Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang16/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   41

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN


  • Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy lợi phải thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế.

  • Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, thu hút doanh nghiệp hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để làm động lực, lòng cốt phát triển sản xuất nông nghiệp; ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nông lâm nghiệp, lấy khoa học công nghệ là điểm tựa chính để nâng cao nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đầu tư xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng nông sản, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội. Phát triển lâm nghiệp toàn diện, chú trọng phát triển 3 loại rừng: phòng hộ, sản xuất, đặc dụng. Hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp chính là vùng nguyên liệu gỗ và vùng cây đặc sản phục vụ xuất khẩu như quế, hồi, thông nhựa, ngoài ra chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ.

  • Phát triển thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu đi đôi với bảo vệ nguồn tài nguyên nước, phục vụ đa mục tiêu. Chú trọng việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu, củng cố đê điều để bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ổn định, cải thiện cuộc sống của dân cư nông thôn, phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

  • Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy lợi phải gắn với bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh thái được bảo vệ.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát


Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh những sản phẩm nông lâm nghiệp của tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Nâng cao thu nhập và đời sống, tinh thần cho người lao động trong ngành nông nghiệp.

Đảm bảo sự phát triển bền vững sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn nước trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp và kết hợp phục vụ các ngành kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030.



2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Xây dựng các phương án thực hiện


Trên cơ sở tiếp cận từ xuất phát điểm hiện nay của nông nghiệp Quảng Ninh trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, từ tiềm năng phát triển của các ngành trong nông nghiệp tỉnh, từ bối cảnh hội nhập và nhu cầu phát triển nhanh để xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời từ quan điểm, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và mục tiêu phát triển, xác định các phương án phải đảm bảo phát triển bền vững, không đơn thuần chạy theo tốc độ tăng trưởng nhanh mà hết sức coi trọng chất lượng của sự tăng trưởng.

2.1.1. Phương án 1: Dự kiến các chỉ tiêu của phương án 1 như sau:

Lấy mục tiêu phát triển bền vững, tạo lập những tiền đề cơ bản cho CNH - HĐH, theo phương án này cần có sự nỗ lực rất lớn của tỉnh và sự hỗ trợ tích cực của Trung ương.



  1. Các chỉ tiêu theo phương án 1

Đơn vị: Triệu đồng; %/năm

Hạng mục

2014

2020

2030

TĐTT (%/năm)

2014 -2020

2021-2030

GTSXNLN (giá CĐ 2010)

 

 

 

 

 

Nông nghiệp

4.077.184

5.487.975

12.005.140

5,1

8,1

Trồng trọt

2.344.647

2.640.455

3.380.000

2,0

2,5

Chăn nuôi

1.560.089

2.616.425

8.126.220

9,0

12,0

Dịch vụ

172.448

231.095

498.920

5,0

8,0

Lâm nghiệp

663.769

1.310.160

4.447.425

12

12,5

Nông nghiệp

4.965.836

9.773.660

49.041.410

 

 

Trồng trọt

2.730.299

4.300.410

14.712.420

 

 

Chăn nuôi

1.919.370

4.691.360

29.424.840

 

 

Dịch vụ

316.167

781.890

4.904.140

 

 

Lâm nghiệp

836.287

2.062.800

10.152.400

 

 

Nông nghiệp

100

100

100

 

 

Trồng trọt

55,0

44,0

30,0

 

 

Chăn nuôi

38,7

48,0

60,0

 

 

Dịch vụ

6,4

8,0

10,0

 

 

Theo phương án này tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng, đạt tốc độ trung bình 5,1%/năm giai đoạn 2014 - 2020; đạt 8,1%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp 12,0%/năm giai đoạn 2014 - 2020; đạt 12,5%/năm giai đoạn 2021 - 2030.

Cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành nông nghiệp giá thực tế: năm 2020: trồng trọt 44%; chăn nuôi 48%; dịch vụ 8%. Năm 2030 tương tự: 30%; 60% và 10%.

2.1.2. Phương án 2: Dự kiến các chỉ tiêu của phương án 2 như sau:

Phát huy tối đa các nguồn lực, tập trung xây dựng nền tảng của CNH - HĐH để đạt được tốc độ tăng trưởng theo phương án này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của tỉnh cũng như Trung ương.



  1. Các chỉ tiêu theo phương án 2

Đơn vị: Triệu đồng; %/năm

TT

Hạng mục

2014

2020

2030

TĐTT (%/năm)

2014 -2020

2021-2030

I

GTSXNLN (giá CĐ 2010)

 

 

 

 

 

1

Nông nghiệp

4.077.185

5.918.045

13.340.870

6,4

8,5

-

Trồng trọt

2.344.647

2.640.455

3.380.000

2,0

2,5

-

Chăn nuôi

1.560.089

3.046.495

9.461.950

11,8

12,0

-

Dịch vụ

172.448

231.095

498.920

5,0

8,0

2

Lâm nghiệp

663769

1.535.338

7.701.630

15,0

17,5

II

GTSXNLN (giá TT)

 

 

 

 

 

1

Nông nghiệp

4.965.836

10.128.220

37.973.255

 

 

-

Trồng trọt

2.730.299

3.747.441

7.594.651

 

 

-

Chăn nuôi

1.919.370

5.570.521

26.581.279

 

 

-

Dịch vụ

316,167

810.258

3.797.326

 

 

2

Lâm nghiệp

836267

2.610.075

26.955.706

1,3

1,7

III

Cơ cấu

 

 

 

 

 

1

Nông nghiệp

100

100

100

 

 

-

Trồng trọt

55

37

20

 

 

-

Chăn nuôi

38,7

55

70

 

 

-

Dịch vụ

6,4

8

10

 

 

Theo phương án này tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng, đạt tốc độ trung bình 6,4%/năm giai đoạn 2014 - 2020; đạt 8,5%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp 15,0%/năm giai đoạn 2014 - 2020; đạt 17,5%/năm giai đoạn 2021 - 2030.

Cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành nông nghiệp giá thực tế: năm 2020: trồng trọt 37%; chăn nuôi 55%; dịch vụ 8%. Năm 2030 tương tự: 20%; 70% và 10%.



2.1.3. Lựa chọn phương án phát triển

Trong các phương án trên, phương án 1 có tính khả thi cao, trong điều kiện môi trường của tỉnh có nhiều cải cách đáng kể. Phương án này lấy mục tiêu phát triển bền vững tạo lập các tiền đề cơ bản cho CNH - HĐH. Ngành trồng trọt: do diện tích đất trồng lúa giảm để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp do đó cần tiếp tục đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng để đạt được mục tiêu đảm bảo ổn định sản lượng lương thực cho nhu cầu tiêu dùng và chăn nuôi. Năng suất cây trồng nói chung đều tăng. Bên cạnh đó xây dựng các vùng sản xuất tập trung chất lượng cao như lúa, rau an toàn, cây ăn quả ...

Chăn nuôi: đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi vùng tập trung, chăn nuôi trang trại, qua đó đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm tỷ trọng 48% trong GTSX ngành nông nghiệp năm 2020; 56% năm 2030, phát triển mạnh chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

Phát triển các vùng nguyên liệu gỗ theo hướng thâm canh gắn với chế biến theo chuỗi giá trị.

Phương án 2 là phương án có tính phấn đấu cao, trong điều kiện kinh tế hoàn toàn thuận lợi, đầu tư quy mô lớn, điều kiện thời tiết thuận lợi (thực hiện theo Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2015 về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030). Trong chăn nuôi phải chỉ đạo quyết liệt để phát triển mạnh theo hướng tập trung xa khu dân cư, an toàn, giá trị cao. Tại phương án này ưu tiên triển khai dự án phát triển khu chăn nuôi và chế biến thịt lợn quy mô lớn tại huyện Hải Hà. Dự án sẽ cần sự hợp tác với các công ty quốc tế để có thể khai thác được cả thị trường nội địa và thị trường to lớn cho các sản phẩm từ thịt lợn ở miền Nam và Tây Nam Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản. Khu chăn nuôi sẽ được đặt tại Hải Hà, ưu tiên nằm trong ranh giới Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái để có đủ diện tích và được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị. Ngoài ra, vị trí đó cũng nằm gần biên giới Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn.

Về phát triển lâm nghiệp giảm tối đa diện tích keo chuyển đổi sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn đặc biệt là cây thông nhựa. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, gia tăng mạnh mẽ giá trị sản phẩm sau chế biến để tăng kim ngạch xuất khẩu.

30% diện tích cây trồng, vật nuôi tại vùng sản xuất tập trung được ứng dụng công nghệ cao vào năm 2020 và đạt 80% vào năm 2030.

Xem xét bối cảnh chung của ngành nông nghiệp cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tỉnh Quảng Ninh, cân nhắc 2 phương án đã trình bày, với mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất và chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, với khả năng và nguồn lực có thể phát huy trong giai đoạn tới sẽ chọn phương án 1 để luận chứng cơ cấu ngành, tính toán các chỉ tiêu quy hoạch và phương án 2 là phương án dự phòng, là mục tiêu phấn đấu của ngành nông lâm nghiệp tỉnh. Trong trường hợp đột phá, thuận lợi cả về điều kiện tự nhiên xã hội, thu hút đầu tư cho nông lâm nghiệp ở mức cao thì phương án 2 sẽ được tính đến.


2.2. Mục tiêu cụ thể


2.2.1. Đến năm 2020

2.2.1.1. Ngành nông nghiệp
:

Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp đạt 5,1%/năm, trong đó: Trồng trọt tăng 2,0%/năm; chăn nuôi tăng 9,0%/năm; dịch vụ tăng 5,0%/năm/năm, cụ thể phát triển của các ngành như sau:

  • Ngành trồng trọt

+ Tốc độ tăng trưởng GTSX trồng trọt đạt 2,0%/năm, giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 4.300.410 triệu đồng (giá HH) chiếm 44% cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

+ Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp là 100 triệu đồng (giá HH)

+ Sản lượng thóc bình quân trên đầu người là 200 kg/người/năm).

+ 15% diện tích tại các vùng sản xuất tập trung được ứng dụng công nghệ cao (đối với sản phẩm rau, hoa, chè, cây ăn quả)


  • Ngành chăn nuôi:

+ Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi đến năm 2020 đạt 9,0%/năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi là 4.691.360 triệu đồng (giá HH) chiếm 48,0% cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

+ Chăn nuôi tập trung: Đàn lợn chiếm 80%; đàn gia cầm 85%; đàn bò thịt 70% và đàn trâu 50%.



+ 15% tổng đàn nuôi tập trung được nuôi ứng dụng công nghệ cao

- Ngành dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành dịch vụ đến năm 2020 đạt 5,0%/năm, giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 781.890 triệu đồng (giá HH) chiếm 8,0% cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.



2.2.1.2.
Ngành lâm nghiệp

  • Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 12%/năm; GTSX ngành lâm nghiệp đạt 2.062.800 triệu đồng (giá HH);

  • Độ che phủ rừng đạt 55% năm 2020.

2.2.1.3. Ngành thủy lợi

  • Phấn đấu đến năm 2020 có 85% diện tích gieo trồng được tưới tiêu chủ động

  • Xây dựng bảo vệ hệ thống kè biên giới, kênh mương hoá nội đồng và thực hiện kiên cố hoá kênh mương, phấn đấu đến năm năm 2020 cơ bản hoàn thành kiên cố hoá kênh mương nội đồng.

  • Phấn đấu đến năm 2020 có 98 -100% hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh.

2.2.2. Đến năm 2030

2.2.2.1. Ngành nông nghiệp

  • Ngành trồng trọt

+ Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành trồng trọt đến năm 2020 đạt 2,5%/năm. giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 14.712.420 triệu đồng (giá HH) chiếm 30,0% cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

+ Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp là 200 triệu đồng (giá HH)

+ Sản lượng thóc bình quân trên đầu người là 200 kg/người/năm).

+ Đến năm 2030 có khoảng 70-80% diện tích tại các vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao.


  • Ngành chăn nuôi:

+ Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi đến năm 2020 đạt 12%/năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi là 29.424.840 triệu đồng (giá HH) chiếm 60,0% cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

+ Chăn nuôi tập trung: Đàn lợn chiếm 95%; đàn gia cầm 95%; đàn bò thịt 85% và đàn trâu 70%.



+ 80% tổng đàn nuôi tập trung được ứng dụng công nghệ cao.

  • Ngành dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành dịch vụ đến năm 2030 đạt 8,0%/năm, giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 4.904.140 triệu đồng (giá HH) chiếm 10,0% cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

2.2.2.2. Ngành lâm nghiệp

  • Ngành lâm nghiệp: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 12,5%/năm; GTSX ngành lâm nghiệp đạt 10.152.000 triệu đồng (giá HH).

  • Độ che phủ rừng đạt ổn định 55%.

2.2.2.3. Ngành thủy lợi:

  • Phấn đấu đến năm 2030 có 100% diện tích gieo trồng được tưới tiêu chủ động.

  • Xây dựng thêm một số hồ đập có quy mô lớn để tăng khả năng giữ, cấp nước tưới cho cây trồng. Nâng cấp đê biển, đê sông cho toàn tỉnh, tăng khả năng chống bão của hệ thống đê biển lên cấp 10 - 11 và đê sông với tần suất lũ thiết kế 10%.

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương