Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


Dự báo quỹ đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020



tải về 5.32 Mb.
trang15/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   41

5. Dự báo quỹ đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020


Để lập quy hoạch nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh yêu cầu phải dự báo được quỹ đất nông nghiệp đến năm 2020, cơ quan tư vấn đã sử dụng phương pháp tiếp cận toàn diện trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và cập nhật thông tin liên quan đến sử dụng đất từ các huyện (thị xã, thành phố) và từ các quy hoạch ngành, cụ thể như sau:

Trong giai đoạn 2010-2020, có sự biến động lớn về đất sản xuất nông nghiệp, do phải chuyển sang xây dựng công nghiệp, cơ sở hạ tầng, đất đô thị, diện tích đât nông nghiệp đến năm 2020 là 445.226 ha, giảm 14.893,34 ha (trong đó: đất lúa giảm 3.530,51ha). Tuy nhiên đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp có thể tăng thêm 22.981,34 h­a do đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng (trong đó: đưa vào sản xuất nông nghiệp 218,96 ha và đưa vào sản xuất lâm nghiệp 21.696,27 ha), do đó cần có sự điều chỉnh lại quy mô đất đai để đáp ứng đ­ược yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.



  • Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất thuỷ lợi là 4.626 ha. Diện tích đất thuỷ lợi tăng 329,94 ha so với năm 2010, diện tích tăng do: xây dựng 35 hồ chứa, 3 đập dâng, xây dựng công tiêu nước và đầu tư nâng cấp mở rộng một số tuyến kênh mương nội đồng….cụ thể, diện tích đất thuỷ lợi tăng lên do lấy từ các đất sau: Đất nông nghiệp: 301,14 ha, bao gồm: Đất trồng lúa 6,94 ha, đất trồng cây lâu năm 30,0 ha, đất rừng sản xuất 263,7 ha, đất nông nghiệp còn lại 0,5 ha; Đất phi nông nghiệp 13,3 ha, trong đó: đất ở tại đô thị 0,6 ha, đất phi nông nghiệp còn lại 12,7 ha; Đất chưa sử dụng: 15,5 ha.

- Quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp của Quảng Ninh ngày càng thu hẹp, khả năng khai thác từ đất đồi núi trọc, bãi bồi ven biển cho sản xuất nông nghiệp hạn chế, nên diện tích đất lúa là cây l­ương thực chính bị thu hẹp, không có khả năng sản xuất đủ l­ương thực trên địa bàn của tỉnh, phải nhập từ các tỉnh lân cận có điều kiện hơn về sản xuất l­ương thực.

- Quan điểm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phải hợp lý, để đạt hiệu quả sử dụng đất cao/1đơn vị diện tích. Thực hiện thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và sản lư­ợng cây trồng. Chuyển đổi đất lúa úng trũng kém hiểu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, chuyên màu, đất chăn nuôi trang trại tập trung. Tăng diện tích ngô đông, đậu t­ương, lạc, tạo vùng nguyên liệu ổn định, tập trung cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc. Tập trung mở rộng diện tích cây rau, hoa, cây ăn quả để tiến tới đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và tham gia xuất khẩu.



- Trên cơ sở quỹ đất nông nghiệp đã đ­ược bố trí, các địa phư­ơng cần tiến hành quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: Vùng sản xuất lúa thâm canh, lúa hàng hoá chất l­ượng cao, vùng chuyên rau màu, vùng rau an toàn chất l­ượng cao, vùng trồng hoa cây cảnh, vùng trồng hoa, cây cảnh..... Bố trí mở rộng diện tích đất lâm nghiệp phục vụ mục đích kinh tế và tăng khả năng phòng hộ, tạo cảnh quan môi tr­ường thu hút khách trong và ngoài nước đến thăm quan du lịch. Bố trí sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 như­ sau:

  1. Bố trí sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020

Đơn vị: DT: ha; Cơ cấu: %

 TT

Chỉ tiêu



2015

2020

Diện tích

Cơ cấu

Diện

tích

Cơ cấu

 DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

 

610.235,31

100

610.235,31

100

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NNP

450.582,00

73,84

445.226,00

72,96

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

44.653,70

7,32

40.866,13

6,70

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

32.015,33

5,25

29.298,13

4,80

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

26.590,00

4,36

25.000,00

4,10

1.1.1.1.1

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

19.806,00

3,25

19.000,00

3,11

1.1.1.1.2

Đất trồng lúa nưước còn lại

LUK

6.784,00

1,11

6.000,00

0,98

1.1.1.2

Đất cỏ dùng cho chăn nuôi

COC

1.734,24

0,28

1.734,24

0,28

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNC

3.691,09

0,60

2.563,89

0,42

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

12.638,37

2,07

11.568,00

1,90

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

387.636,00

63,52

387.709,00

63,53

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

235.278,00

38,56

232.709,00

38,13

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

126.646,00

20,75

129.000,00

21,14

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

25.712,00

4,21

26.000,00

4,26

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

18.132,63

2,97

16.383,00

2,68

1.4

Đất làm muối

LMU

2,00

0,00

2,00

0,00

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

157,67

0,03

265,87

0,04

2

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

PNN

113.331,00

18,57

130.510,00

21,39

 

Trong đó: Đất thuỷ lợi

DTL

4.562,48

0,75

4.626,01

0,76

3

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

CDS

46.322,31

7,59

34.499,31

5,65

6. Dự báo về tiến bộ khoa học - công nghệ có khả năng ứng dụng tại Quảng Ninh đến năm 2020


6.1. Công nghệ nhân giống cây trồng

- Công nghệ vi nhân giống đáp ứng nhu cầu cây giống sạch bệnh, nuôi cấy mô tế bào Invitro tissue culture, anther culture, nhân giống cây ăn quả.

- Nhân giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng và giống lúa xác nhận theo quy trình kỹ thuật của Bộ NN&PTNT.

- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo bằng việc sử dụng các chất kích dục tố như: Hybophis, IUHCG,…



6.2. Công nghệ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

  • Kỹ thuật canh tác không sử dụng đất: thủy canh (Hydroponic), màng dinh dưỡng (deep and flooting technology), khí canh (airoponic system), trồng trên giá thể (soiless culture on media) áp dụng đối với rau, quả chất lượng cao.

  • Sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm (phun mưa, nhỏ giọt) kết hợp bón phân có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động.

  • Áp dụng nhà kính, nhà màng, nhà lưới có hệ thống điều khiển tự động, bán tự động trong nhân giống cây.

  • Sử dụng hệ enzim và vi sinh vật thích hợp cải thiện chất lượng cây trồng vật nuôi, cải thiện độ phì đất và cải tạo chất lượng nền ao nuôi thủy sản.

  • Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến (điều chỉnh thành phần không khí: O2, N2, CO2,…, sử dụng enzym, mạng thông minh và công nghệ chế biến hiện đại: sấy chân không với công nghệ chiếu xạ, sấy lạnh, sấy nhanh bảo quản nông sản, tự động hóa giết mổ gia súc gia cầm, chế biến thủy sản bằng dây chuyền công nghệ khép kín đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Ứng dụng vi tính hóa trong quản lý điều hành, quản lý lưu trữ dữ liệu truy nguyên nguồn gốc xuất xứ hàng hóa,…

  • Cơ giới hóa các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch trong lĩnh vực trồng trọt. Cơ giới hóa, thiết bị phục vụ chăn nuôi và nuôi thủy sản, sản xuất thức ăn, hệ thống xử lý nước, chế phẩm sinh học, hệ thống điều tiết nước tuần hoàn,…

  • Sản xuất lúa đặc sản, lúa chất lượng cao, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP trước mắt là quy trình “01 phải, 05 giảm” trên cánh đồng mẫu lớn (phải sử dụng giống xác nhận, giảm lượng nước tưới, hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch).

  • Nuôi gia súc gia cầm theo hướng trang trại công nghiệp khép kín an toàn sinh học có gắn mã vạch để truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

  • Nuôi cá thương phẩm theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP và chế biến đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP.

  • Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các chế phẩm từ nấm và nuôi trồng chế biến các loại nấm, nhất là nấm rơm, nấm mỡ,…

  • Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp như: công nghệ sinh học, công nghệ tinh chế lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng cao sản, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, xác định giá trị môi trường rừng, từng bước áp dụng dịch vụ chi trả môi trường rừng, áp dụng công nghệ viễn thám trong theo dõi và quản lý tài nguyên rừng.

  • Đến năm 2020 tỉnh Quảng Ninh xây dựng 4-5 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hoàn thiện 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành 4-5 vùng chuyên canh ứng dụng công nghệ cao. Hoàn thiện các cơ sở nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ của trường đại học Hạ Long đào tạo đa ngành, đap cấp. Năm 2020 số lượng thạc sỹ, tiến sỹ gấp 2 lần so với năm 2015. Phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có 150 tiến sỹ.

7. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu


Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, vùng ĐBSH sẽ chịu tác động nhiều của hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Do đó, việc hiểu rõ các tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp, nói chung và lĩnh vực trồng trọt, nói riêng, là hết sức cần thiết, vì nó giúp cho việc quy hoạch, điều chỉnh cơ cấu xử lý cây trồng phù hợp.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ có những tác động trái chiều đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo kịch bản biến đổi khí hậu dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đến năm 2030 nhiệt độ trung bình của tỉnh Quảng Ninh có thể tăng thêm 0,7oC so với nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 1980 - 1999. Đến năm 2030 lượng mưa trung bình hàng năm tăng 2,0%/năm so với trung bình giai đoạn 1980 - 1999 đồng thời lượng mưa phân bố ngày càng tập trung vào mùa mưa và ít hơn vào mùa khô. Những thay đổi này có thể tạo ra tác động trái chiều lên sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh như sau:



  • Nhiệt độ tăng làm nhu cầu nước cho sản xuất trồng trọt cũng tăng theo. Theo tính toán, khi nhiệt độ tăng lên 10C thì nhu cầu nước tăng lên 10% và điều này, trên thực tế vượt quá mức đáp ứng của hệ thống thủy lợi hiện nay.

  • Nhiệt độ tăng cũng làm giảm nghiêm trọng năng suất cây trồng. Nhiệt độ tăng lên 10C làm giảm 10% năng suất lúa, giảm 5-20% năng suất bắp, các loại cây họ đậu cũng ở tình trạng tương tự.

  • Thời tiết thay đổi thất thường, hạn hán làm tăng áp lực dịch hại trên cây trồng. Mật số sâu bệnh tăng cao thậm chí có thể phát sinh một số loại sâu bệnh mới gây hại trong sản xuất cũng như trong quá trình bảo quản, sơ chế.

  • Biến đổi khí hậu: BĐKH gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài, gây ra hiện tượng xói mòn nhiều hơn.

8. Kết quả phân hạng thích nghi đất đai

8.1. Xây dựng yêu cầu sử dụng đất


Đánh giá đất đai thông qua sử dụng kết hợp GIS và ALES được thực hiện trên cơ sở kết nối cơ sở dữ liệu GIS và ALES. Để tiến hành giải bài toán thích hợp trong môi trường GIS, một tiến trình phân tích đa chỉ tiêu được xây dựng gồm 5 bước (hình 1):



Hình 1: Tiến trình đánh giá đất đai ứng dụng kết hợp GIS và ALES

      • Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS

      • Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá

      • Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

      • Đánh giá và phân loại mức độ thích hợp trong ALES

      • Trình bày kết quả đánh giá đất với GIS.

Cơ sở dữ liệu phục vụ phân hạng thích hợp đất đai được tổ chức dưới dạng các lớp thông tin bản đồ chứa các thông tin thuộc tính có liên quan đến mục đích nghiên cứu dưới dạng các bảng. Cơ sở dữ liệu GIS tài nguyên đất đai bao gồm nhiều lớp bản đồ chuyên đề ở khuôn dạng ArcView nh­ư:

    • Thổ nhưỡng

    • Thành phần cơ giới

    • Hiện trạng sử dụng đất

    • Điều kiện t­ưới, tiêu

Trên cơ sở các kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng đất đã lựa chọn được 9 loại sử dụng đất chính của tỉnh để đưa vào đánh giá khả năng thích hợp.

Dựa vào yêu cầu sinh thái của từng cây trồng, vật nuôi thuộc loại sử dụng đất lúa cần đánh giá, yêu cầu sử dụng đất được xây dựng ở phụ lục.


8.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

8.2.1. Tiến trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai


  • Lựa chọn các yếu tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Trên cơ sở hướng dẫn của FAO trong lựa chọn yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, kết hợp với các tài liệu về tài nguyên khí hậu nông nghiệp, thủy văn và yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất, đã lựa chọn các yếu tố sau để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: loại đất, độ dốc, tầng dày,thành phần cơ giới,lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ trung bình năm, số tháng khô hạn, độ dài mùa sinh trưởng, chế độ tưới, mức độ ngập nước.

  • Phân cấp chỉ tiêu các yếu tố tạo lập bản đồ đơn vị đất đai

Trên cơ sở đã lựa chọn 10 nhóm yếu tố để xây dựng yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất, tiến hành phân cấp và mã hoá các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.

8.2.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai


Bản đồ đơn vị đất đai là bản đồ tổ hợp của các bản đồ đơn tính. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai chứa đựng đầy đủ các thông tin thể hiện trong các bản đồ đơn lẻ và phân biệt với các đơn vị khác bởi sự sai khác của ít nhất một yếu tố.

Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, sử dụng kỹ thuật Vector để chồng ghép các bản đồ đơn tính. Trong kỹ thuật này, thông tin của lớp các bản đồ đơn tính được lưu giữ trên các công tua khép kín. Giá trị của các chỉ tiêu được gán vào được coi như đồng nhất trên một công tua có ranh giới xác định rõ ràng.



Các lớp bản đồ đơn tính được chồng ghép theo thứ tự bằng phần mềm ARC/INFO. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm:

  • Chuyển bộ chỉ tiêu đánh giá đất đai vào GIS

  • Mã hoá các chỉ tiêu để chúng có thể so sánh với nhau

  • Sử dụng “đại số” bản đồ xác định các đơn vị đất.

Kết quả tạo ra một bản đồ tổ hợp duy nhất chứa đựng thông tin thuộc tính của tất cả các lớp. Các thông tin trên bản đồ tổ hợp được sắp xếp, thống kê, chỉnh lý để xây dựng nên bản đồ đơn vị đất Quảng Ninh tỷ lệ 1/100.000 như sau:

8.2.3. Theo hiện trạng đất lúa năm 2014


Bản đồ đơn vị đất tỉnh Quảng Ninh gồm 258 đơn vị bản đồ và được thể hiện, mô tả ở bảng 1 và phụ lục.

  1. Quy mô các đơn vị đất theo hiện trạng năm 2014

Quy mô diện tích (ha)

Số lượng ĐVĐ

Tỷ lệ (%)

theo tổng DT đánh giá

<50

147

57,0

50 - 100

51

19,8

> 100 - 200

38

14,7

>200 - 300

14

5,4

>300

8

3,1

Tổng

258

100.0

Kết quả ở bảng 45 và phụ lục cho thấy: với tổng diện tích đánh giá là 390.041,5 ha, đơn vị đất đai có diện tích lớn nhất là 309 ha, đơn vị đất đai có diện tích nhỏ nhất là 1,2 ha và bình quân diện tích của mỗi đơn vị đất đai là 1.511,8 ha, được chia làm 5 nhóm:

  • Quy mô nhỏ hơn 50 ha có 147 đơn vị đất, chiếm 57% diện tích đánh giá

  • Quy mô >50 - 100 ha có 51 đơn vị đất, chiếm 19,8% diện tích đánh giá

  • Quy mô >100 - 200 ha có 38 đơn vị đất, chiếm 14,7% diện tích đánh giá

  • Quy mô >200 – 300 ha có 14 đơn vị đất, chiếm 5,4% diện tích đánh giá.

  • Quy mô >300 ha có 8 đơn vị đất, chiếm 3,1% diện tích đánh giá.

8.2.4. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai


Kết quả đánh giá thích hợp đất đai bằng áp dụng kết hợp công nghệ GIS và phần mềm đánh giá đất tự động ALES được thể hiện ở dạng các bản đồ thích hợp. Mỗi một đơn vị đất đai có thể thích hợp với một hoặc nhiều loại sử dụng đất. 9 loại sử dụng đất được lựa chọn để đưa vào đánh giá đều có mức thích hợp tối đa là 347.448,6 ha.

  1. Kết quả phân hạng thích hợp đất trồng các cây

nông nghiệp hàng hóa chính của tỉnh Quảng Ninh

theo hiện trạng năm 2014

STT

Loại sử dụng

Diện tích đánh giá (ha)

Mức độ thích hợp

Diện tích không đánh giá (ha)

DTTN (ha)

S1

S2

S3

N

1

Chuyên lúa

347.448,6

14.071,0

5.929,0

25.422,2

302.026,4

262.784,9

610.233,5

2

Lúa màu

347.448,6

6.611,0

989,0

38.047,9

301.800,7

262.784,9

610.233,5

3

Chuyên rau

347.448,6

1.350,0

1.867,0

18.784,7

325.446,9

262.784,9

610.233,5

4

Chuyên màu

347.448,6

7.100,0

14.103,0

24.073,7

302.171,9

262.784,9

610.233,5

5

Chè

347.448,6

1.800,0

2.373,8

33.887,9

309.387,0

262.784,9

610.233,5

6

Vải

347.448,6

700,0

8.668,6

96.281,2

241.798,8

262.784,9

610.233,5

7

Na

347.448,6

1.500,0

14.227,0

55.290,1

276.431,5

262.784,9

610.233,5

8

Mía

347.448,6

700,0

6.363,0

56.840,2

283.545,4

262.784,9

610.233,5

9

Đồng cỏ

347.448,6

1.500,0

1.200,0

29.839,1

314.909,5

262.784,9

610.233,5

* Gồm: Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng + đất nuôi trồng thủy sản + đất làm muối + đất nông nghiệp khác + đất phi nông nghiệp+ núi đá + đất có mặt nước ven biển quan sát.

  • Chuyên lúa: diện tích rất thích hợp S1 có 14.071 ha, chiếm 4,05%, phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh; thích hợp S2 có diện tích 5.929 ha, chiếm 1,71%, ít thích hợp S3 có diện tích 25.422,2 ha, chiếm 7,32% và không thích hợp N là 302.026,4 ha, chiếm 86,93% diện tích đánh giá.

  • Lúa - màu: diện tích rất thích hợp S1 có 6.611 ha, chiếm 1,90%, phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh; thích hợp S2 có diện tích 989 ha, chiếm 0,28%, ít thích hợp S3 có diện tích 38.047,9 ha, chiếm 10,95% và không thích hợp N là 301.800,7 ha, chiếm 86,86% diện tích đánh giá.

  • Chuyên rau: diện tích rất thích hợp S1 có 1.350 ha, chiếm 0,39%, phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh; thích hợp S2 có diện tích 1.867 ha, chiếm 0,54%, ít thích hợp S3 có diện tích 18.784,7 ha, chiếm 5,41% và không thích hợp N là 325.446,9 ha, chiếm 93,67% diện tích đánh giá.

  • Chuyên màu: diện tích rất thích hợp S1 có 7.100 ha, chiếm 2,04%, phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh; thích hợp S2 có diện tích 14.103 ha, chiếm 4,06%, ít thích hợp S3 có diện tích 24.073,7 ha, chiếm 6,93% và không thích hợp N là 302171,9 ha, chiếm 86,97% diện tích đánh giá.

  • Mía: diện tích rất thích hợp S1 có 700 ha, chiếm 0,20%, phân bố ở 8/14 huyện/thị trong tỉnh; thích hợp S2 có diện tích 6.363 ha, chiếm 1,83%, ít thích hợp S3 có diện tích 56.840,2 ha, chiếm 16,36% và không thích hợp N là 283.545,4 ha, chiếm 81,61% diện tích đánh giá.

  • Chè: diện tích rất thích hợp S1 có 1.800 ha, chiếm 0,52%, phân bố ở huyện Hải Hà 1.500 ha, Đầm Hà 210 ha và Vân Đồn 20 ha; thích hợp S2 có diện tích 2.373,8 ha, chiếm 0,68%, ít thích hợp S3 có diện tích 33.887,9 ha, chiếm 9,75% và không thích hợp N là 309.387 ha, chiếm 89,05% diện tích đánh giá.

  • Vải: diện tích rất thích hợp S1 có 700 ha, chiếm 0,20%, phân bố ở TX.Uông Bí 356 ha, TX.Đông Triều 202 ha và huyện Hoành Bồ 120 ha; thích hợp S2 có diện tích 8.668,6 ha, chiếm 2,49%, ít thích hợp S3 có diện tích 96.281,2 ha, chiếm 27,71% và không thích hợp N là 241.798,8 ha, chiếm 69,59% diện tích đánh giá.

  • Na: diện tích rất thích hợp S1 có 1.500 ha, chiếm 0,43%, phân bố ở 8/14 huyện/thị trong tỉnh; thích hợp S2 có diện tích 14.227 ha, chiếm 4,09%, ít thích hợp S3 có diện tích 55.290,1 ha, chiếm 15,91% và không thích hợp N là 276.431,5 ha, chiếm 79,56% diện tích đánh giá.

  • Đồng cỏ: diện tích rất thích hợp S1 có 1.500 ha, chiếm 0,43%, phân bố ở 13/14 huyện/thị trong tỉnh (trừ TP.Hạ Long); thích hợp S2 có diện tích 1.200 ha, chiếm 0,35%, ít thích hợp S3 có diện tích 29.839,1 ha, chiếm 8,59% và không thích hợp N là 314.909,5 ha, chiếm 90,63% diện tích đánh giá.

8.2.5. Đề xuất sử dụng đất


  • Căn cứ vào những định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh

  • Vị trí địa lý thuận lợi

  • Tiềm năng quỹ đất và khả năng sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

  • Điều kiện khí hậu dựa trên nền nhiệt độ cao, lượng bức xạ dồi dào cho phép đa dạng hoá cây trồng và luân canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.

  • Nguồn lao động dồi dào.

  • Sự phát triển của khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa.

  • Khả năng đáp ứng của sản xuất lúa đối với an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu gạo trong điều kiện BĐKH.

  • Kết quả phân hạng thích hợp đất lúa của vùng trong điều kiện BĐKH.

  • Các mô hình canh tác lúa có hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng phát triển ở vùng ĐBSCL.

Qua kết quả điều tra, đánh giá phân hạng thích hợp đất đai, đề xuất sử dụng đất như sau:

  1. Đề xuất sử dụng đất

STT

Huyện/thị

Đề xuất sử dụng đất

C.Lúa

Lúa màu

C.Màu

Mía

C.Rau

Chè

Na

Vải

Cây AQ khác

Đồng cỏ

L.nghiệp

Thủy sản

CSD

Đất phi NN

Cộng

1

TP. Hạ Long

286,0

160,0

42,7

 

45,0

 

 

 

7,0

7,5

8.861,3

1.120,6

107,2

16.557,7

27.195,0

2

TP. Móng Cái

1.815,0

1.613,0

699,0

 

53,0

 

17,7

 

1.062,0

20,5

33.700,5

3.408,3

2.034,7

7.412,0

51.835,7

3

TP. Cẩm Phả

252,0

200,0

87,5

 

40,0

 

0,0

 

236,0

76,5

23.979,1

350,4

359,7

8.741,5

34.322,7

4

TP. Uông Bí

1.305,0

385,0

249,6

 

16,5

 

79,4

376,0

361,0

83,0

15.438,1

1.461,3

105,2

5.770,7

25.630,8

5

TX. Quảng Yên

4.500,0

600,0

380,7

18,0

618,0

 

55,0

 

24,0

70,5

5.029,4

8.103,7

309,1

11.711,6

31.420,0

6

TX. Đông Triều

4.616,0

900,0

550,1

21,0

104,0

 

999,1

204,0

3733

132,0

17.916,5

934,6

412,1

9199,2

39721,6

7

H. Bình Liêu

680,0

803,0

656,3

135,0

90,0

 

 

 

190,0

1.767,0

41.083,8

15,5

408,2

1.681,2

47.510,0

8

H. Tiên Yên

1.132,0

832,0

877,4

 

88,0

 

 

 

147,0

46,0

53.117,8

1.804,4

3.817,4

2.927,7

64.789,7

9

H. Đầm Hà

1.370,0

392,0

1.065,0

110,0

102,3

180,0

60,5

 

369,0

123,0

23.252,8

793,9

106,6

3.099,9

31.025,0

10

H. Hải Hà

2.162,0

487,0

1.397,0

165,0

84,2

1.520,0

111,0

 

2.880,0

111,0

34.728,5

938,6

725,6

6.083,3

51.393,2

11

H. Ba Chẽ

280,0

398,0

624,5

105,0

37,1

 

 

 

415,0

12,0

55.520,0

74,5

1.830,7

1.558,8

60.855,6

12

H. Vân Đồn

280,0

260,0

109,5

21,0

31,7

100,0

19,3

 

1.240,0

161,0

41.400,8

680,0

8.162,5

2.854,4

55.320,2

13

H. Hoành Bồ

1.260,0

520,0

354,7

125,0

32,2

 

158,0

120,0

928,0

13,5

68.086,2

958,9

4.875,8

7.031,0

84.463,2

14

H. Cô Tô

62,0

50,0

6,0

 

8,0

 

 

 

73,0

76,5

3.011,7

10,8

271,5

1.181,3

4.750,8

Cộng

20.000,0

7.600,0

7.100,0

700,0

1.350,0

1.800,0

1.500,0

700,0

11.665,0

2.700,0

425.126,5

20.655,5

23.526,2

85.810,3

610.233,5


Nguồn: Viện Quy hoạch và TKNN.

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương