kali Clorua)



65

130

Xã Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng

50

100

Xã Đồng Rui

- Vùng trồng lúa huyện Bình Liêu

Số liệu điều tra, phân tích các chỉ tiêu độ phì của đất trồng lúa tại các xã Đồng Tâm, Lục Hồi và Tình Húc, huyện Bình Liêu cho thấy: Đất có độ pH trung bình, thuộc loại đất ít chua đến trung tính; CEC ở mức thấp; OM% ở mức từ nghèo đến trung bình, N% ở mức trung bình, P2O5 dễ tiêu ở mức giàu; K2O dễ tiêu thay đổi tuỳ từng vùng. Do vậy, chế độ bón phân đối với các loại đất chính của huyện Bình Liêu được khuyến cáo như sau:



  1. Lượng phân bón cho đất trồng lúa huyện Bình Liêu (kg/ha)

Chỉ tiêu/ Loại phân

Phân

cấp

Quy ra phân thực tế

Ghi chú (địa điểm)

Đất phù sa

Đất bạc màu




 N% (Ure)

TB

196-217

174-217




P2O5

(Supe photphat) 



Giàu

188

281




K2O

(Kali Clorua)



Nghèo

65

130

Xã Lục Hồi, Tình Húc

Giàu

33

67

Xã Đồng Tâm




  • Vùng trồng lúa nếp cái hoa vàng TX. Đông Triều

Số liệu điều tra, phân tích các chỉ tiêu độ phì của đất trồng lúa nếp cái hoa vàng tại xã Yên Đức, TX. Đông Triều cho thấy: Đất có độ pH thấp, thuộc loại đất chua, khi canh tác cần chú ý bón vôi cải tạo đất; CEC, OM%, N%, K2O dễ tiêu ở mức từ trung bình đến giàu; P2O5 dễ tiêu ở mức giàu. Do vậy, chế độ bón phân đối với các loại đất chính của TX. Đông Triều được khuyến cáo như sau:

  1. Lượng phân bón cho đất trồng lúa nếp cái hoa vàng TX. Đông Triều (kg/ha)

Chỉ tiêu/ Loại phân

 Phân cấp

Quy ra phân thực tế

Ghi chú (địa điểm)

N% (Ure)

TB

139

Thôn Yên Khánh

Giàu

104

Thôn Đồn Sơn, Dương Đê

P2O5 (Supe photphat)

Giàu

213




K2O (Kali Clorua)

TB

83

Thôn Dương Đê

Giàu

55

Thôn Đồn Sơn, Yên Khánh

f. Cây ngô

- Vùng trồng ngô huyện Hải Hà

Số liệu điều tra, phân tích các chỉ tiêu độ phì của đất trồng ngô tại các xã Quảng Điền, Quảng Chính, huyện Hải Hà cho thấy: Đất ở vùng trồng ngô có độ pH thấp, thuộc loại đất từ chua đến rất chua; CEC ở mức thấp; OM% ở mức nghèo, N% ở mức trung bình, K2O và P2O5 dễ tiêu ở mức giàu. Do vậy, chế độ bón phân đối với các loại đất chính của huyện Hải Hà được khuyến cáo như sau:


  1. Lượng phân bón cho đất trồng ngô huyện Hải Hà (kg/ha)

Chỉ tiêu/ Loại phân

Loại đất

Phân cấp

độ phì

Quy ra phân thực tế

Ngô lai

Ngô thường

A

B

A

B

N% (Ure)

Đất phù sa ven sông

TB

326

261

326

261

P2O5

(Supe photphat)



Giàu

281

213

281

213

K2O (Kali Clorua)

Giàu

67

50

67

50

N% (Ure)

Đất phù sa trong đê

TB

391

326

261

174

P2O5

(Supe photphat)



Giàu

350

706

281

213

K2O

(Kali Clorua)



Giàu

100

100

67

50

N% (Ure)

Đất bạc màu

TB

326

261

261

217

P2O5

(Supe photphat)



Giàu

425

563

425

350

K2O

(Kali Clorua)



Giàu

133

100

100

83

Trong đó: A: Lượng bón để đạt năng suất cao; B: Lượng bón để đạt năng suất kinh tế.

- Vùng trồng ngô huyện Ba Chẽ

Số liệu điều tra, phân tích các chỉ tiêu độ phì của đất trồng ngô tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ cho thấy: Đất ở vùng trồng ngô có độ pH thấp, thuộc loại đất từ chua đến rất chua; CEC ở mức thấp; các chỉ tiêu OM%, K2O và P2O5 dễ tiêu ở mức nghèo, N% ở mức từ nghèo đến trung bình. Do vậy, chế độ bón phân đối với các loại đất chính của huyện Ba Chẽ được khuyến cáo như sau:


  1. Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

    tải về 5.32 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương