Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại các thành phố, thị xã, huyện đến năm 2020, tầm nhìn 2030



tải về 5.32 Mb.
trang29/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   41

4. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại các thành phố, thị xã, huyện đến năm 2020, tầm nhìn 2030


  1. Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

TT

Tên công trình

Đơn vị

Số lượng

2020

2030

1

Hồ chứa

Cái

35

69

 

- Làm mới

Cái

5

10

 

- Sửa chữa, nâng cấp

Cái

30

59

2

Đập dâng

 

38

60

 

- Làm mới

Cái

3

2

 

- Sửa chữa, nâng cấp

Cái

35

58

3

Trạm bơm

Trạm

10

18

 

- Làm mới

Trạm

0

0

 

- Sửa chữa, nâng cấp

Trạm

10

18

4

Kênh mương

 

300

618

 

- Làm mới

Km

0

20

 

- Sửa chữa, nâng cấp

Km

300

598

5

Đê, Kè

Km

110

198

a

Đê biển

Km

100

172

 

- Làm mới

Km

0

5

 

- Nâng cấp

Km

100

167

b

Đê sông

Km

10

26

 

- Làm mới

Km

0

0

 

- Nâng cấp

Km

10

26

6

Cống tiêu

Cái

50

92

 

- Làm mới

Cái

0

0

 

- Sửa chữa, nâng cấp

Cái

50

92

7

Nước sinh hoạt

Hệ thống

45

45

 

- Làm mới



20

35

 

- Nâng cấp



25

10

Các hạng mục đầu tư thuỷ lợi đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm:

- Hồ chứa: Dự kiến đầu tư làm mới 5 hồ (hồ Lưỡng Kỳ, huyện Hoành Bồ dung tích thiết kế W = 6.106m3; hồ Khe Giữa, TP. Cẩm Phả, dung tích thiết kế W = 11,8 106m3; hồ Tài Chi, huyện Hải Hà dung tích khoảng 23 106m3; Hồ Đá Cổng, thành phố Uông Bí cấp nước sinh hoạt lưu lượng 13.000m3/ngày đêm; Hồ Khe Mít, huyện Vân Đồn); nâng cấp, sửa chữa 30 hồ, sau năm 2020 sẽ làm mới 10 hồ chứa và sửa chữa nâng cấp 59 hồ.

- Đập dâng: Dự kiến đầu tư 38 đập dâng, trong đó làm mới 3 cái, nâng cấp, sửa chữa 35 cái, sau năm 2020 sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng mới 2 cái và sửa chữa 58 cái.

- Trạm bơm: Dự kiến đầu tư nâng cấp, sửa chữa 10 trạm bơm và sau 2020 nâng cấp tiếp 18 trạm

- Kênh mương: Dự kiến nâng cấp sửa chữa, kiên cố hóa 300 km kênh mương, sau 2020 sẽ đầu tư làm mới 20km kênh và sửa chữa nâng cấp 598km.

- Tiêu nước: Dự kiến đầu tư nâng cấp 50 cống dưới đê để nâng cao năng lực tiêu nước ở các vùng trong tỉnh, sau 2020 sẽ tiếp tục nâng cấp 92 cống

- Đê: Dự kiến đầu tư nâng cấp 110 km đê, trong đó có 100 km đê biển và 10 km đê sông. Sau năm 2020 dự kiến làm mới 5km đê biển, nâng cấp 167km đê biển và nâng cấp 26km đê sông.

- Nước sinh hoạt: Dự kiến đầu tư xây dựng mới 20 hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các cụm dân cư đô thị, nông thôn và cho các khu công nghiệp và nâng cấp 25 hệ thống hiện có, sau 2020 sẽ xây dựng mới 35hệ thống và tiếp tục nâng cấp 10 công trình.



4.1. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại TP. Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030

TP.Hạ Long diện tích canh tác nông nghiệp không nhiều, trên địa bàn có 340 ha diện tích nông nghiệp, các công trình thủy lợi chủ yếu là hồ chứa và đập dâng.

Các công trình thủy lợi cơ bản đã đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sản xuất nông nghiệp.

Quy hoạch thủy lợi tương lai cần đáp ứng nước cho nhu cầu sinh hoạt du lịch và công nghiệp.

Dự kiến đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây mới cho thành phố Hạ Long như sau:

a. Giai đoạn đến năm 2020


  • Hồ chứa: Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ chứa sau: (1)Hồ Cái Tần (Phường Tuần Châu); (2) Hồ Khe Lởi (Phường Việt Hưng); (3) Hồ Sau Làng (Phường Việt Hưng);

  • Đập dâng: Nâng cấp, sửa chữa 03 đập dâng: (1) Đập Đá Bàn; (2) Đập Khu 12; (3) Đập Khe Bầu

  • Kênh mương: Kiên cố hóa 7,4 km

  • Đê điều và cống tiêu dưới đê: Nâng cấp đê chống được gió bão cấp 9 tần suất triều p = 5% với chiều dài 8,0 km, (Theo Quyết định số 58/2006/QĐ -TTg).

  • Nâng cấp, sửa chữa 05 cống tiêu

  • Nước sinh hoạt: Nâng cấp, thay thế các đường ống cấp nước.

b. Dự kiến đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa: Nâng cấp, sửa chữa 04 hồ chứa: (1) Hồ khu 2 (Phường Cao Xanh); (2) Hồ Đầm 3 (Phường Tuần Châu); (3) Hồ Khe Sung (Phường Đại Yên); (4) Hồ Khe Cá (Phường Hà Phong).

  • Đập dâng: Nâng cấp, sửa chữa 04 đập dâng nhỏ.

  • Đê điều và cống tiêu: Nâng cấp, sửa chữa 04 cống tiêu.

4.2. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại huyện Hoành Bồ đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Giải quyết vấn đề về thủy lợi cho huyện Hoành Bồ ngoài nhiệm vụ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cần giải quyết đến nhu cầu cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và công nghiệp (Công nghiệp sản xuất xi măng, nhà máy nhiệt điện…).



a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ chứa nước gồm các hồ sau:

  • Hồ Chân Đèo (xã Thống Nhất) dung tích W = 0,6 106m3, tưới 40 ha

  • Hồ Rộc Cùng (thị trấn Trới), dung tích W = 0,82 106m3, tưới 18 ha

  • Hồ Rộc Cả (xã Thống Nhất), dung tích thiết kế W = 1,34 106m3, tưới 71,5 ha.

  • Xây mới hồ chứa: Xây dựng mới hồ chứa nước Lưỡng Kỳ với nhiệm vụ tưới và cấp nước cho công nghiệp có dung tích thiết kế W = 6.106m3 .

  • Đập dâng: Nâng cấp, sửa chữa 06 đập dâng gồm các đập sau: (1) Đập Khe Dùng; (2) Đập Khe Liêu; (3) Đập Khe Đồng; (4) Đập Đồng Vải; (5) Đập Vũ Oai; (6) Đập Lường Kỳ.

  • Đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp 13,0 km đê biển theo Quyết định số 58/ 2006/QĐ – TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính Phủ.

  • Sửa chữa, nâng cấp 03 cống tiêu dưới đê.

  • Kênh mương: Kiên cố hóa 8,0km.

  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Xây mới 05 hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

b . Đầu tư thủy lợi giai đoạn sau năm 2020

  • Nâng cấp, sửa chữa 07 hồ chứa.

  • Xây mới hệ thống thủy lợi Hồ Cài - Thác Nhòng tưới cho 280 ha và cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.

  • Nâng cấp, sửa chữa 03 cống tiêu.

  • Xây mới 20,0 km kênh mương.

4.3. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại TP. Cẩm Phả đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Giải quyết vấn đề thuỷ lợi cho TP. Cẩm Phả bao gồm cả tưới, tiêu và cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản



a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Hồ chứa:

  • Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ chứa: (1) Hồ Yên Ngựa; (2) Hồ Tân Tiến; (3) Hồ Khe Cả.

  • Xây dựng mới: (1) Hồ chứa nước Khe Giữa dung tích thiết kế W = 11,8 106m3 tưới 116 ha cấp nước sinh hoạt với lưu lượng 51.640m3/ngày đêm.

  • Kiên cố 23,1 km kênh mương.

  • Hệ thống đê điều và cống tiêu: Nâng cấp, sửa chữa 05 cống tiêu dưới đê

  • Xây dựng 01 hệ thống cấp nước sinh hoạt và cải tạo đường ống cấp nước sạch:

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa

  • Nâng cấp, sửa chữa 05 hồ chứa: (1) Hồ Cao Vân; (2) Hồ Đầm Đá; (3) Hồ Rừng Miếu; (4) Hồ Đồng Cói; (5) Hồ Ông Trúc.

  • Xây mới 02 hồ chứa: Hồ Gốc Thông dung tích thiết kế W = 34 x106 m3 tưới cho 190 ha cấp nước sinh hoạt và công nghiệp 120.000m3/ngày đêm. Xây dựng mới hồ Bằng Tảy.

  • Hệ thống đê và cống tiêu: Nâng cấp 5,5km đê biển; Sửa chữa 05 cống tiêu. Nâng cấp 3,0 km đê Cẩm Hải theo Quyết định số 58/2006/QĐ –TTg

  • Kênh mương: Kiên cố hóa 10 km

4.4. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Vân Đồn (Quảng Ninh) là trung tâm kinh tế miền đông tỉnh Quảng Ninh và vùng đồng bằng sông Hồng và là một trong những cửa ngõ giao thương Quốc tế quan trọng của vùng Đông Bắc của Tổ quốc; có vị trí quốc phòng, an ninh quan trong phía Bắc Việt Nam. Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 1296/QĐ-TTg  về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Phát triển thủy lợi huyện Vân Đồn tương lai đáp ứng nước cho nhu câu sinh hoạt du lịch và công nghiệp.



a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Hồ chứa

  • Xây mới hồ chứa nước: Hồ Khe Mít

  • Nâng cấp, sửa chữa 04 hồ chứa: Hồ Khe Chàm; Hồ Tống Hôn; Hồ Mắt Rồng; hồ Chương Sam.

  • Hệ thống đê và cống tiêu

+ Nâng cấp hệ thống đê Quan Lạn, xã Quan Lạn và nâng cấp 5,5 km đê theo Quyết định số 58/2006/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính Phủ.

  • Sửa chữa 05 cống tiêu.

  • Kênh mương: Kiên cố hóa 25,5 km.

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa

  • Xây mới 02 hồ chứa phục vụ công nghiệp và du lịch: Hồ Khe Ngái, Hồ Đồn.

  • Nâng cấp, sửa chữa 07 hồ chứa: (1) Hồ Ông Giáp; (2) Hồ Chương Sam; (3) Hồ Hòa Bình; (4) Hồ Đông Lĩnh; (5) Hồ Đầm Làng; (6) Hồ Ông Thành; (7) Hồ Ngọc Thủy.

  • Hệ thống đê và cống tiêu

  • Nâng cấp 8,0 km đê biển

  • Sửa chữa 05 cống tiêu

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 40 km.

4.5. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại huyện đảo Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Huyện đảo Cô Tô cách xa đất liền, ch­ưa có quy hoạch thuỷ lợi. Nguồn n­ước ngọt khó khăn, các phư­ơng án thuỷ lợi chủ yếu là hồ chứa, bể chứa. Giải quyết vấn đề thuỷ lợi cho huyện Cô Tô bao gồm cả t­ới, tiêu và cấp nư­ớc sinh hoạt.

a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Hồ chứa: Nâng cấp, sửa chữa 08 hồ chứa đảm bảo cấp nước tưới cho 71 ha lúa và hoa màu, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân gồm các hồ sau: (1) Hồ Ông Giáo; (2) Hồ Thôn; (3) Hồ Ông Vụ;

  • Hệ thống đê và cống tiêu

  • Nâng cấp 1,2 km đê biển.

  • Sửa chữa 03 cống tiêu

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 6,0 km kênh các loại

  • Cấp nước sinh hoạt: Xây dựng 01 hệ thống cấp nước sinh hoạt lấy từ hồ Trường Xuân và các bể chứa nước.

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa: Sửa chữa, nâng cấp 05 hồ chứa:

  • 03 hồ trên đảo Trần, cấp nước sinh hoạt.

  • 02 hồ trên thị trấn Cô Tô.

  • Hồ Ông Mẫn; Hồ C4; Hồ Ông Lý; Hồ Vàn Chảy; hồ C22.

  • Hệ thống đê, kè và cống tiêu: Nâng cấp 2,0km đê và kè bờ biển.

4.6. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn 2030

a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Đối với công trình hồ chứa:

  • Nâng cấp, sửa chữa 3 hồ chứa nước: Hồ Cống To (xã Tiên Lãng); Hồ Cái Khánh (xã Đông Hải); Hồ Bình Sơn (xã Đông Ngũ).

  • Đối với công trình đập dâng nước: Đầu tư nâng cấp, sửa chữa 5 công trình đập dâng : Đập Tổng Tao; Đập Tổng Loi; Đập Lẩu Cám; Đập Đông Sơn; Đập Cầu Vôi, đập Lâm Thành.

  • Triển khai nâng cấp, xây dựng hệ thống kênh mương, hồ đập trên địa bàn các xã đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho nông nghiệp, đặc biệt là tưới cho cây trồng vụ 3, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt đến năm 2020 cần cải tạo nâng cấp 20 km.

  • Hệ thống đê và cống tiêu

  • Nâng cấp 11,0 km đê biển theo Quyết định số 58/2006/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính Phủ (trong đó các tuyến đê đã được nâng cấp là Đê Hà Dang, đê Đông Nam, ..).

  • Nâng cấp 6 cống tiêu

  • Cấp nước sinh hoạt

  • Nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Tiên Yên

  • Xây mới 02 hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các thôn bản.

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa

  • Nâng cấp 06 hồ chứa gồm các hồ sau: Hồ 1-5; Hồ Đá Lạn; Hồ Thanh Hải ; Hồ thôn Trung (xã Đồng Rui); Hồ Khe Muối (xã Yên Than); Hồ Đồng Và (xã Yên Than)

  • Xây mới 01 hồ chứa hồ Đầm Tàu (xã Tiên Lãng) dung tích 2. 106 m3 tưới cho 30 ha và cấp nước sinh hoạt cho 100 hộ dân

  • Nâng cấp 05 đập dâng

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 75 km kênh các loại

  • Hệ thống đê và cống tiêu

  • Nâng cấp 15km đê biển.

  • Sửa chữa 05 cống tiêu dưới đê

4.7. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn 2030

a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Hồ chứa: Sửa chữa, nâng cấp hồ Khe Lánh ; Sửa chữa, nâng cấp 7 đập dâng trên sông suối .

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 30,0km các loại kênh mương

  • Nước sinh hoạt :Xây 02 hệ thống cấp nước sinh hoạt.

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa, đập dâng Sửa chữa, nâng cấp 18 đập dâng cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố, nâng cấp 50 km các loại

  • Xây dựng mới 5 km kè sông.

  • Nâng cấp 5 cống tiêu.

4.8. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn 2030

a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Đối với hồ chứa, đập dâng:

Lưu lượng nước sông Ba Chẽ tương đối cao nhưng thay đổi theo mùa, địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, rất khó giữ được nguồn nước, vì vậy cần xây dựng các hồ để chứa nước vừa có tác dụng xả lũ, phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Dự kiến xây dựng một số hồ đập liên xã như Đập Khe Khuy (Thanh Lâm); Đập Khe Ngại (Nam Sơn).

  • Công trình kênh mương: Nâng cấp, kiên cố hóa 33 km hiện là kênh đất, sửa chữa hư hỏng đối với kênh đã được kiên cố hóa.

  • Nâng công suất nhà máy thị trấn Ba Chẽ cấp đủ nước sinh hoạt cho 9 khu thị trấn (hiện nay mới cấp cho 8 khu).

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa, đập dâng: Dự kiến xây dựng một số hồ đập liên xã như Đập Khe Lầy (xã Đạp Thanh); Đập Khe Váp (xã Thanh Lâm); hồ Khe Mười (Đồn Đạc); Đập Lang Cang (Đồn Đạc).

  • Nâng cấp 5 cống tiêu

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 60km các loại

  • Nước sinh hoạt:

  • Dự kiến nâng công suất nhà máy nước lên 5.000m3/ngày, đêm phục vụ cho thị trấn Ba Chẽ, khu công nghiệp Nam Sơn

  • Dự kiến xây dựng nhà máy nước công suất 2.000m3/ngày, đêm (tại Thanh Lâm) phục vụ 2 khu đô thị mới là Thanh Lâm và Đạp Thanh.

4.9. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại huyện Đầm Hà đến năm 2020, tầm nhìn 2030

a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Hồ chứa

  • Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa Tân Bình

  • Nâng cấp, sửa chữa 7 đập dâng

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố, cứng hóa 22,0 km kênh các loại

  • Hệ thống đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp 13km đê biển theo Quyết định số 58/QĐ - TTg (trong đó tuyến đê biển đã sửa chữa nâng cấp như đê Đồng Bí-xã Đại Bình nên không phải đầu tư tuyến này).

  • Sửa chữa 5 cống tiêu.

  • Nước sinh hoạt: Xây dựng 02 hệ thống cấp nước sinh hoạt cho thôn bản.

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa, đập dâng

  • Xây dựng mới hồ chứa Nà Pá (xã Quảng An) cấp nước tưới 500 ha và nước sinh hoạt

  • Nâng cấp, sửa chữa 13 đập dâng

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 38 km

  • Đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp 15,5km đê biển

  • Sửa chữa 10 cống tiêu dưới đê.

4.10. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại huyện Hải Hà đến năm 2020, tầm nhìn 2030

a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Hồ chứa, đập dâng

  • Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ chứa: Hồ Chúc Bài Sơn, Hồ Khe Đình, Hồ Khe Dầu

  • Xây mới hồ Tài Chi : Xây dựng một hồ chứa nước có dung tích hữu ích khoảng 23 triệu m3 để cung cấp nước tưới cho khoảng 1.880 ha đất sản xuất nông nghiệp và bổ sung nước sinh hoạt cho khu công nghiệp cảng biển Hải Hà với lưu lượng 75.000 m3/ngàyđêm; điều tiết nguồn nước cho các công trình hạ lưu và phòng chống thiên tai do mưa lũ gây lên của khu vực.

  • Nâng cấp 05 đập dâng

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 30,0 km

  • Đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp 13km đê theo Quyết định số 58/2006/QĐ –TTg

  • Sửa chữa 05 cống tiêu dưới đê

  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt

  • Xây dựng 01 hệ thống cấp nước sinh hoạt.

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Đập dâng: Nâng cấp, sửa chữa 10 đập dâng

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 70km các loại

  • Đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp 15km đê biển

  • Sửa chữa 05 cống tiêu dưới đê

  • Nước sinh hoạt: Xây dựng 01 hệ thống cấp nước sinh hoạt.

4.11. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại TP. Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn 2030

a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Hồ chứa

Thành phố Móng Cái vấn đề cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cơ bản đã được đáp ứng. Hiện nay chỉ còn 02 xã đảo Vĩnh Trung và Vĩnh Thực vẫn còn thiếu nước cho nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân.

  • Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ chứa gồm các hồ sau:

  • Hồ Tràng Vinh (sửa hạng mục cống lấy nước, hạ lưu đập tràn xả lũ)

  • Hồ Bắc Thán Phún

  • Hồ Tù Vè

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 25,0 km kênh

  • Hệ thống đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp 23km đê theo Quyết định số 58/2006/QĐ –TTg

  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Xây dựng 02 hệ thống cấp nước sinh hoạt cho nhân dân

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa

  • Dự kiến giai đoạn 2015-2020, đầu tư xây mới 01 hồ chứa nước sau:Hồ chứa nước Khe Xoan, nhiệm vụ cấp nước cho 50 ha và nước sinh hoạt cho 115 hộ dân.

  • Sửa chữa, nâng cấp 08 hồ chứa

  • Sửa chữa 10 cống tiêu dưới đê

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 25km

  • Đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp 20km đê

  • Sửa chữa 10 cống tiêu dưới đê

  • Nước sinh hoạt: Xây mới 02 hệ thống cấp nước sinh hoạt.

4.12. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại TP. Uông Bí đến năm 2020, tầm nhìn 2030

a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Hồ chứa

  • Xây mới hồ chứa Đá Cổng cấp nước sinh hoạt lưu lượng 13.000m3/ngày đêm

  • Nâng cấp sửa chữa 3 trạm bơm

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 20,0 km các loại

  • Hệ thống đê điều và cống tiêu:

  • Nâng cấp 12,3km đê theo Quyết định số 58/2006/QĐ -TTg.

  • Sửa chữa 03 cống tiêu dưới đê

  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt Xây dựng 01 hệ thống cấp nước sinh hoạt.

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa

  • Xây mới Hồ 12 Khe cấp nước sinh hoạt và công nghiệp lưu lượng 15.000m3/ngày đêm. Sửa chữa 05 đập dâng,

  • Nâng cấp 03 hồ chứa

  • Nâng cấp, sửa chữa 07 đập dâng

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 40 km kênh các loại

  • Đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp 20km đê

  • Sửa chữa 05 cống tiêu

4.13. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại TX. Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn 2030

a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Hồ chứa, đập dâng

  • Nâng cấp, sửa chữa 04 hồ chứa: Hồ Gốc Thau; Hồ Đầm Sen; Hồ Trại Lốc 1; H ồ Trại Lốc 2; Hồ Minh Sơn.

  • Nâng cấp, sửa chữa đập Gốc Nhội và xây dựng mới đập Suối Vàng (xã Bình Dương)

  • Nâng cấp, sửa chữa 5 trạm bơm

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 20,0km. Nạo vét, khơi th ông hệ thống kênh mương ở Hồng Thái Đông v à Hồng Thái Tây

  • Hệ thống đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp 20km đê sông

  • Sửa chữa 5 cống tiêu dưới đê

  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Xây dựng 02 hệ thống cấp nước sinh hoạt cho nông thôn.

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa, đập dâng

  • Xây dựng mới hồ chứa nước Thành Xăng dung tích thiết kế W = 5,1 106 m3 tưới 800 ha lúa và hoa màu; .

  • Sửa chữa, nâng cấp 08 hồ chứa

  • Sửa chữa, nâng cấp 02 đập dâng

  • Sửa chữa, nâng cấp 10 trạm bơm

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 85km kênh các loại

  • Đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp 26km đê sông

  • Sửa chữa, nâng cấp 15 cống tiêu

  • Cấp nước sinh hoạt: Xây dựng 01 hệ thống cấp nước sinh hoạt

4.14. Quy hoạch hệ thống thủy lợi tại TX. Quảng Yên đến năm 2020, tầm nhìn 2030

a. Dự kiến đầu tư thủy lợi đến năm 2020

  • Hồ chứa, đập dâng: sửa chữa, nâng cấp 02 hồ chứa sau: Hồ Khe Thự; Hồ Khe Giá.

  • Sửa chữa, nâng cấp 03 trạm bơm:

  • Trạm bơm Sông Khoai

  • Trạm bơm Cộng Hòa

  • Trạm bơm Hiệp Hòa

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 30,0km kênh các loại

  • Hệ thống đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp đê địa phương 15km

  • Sửa chữa, nâng cấp 5 cống tiêu dưới đê

  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Xây dựng 02 hệ thống cấp nước sinh hoạt

b. Đầu tư giai đoạn sau năm 2020

  • Hồ chứa: Nâng cấp, sửa chữa 08 hồ chứa

  • Hệ thống kênh mương: Kiên cố hóa 105km kênh các loại

  • Hệ thống đê điều và cống tiêu

  • Nâng cấp 20 km đê Hà Nam

  • Sửa chữa, nâng cấp 15 cống tiêu dưới đê

  • Cấp nước sinh hoạt : Xây dựng 01 hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn

5. Quy hoạch hệ thống kè


Trên địa bàn tỉnh việc quy hoạch hệ thống kè, công trình phòng chống xói, lỡ, bảo vệ bờ và cồn bãi trên sng, suối đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tai Quyết định số 496/QĐ-TTg, ngày 20/4/2010 về việc phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dung công trình phòng, chống xói lỡ bảo vệ bờ và cồn bãi trên song suối biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc (trong đó có Quảng Ninh), tập trung chủ yếu tại 2 địa phương đó là Huyện Bình và thành phố Móng Cái. Kinh phí đầu tư nâng cấp và sửa chữa đều lấy từ nguồn vốn ngân sách trung Ương.

Trên cơ sở Quyết định số 496/QĐ-TTg, ngày 20/4/2010 việc phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dung công trình phòng, chống xói lỡ bảo vệ bờ và cồn bãi trên song suối biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Uỷ ban nhân tỉnh đã có văn bản số 3379/UBND-TM2 ngày 20/6/2014 về việc xin bố trí kế hoạch vốn năm 2014-2015 để tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng các dự án kè chống xói lở, bảo vệ cồn bãi trên song, suối biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.



Đến năm 2020, đầu tư nâng cấp, sửa chữa 14.970 m kè, trong đó giai đoạn 2011-2015 đã hoàn thành 6.140 m kè và đưa vào sử dụng, dự kiến giai đoạn 2016-2020 tiếp thực thực hiện tu sửa, nâng cấp 8.830 m kè còn lại. Nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống kè biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thì 100% vốn đều là vốn ngân sách trung Ương, cụ thể như sau:

  1. Đầu tư xây dựng hệ thống kè chống xói lở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

TT

Hạng mục

Địa điểm

Chiều dài công trình
(m)


I

Dự án đã hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015

 

6.140

1

Xây dựng tường kè khu vực cột Mốc số 1362 đoạn Km 10, xã Bắc Sơn

TP. Móng Cái

378

2

Xây dựng tuyến tường kè bảo vệ bờ sông biên giới khu vực giữa cột Mốc số 1345 và mốc số 1346

TP. Móng Cái

282

3

Sửa chữa kè khu vực cột mốc 1370 (2) thuộc mốc số 4 cũ

TP. Móng Cái

142

4

Kè bảo vệ bãi Sa Vĩ, thành phố Móng Cái

TP. Móng Cái

949

5

Kè chống sạt lỡ khu vực cột Mốc số 1313 (2)

H. Bình Liêu

410

6

Kè bảo vệ cột mốc số 1313/1 (2), Huyện Bình Liêu

H. Bình Liêu

622

7

Xây dựng kè bảo vệ cột mốc số 1314 (2), Huyện Bình Liêu

H. Bình Liêu

148

8

Kè bảo vệ cột mốc số 1315 (2), Huyện Bình Liêu

H. Bình Liêu

639

9

Xây dựng kè bảo vệ khu vực cột mốc số 1321 (2), Huyện Bình Liêu

H. Bình Liêu

442

10

Kè khu vực cửa khẩu Pò Hèn (cột Mốc số 1347), thành phố Móng Cái

TP. Móng Cái

1.223

11

Kè bảo vệ cột mốc số 1343 (2), huyện Hải Hà

H. Hải Hà

905

II

Dự án đang thi công còn thiếu vốn

 

2.690

1

Sửa chữa tường kè hạ lưu cột mốc số 1317 (2)

H. Bình Liêu

610

2

Xây tường kè bảo vệ cột mốc 1367

TP. Móng Cái

2.080

III

Dự án chuận bị đầu tư 2016-2020

 

6.140

1

Xây dựng tường kè bảo vệ khu vực cột mốc số 1319 (2) đến cột mốc số 1320

H. Bình Liêu

1.824

2

Xây dựng kè bảo vệ khu vực cột mốc số 1324 (3)

H. Bình Liêu

1.340

3

Xây dựng kè bảo vệ khu vực cột mốc số 1346

TP. Móng Cái

930

4

Xây dựng kè bảo vệ khu vực Coong Pa Xá (cột mốc 1531/1 (2), xã Hải Sơn, TP. Móng Cái

TP. Móng Cái

778

5

Xây dựng kè biên giới bảo vệ khu vực cột mốc 1347 (2) đến 1348 (2), xã Hải Sơn, TP. Móng Cái

TP. Móng Cái

368

6

Sửa chữa xói lở kè bảo vệ bờ sông biên giới khu vực cột mốc số 1347 (2) TP. Móng Cái

TP. Móng Cái

900

 

Tổng

 

14.970

6. Giải pháp thực hiện quy hoạch


6.1. Giải pháp huy động nguồn vốn

Vốn đầu tư thực hiện các giải pháp công trình thủy lợi khai thác và bảo vệ tài nguyên nước các lưu vực sông của Tỉnh Quảng Ninh theo quy hoạch dự tính rất lớn. Giải quyết huy động vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch. Vì vậy cần phải có giải pháp khả thi, chính sách ổn định huy động mọi nguồn vốn có thể và có cơ cấu huy động vốn phù hợp với khả năng thực tế. Trong đó cần xét tới các nguồn vốn có thể huy động như:



6.1.1. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước:

  • Vốn xây dựng cơ bản tập trung hàng năm: Ưu tiên bố trí thanh toán cho các công trình, dự án hoàn thành, các khoản vốn vay đến hạn thanh toán, bố trí vốn đối ứng cho các dự án cam kết; bố trí các công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành và các dự án khởi công xây mới, tạo khả năng thu hút vốn. Đối với các công trình do cấp huyện, xã làm chủ đầu tư, quản lý và sử dụng giao cho cấp huyện bố trí từ ngân sách huyện, xã.

  • Vốn hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình mục tiêu: Bố trí thực hiện theo hướng tập trung cho các công trình dự án trọng điểm, đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

  • Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Tập trung cho các dự án liên vùng. Rà soát các dự án đang triển khai để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng. Tập trung thu hút các dự án có tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thấp (không quá 25-30%). Chú trọng tranh thủ các dự án mới cho giai đoạn trước mắt.

  • Đối với nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác từ ngân sách Nhà nước: Tiếp tục vay đầu tư các công trình nhỏ hiệu quả xã hội cao. Nghiên cứu mở rộng hình thức cho vay các dự án đầu tư cho thuỷ lợi theo phương thức BOT, BT, EPC, EC,... khi xác định dự án đầu tư có hiệu quả.

  • Đối với nguồn đầu tư của các Bộ, ngành: Chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhất là phối hợp đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó công tác quy hoạch, tái định cư, vốn đối ứng cần đẩy nhanh một bước, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, mang tính chiến lược.

6.1.2. Đối với nguồn vốn dân cư, tư nhân (trong và ngoài tỉnh): Tập trung huy động, khuyến khích đầu tư vào các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Huy động các nguồn lực từ dân nhằm xã hội hoá công tác thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.

6.1.3. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hướng trọng tâm là thu hút đầu tư thành các cụm công trình hoặc công trình liên vùng theo hướng đa mục tiêu.
6.1.4. Giải pháp cụ thể:

  • Đối với hệ thống công trình lớn:

  • Các công trình hồ, đập lớn phục vụ đa mục tiêu trình Chính Phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét bố trí bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

  • Công trình cải tạo nâng cấp liên vùng: Tranh thủ các nguồn vốn ODA.

  • Các công trình đê điều, kè, cống: Sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách do các Bộ, ngành ở Trung ương quản lý.

  • Đối với công trình loại vừa và nhỏ: Công trình vừa và nhỏ dùng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện và đặc biệt tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn vay của các tổ chức quốc tế, vốn các chương trình mục tiêu...

Ngoài các nguồn vốn nói trên các công trình vừa và nhỏ cần huy động từ các nguồn lực và các thành phần kinh tế khác trong xã hội như vốn đầu tư của các hợp tác xã dùng nước, của tư nhân, của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư ngước ngoài. Sau khi đầu tư xây dựng xong có thể cho phép các thành phần kinh tế này tự quản lý khai thác để thu hồi vốn nhằm xã hội hoá công tác thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.

6.2. Giải pháp về cơ chế chính sách.

Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã được tỉnh ban hành để hỗ trợ phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi.



  • Chính sách đầu tư: Cho xây dựng, nâng cấp công trình, huy động các nguồn vốn trong, ngoài nước và sự đóng góp của dân trong vùng nhất là trong khôi phục nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương.

  • Chính sách ưu tiên cộng đồng: Gắn công tác thủy lợi với các chính sách xã hội trong việc giải quyết nước tưới, sinh hoạt cho nhân dân, nhất là ở vùng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, hạn chế nạn phá rừng.

  • Chính sách xã hội hoá về thủy lợi: Nhằm khuyến khích sự tham gia của người dùng nước từ khâu quy hoạch, xây dựng và quản lý để nâng cao hiệu quả đầu tư.

  • Các văn bản về xử phạt hành chính: Quy định việc thưởng, phạt khi có hành vi phá hoại công trình, gây ô nhiễm nguồn nước, nhằm không ngừng nâng cao trách nhiệm của người quản lý và hưởng lợi trong lưu vực.

  • Tạo cơ chế khuyến khích phát triển khoa học công nghệ trong Ngành.

6.3. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi.

6.3.1. Các văn bản pháp quy trong quản lý khai thác.

  • Căn cứ Luật, Nghị định và nhiệm vụ của các cơ quan kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thống nhất tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

  • Các quy phạm tính toán tưới, tiêu, thiết kế hệ thống tưới tiêu, các tài liệu hướng dẫn quản lý vận hành, thiết kế công trình.

  • Các chính sách của Tỉnh về quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

6.3.2. Công tác tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi.

a. Công tác tổ chức quản lý:

Bộ máy quản lý khai thác hệ thống thuỷ lợi của Quảng Ninh như sau:



  • Về tổ chức: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thuỷ lợi & PCLB, Công ty TNHH 1 TV Thủy Lợi Yên Lập, Đông Triều, Miền Đông phụ trách theo dõi chung hệ thống công trình thuỷ lợi của Tỉnh. Ở cấp huyện, thị, các phòng Nông - lâm nghiệp hoặc phòng kinh tế các cán bộ chuyên trách về thuỷ lợi có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các công trình trên địa bàn quản lý. Ở cấp xã có HTX dịch vụ NLN hầu hết nông dân đều là xã viên của HTX. HTX có quy mô thôn hoặc xã mà xã là chủ yếu. Bàn giao công trình cho HTXDVNN của xã trên cơ sở củng cố tổ chức thuỷ nông cơ sở của xã đó.

  • Về nhân sự: Cán bộ quản lý thuỷ lợi của Quảng Ninh hiện còn thiếu, ở nhiều huyện cán bộ chuyên trách thường là kiêm nhiệm. Do vậy không tránh khỏi tình trạng, cán bộ không nắm bắt hết được tình hình thực tế của hệ thống công trình trên địa bàn, từ đó sẽ không có được định hướng chính xác trong công tác phát triển thuỷ lợi.

  • Về phát triển hệ thống: Hệ thống công thuỷ lợi ở Quảng Ninh được đầu tư bằng khá nhiều nguồn: Vốn trái phiếu Chính phủ, vốn xây dựng tập trung, vốn 135,134, JIBIC, định canh - định cư,... và một số tổ chức phi Chính phủ. Với nhiều dạng đầu tư và cấp quản lý khác nhau, công tác quản lý về phát triển hệ thống cũng gặp nhiều khó khăn nên hoạt động kém hiệu quả, công trình bị xuống cấp không có kinh phí tu sửa.

b. Công tác tổ chức phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai

Nhằm tăng cường công tác phòng chống lụt bão, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiến Cứu nạn. Hàng năm Ban chỉ đạo của tỉnh phối hợp với các huyện tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão và thiên tai, giải quyết và xử lý các tình huống thiên tai xảy ra.

Xác định được tầm quan trọng của công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, tỉnh đề ra các biện pháp tổng hợp nhằm phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra:


  • Dự trữ hàng hoá, thuốc men, nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm, vật tư nông lâm nghiệp tại các vùng trọng điểm.

  • Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ.

  • Xây dựng bản đồ quy hoạch vùng hay xảy ra lũ lụt, thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh, từ đó có cơ sở đưa ra các giải pháp phòng tránh phù hợp và hiệu quả.

  • Các huyện lập kế hoạch duy tu, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, lập các kế hoạch chủ động phòng chống lụt bão hàng năm.

  • Khi có lũ lụt, lũ quét để nhanh chóng khắc phục hậu quả, UBND Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai với phương châm “Lá lành đùm lá rách”. Giao cho Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão hướng dẫn cho các huyện, các xã biện pháp hạn chế và khắc phục hậu quả lũ lụt.

Từ thực tiễn trong những năm qua cho thấy, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ chính quyền địa phương là hết sức quan trọng trong việc khắc phục và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chóng khôi phục các công trình hạ tầng, cung cấp kịp thời các loại giống, vật tư, phân bón và các mặt hàng thiết yếu khác, sẽ hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, đời sống sản xuất của nhân dân nhanh chóng được ổn định, an ninh, chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.

c. Tăng cường công tác điều tra cơ bản:

Cần tiếp tục tăng cường công tác điều tra cơ bản về nguồn nước để chính xác hoá các giải pháp được đề xuất trong quy hoạch, có thể điều chỉnh kịp việc đầu tư khai thác thời cho phù hợp với thực tế và làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý phát triển tài nguyên nước, cho dự báo, cảnh báo mưa lũ phục vụ cho công tác chỉ đạo phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Gồm:



  • Bố trí thêm các trạm quan trắc dòng chảy ở những sông chưa có trạm đo.

  • Lập mạng lưới trạm giám sát chất lượng nước, phòng chống ô nhiễm nguồn nước và khôi phục các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt.

  • Điều tra, thống kê các hộ dùng nước, thải nước làm cơ sở cho việc cấp phép khai thác sử dụng nước và thải nước và quản lý các nguồn thải, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước.

6.3.3. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi.

  • Thống nhất và củng cố hệ thống quản lý từ cấp Sở đến các Phòng của các Huyện, Thành phố, Thị xã.

  • Tăng cường năng lực cho Công ty khai thác công trình thủy lợi.

  • Tăng cường tập huấn về pháp lệnh quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, chế độ chính sách, chuyên môn kỹ thuật về quản lý khai thác các công trình thủy lợi cho các HTX quản lý công trình ở cấp xã, lực lượng cán bộ chuyên ngành thủy lợi và lực lượng tham gia làm thủy lợi ở cơ sở và các hộ hưởng lợi.

  • Thành lập và xây dựng phương thức hoạt động của các tổ chức dùng nước ở địa phương.

  • Tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng tích cực tham gia công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

  • Cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng tham gia công tác quản lý, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng thuỷ lợi và quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi từ cấp Tỉnh đến huyện, xã, hợp tác xã...

  • Tiếp tục giao thêm các công trình thuỷ lợi có quy mô vừa cho Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý.

  • Các công trình loại nhỏ nằm trong phạm vi 1 thôn, xã giao cho UBND xã quản lý khai thác.

  • Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiên cứu, tính toán, thiết kế và xây dựng thuỷ lợi, quản lý, khai thác công trình.

  • Đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, chính sách tài chính của các tổ chức quốc tế cho phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp nông thôn, tài nguyên nước. Tăng cường hợp tác với các Tỉnh bạn trong lĩnh vực thuỷ lợi.

6.4. Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo quy hoạch.

6.4.1. Yêu cầu cơ bản của công tác quản lý đầu tư xây dựng

Công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải thể hiện đúng đường lối xây dựng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất là các nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động, đất đai và mọi tiềm lực khác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.



6.4.2. Giải pháp chung về quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

Trong những năm qua, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mục tiêu kinh tế xã hội bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như: Vốn ngân sách thuỷ lợi (Trung ương và địa phương), định canh định cư, thuỷ lợi nhỏ,… Tuy nhiên công tác quản lý kỹ thuật và đầu tư thuỷ lợi chưa đi vào một đầu mối dẫn đến tình trạng xây dựng công trình không đúng quy hoạch, công trình dở dang vì hết vốn, chất lượng công trình thấp, hư hỏng, đổ vỡ,… gây hậu quả về kinh tế, xã hội. Trách nhiệm không rõ ràng.

Để khắc phục tình trạng trên và tăng cường công tác quản lý Nhà nước toàn ngành trên địa bàn tỉnh:


  • Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý từ quy hoạch đến khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý khai thác đối với tất cả các công trình thủy lợi được xây dựng từ bất kỳ nguồn vốn nào đảm bảo đúng mục tiêu kỹ thuật an toàn, đúng trình tự xây dựng cơ bản.

  • Đối với các công trình UBND tỉnh là cấp quyết định đầu tư nhưng có quy mô lớn nằm trên địa bàn nhiều huyện hoặc những công trình có kỹ thuật phức tạp, áp dụng công nghệ mới cần có sự thoả thuận về chủ trương và giải pháp kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

6.5. Giải pháp về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi

Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiên cứu, tính toán, thiết kế và xây dựng thuỷ lợi, quản lý, khai thác công trình như:



  • Trong điều kiện biến đối khí hậu, đối với những hồ > 10 triệu khối cần lắp thiết bị cảnh báo lũ đầu nguồn và xây dựng đập tràn sự cố.

  • Trong lĩnh vực khảo sát, quy hoạch và thiết kế: Ứng dụng công nghệ mới, các phần mềm tin học tính toán thuỷ văn dòng chảy, thuỷ lực, cân bằng nước điều tiết hồ chứa, ổn định, thấm, thuỷ lực, kết cấu, lập bản vẽ, cơ sở dữ liệu, quản lý tài liệu địa hình, địa chất... trong giai đoạn khảo sát, quy hoạch và thiết kế.

  • Trong lĩnh vực thi công và xây dựng: Sử dụng trang thiết bị và công nghệ mới, hiện đại. Nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng như vải địa kỹ thuật làm vật liệu thấm, vật liệu chống thấm, gia cố nền công trình.

  • Trong lĩnh vực quản lý, khai thác vận hành hệ thống thuỷ lợi: Tăng cường mạng lưới quan trắc, đo đạc, trang thiết bị; ứng dụng rộng rãi phần mềm tin học trong quản lý, điều hành hệ thống thuỷ lợi để phục vụ kịp thời và nâng cao hiệu quả. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.

  • Trong quản lý đê điều, phòng chống lụt bão: Sử dụng vật liệu và kết cấu mới trong xây dựng, xử lý và củng cố các công trình chống lũ, bảo vệ bờ; sử dụng hệ thống thông tin tin học, chọn mô hình chỉ huy phòng tránh thiên tai phù hợp ở các cấp, các ngành...

6.6. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng, quản lý và vận hành khai thác công trình

6.6.1. Phát triển nguồn nhân lực:

  • Cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức của công đồng dân cư trong công tác thuỷ lợi khai thác quản lý bảo vệ công trình thủy lợi.

  • Cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng tham gia công tác quản lý, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng thuỷ lợi và quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi từ cấp Tỉnh đến huyện, xã, hợp tác xã...

6.6.2. Đẩy mạnh hợp tác:

  • Tăng cường hợp tác giữa Quảng Ninh với các tỉnh lân cận về quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi để chủ động phát triển nguồn nước và kinh tế xã hội trong thế ổn định.

  • Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, chính sách tài chính của các tổ chức quốc tế cho phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp nông thôn, tài nguyên nước.

6.7. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra

  • Tất cả các hoạt động đầu tư và xây dựng thuộc mọi tổ chức có liên quan đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng Nhà nước theo từng lĩnh vực quản lý.

  • Các cơ quan quản lý chuyên ngành xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra thường kỳ và đột xuất với các công trình thuộc phạm vi chuyên ngành, phát hiện kịp thời những thiếu sót trong quản lý ở tất cả các khâu trong quá trình xây dựng nhất là trong việc đấu thầu và giao, nhận thầu, khối lượng thực hiện, giá cả, thanh toán để chống tiêu cực, lãng phí thất thoát vốn đầu tư và nâng cao chất lượng xây dựng.

  • Các cơ quan quản lý tổng hợp của Nhà nước cùng với chủ đầu tư phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng, kiểm tra việc ghi kế hoạch, cấp vốn và thanh toán.

  • Tổ chức chặt chẽ việc xét duyệt đăng ký hành nghề kinh doanh xây dựng đi đôi với tăng cường kiểm tra hành nghề khảo sát, thiết kế và xây lắp theo giấy phép được duyệt.


6.8. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng.

Tiến tới xã hội hóa công tác thủy lợi và quản lý tài nguyên nước theo phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm, chú trọng phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả tài nguyên nước. Tiến tới dân chủ hóa và thực hiện công bằng xã hội trong hưởng lợi từ công trình thủy lợi.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các chương trình, phát thanh truyền hình, báo chí chuyển tải các thông tin cần thiết, các mô hình và những kinh nghiệm quản lý tốt, phổ biến các chính sách của nhà nước đã ban hành, nâng cao ý thức cộng đồng về: Tham gia quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân.


Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương