Điều 1 Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam có tên là



tải về 148.19 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích148.19 Kb.
#28506
DỰ THẢO
Hiến chương Thành lập Hội Hướng đạo Quốc gia Việt nam (NAVS)
CHƯƠNG I

Điều 1 Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam có tên là:


Bằng tiếng Việt: HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM (HĐVN)

Bằng tiếng Anh:“National Association of Vietnam Scouts (NAVS)

Thuật ngữ “SCOUT” (hướng đạo sinh) trong tên này thuộc sở hữu của Hội.

(sau đây hội được nhắc đến là “Hội Hướng đạo Việt Nam”)


Điều 2 Trụ sở Hội


Trụ sở của “Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam” sẽ đặt ở Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3 Thủ lĩnh Hướng đạo

Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ được mời làm Thủ lĩnh Hướng đạo Việt Nam.




Điều 4 Biểu tượng

Điều 5 Ngôn ngữ


Ngôn ngữ chính thức của Hội là tiếng Việt, cùng phiên dịch sang tiếng Anh khi cần thiết.

Điều 6 Công nhận


6.1 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam sẽ là tổ chức duy nhất được công nhận và được cấp phép bởi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động vì sự phát triển của Phong trào Hướng đạo trên đất nước Việt Nam và không có một tổ chức nào khác được cấp phép sẽ quản lý sự phát triển của Phong trào Hướng đạo ở Việt Nam.


6.2 Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới

Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam là Hội Hướng đạo Quốc gia duy nhất ở Việt Nam được Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (WOSM) công nhận là thành viên.


CHƯƠNG II

Định nghĩa, Mục đích, Nguyên tắc, Lời hứa và Luật Hướng đạo

Điều 7 Định nghĩa

Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam là một tổ chức tình nguyện, phi chính trị, có tính chất giáo dục vì lợi ích của thanh thiếu niên, kết nạp tất cả mọi người không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, tín ngưỡng, mà chấp nhận tuân theo Mục đích, Nguyên lý, và Phương pháp của Phong trào Hướng đạo.



Điều 8 Mục đích

Mục đích của Hội là đóng góp vào sự phát triển toàn diện các tiềm năng của thanh thiếu niên về mặt thể chất, trí lực, xã hội, tâm linh, và tình cảm với tư cách là những cá nhân cũng như các công dân có trách nhiệm, thành viên của địa phương, quốc gia và cộng đồng quốc tế.



Điều 9 Nguyên lý

Mọi sinh hoạt của Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam trung thành với các nguyên lý niềm tin, các nguyên tắc xã hội, thái độ của cá nhân đối với cộng đồng, trách nhiệm phát triển bản thân. Hội hoạt động tuân theo pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hội không tham gia các hoạt động và phong trào chính trị. Các nguyên lý của Hội được phát biểu như sau:



Bổn phận với tín ngưỡng tâm linh:

Hội tuân thủ các nguyên lý tâm linh, trung thành với tôn giáo là cơ sở của các nguyên lý tâm linh đó và chấp thuận các trách nhiệm xuất phát từ các nguyên lý này.



Bổn phận đối với tha nhân

- Trung thành với tổ quốc phù hợp với việc khuyến khích hòa bình, hiểu biết và hợp tác trong phạm vi địa phương, quốc gia, quốc tế.

- Tham gia phát triển xã hội với sự công nhận và tôn trọng nhân phẩm con người và hòa nhập với thế giới tự nhiên.

Bổn phận đối với bản thân

Có trách nhiệm phát triển bản thân.


Điều 10 Phương pháp Hướng đạo

Phương pháp hướng đạo được định nghĩa là “một hệ thống tự giáo dục tiệm tiến” thông qua:



  1. Tuân theo Lời hứa và luật Hướng đạo

  2. Học thông qua hành

  3. Là thành viên của các nhóm nhỏ (ví dụ như một Đội), bao gồm, dưới sự hướng dẫn của người lớn, khám phá liên tục và nhận trách nhiệm, và sự huấn luyện hướng tới sự tự chủ nhằm phát triển nhân cách, và đạt được năng lực, tự chủ, sự đáng tin cậy và các khả năng để vừa hợp tác vừa lãnh đạo.

  4. Các chương trình tiệm tiến và hấp dẫn của các hoạt động đa dạng dựa trên đặc điểm lứa tuổi bao gồm: trò chơi, các kỹ năng hữu ích, và giúp ích cộng đồng, diễn ra chủ yếu ở ngoài trời trong mối liên hệ với thiên nhiên, các hoạt động giúp ích cộng đồng, và các hoạt động xã hội tình nguyện khác.


Điều 11 Lời hứa Hướng đạo, Luật Hướng đạo và Châm ngôn Hướng đạo

11.1 Lời Hứa Hướng đạo

Tôi lấy danh dự mà hứa rằng:

Sẽ cố gắng hết sức để làm tròn bổn phận đối với tín ngưỡng của mình, đối với quốc gia, đối với tha nhân bất kỳ lúc nào và tuân theo luật Hướng Đạo.
11.2 Luật Hướng đạo

1-Hướng đạo sinh là người trung thực

2-Hướng đạo sinh là người trung thành

3-Hướng đạo sinh giúp ích và giúp đỡ con người

4-Hướng đạo sinh là bạn của tất cả mọi người và là huynh đệ của tất cả các hướng đạo sinh khác

5-Hướng đạo sinh lịch sự và vâng lời

6-Hướng đạo sinh vui vẻ và tốt bụng

7-Hướng đạo sinh sống tiết kiệm

8-Hướng đạo sinh dũng cảm

9-Hướng đạo sinh công nhận tôn giáo và yêu thương con người, động vật, và thiên nhiên

10-Hướng đạo sinh lành mạnh trong ý nghĩ, lời nói, và hành động.
11.3 Châm ngôn của hướng đạo

"Sắp Sẵn "



Điều 12 Tư cách thành viên

12.1 Tất cả những ai chấp nhận mục đích, nguyên lý của Hội đều có thể gia nhập Hội.

12.2 Thành viên Hội (sau đây gọi là đoàn sinh hướng đạo) được xem là thành viên tham dự bao gồm:

  • Hải ly, Ấu sinh, Thiếu sinh, Kha sinh, Tráng sinh là thành viên của một Liên đoàn hướng đạo có đăng ký và đóng lệ phí.

  • Trưởng là người trưởng thành được bổ nhiệm còn thời hạn (chứng chỉ).

12.3 Hội viên danh dự: là những người không phải trưởng hướng đạo tích cực sinh hoạt thường xuyên, nhưng đóng phí năm và tự nguyện ủng hộ phong trào hướng đạo.

12.4 Hội đồng Hướng đạo có thể ngừng tư cách thành viên của bất cứ thành viên nào không tuân theo nguyên tắc cơ bản của hướng đạo, hoặc không tuân theo quy định và nội quy của Hội. Thẻ hội viên có thể được trả lại hoặc hủy.
CHƯƠNG III

Tổ chức của Hội

Điều 13: Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia




  1. Thành phần của Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia:


Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia bao gồm các thành phần sau:



  1. Chủ tịch Hội Hướng đạo Quốc gia, người đồng thời là chủ tọa Đại hội Hướng đạo Quốc gia

  2. Phó chủ tịch Hội

  3. Tổng Ủy viên

  4. Phó tổng Ủy viên

  5. Ủy viên Liên lạc Quốc tế

  6. Thủ quỹ

  7. Ủy viên Quốc gia phụ trách Huấn luyện và Nguồn lực Huynh Trưởng

  8. Ủy viên Quốc gia phụ trách Chương trình Thanh thiếu niên

  9. Tổng Thư ký

  10. Ủy viên của các Châu hướng đạo

  11. Các Đạo Trưởng

  12. Một đoàn sinh do Hội đồng Liên đoàn của mỗi nhóm hướng đạo có đăng ký với Châu hướng đạo đề cử.

  13. Năm hội viên danh dự của Hội (đại diện cho cả nam lẫn nữ) do Hội đồng Hướng đạo Quốc gia đề cử.

  14. Đại diện theo tỷ lệ 1 Trưởng trên 100 đoàn viên đăng ký trong liên đoàn hướng đạo

Tổng thư ký sẽ làm Thư ký của Đại Hội đồng Hướng đạo Quốc gia.




  1. Nhiệm kỳ của thành viên Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia





      1. Nhiệm kỳ của các chức danh văn phòng bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng Ủy viên, Ủy viên Liên lạc Quốc tế, Thủ quỹ, Ủy viên Huấn luyện và Nguồn lực Huynh trưởng, Ủy viên ngành Thanh thiếu niên, Tổng thư ký, và các Ủy viên Châu được xác định bằng nhiệm kỳ tại vị của họ.

      2. Nhiệm kỳ của các Hội viên Danh dự được xác định bằng nhiệm kỳ bổ nhiệm của họ trong Hội đồng Hướng đạo Quốc gia.

      3. Nhiệm kỳ của các Hội viên được bổ nhiệm từ mỗi liên đoàn hướng đạo và từ Hội đồng Thanh niên Hướng đạo Quốc gia là hai năm liền nhau.


  1. Chức năng của Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia

Chức năng của Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia bao gồm:



    1. Thúc đẩy phát triển Phong trào Hướng đạo trong nước và thiết lập mối quan hệ hợp tác với các tổ chức có quan tâm nhằm đạt được mục đích hướng đạo phù hợp với nguyên lý và chính sách của Hội.

    2. Ra quyết định về các vấn đề Chính sách, Hiến chương, và Nội quy, và đảm bảo tuân theo các điều khoản của nguyên lý Hướng đạo.

    3. Chọn nhân sự cho Hội đồng Hướng đạo Quốc gia và chọn 5 hội viên danh dự.

    4. Chọn nhân sự cho các chức danh lãnh đạo của Hội Hướng đạo Quốc gia, cụ thể là: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng Ủy viên, và Thủ quỹ danh dự

    5. Xem xét và chuẩn y ngân sách của Hội Hướng đạo Quốc gia do Ủy ban Điều hành soạn thảo và được Đại Hội đồng Hướng đạo Quốc gia thông qua.

    6. Xem xét và thông qua các kiến nghị và báo cáo khác của Hội đồng Hướng đạo Quốc gia.

    7. Xem xét và thông qua các dự kiến sửa đổi khác đối với Hiến chương này và nội quy do Hội đồng Hướng đạo quốc gia đưa ra.

    8. Bổ nhiệm thanh tra của Hội, người sẽ có nhiệm kỳ từ khi kết thúc Đại hội Hướng đạo Quốc gia này đến Đại hội Hướng đạo Quốc gia kế tiếp và sẽ được bổ nhiệm lại nếu cần thiết.

    9. Thông qua các tài khoản đã kiểm toán của Hội.

    10. Điền khuyết các chức danh trong Đại hội Hướng đạo Quốc gia và Hội đồng Hướng đạo Quốc gia theo thời gian như đã quy định trong Hiến chương và Điều lệ.

    11. Nhận và thông qua Báo cáo năm và Ngân sách năm của Hội.



  1. Chủ tịch Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia

Chủ tịch Đại Hội Hướng đạo Quốc gia, hoặc Phó chủ tịch Hội trong trường hợp vắng mặt chủ tịch sẽ làm chủ tọa tất cả các phiên họp. Nếu cả chủ tịch lẫn phó chủ tịch đều không có mặt thì sau 30 phút kể từ thời gian đã định cho cuộc họp bắt đầu, các thành viên có mặt sẽ chọn ra một người trong số họ để chủ tọa cuộc họp.




  1. Các phiên họp của Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia





  1. Đại hội sẽ họp ít nhất 1 lần mỗi năm và có tên là Cuộc họp Toàn thể Thường niên, tại địa điểm do Chủ tịch Hội hoặc do Tổng Ủy viên hội triệu tập.

  2. Thông báo về tất cả các cuộc họp toàn thể hằng năm bình thường, bao gồm địa điểm, thời gian, và chương trình nghị sự được công khai và được chuyển tới tất cả các liên đoàn hướng đạo ít nhất 30 ngày trước thời gian họp.

  3. Cuộc họp bất thường có thể được triệu tập nếu Chủ tịch hội, hoặc Tổng Ủy viên yêu cầu, hoặc có 2/3 thành viên của Hội yêu cầu, với thông báo trước 15 ngày bằng văn bản hoặc bằng phương tiện nhanh nhất có nêu địa điểm, thời gian, và chương trình nghị sự của cuộc họp.


  1. Các thay đổi của cuộc họp


Chủ tọa cuộc họp, với sự đồng thuận của các đại biểu, có thể hoãn cuộc hợp trong một thời gian ngắn và nếu cần thiết có thể chuyển địa điểm cuộc họp sang một địa điểm khác.


  1. Số đại biểu quy định


a) Hai phần ba tổng số đại biểu của Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia sẽ hợp thành đa số cần thiết để biểu quyết.

  1. Nếu trong vòng nửa tiếng đồng hồ kể từ thời điểm đã định trước để bắt đầu cuộc họp mà không có đủ số đại biểu cần thiết nói trên, cuộc họp vẫn có thể tiến hành. Khi đó số đại biểu cần thiết để biểu quyết là 1/3 đại biểu của Đại hội. Trong một cuộc họp như thế, các vấn đề liên quan đến Hiến chương sẽ không được quyết định.


  1. Quy trình bỏ phiếu


    1. Mỗi vấn đề trình lên Đại hội thường sẽ được thông qua biểu quyết giơ tay nếu không có quy định khác hoặc nếu ít nhất 50% đại biểu có mặt và tham gia bầu chọn không yêu cầu phải bỏ phiếu kín;

    2. Mỗi đại biểu có mặt tại Đại hội Hướng đạo Quốc gia được bầu một phiếu. Bỏ phiếu bằng cách bầu thay không được chấp nhận. Các nghị quyết sẽ được thông qua với số phiếu thuận quá bán của các đại biểu có mặt và tham gia bỏ phiếu. Trong trường hợp số phiếu thuận và chống bằng nhau, nghị quyết sẽ không được thông qua.


Điều 14 Hội đồng Hướng đạo Quốc gia

14.1 Hội đồng Hướng đạo Quốc gia sẽ bao gồm các thành phần sau:

Chủ tịch Hội, người sẽ đồng thời làm chủ tịch Hội đồng Hướng đạo Quốc gia



  1. Phó chủ tịch

  2. Tổng Ủy viên

  3. Phó Tổng Ủy viên

  4. Ủy viên Liên lạc Quốc tế

  5. Ủy viên Quốc gia phụ trách Huấn luyện và Nguồn lực Trưởng

  6. Ủy viên Quốc gia phụ trách Chương trình Thanh thiếu niên

  7. Thủ quỹ

  8. Tổng Thư ký

  9. Ủy viên các đạo (Dist)

  10. Một đại diện là thanh niên từ mỗi châu hướng đạo

  11. Năm hội viên danh dự của Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam. Tổng Thư ký Quốc gia sẽ làm Thư ký của Hội đồng Hướng đạo Quốc gia.




    1. Chức năng của Hội đồng Hướng đạo Quốc gia:

  1. Hành động trên danh nghĩa của Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia trong thời gian giữa 2 kỳ đại hội và góp ý vào các quyết định, kiến nghị, chính sách của Đại hội.

  2. Lãnh đạo Hội Hướng đạo Quốc gia trên danh nghĩa của Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia với quyền lực và trách nhiệm quy định trong Hiến chương Thành lập, trong Điều lệ của Hội.

  3. Quảng bá cho Hội và đảm bảo duy trì Hiến chương, Điều lệ của Hội.

  4. Xem xét và phê duyệt các chính sách và kiến nghị khác từ các tiểu ban nộp lên cho mình và đề xuất các chính sách và kiến nghị ấy lên Đại hội Hướng đạo Quốc gia.

  5. Nuôi dưỡng và khuyến khích Phong trào Hướng đạo trong nước, cố gắng và đảm bảo mức độ cao nhất của Phong trào Hướng đạo trên mọi miền của đất nước, trong mọi khía cạnh.

  6. Quyên góp gây quỹ để bù đắp chi phí hành chính và phát triển Phong trào Hướng đạo trong nước, đảm bảo rằng nhu cầu tài chính hiện tại và tương lai của Hội được đáp ứng.

  7. Xem xét và phê duyệt các ứng viên vào các chức danh Phó Tổng Ủy viên, Thư ký Quốc gia, Ủy viên Liên lạc Quốc tế, Ủy viên Quốc gia về Huấn luyện và Nguồn lực Huynh trưởng, Ủy viên Chương trình Thanh thiếu niên do Ủy ban Điều hành Quốc gia đề xuất.

  8. Xem xét các phê duyệt và các bổ nhiệm khác của các Tiểu ban, chủ tịch tiểu ban và các thành viên của nó do Ủy ban Điều hành Quốc gia đề xuất.

  9. Trường hợp khuyết danh do tử vong hoặc do thôi nhiệm hay vì bất cứ lý do nào, một thành viên khác của Ủy ban sẽ thay thế cho đến thời điểm Cuộc Đại hội Thường niên kế tiếp của Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia.

  10. Nhận báo cáo năm và ngân sách năm của Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia nộp lên để Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia phê duyệt.

  11. Nhận các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Hội do Ủy ban Điều hành nộp lên để Đại hội Hướng đạo Quốc gia phê duyệt.

  12. Giao quyền cho Ủy ban Điều hành khi thấy cần thiết.



14.3 Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Hướng đạo Quốc gia:

  1. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Hướng đạo Quốc gia là 4 năm, và không kéo dài quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

  2. Thành viên Hội đồng Hướng đạo Quốc gia sẽ mất tư cách thành viên:

  • Nếu có tư tưởng không trong sáng.

  • Nếu có đơn từ chức bằng văn bản đến Hội Hướng đạo Quốc gia.

  • Nếu 2/3 đại biểu đủ tư cách có mặt tại cuộc họp Hội đồng biểu quyết bãi nhiệm.

  • Nếu bị tòa án tuyên phạm tội hình sự.



14.4 Các cuộc họp của Hội đồng Hướng đạo Quốc gia


  1. Hội đồng có thể họp vì công việc, hoãn họp hoặc họp thường xuyên, khi Hội đồng thấy phù hợp, miễn là Hội đồng có họp ít nhất mỗi 6 tháng một lần.

  2. Thành viên Hội đồng có quyền tham dự tất cả các cuộc họp Hội đồng và có quyền phát biểu và biểu quyết. Mỗi thành viên có quyền có một phiếu bầu, và bất cứ thành viên nào cũng có thể yêu cầu thu phiếu của mình.

  3. Chủ tịch hội đồng, hoặc trong trường hợp vắng mặt chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch sẽ làm chủ tọa cuộc họp. Nếu cả hai vị trên đều vắng mặt tại một cuộc họp hội đồng, hội đồng sẽ chỉ định một chủ tọa tạm thời từ những đại biểu có mặt.

  4. Một cuộc họp thông thường của hội đồng có thể được Thư ký triệu tập bất cứ lúc nào theo chỉ thị của Chủ tịch hội đồng hoặc của Tổng Ủy viên hoặc theo nghị quyết của Ủy ban Điều hành.

  5. Nếu tập hợp được ít nhất là một nửa số thành viên hội đồng thì có thể yêu cầu Chủ tịch hội đồng triệu tập một cuộc họp bất thường.

  6. Đối với cuộc họp thông thường, thông báo họp dưới dạng văn bản phải được Hội đồng gửi đến tất cả các thành viên hội đồng ít nhất 14 ngày trước thời gian họp. Đối với cuộc họp bất thường hoặc khẩn cấp, thông báo dạng văn bản này phải được gửi trước ít nhất 5 ngày. Trong mỗi trường hợp, thông báo phải gửi kèm chương trình nghị sự.


14.5 Quy trình bỏ phiếu


  1. Mỗi vấn đề đưa ra cuộc họp thông thường được biểu quyết bằng cách giơ tay nếu không có yêu cầu bỏ phiếu kín từ ít nhất một nửa (1/2) số đại biểu có mặt và có quyền biểu quyết.

  2. Mỗi đại biểu của hội đồng có mặt có quyền bầu 1 phiếu. Bỏ phiếu dưới hình thức bầu thay không được chấp nhận. Vấn đề sẽ được thông qua bằng số phiếu quá bán của đại biểu có mặt và tham gia bỏ phiếu. Trong trường hợp số phiếu thuận và chống bằng nhau, Chủ tọa của cuộc họp sẽ bỏ lá phiếu quyết định.


14.6 Số đại biểu cần thiết để biểu quyết

  1. Số đại biểu cần thiết để biểu quyết tại Cuộc họp Đại Hội đồng Hướng đạo Quốc gia là 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng.

  2. Nếu không có đủ số đại biểu theo quy định để biểu quyết trong vòng nửa tiếng đồng hồ (30 phút) kể từ thời gian quy định bắt đầu cuộc họp, cuộc họp sẽ được hoãn 1 tiếng đồng hồ và bắt đầu trở lại khi có đủ số đại biểu hội đồng như quy định.

Điều 15 Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia

Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia sẽ bao gồm các thành phần sau:

15.1 Thành phần

- Tổng Ủy viên

- Phó Tổng Ủy viên

- Ủy viên Liên lạc Quốc tế

- Ủy viên Quốc gia về Huấn luyện và Nguồn lực trưởng

- Ủy viên Quốc gia về chương trình Thanh thiếu niên

- Thủ quỹ

- Thư ký Quốc gia

- Năm đại diện từ Hội đồng Hướng đạo đạo

- Hai đại diện thanh niên


Thư ký Quốc gia sẽ làm Thư ký Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia.





15.2 Chức năng của Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia:

  1. Thay mặt Đại Hội đồng Hướng đạo Quốc gia giữa hai kỳ họp hội đông; thực hiện các quyết định, kiến nghị, chính sách của hội đồng.

  2. Ban hành, sửa đổi, hủy bỏ các quy định, nội quy, các lệnh, tuy nhiên trừ Hiến chương thành lập, Điều lệ, các chính sách chung, các chính sách của Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam, khi cần thiết, để kiểm soát các mối quan hệ của Hội.

  3. Thúc đẩy Phong trào Hướng đạo trên khắp Việt Nam thông qua các chuyến thăm, thư từ, hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ cá nhân, hoặc thông qua các hoạt động phù hợp khác.

  4. Thông qua các tài khoản hàng năm và các báo cáo năm để trình lên Đại hội trong Cuộc họp toàn thể Thường niên.

  5. Có quyền bổ nhiệm, phế truất, hoặc đình chỉ bất cứ nhân viên nào của trụ sở hướng đạo quốc gia, thay đổi hoặc phê duyệt mức lương mà Ủy ban cho là không phù hợp, quyết định nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên trụ sở.

  6. Hướng dẫn, quản lý và kiểm soát các quỹ và nguồn tài chính của Hội theo ngân sách đã được Hội đồng Hướng đạo thông qua.

  7. Tại Đại hội Hướng đạo Quốc gia hàng năm, trình lên đại hội Bản cân đối tài khoản của Hội khi năm tài chính trước đó kết thúc và bản thu nhập và chi phí cho tới thời điểm đó, cùng dự toán ngân sách cho năm tiếp theo.

  8. Tiến cử lên Hội đồng phong nhậm các chức vụ còn khuyết của Tổng Thư ký, Ủy viên Liên lạc Quốc tế, Ủy viên Quốc gia về Huấn luyện và Nguồn lực Huynh trưởng, Ủy viên Quốc gia về ngành Thanh thiếu niên khi cần, và xác định trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của các văn phòng này.

  9. Trong trường hợp còn khuyết bất cứ vị trí nào trong chức vụ Ủy viên Liên lạc Quốc tế, Ủy viên Quốc gia về Huấn luyện và Nguồn lực trưởng, Ủy viên Quốc gia về ngành Thanh thiếu niên, Ủy ban Điều hành tự do quyết định, bổ nhiệm bất cứ người nào trong số Ủy viên Quốc gia tạm thời giữ chức vụ bị khuyết trong một thời hạn tạm thời không quá 6 tháng. Ủy viên thay thế này không được quyền có thêm phiếu khi biểu quyết trong các cuộc họp của Hội đồng hoặc của Ủy ban Điều hành.


15.3 Nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ của các thành viên Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia là 4 năm, và không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.



15.4 Các cuộc họp của Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia

Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia phải nhóm họp ít nhất 6 tháng một lần. Khi triệu tập cuộc họp, phải gửi thông báo tối thiểu trước thời gian họp một tuần, trừ khi hai phần ba (2/3) thành viên của Ủy ban đồng ý thông báo họp sớm.



15.5 Số đại biểu đủ để biểu quyết

Số đại biểu đủ để biểu quyết là 12.



Điều 16. Trụ sở Hướng đạo Quốc gia
Ban tổng thư ký sẽ đặt ở Trụ sở Hướng đạo Quốc gia ở Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đứng đầu sẽ là Tổng Thư ký Hướng đạo Quốc gia và có thể cần thêm các nhân viên và họ làm việc theo quy chế nhân viên đã có.

Ban tổng thư ký chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách và các quyết định của Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia, Hội đồng Hướng đạo Quốc gia, Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia, và của Tổng Ủy viên.


Điều 17. Các chức vụ
17.1 Bổ nhiệm các chức vụ


  1. Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội Hướng đạo Quốc gia

      1. Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam do Đại hội Hướng đạo Quốc gia bầu chọn trong số các thành viên của Hội Hướng đạo Quốc gia và sẽ được Thủ lĩnh Hướng đạo cấp giấy bổ nhiệm.

      2. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó chủ tịch là bốn năm kể từ ngày nhậm chức. Chủ tịch và Phó chủ tịch hội có thể giữ chức vụ này tối đa là 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

      3. Chủ tịch Hội Hướng đạo Quốc gia sẽ chịu trách nhiệm trước Đại hội Hướng đạo Quốc gia và Hội đồng Hướng đạo Quốc gia.

      4. Phó chủ tịch Hội Hướng đạo Quốc gia sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội Hướng đạo Quốc gia, Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia, và Hội đồng Hướng đạo Quốc gia.



  1. Tổng Ủy viên

  1. Tổng Ủy viên sẽ do Đại hội Hướng đạo Quốc gia bầu chọn từ các thành viên của Hội Hướng đạo Quốc gia và sẽ được Thủ lĩnh Hướng đạo cấp giấy chứng nhận.

  2. Nhiệm kỳ của Tổng Ủy viên là BỐN năm kể từ ngày nhậm chức và số nhiệm kỳ liên tục tối đa đối với Tổng Ủy viên là 2 nhiệm kỳ.

  3. Tổng Ủy viên chịu trách nhiệm báo cáo công tác lên Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia và Hội đồng Hướng đạo Quốc gia.




  1. Phó tổng Ủy viên, Ủy viên Liên lạc Quốc tế, Ủy viên Huấn luyện Quốc gia và Nguồn lực Trưởng, Ủy viên Chương trình Thanh thiếu niên

  1. Ủy viên Liên lạc Quốc tế, Ủy viên Huấn luyện Quốc gia và Nguồn lực Trưởng, Ủy viên Chương trình Thanh thiếu niên sẽ được Hội đồng Hướng đạo Quốc gia bổ nhiệm trong số các thành viên Hội Hướng đạo Quốc gia theo đề cử của Tổng Ủy viên và của Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia.

  2. Phó tổng Ủy viên, Ủy viên Liên lạc Quốc tế, Ủy viên Huấn luyện Quốc gia và Nguồn lực Trưởng, Ủy viên Chương trình thanh thiếu niên sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng Ủy viên, và trước Hội đồng Hướng đạo Quốc gia.

  3. Nhiệm kỳ của Phó tổng Ủy viên, Ủy viên Liên lạc Quốc tế, Ủy viên Huấn luyện Quốc gia và Nguồn lực trưởng, Ủy viên Chương trình Thanh thiếu niên là bốn năm kể từ ngày nhậm chức, và số nhiệm kỳ liên tiếp tối đa là 2 nhiệm kỳ.

  4. Phó tổng Ủy viên, Ủy viên Liên lạc Quốc tế, Ủy viên Huấn luyện Quốc gia và Nguồn lực Trưởng, Ủy viên Chương trình thanh thiếu niên không kiêm nhiệm 2 chức vụ. Tuy nhiên, trong trường hợp bị khuyết vắng, một trong các vị nói trên có thể kiêm nhiệm tạm thời thêm một chức vụ trong thời gian không quá 6 tháng.

  5. Phó tổng Ủy viên, Ủy viên Liên lạc Quốc tế, Ủy viên Huấn luyện Quốc gia và Nguồn lực Trưởng, Ủy viên Chương trình Thanh thiếu niên có thể giữ cấp bậc và chức năng của mình trong phạm vi Liên đoàn Hướng đạo của họ nếu các vị kể trên vẫn tích cực phục vụ trong Liên đoàn Hướng đạo của họ, và nếu được yêu cầu, miễn là không có mâu thuẫn lợi ích, và được sự đồng thuận của Chủ tịch Hội Hướng đạo theo kiến nghị của Tổng Ủy viên và của Ủy viên Châu và Đạo của họ, theo một cách phù hợp.



  1. Thư ký Hướng đạo Quốc gia

Thư ký Hướng đạo Quốc gia được bổ nhiệm bởi Hội đồng Hướng đạo Quốc gia theo các tiêu chuẩn được quy định trong Các điều khoản tham khảo, Hợp đồng Lao động, và sau đó được được bổ nhiệm chính thức bởi Tổng Ủy viên.

17.2 Chức năng của các vị trí lãnh đạo
A) Chủ tịch Hội Hướng đạo Quốc gia:

  1. Chịu trách nhiệm báo cáo công tác với Thủ lĩnh Hướng đạo, Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia, và với Hội đồng Hướng đạo Quốc gia.

  2. Lãnh đạo Hội Hướng đạo Quốc gia và làm gương để khuyến khích các Trưởng thành viên thực hiện nhiệm vụ của họ.

  3. Làm chủ tọa các cuộc họp của Đại hội Hướng đạo Quốc gia và Hội đồng Hướng đạo Quốc gia.

  4. Là người đại diện chính và là người phát ngôn của Hội Hướng đạo Quốc gia về các vấn đề chính sách.

  5. Duy trì mối quan hệ với các lãnh đạo chính phủ, khối tư nhân, quốc tế; các tổ chức và cộng đồng quốc gia để đạt được sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về Phong trào Hướng đạo, cũng như sự ủng hộ về tinh thần và vật chất cho Phong trào Hướng đạo.

  6. Phát triển Phong trào Hướng đạo trong phạm vi quốc gia.



B) Phó chủ tịch Hội Hướng đạo Quốc gia

Phó chủ tịch Hội Hướng đạo Quốc gia sẽ thay mặt Chủ tịch hội vào thời điểm và ở những nơi cần thiết.


C) Tổng Ủy viên:

  1. Sẽ chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Thủ lĩnh Hướng đạo, Đại hội Hướng đạo Quốc gia, và Hội đồng Hướng đạo Quốc gia, và làm chủ tọa các cuộc họp của Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia.

  2. Đẩy mạnh và điều phối các hoạt động của tất cả các Ủy ban Hướng đạo Quốc gia và các Ủy viên, đảm bảo rằng công việc được phân công, lập kế hoạch, và được thực hiện một cách hợp lý hướng tới sự quản lý hiệu quả, phúc lợi chung, sự tiến bộ và phát triển của Phong trào Hướng đạo ở Việt Nam.

  3. Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Chủ tịch Hội Hướng đạo Quốc gia, đặc biệt là trong các vấn đề chính sách.

  4. Khi Chủ tịch Hội Hướng đạo Quốc gia vắng mặt, làm đại diện chính và người phát ngôn của Hội Hướng đạo Quốc gia về các vấn đề chính sách.

  5. Chính thức bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo của Hội khi họ đã được Đại hội Hướng đạo Quốc gia bầu chọn, đối với các vị trí phải bầu chọn, thông qua hình thức cấp cho họ giấy chứng nhận chức vụ tại buổi lễ nhậm chức.

  6. Triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Đại hội Hướng đạo Quốc gia, hoặc Hội đồng Hướng đạo Quốc gia, hoặc Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia vì bất cứ lý do đặc biệt nào và vào lúc cần thiết.

  7. Phê duyệt và ký các giấy chứng nhận bổ nhiệm của các vị trí lãnh đạo như đã mô tả.

  8. Chịu trách nhiệm trước Đại hội Hướng đạo Quốc gia và Hội đồng Hướng đạo Quốc gia về lợi ích và sự tiến bộ của Hội Hướng đạo Quốc gia.

  9. Hành động kết hợp với Đại hội Hướng đạo Quốc gia trong tất cả các công việc bao gồm: quản lý hành chính, tài sản tài chính, bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức danh lãnh đạo.

  10. Đảm bảo công tác của các nhân viên phù hợp với lợi ích và sự thăng tiến của Phong trào Hướng đạo trong các phạm vi trách nhiệm khác nhau và bổ nhiệm các cá nhân đó theo cấp bậc Ủy viên theo công việc như đã quy định.

  11. Giao trách nhiệm cho các Ủy viên/ Trưởng điều hành hoặc những người khác nếu thấy phù hợp.

  12. Ra quyết định về các vấn đề liên quan đến họ theo châu hướng đạo.

  13. Giải quyết các vấn đề liên quan đến khen thưởng.

  14. Phê duyệt và ký các chứng chỉ, các giấy bổ nhiệm ..vv...

  15. Phê duyệt các đại biểu tham dự các sự kiện quốc tế.

  16. Giao trách nhiệm cho các Ủy ban và các lực lượng đặc biệt, khi có yêu cầu.


Phó tổng Ủy viên nhận nhiệm vụ từ Tổng Ủy viên trong bất cứ vấn đề nào nêu trên và/ hoặc hỗ trợ Tổng Ủy viên trong tất cả các nội dung trên
D) Ủy viên Liên lạc Quốc tế:

  1. Chức năng của Ủy viên Liên lạc Quốc tế là phát triển mối quan hệ với các Hội Hướng đạo Quốc gia khác và giữ liên lạc thường xuyên với Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới.

  2. Trách nhiệm của Ủy viên Liên lạc Quốc tế còn bao gồm việc khuyến khích các hoạt động nhằm hiểu biết quốc tế sâu sắc hơn giữa các thành viên của Phong trào Hướng đạo.

  3. Cấp “Thư giới thiệu” cho các thành viên của Hội đi ra ngoài phạm vi quốc gia.

  4. Lựa chọn đại biểu đi dự các sự kiện quốc tế.

  5. Ủy viên Liên lạc Quốc tế là đầu mối liên lạc chính trong các liên hệ giữa các Hội Hướng đạo Quốc gia và Văn phòng Hướng đạo Thế giới.



E) Thủ quỹ:
Thủ quỹ của Hội Hướng đạo Quốc gia chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề tài chính của Hội:
a) Các trách nhiệm này bao gồm việc xây dựng ngân sách hàng năm của Hội; quản lý các tài khoản tài chính; bao gồm tài khoản ngân hàng và các khoản đầu tư; lập báo cáo tài khoản năm và đưa chúng đi kiểm toán; trình bày về các tài khoản đã kiểm toán trước Ủy ban Tài chính và Hội đồng Hướng đạo Quốc gia để được thông qua, và công tác gây quỹ.
b) Gây quỹ thông qua các đăng ký hàng năm của đoàn sinh, các khoản hiến tặng của các cá nhân, công ty hoặc chính phủ; và thông qua các hoạt động gây quỹ đặc biệt.
c) Tất cả các quỹ quyên góp được đều phải xử lý cẩn thận và phải được gửi vào tài khoản ngân hàng. Cần phải có chữ ký của 2 người để giải ngân các chi tiêu có dùng quỹ của Hội.
d) Nỗ lực để các tài khoản tài chính của Hội được kiểm toán hàng năm bởi một cá nhân hoặc công ty độc lập.

e) Hợp tác với Ủy ban Tài chính để thực hiện các trách nhiệm liên quan đến tài chính của Hội.



F) Ủy viên Huấn luyện và Nguồn lực Trưởng:

  1. Lập kế hoạch, thực hiện và điều phối ở cấp độ quốc gia đối với công tác huấn luyện và quản lý nguồn lực Trưởng, tức là, công tác tuyển dụng, huấn luyện, và hệ thống khen thưởng.

  2. Ra chính sách cấp quốc gia về huấn luyện và nguồn lực huynh trưởng nhất quán với Chính sách Huấn luyện và Nguồn lực Trưởng của Hướng đạo Thế giới.

  3. Đảm bảo rằng Chính sách Huấn luyện và Nguồn lực Trưởng của Hội Hướng đạo Quốc gia Việt nam phản ánh được chính sách chung của Hội Hướng đạo Việt Nam, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến Chương trình Thanh thiếu niên;

  4. Đề xuất lên Hội các bổ nhiệm Lãnh đạo Trưởng trong các chức năng khác nhau;

  5. Hỗ trợ công tác tuyển dụng, huấn luyện, và ra quyết định tương lai của Huấn luyện viên, Ủy viên phụ trách các lĩnh vực khác trong Hội thông qua việc cung cấp sổ tay, các trợ huấn cụ, và các tài liệu khác, và thông qua việc thường xuyên liên lạc với họ;

  6. Lập kế hoạch và tiến hành huấn luyện cho Trưởng ;

  7. Nghiên cứu các kỹ thuật dùng trong tuyển dụng, huấn luyện Trưởng, công tác đánh giá cả trong lẫn ngoài hướng đạo, đặc biệt là trong các tổ chức thanh niên khác ở Việt Nam, hợp tác với họ ở những chỗ phù hợp;

  8. Đánh giá định kỳ tính hiệu quả của Trưởng trong Hướng đạo, xét về các lợi ích đạt được đối với thanh thiếu niên ở cấp độ cơ sở.


G) Ủy viên Chương trình Thanh thiếu niên:


  1. Phát triển Chính sách về Chương trình Thanh thiếu niên nhất quán với Chính sách Chương trình Thanh thiếu niên của Hướng đạo Thế giới.

  2. Lập kế hoạch và điều phối tất cả các khía cạnh của Chương trình Thanh thiếu niên của Hội ở cấp độ quốc gia.

  3. Tạo ra sự hiểu biết về Chương trình Thanh thiếu niên, nội dung và tầm quan trọng của Chương trình, trong tầng lớp huynh trưởng tất cả các cấp của Hội.

  4. Đánh giá thường xuyên và phát triển hơn nữa Chương trình Thanh thiếu niên để đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của thanh thiếu niên và xã hội họ sống.

  5. Soạn các cuốn sổ tay dành cho đoàn sinh và huynh trưởng trong tất cả các ngành tuổi.

  6. Đảm bảo rằng Chương trình Thanh thiếu niên được thực hiện với chất lượng tốt tại mỗi đơn vị cơ sở của Hội.

  7. Tích hợp các yếu tố đặc biệt, như giáo dục bảo vệ môi trường, liên quan cộng đồng, Phong trào Hướng đạo dành cho thanh thiếu niên khuyết tật, ..vv..., vào trong Chương trình Thanh thiếu niên của Hội.

  8. Lãnh đạo Ủy ban Chương trình Thanh thiếu niên Quốc gia và chịu trách nhiệm về huấn luyện và sự phát triển của các thành viên của Ủy ban.

  9. Củng cố sự đoàn kết trong Phong trào Hướng đạo thông qua Chương trình Thanh thiếu niên bằng cách hợp tác chặt chẽ với các Ủy viên khác của Chương trình Thanh thiếu niên Quốc gia và với Văn phòng Hướng đạo Thế giới.

H) Tổng Thư ký
Tổng thư ký chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề hành chính của Hội. Các trách nhiệm đặc biệt về chức năng hành chính bao gồm:


  1. Làm thư ký Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia, Hội đồng Hướng đạo Quốc gia, Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia.

  2. Tổ chức cuộc họp hàng năm của Đại hội Hướng đạo Quốc gia của Hội và các cuộc họp của Hội đồng Hướng đạo Quốc gia và Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia phù hợp với Hiến chương Thành lập và Điều lệ của Hội.

  3. Lập báo cáo năm trình Đại hội đồng Hướng đạo Quốc gia.

  4. Xây dựng chương trình nghị sự và biên bản cuộc họp của Hội đồng Hướng đạo Quốc gia, Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia, và Đại hội Hướng đạo Quốc gia, có tham khảo ý kiến tư vấn của Chủ tịch/ Tổng Ủy viên Hội.

  5. Ấn hành và cập nhật tài liệu tham khảo về “Chính sách Tổ chức và Điều lệ” của Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam.

  6. Chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến tài sản và bảo hiểm nợ.

  7. Chịu trách nhiệm về các vấn đề hành chính hàng ngày và công việc thư ký của Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam.

  8. Phân chia trách nhiệm của mình với các thành viên ban thư ký nếu xét thấy phù hợp.

CHƯƠNG IV

Tổ chức Chi Nhánh và Liên đoàn Hướng đạo

Điều 18. Hội đồng Hướng đạo Châu

18.1 Mỗi châu (cùng biên giới địa lý) có một Hội đồng Hướng đạo Châu là tổ chức chi nhánh của Hội Hướng đạo Quốc gia và sẽ theo các quy định thành lập như sau:

Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam

(Tên của Châu hoặc Đạo) *
Ví dụ: (Tên của Châu) Hội đồng Hướng đạo Châu
18.2 Mỗi Hội đồng Hướng đạo Châu sẽ, chịu sự phê chuẩn của Hội đồng Hướng đạo Quốc gia, xây dựng nội quy của riêng mình không trái với Hiến chương Thành lập và Điều lệ của Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam.

18.3 Tất cả các Hội đồng Hướng đạo Châu phải tuân thủ Hiến chương Thành lập và Điều lệ của Hội Hướng đạo Quốc gia và bất cứ sửa đổi nào theo thời gian.

18.4 Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam sẽ chấp thuận tư cách thành viên của bất cứ Hội đồng Hướng đạo Châu nào thông qua việc ra một “Hiến chương” công nhận thể hiện số đăng ký, ngày ra hiến chương và thời gian hiệu lực.

18.5 Mỗi Hội đồng Hướng đạo Châu sẽ thống kê số đoàn sinh của mình nhằm ngày 31 tháng 12 hàng năm và nộp lên Trụ sở Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam.

18.6 Mỗi Hội đồng Hướng đạo Châu sẽ nộp lệ phí đăng ký hàng năm và lệ phí thành viên của mỗi đoàn sinh không mặc đồng phục của Hội, hoặc nộp lệ phí theo quy định của Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam theo từng thời kỳ.



18.7 Trong trường hợp có sự không thống nhất giữa Nội quy của Hội đồng Hướng đạo Châu và của Hội Hướng đạo Việt Nam, Hiến chương Thành lập và Điều lệ của Hội Hướng đạo Việt Nam sẽ được áp dụng.

18.8 Hội đồng Hướng đạo Châu sẽ thành lập và bổ nhiệm một Hội đồng Quản trị trong đó có 1 đại diện của Trụ sở Hướng đạo Quốc gia để bảo vệ và quản lý bất động sản và tài sản. Trong trường hợp Hội đồng Hướng đạo Châu không còn hoạt động nữa, Trụ sở Hướng đạo Quốc gia sẽ quản lý bất động sản và tài sản của Hướng đạo Châu đó cho đến khi một Hội đồng Hướng đạo Châu mới được thành lập thay thế hội đồng hướng đạo châu cũ.

Điều 19 Hội đồng Hướng đạo Đạo


  1. Mỗi Hội đồng Hướng đạo Đạo sẽ, phải được sự phê chuẩn của Hội đồng Hướng đạo Quốc gia, xây dựng Nội quy riêng của Đạo mình phù hợp với Nội quy của Hội đồng Hướng đạo Châu, Hiến chương Thành lập, và Điều lệ của Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam.

  2. Tất cả các Hội đồng Hướng đạo phải tuân theo Hiến chương Thành lập và Điều lệ của Hội đồng Hướng đạo Quốc gia và bất cứ sửa đổi nào theo thời gian.

  3. Hội Hướng đạo Quốc gia sẽ xác nhận Hội đồng Hướng đạo Đạo thông qua việc ban hành một “Hiến chương” có thể hiện số đăng ký, ngày ban hành, và thời gian có hiệu lực.

  4. Mỗi Hội đồng Hướng đạo Đạo thành viên sẽ thống kê các đoàn sinh của mình nhằm ngày 31 tháng 12 hàng năm và báo cáo lên Trụ sở Hướng đạo Quốc gia thông qua Hội đồng Hướng đạo Châu của mình.

  5. Mỗi Hội đồng Hướng đạo Đạo sẽ nộp phí đăng ký hàng năm và lệ phí đoàn sinh của các cá nhân mặc đồng phục như Hội đồng Hướng đạo Quốc gia đã mô tả theo thời gian.

  6. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa Nội quy của Hội đồng Hướng đạo Đạo và của Hội đồng Hướng đạo Châu, Hiến chương Thành lập và Điều lệ của Hội Hướng đạo Quốc gia sẽ được áp dụng.

  7. Hội đồng Hướng đạo Đạo sẽ thành lập và bổ nhiệm Hội đồng Quản trị bao gồm một đại diện từ Trụ sở Hướng đạo Quốc gia và Hội đồng Hướng đạo Châu tương ứng để bảo vệ và quản lý bất động sản và tài sản của Hội đồng Hướng đạo Đạo. Trong trường hợp Hội đồng Hướng đạo Đạo không hoạt động nữa, Trụ sở Hướng đạo Quốc gia sẽ quản lý bất động sản và tài sản của Hội đồng Hướng đạo Đạo đó cho đến khi có Hội đồng Hướng đạo Đạo mới thay thế.



Điều 20 Liên đoàn Hướng đạo

  1. Một Liên đoàn Hướng đạo có thể bao gồm đủ các bầy ấu sinh, đội thiếu sinh, toán tráng sinh hoặc bất cứ ngành nào trong số kể trên.

  2. Không phụ thuộc vào số ngành hướng đạo, một liên đoàn hướng đạo luôn có Hội đồng Hướng đạo Liên đoàn.

  3. Tất cả các liên đoàn phải đăng ký với Hội đồng Hướng đạo Đạo. Đoàn viên của các liên đoàn hướng đạo không đăng ký không được mặc đồng phục, đeo phù hiệu hướng đạo, và không được coi bản thân mình là thành viên Hội Hướng đạo Quốc gia.

  4. Một liên đoàn hướng đạo sẽ được nhận một số hiệu lúc đăng ký nhằm mục đích quản lý.


CHƯƠNG V
Các điều khoản khác
Điều 21 Chính sách Tôn giáo

21.1 Khi một nhóm hướng đạo bao gồm các đoàn sinh thuộc một tôn giáo nhất định, Huynh trưởng Hướng đạo có thể tổ chức sinh hoạt tôn giáo đó có sự tham vấn của cấp có thẩm quyền của tôn giáo đó nếu huynh trưởng cảm thấy phù hợp.

21.2 Khi liên đoàn hướng đạo, hoặc đơn vị hướng đạo có hướng đạo sinh thuộc nhiều tôn giáo khác nhau, việc mỗi hướng đạo sinh được bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo của họ.
Điều 22 Chính sách Chính trị

Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam sẽ không liên kết, cũng không núp nóng bất cứ một thực thể chính trị nào. Thành viên của Hội không được mặc đồng phục hướng đạo hoặc nhân danh đại diện cho Phong trào Hướng đạo khi tham gia các cuộc họp chính trị hoặc các hoạt động chính trị.



Điều 23 Chính sách Tài chính

23.1 Hội Hướng đạo Quốc gia việt Nam là một tổ chức phi lợi nhuận, trong cậy vào lệ phí thành viên đăng ký, sự ủng hộ của công chúng, các khoản chu cấp của chính phủ và lợi nhuận từ tài sản của Hội.

23.2 Các khoản thu hàng năm của Hội là:

  1. Phí đăng ký của hội viên

  2. Các khoản tài trợ và các khoản chu cấp của chính phủ

  3. Các khoản thu từ vật phẩm và ấn phẩm hướng đạo

  4. Các thu nhập khác

23.3 Đoàn viên của Hội không được liên quan đến bất cứ hình thức quyên góp công khai nào mà:

  1. Không phù hợp với luật pháp quốc gia;

  2. Có thể khuyến khích thanh thiếu niên chơi cờ bạc; hoặc

  3. Có thể bị hiểu nhầm là dùng tên của Hội Hướng đạo Quốc gia vào các mục đích thương mại.

23.4 Tất cả các chi phí của Hội đều được quản lý theo quy định chung và trình tự chung được soạn thảo và thông qua bởi Ủy ban Điều hành Hướng đạo Quốc gia.

23.5 Kiểm toán nội bộ sẽ kiểm soát số dư của các khoản thu và các chi phí, và Thủ quỹ của Hội đồng Hướng đạo Quốc gia, một tuần trước cuộc họp của Hội đồng Hướng đạo Quốc gia, sẽ lập báo cáo tài chính đã được kiểm toán để trình bày trước Cuộc họp Toàn thể Thường niên.

Điều 24 Quan hệ đối ngoại và Chính sách Chung

    1. Hội là một tổ chức tự chủ không thuộc sự quản lý trực tiếp từ bất cứ cơ quan chính phủ nào.

    2. Hội sẽ duy trì quan hệ hữu nghị với các tổ chức quốc tế, khu vực và trong nước mà có cùng đặc điểm phi chính trị và có cùng mục đích, mục tiêu vì lợi ích của các thành viên của hội mình.


Điều 25 Sửa đổi Hiến chương Thành lập này / Hủy bỏ:

Hiến chương này có thể được sửa đổi bởi Đại hội Hướng đạo Quốc gia trong Cuộc họp Toàn thể Thường niên (AGM) nếu có 2/3 phiếu thuận. Văn bản sửa đổi phải được văn phòng Hướng đạo Quốc gia chuyển đến tất cả các đại biểu tham dự cuộc họp ít nhất 1 tháng (30 ngày) trước thời điểm họp.



Việc hủy bỏ hoặc thay đổi căn bản Hiến chương này phải được tiến hành ở cuộc họp toàn thể thường niên với 2/3 phiếu thuận.

Điều 26 Thời gian có hiệu lực

Hiến chương thành lập này có hiệu lực từ ngày được thông qua với 2/3 phiếu thuận tại Đại hội Hướng đạo Quốc gia, và sau khi được Ủy ban Hướng đạo Thế giới chấp nhận. Sau đó, bất cứ sửa đổi nào cũng phải tuân theo tiến trình quy định ở điều 25 và có sự phê duyệt của Ủy ban Hướng đạo Thế giới.
Каталог: images -> tintuc -> 2015
tintuc -> Khoa học và CÔng nghệ vn viện toán học cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2015 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam hộI ĐỒng tuyển sinh
tintuc -> LỊch kiểm tra kết thúc môn và KẾ hoạch thực tập nâng cao học kỳ I năm học 2013-2014, Lớp tcn-qtks k4(9+3)
tintuc -> CÔng ty cổ phầN ĐẦu tư VÀ phát triển càng đÌnh vũ
tintuc -> 1. giải thích từ ngữ: Các thuật ngữ sử dụng cho Ô tô thân liền
tintuc -> TRƯỜng cao đẲng nghề du lịCH
tintuc -> BÀi phát biểu v/v nhận học bổng của Ngân hàng Nông nghiệp
2015 -> HƯỚng đẠo việt nam khối huấn luyện toán huấn luyện ngành ấu khóa hl/ DỰ BỊ hhr ấU – phù ĐỔng 2015

tải về 148.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương